Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN ************* BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ CÁC CHÂU LỤC 1 Biên soạn: ThS. Trương Thị Thu Hường Tháng 7 / 2018
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... Chương I: CHÂU PHI........................................................................................... 1 Mục tiêu .................................................................................................................. 1 1. Kiến thức ............................................................................................................. 1 2. Kỹ năng ............................................................................................................... 1 Nội dung ................................................................................................................. 1 A. Khái quát về tự nhiên Châu Phi........................................................................... 1 1.1. Vị trí địa lý, hình dạng, kích thước.................................................................... 1 1.1.1. Vị trí địa lí ..................................................................................................... 1 1.1.2. Hình dạng và giới hạn lãnh thổ ...................................................................... 2 1.2. Lịch sử phát triển tự nhiên và khoáng sản ......................................................... 4 1.2.1. Lịch sử phát triển tự nhiên ............................................................................. 4 1.2.2. Đặc điểm địa hình .......................................................................................... 6 1.2.3. Khoáng sản .................................................................................................... 7 1.3. Khí hậu ............................................................................................................. 7 1.3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu ............................................... 7 1.3.2. Đặc điểm các đới khí hậu ............................................................................. 13 1.3.3. sông ngòi và hồ ............................................................................................ 15 1.3.4. Các đới cảnh quan tự nhiên .......................................................................... 17 B. Khái quát về địa lí nhân văn và đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội ................... 20 1.1. Dân cư ............................................................................................................ 20 1.2. Thành phần chủng tộc, tôn giáo, bản đồ chính trị ............................................ 21 1.3. Tôn giáo ......................................................................................................... 21 1.4. Bản đồ chính trị .............................................................................................. 22 1.5. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội Châu Phi ................................................. 22 1.6. Các ngành kinh tế ........................................................................................... 23 1.6.1. Nền nông nghiệp là ngành sản xuất chính, nhiều nước thiếu lương thực. ..... 23 1.6.2. Công nghiệp phát triển không đều giữa các nước ......................................... 23 C. Địa lí các chu vực châu phi ............................................................................... 23 1.1. Bắc Phi ........................................................................................................... 24 1.1.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên ................................................................................ 24 1.1.2. Khái quát dân cư và tình hình phát triển kinh tế ........................................... 27 1.2. Đông Phi ........................................................................................................ 28 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 28 1.2.2. Khái quát dân cư, văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................ 29 1.3. Tây và Trung Phi ............................................................................................ 30 1.3.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên ............................................................................... 30
  3. 1.3.2. Khái quát về dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội .......................... 30 1.4. Nam Phi.......................................................................................................... 31 1.4.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên ............................................................................... 31 1.4.2. Khái quát về dân cư, xã hội và tình hình phát triển kinh tế. .......................... 32 1.5. Cộng hoà Nam Phi .......................................................................................... 33 1.5.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nam Phi ...... 33 1.5.2. Đặc điểm dân cư – xã hội............................................................................. 35 Chương 2: CHÂU ÂU ......................................................................................... 37 Mục tiêu ................................................................................................................ 37 1. Kiến thức ........................................................................................................... 37 2. Kỹ năng ............................................................................................................. 37 Nội dung ............................................................................................................... 37 A. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 37 2.1. Vị trí địa lí, hình dạng và giới hạn lãnh thổ ..................................................... 37 2.1.1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ ................................................................... 37 2.1.2. Giới hạn ....................................................................................................... 38 2.2. Lịch sử phát triển địa chất, địa hình và khoáng sản ......................................... 38 2.2.1. Lịch sử phát triển địa chất ............................................................................ 38 2.2.2. Địa hình ....................................................................................................... 39 2.2.3. Khoáng sản .................................................................................................. 39 2.3. Khí hậu ........................................................................................................... 40 2.3.1. Các nhân tố hình thành khí hậu .................................................................... 40 2.3.2. Hoàn lưu khí quyển...................................................................................... 41 2.3.3. Các đới khí hậu ............................................................................................ 43 2.4. Sông ngòi và hồ .............................................................................................. 44 2.4.1. Đặc điểm chung ........................................................................................... 44 2.4.2. Hồ................................................................................................................ 44 2.4.3. Các đới cảnh quan........................................................................................ 44 B. Khái quát về địa lý nhân văn và sự phát triển kinh tế - xã hội Châu Âu ............. 46 2.1. Dân Cư ........................................................................................................... 46 2.2. Thành phần chủng tộc và tôn giáo................................................................... 47 2.3. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội ................................................................ 47 C. Địa lí các khu vực châu âu ................................................................................ 50 2.1. Bắc Âu ........................................................................................................... 50 2.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên ............................................................................... 50 2.1.2. Khái quát về dân cư, văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội............ 50 2.2. Đông Âu ......................................................................................................... 51 2.2.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên ............................................................................... 51 2.2.2. Khái quát dân cư, văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................ 52 2.2.3. Liên Bang Nga ............................................................................................. 54
  4. 2.3. Tây và Trung Âu ............................................................................................ 57 2.3.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên ............................................................................... 57 2.3.2. Khái quát dân cư, văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................ 61 2.3.3. Cộng hòa Pháp ............................................................................................. 62 2.4. Nam Âu .......................................................................................................... 66 2.4.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên ............................................................................... 66 2.4.2. Khái quát dân cư, văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................ 67 Chương III: CHÂU MỸ ...................................................................................... 70 Mục tiêu ................................................................................................................ 70 1. Kiến thức: .......................................................................................................... 70 2. Kỹ năng ............................................................................................................. 70 Nội dung ............................................................................................................... 70 A. Phần tự nhiên .................................................................................................... 70 3.1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ....................................................................... 70 3.1.1. Khái quát về châu Mỹ .................................................................................. 70 3.1.2. Vị trí và phạm vi Châu Mĩ ........................................................................... 70 3.2. Lịch sử phát triển tự nhiên, địa hình và khoáng sản Bắc Mỹ ........................... 71 3.2.1. Lịch sử phát triển tự nhiên ........................................................................... 71 3.2.2. Địa hình ....................................................................................................... 72 3.2.3. Khoáng sản .................................................................................................. 74 3.3. Khí hậu ........................................................................................................... 74 3.3.1. Lục địa Bắc Mĩ ............................................................................................ 74 3.3.2. Lục địa Nam Mĩ ........................................................................................... 83 3.4. Sông ngòi và hồ .............................................................................................. 92 3.4.1. Sông ngòi và hồ Bắc Mĩ............................................................................... 92 3.4.2. Sông ngòi và hồ Nam Mĩ ............................................................................. 93 3.5. Các đới cảnh quan tự nhiên ............................................................................. 94 3.5.1. Lục địa Bắc Mĩ ............................................................................................ 94 3.5.2. Lục địa Nam Mỹ .......................................................................................... 97 B. Đặc điểm địa lí nhân văn và sự phát triển kinh tế - xã hội ................................. 99 3.1. Dân cư ............................................................................................................ 99 3.2. Thành phần chủng tộc ................................................................................... 100 3.3. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội Châu Mĩ................................................ 100 3.4. Địa lí các khu vực châu Mĩ ........................................................................... 102 3.4.1. Bắc Mĩ ....................................................................................................... 102 3.4.2. Hợp Chủng Quốc Hoa Kì........................................................................... 105 3.4.2. Khu vực Trung Mĩ và Caribê ..................................................................... 111 3.4.3. Nam Mĩ ..................................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 117
  5. LỜI NÓI ĐẦU Môn Địa lý các châu lục 1 ở trường Cao đẳng Sư phạm là một môn khoa học bắt buộc của sinh viên chuyên ngành địa lý. Với thời lượng là 3 tín chỉ (45 tiết), bài giảng gồm 3 chương: Chương 1: Châu Phi Chương 2: Châu Âu Chương 3: Châu Mĩ Trong mỗi chương tác giả đều đề cập đến các đặc điểm về tự nhiên, đặc điểm phát triển dân cư, sự phát triển kinh tế - xã hội của các châu lục, các khu vực và một số quốc gia của từng châu lục. Ttác giả cũng cung cấp thêm một số hình ảnh, bảng số liệu để người đọc có thể tiện theo dõi và trực quan hơn. Những kiến thức về môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của các châu lục, về sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên của các châu lục rất cần thiết cho sinh viên và giáo viên phổ thông khi nghiên cứu địa lí các nước. Tuy nhiên, trong quá trình viết, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết nhất định. Rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn sinh viên và quý thầy cô. Chân thành cảm ơn. Tác giả
  6. Chương I: CHÂU PHI MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sinh viên nắm đuợc: - Vị trí địa lý và đặc điểm địa lý tự nhiên của châu Phi. - Đặc điểm địa lý nhân văn và sự phát triển kinh tế xã hội. - Địa lý các khu vực châu Phi 2. Kỹ năng - Vẽ biểu đồ lưu lượng nước sông Nin Xanh và Nin Trắng tại Khattum. Nhận xét chế độ nước của hai sông và giải thích sự khác nhau về chế độ của chung. - So sánh chất lượng sống giữa nước đang phát triển và nước kém phát triển của châu Phi. Nhận xét và giải thích sự khác nhau giữa hai nước đó. - Biết vận dụng những kiến thức tự nhiên - dân cư để liên hệ giải thích và đề ra các giải pháp khắc phục những vấn đề khó khăn mà châu Phi đang đối mặt. NỘI DUNG A. Khái quát về tự nhiên Châu Phi 1.1. Vị trí địa lý, hình dạng, kích thước 1.1.1. Vị trí địa lí Cực bắc : 37030’B mũi Trắng (Angeri - cách xích đạo khoảng 4.144km) Cực Nam : 34030’N mũi Kim ( Nam Phi – cách xích đạo khoảng 3.870km) Cực Đông : 51024’Đ mũi Haphun (Thuộc lãnh thổ Xômali) Cực Tây : 17033’T mũi Anmadi (Thuộc lãnh thổ Xênêgan) => Nhận xét + Nằm trên cả hai bán cầu, là lục địa duy nhất có đặc điểm này. + Khá cân xứng với đường xích đạo. Từ cực bắc đến xích đạo: l = 4.144 km Từ cực nam đến xích đạo: l= 3.868 km + Đại bộ phận diện tích nằm ở vĩ độ thấp (75% diện tích nằm trong vùng nội chí tuyến) thuộc vành đai nóng. + Cùng một thời gian Bắc Phi và Nam Phi có hai mùa trái ngược nhau. 1
  7. Hình 1.1. Lược đồ tự nhiên lục địa Phi 1.1.2. Hình dạng và giới hạn lãnh thổ - Diện tích Trong 6 lục địa trên thế giới, lục địa Phi có kích thước lớn thứ 2, sau lục địa Á – Âu với diện tích 29,2 triệu km2, nếu tính cả đảo và quần đảo thì diện tích rộng 30,3 triệu km2. - Hình dạng Lục địa Phi có dạng hình khối khá rõ rệt 2
  8. + Đặc điểm này một mặt do kích thước lục địa rộng lớn tạo nên ( Bởi vì từ bắc đến nam dài 8000km, chiều dài từ tây sang đông gần 7500km. + Đường bờ biển lục địa ít bị chia cắt, ít có các biển, vịnh biển ăn sâu vào trong đất liền. Với dạng hình khối này, khoảng hơn 20% diện tích lãnh thổ nằm sâu trong nội địa, cách bờ biển gần nhất từ 1000 – 2000km. - Giới hạn Lục địa Phi gần như tách biệt với các lục địa khác bởi các biển và đại dương. + Phía bắc và đông bắc: Nối với lục địa Á – Âu bởi eo đất nhỏ gọi là eo Xuyê, ngày nay bị cắt bởi kênh đào Xuyê. Nhìn trên bản đồ lục địa Phi và lục địa Á Âu phân cách với nhau bởi 2 biển nhỏ là Địa Trung Hải và Hồng Hải. + Phía đông, tây, nam: Giáp 2 đại dương lớn Đại tây Dương và Ấn Độ Dương + Xung quanh lục địa có nhiều đảo và quần đảo bao quanh. * Ấn Độ Dương: Đảo Mađagacca (500.000km2), Xôcôtơra (3626km2), Xấyen (245km2), Cômo (2171km2). * Đại Tây Dương: Axo (2247km2), Mađâyra (797km2), Capve (gần 4000km2) + Ngoài ra bao quanh lục địa có các dòng biển nóng lạnh chạy ven bờ: Ấn Độ Dương: Dòng biển lạnh Xômali (dòng gió mùa). Vào mùa hè dòng lạnh chảy từ phía nam lên. Mùa đông dòng nóng chảy hướng ngược lại; Dòng biển nóng Môdămbich, mũi Kim. Đại Tây Dương có dòng biển lạnh Canari, Benghêla và dòng biển nóng: Ghinê. Các đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ, các biển và đại dương cùng các dòng biển bao quanh là những nhân tố quan trọng đối với sự hình thành thiên nhiên trên lục địa. 3
  9. Hình 1.2. Tính chất hình khối của lục địa Phi 1.2. Lịch sử phát triển tự nhiên và khoáng sản 1.2.1. Lịch sử phát triển tự nhiên a. Thời kì tiền Cambri Cơ bản lục địa đã hình thành và là một bộ phận lục địa Gônvana cổ. Cấu tạo chủ yếu bằng các đá kết tinh và đá biến chất (Granit, Gơnai, Guazich và đá phiến biến chất). hiện nay các đá này vẫn thấy lộ ra ở những vùng rộng lớn như: dọc theo bờ tây lục địa, ven bờ Hồng Hải, xung quanh bồn địa Côngô. b. Giai đoạn cổ sinh Vào nửa đầu cổ sinh (Cambi đến Devon) do ảnh hưởng của các chuyển động kiến tạo, phần lớn Bắc Phi bị lún xuống, biển tràn ngập ảnh hưởng đến quá trình bồi 4
  10. lắng trầm tích, thành phần chủ yếu gồm cuội kết, cát kết, đá phiến và đá vôi. Các phần lãnh thổ còn lại phát triển trong điều kiện kiến tạo ổn định và chị quá trình san bằng lâu dài. Nửa cuối cổ sinh (từ cacbon đến Pecmi) toàn bộ nền Phi được nâng lên mạnh, biển thoái, khí hậu trở nên lạnh và phát triển băng hà. Cũng trong thời kì này ở Bắc Phi chịu ảnh hưởng của chu kì tạo núi Hecxini, hình thành các cấu trúc uốn nếp ở rìa phía nam núi Alát, còn ở rìa phía đông nền Phi bắt đầu bị nứt vỡ, hình thành vịnh Modămbich, tách Madagacxca và Ấn Độ ra khỏi lục địa Phi. Hình 1.3. Các thung lũng kiến tạo của lục địa Phi 5
  11. c. Giai đoạn trung sinh Đầu trung sinh, vịnh biển môdămbich tiếp tục phát triển và mở rộng, biển tràn ngập suốt dọc duyên hải Đông phi cho đến bán đảo Xômali và sơn nguyên Êtiôpi. Khoảng từ kỉ Jủa đến Crêta, ở bờ tây lục địa cũng bị đứt gãy lớn và có dung nham phun trào mạnh, tách lục địa Nam Mỹ ra khỏi lục địa Phi. Đến cuối kỉ Crêta, phần đông nền Phi được nâng lên theo dạng vòm và xảy ra đứt gãy lớn, hình thành các thung lũng địa hào theo hướng kinh tuyến, động đất và núi lửa lien tiếp xảy ra. Ở Bắc Phi lục địa bị lún xuống, biển tràn ngập trên một diện tích rộng lớn, chiếm gần như toàn bộ Xahara, làm cho Địa Trung Hải nối liền với vịnh Ghinê. Ở Nam Phi, các bồn trũng vẫn bị biển ngập và tiếp tục bồi trầm tích. d. Giai đoạn tân sinh Do sự chuyển dịch và xô húc của mảng Châu Phi và lục địa Á-Âu nên hình thành dãy núi Alát ở phía tây, toàn bộ lục địa Phi được nâng lên mạnh, biển rút lui chỉ còn vài bộ phận nhỏ ở rìa phía bắc như các vùng trũng Angiêri, ở Bắc Libi và Aicập. Trên vùng Đông Phi tiếp tục được nâng lên theo dạng vòm, hình thành các địa hào, địa luỹ như vịnh Aden, hồ Đông Phi, biển Đỏ. Có nhiều hoạt động núi lửa diễn ra trong thời kì này, điển hình là núi Kilimangiaro (5895m) Sự kiện quan trọng cuối cùng xảy ra ở lục địa Phi là sự xuất hiện và tiến hoá của loài người. 1.2.2. Đặc điểm địa hình - Địa hình của lục địa Phi bị chia cắt yếu: Chủ yếu là các đồng bằng, cao nguyên và sơn nguyên, độ cao trung bình 750m trên mực nước biển. + Sơn nguyên: Sơn Nguyên Đông Phi, sơn nguyên Êtiôpi… hình thành trên nền cổ tiền cambric, cấu tạo đá kết tinh, biến chất cổ, chịu ảnh hưuởng mạnh mẽ vận động trung sinh và tân sinh, phổ biến nhất là các bậc: 500m, 800m và 1000m hoặc cao. + Các đồng bằng cao, cao nguyên và bồn địa: Được hình thành ở những vùng trũng phủ trầm tích, bề mặt địa hình khá bằng phẳng: Bồn địa Calahari, bồn địa Sat, bồn địa Cônggô, các đồng bằng ở miền Xahara, độ cao trung bình thay đổi từ 200m-500m, có một số đạt 800-1000m. 6
  12. + Các đồng bằng thấp chiếm diện tích không lớn, phân bố dọc các vùng duyên hải. Các đồng bằng quan trọng là đồng bằng châu thổ sông Nin,đồng bằng Libi - Aicập, đồng bằng Xênê - Gămbi, đồng bằng Nigiê và duyên hải vịnh Ghinê, đồng bằng duyên hải Môdămbich và duyên hải Nam Xômali. - Các núi cao tập trung ven bờ biển lục địa: dãy Ecba dọc theo bờ tây Biển Đỏ, dãy Đrakenxbec ở phía nam và đông nam Nam Phi, các vùng đất cao Ghinê Thượng, Ghinê Hạ, vùng ven bờ Tây Nam Phi. - Địa hình bề mặt lục địa có sự xen kẽ với các dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên, bồn địa, sơn nguyên. - Địa hình núi uốn nếp chiếm vị trí không đáng kể, chủ yếu là núi tảng và núi lửa. Đây là lục địa duy nhất có núi cao nhất lục địa không hình thành trên vùng núi uốn nếp mà hình thành trên vùng nền. 1.2.3. Khoáng sản Nguồn khoáng sản của lục địa Phi giàu có và đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn. Đáng chú ý là đồng, vàng, uran, kim cương, dầu mỏ và photphorit. Đồng tập trung nhiều ở vùng Trung Nam Phi. Kéo dài từ vùng Catanga thuộc miền đông nam nước cộng hòa dân chủ Côngô qua Dawmbia đến Dimbabuê. Ngoài ra còn có cooban, kẽm, thiếc, Vônfram và uran. Vàng: Tập trung ở Châu Phi rất phong phú và phân bố ở nhiều nước khác nhau, nhiều nhất ở Gana, Tandania, Kênia, Cộng hòa NamâPhi, Dimbabuê, Namibia… Mỏ vàng lớn nhất Châu Phi là Giơhanexbơc. Dầu mỏ, khí đốt: Tập trung nhiều ở Nigieria, Angiêri, Libi và Aicâp, trong đó Nigieria là nước khai thác nhiều nhất. Than đá: Tập trung nhiều ở Cộng Hòa Nam Phi, Dimbaduê, Môdămbich… Photphorit: Tập trung nhiều trong các uốn nếp trung sinh, chủ yếu ở Marốc (Marốc là nước thứ 3 thế giới về khai thác Photphorit. 1.3. Khí hậu 1.3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu 1.3.1.1. Vị trí địa lí Lục địa Phi chủ yếu nằm ở vĩ độ thấp, hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn, khoảng từ 100- 120kcal, cân bằng bức xạ luôn duơng, thay đổi từ 60- 70kcal/cm2/năm. 7
  13. Tổng nhiệt hoạt động 8.000- 10.0000C ,chỉ có rìa phía bắc, nam và vùng núi cao phía đông nhiệt 4.000- 6.0000c . Nền nhiệt cao, vì vậy lục địa Phi thuộc vòng đai nóng. Nằm khá cân xứng với xích đạo, nên trong cùng một thời gian, điều kiện thời tiết, khí hậu giữa Bắc Phi và Nam Phi hoàn toàn khác nhau. Các đới khí hậu đối xứng nhau qua xích đạo, thể hiện qui luật địa đới rõ rệt từ Bắc đến Nam Giáp với lục địa Á- Âu qua biển hẹp Địa Trung Hải. Vì vậy lục địa Phi ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lục địa Á-Âu. Giáp 2 đại dương lớn: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Góp phần tăng cương tính biển cho lục địa. 1.3.1.2. Hình dạng và kích thước Có hình dạng khối và kích thước rộng lớn, vì vậy góp phần tăng cường tính chất lục địa ở vùng trung tâm và tăng cường hoạt động gió mùa. 1.3.1.3. Địa hình Độ cao của địa hình: Địa hình lục địa Phi ít núi cao, nhưng lại tập trung chủ yếu ở vùng ven bờ, vì vậy ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa. Hướng sườn: Những sườn đón gió phía đông như sơn nguyên Đông Phi, đông nam sơn nguyên êtiopi, tây bắc dãy Alat. Đây là những vùng đón gió nên thường nhận được lượng mưa lớn và ngược lại những vùng khuất gió là những vùng lượng mưa hàng năm thấp. Mức độ chia cắt: Bề mặt địa hình khá bằng phẳng tạo điều kiện cho các yếu tố mưa, độ ẩm thay đổi theo qui luật địa đới khá rõ rệt. 1.3.1.4. Dòng biển Dòng biển nóng: Dòng Modămbich, dòng mũi kim, tăng cường nhiệt độ, độ ẩm cho vùng phía đông của lục địa. Dòng biển nóng Ghinê: Tăng cường nhiệt độ và độ ẩm cho vùng Tây Nam. Dòng lạnh: Dòng Benghêla, Xômali, Canari, ảnh hưởng đến vùng duyên hải tây bắc của Bắc Phi và phía tây của Nam Phi, làm giảm nhiệt độ, khả năng bốc hơi, dẫn đến thời tiết khô, ít mưa. 1.3.1.5. Hoàn lưu khí quyển a. Tháng 1 - Nhiệt độ Ở phía bắc khoảng 200B trở lên nhiệt độ trung bình < 160C (đặc biệt vùng núi Alát 5 – 8oC). 8
  14. Trung Phi: Nóng quanh năm nhiệt độ trung bình 20- 250C. Nam Phi: Nhiệt độ trung bình > 200C, chỉ có vùng duyên hải Tây Nam và cực nam thời tiết mát mẻ, nhiệt độ 15- 200C. - Sự phân bố khí áp + Trên lục địa Có cao áp Bắc Phi (1020mb) ảnh hưởng đến vùng Bắc Phi. Hạ áp Nam Phi (1000mb) và hạ áp xích đạo, tạo thành một dãy hạ áp liên tục khống chế khu vực Trung và Nam Phi. + Trên đại dương Phía bắc Đại Tây Dương trong thời gian này hình thành cao áp Axo (1020mb) ảnh hưởng đến phía tây lục địa. Hình 1.4. Lược đồ phân bố khí áp và hướng gió tháng 1 9
  15. Phía nam xuất hiện cao áp Nam Đại Tây Dương (1018mb) ảnh hưởng đến vùng đông nam lục địa Vào mùa này trung tâm lục địa hình thành một front nhiệt đới bắt đầu từ khoảng 5 – 70B di chuyển đến Trung Phi, xuống bồn địa Cônggô, vắt ngang cửa sông Đămbedi và đi ngang qua đảo Mađagacxca. - Sự phân bố chế độ gió và mưa + Rìa phía bắc lục địa: Mùa này nằm dưới ảnh hưởng hạ áp ôn đới, gió tây và hoạt động khí xoáy trên front ôn đới nên thời tiết bị nhiễu loạn, gió mạnh và mưa nhiều (đặc biệt là sườn phía tây dãy Alát). + Bắc Phi: Nằm trong đới gió mậu dịch Đông Bắc, mang theo khối không khí nhiệt đới lục địa, làm cho thời tiết trở nên khô, ổn định và trong sáng Vùng duyên hải vịnh Ghinê: Ảnh hưởng hạ áp xích đạo, gió tây từ đại dương thổi vào nên thời tiết nóng và ẩm ướt. + Nam Phi Từ Xích đạo đến 17 – 180C chịu ảnh hưởng gió mùa hướng bắc hoặc bắc đông bắc từ xích đạo thổi về, làm thời tiết nóng, ẩm ướt và mưa nhiều. Phần Đông Nam của Nam Phi do nằm ở ngoại vi cao áp Nam Ấn Độ Dương, được tăng cường bởi dòng biển nóng nên mưa nhiều, nhưng càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm. Phần Tây Nam do nằm ở ngoại vi cao áp Nam Đại Tây Dương có hướng tây nam và nam, hướng gió song song với hướng địa hình, cộng với ảnh hưởng bởi dòng biển lạnh, gây nên thời tiết khô, không mưa. Phần cực Nam: Do nằm trong đới cận nhiệt nên có gió tây hoạt động, thời tiết mát mẻ, mưa nhiều. Đây còn được xem là vùng du lịch nổi tiếng của Nam Phi b. Tháng 7 - Sự phân bố nhiệt Thời gian này Bắc Phi được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ trung bình 250C, vùng nội đia khoảng 30 – 350C. Riêng vung Tripoli (Thủ đô Libi) nhiệt độ tối đa tuyệt đối tới 580C. Ở vùng xích đạo và cận xích đạo nhiệt đọ ngày càng giảm dần, ở cực Nam nhiệt độ < 100C. 10
  16. - Sự phân bố khí áp + Trên lục địa Hình thành hạ áp Bắc Phi với trị số khí áp 1008mb. Cao áp Nam Phi với trị số 1022mb. + Trên đại dương Cao áp Axo 1022mb. Cao áp Nam Đại Tây Dương 1022mb. Cao áp Nam Ấn Độ Dương 1022mb. Thời gian này có xuất hiện frông nhiệt đới vắt ngang vĩ độ 17 – 190B. Chế độ gió và mưa Hình 1.5. Lược đồ phân bố khí áp và hướng gió tháng 7 11
  17. Phần bắc lục địa khoảng vĩ tuyến 17- 180B trở lên thống trị gió mậu dịch Đông Bắc và không khí nhiệt đới lục địa, làm cho thời tiết khu vực này ổn định, rất khô và nóng nực. 17- 180B ở về xích đạo: Ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và khối khí xích đạo với thời tiết nóng, ẩm ướt và mưa nhiều. Đặc biệt là vùng duyên hải vịnh Ghinê mưa rất lớn. Ở Nam Phi: Nằm trong phạm vi hoạt động của gió mậu dịch Đông Nam. Vùng duyên hải phía đông: Có mưa do gió từ biển thổi vào, nhưng khi vào nội địa thời tiết trở nên khô và trong sang. Dọc phía tây cho tới xích đạo do ảnh hưởng gió mậu dịch lục địa và dòng biển lạnh, thời tiết trở nên ổn định và ít mưa. Vùng cực Nam lục địa: Về mùa này có gió tây, thời tiết hay thay đổi và mưa khá nhiều.  Tóm lại, trong suốt năm lục địa Phi tồn tại 3 kiểu hoàn lưu chính sau đây. - Gió tây thổi ở các vùng rìa phía bắc và phía nam lục địa vào mùa đông của mỗi bán cầu, mang theo khối khí ôn đới với thời tiết ấm và có mưa. - Gió mậu dịch thổi quanh năm theo hướng đông bắc ở Bắc Phi và hướng đông nam ở Nam Phi mang theo khối không khí nhiệt đới lục địa, thời tiết nói chung ổn định và khô ráo. Riêng vùng duyên hải phía đông Nam Phi, do gió mậu dịch từ biển thổi vào thường có mưa, nhưng lượng mưa càng vào sâu trong nội địa càng giảm nhanh. - Gió mùa thổi vào mùa hạ ở mỗi bán cầu. Ở Bắc Phi, gió mùa thổi theo hướng tây nam cho tới 17- 180B, còn ở Nam Phi, gió thổi theo hướng bắc hoặc đông bắc cho tới 17- 180N, mang theo khối khí xích đạo, gây ra thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều.  Sự phân bố mưa trên toàn lục địa - Sự phân bố mưa trên toàn lục địa Phi không đều theo thời gian và không gian. - Các vùng thuộc đới khí hậu xích đạo có mưa nhiều và đều quanh năm, trung bình 1500mm ở vùng gần xích đạo và giảm dần về chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam 12
  18. - Các vùng chịu ảnh hưởng gió mậu dịch thường lượng mưa rất thấp, trung bình hàng năm không quá 250mm. - Ở cực Bắc và cực Nam lục địa, nằm trong đới cận nhiệt, lượng mưa khoảng 500 – 700mm/năm. 1.3.2. Đặc điểm các đới khí hậu a. Đới khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm - Phân bố: Chiếm một dãy hẹp hai bên đường xích đạo: Vùng duyên hải vịnh Ghine (vĩ tuyến 7 - 80B) và bồn địa côngô (khoảng 4 - 50B) phía đông được giới hạn bởi hồ Victoria. - Đặc điểm: Quanh năm thống trị khối khí xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều và phân bố đều quanh năm. Biên độ dao động nhiệt từ 2 – 40C. Lượng mưa trung bình năm không dưới 1200mm/năm. Nhiệt độ cao trung bình 24- 280C. b. Đới khí hậu xích đạo - Phạm vi: Nằm ở phía bắc và phía nam đới khí hậu xích đạo. Ở Bắc Phi lên tới 170B, Nam Phi khoảng 200N. Giới hạn phía bắc trùng với front nhiệt đới vào mùa hè của Bắc Bán Cầu. Giới hạn phía Nam trùng với front nhiệt đới ở Nam Bán Cầu. - Đặc điểm: Có sự thay đổi không khí theo mùa. + Mùa hè: Do ảnh hưởng khối không khí xích đạo nóng ẩm, thời tiết nóng - ẩm mưa nhiều. + Mùa đông: Ảnh hưởng khối không khí nhiệt đới lục địa và gió mậu dịch, thời tiết khô- nóng, trong sang và ít mưa. => Kết luận: Trong cùng một thời gian các đặc điểm về thời tiết khí hậu ở Bắc Phi và Nam Phi diễn ra trái ngược nhau. Ở Bắc Phi khô hạn hơn nhiều ở Nam Phi (Do Nam Phi địa hình cao hơn, ảnh hưởng của biển mạnh hơn). 13
  19. Hình 1.6. Lược đồ phân chia các đới khí hậu c. Đới khí hậu nhiệt đới - Phạm vi: Gồm 2 đới ở Bắc Phi và Nam Phi, nằm trong front nhiệt đới vào mùa hè và front ôn đới vào mùa đông ở mỗi bán cầu. - Đặc điểm: Ở đây quanh năm thống trị khối khí nhiệt đới lục địa, thời tiết khô, gió mậu dịch hướng đông bắc ở Bắc Phi và đông nam ở Nam Phi. Biên độ dao động nhiệt giữa các mùa cũng như ngày đêm rất lớn. + Ở Bắc Phi : Chiếm toàn bộ miền Xahara, khoảng 17 - 180B đến chân núi Atlat và duyên hải Địa Trung Hải, quanh năm khô hạn, mang tính chất lục địa gay gắt. 14
  20. + Ở Nam Phi: Do ảnh hưởng của đại dương nên khí hậu mát dịu hơn, nhưng càng đi sâu vào lục địa độ ẩm càng giảm và được phân chia làm 3 kiểu. Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm: (Phía đông) Lượng mưa khoảng 600 - 1000mm/năm. Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa: (Ở phần trung tâm) lượng mưa khoảng 250 - 500mm/năm. Kiểu khí hậu nhiệt đới khô: (Ở Phía tây) Lượng mưa không vượt quá 100mm/năm. d. Đới khí hậu cận nhiệt - Phạm vi: Chiếm phần còn lại phía bắc và nam lục địa. - Đặc điểm: Khí hậu có sự thay đổi theo mùa. + Mùa hè ảnh hưởng khối không khí nhiệt đới lục địa và cao áp cận nhiệt, thời tiết khô nóng và ổn định. + Mùa đông thống trị khối không khí ôn đới, gió tây và nhiễu động khí xoáy trên front ôn đới, thời tiết ẩm ướt, thường có gió mạnh, mưa nhiều 500 - 750mm/năm. * Nhận xét - Không đầy đủ các đới khí hậu. - Các kiểu khí hậu đối xứng nhau qua xích đạo nên cùng một thời gian đặc điểm khí hậu ở Nam Phi và Bắc Phi diễn ra trái ngược nhau. - Đây là lục địa nóng nhất địa cầu (Gần như toàn bộ lục địa nằm trong vòng đai nóng, nên nhận được lượng bức xạ lớn). - Phần lớn các khu vực nội địa có khí hậu lục địa gay gắt, nhiều vùng rộng lớn có khí hậu rất khô, lượng mưa hàng năm rất ít, mùa hè nóng, mùa đông lạnh, biên độ dao động giữa các mùa lớn. Đây là vùng có hoang mạc nhiệt đới lớn nhất địa cầu. 1.3.3. sông ngòi và hồ 1.3.3.1. Đặc điểm chung của sông và hồ châu Phi - Mạng lưới sông ngòi phát triển và phân bố không đều. +Khối lượng nước hàng năm 5400km3 (1/3 lục địa Á Âu) 15
nguon tai.lieu . vn