Xem mẫu

  1. AUSTRALIA LANG THANG TRÊN SA MẠC ÚC Nước Úc, diện tích 7,7 triệu km2, xếp thứ sáu trong các quốc gia rộng lớn nhất. Hầu hết các thành phố và vùng dân cư đều tập trung dọc theo 36.000km bờ biển, phần còn lại là sa mạc. Không như sa mạc châu Phi mênh mông cát vàng, sa mạc Úc đất đỏ, lúp xúp cỏ cây; nhưng sâu bên trong, đặc biệt là vùng Red Centre, vẫn còn cất giấu bao điều bí mật.
  2. Chọn tour du lịch mạo hiểm khởi hành từ TP Melbourne, sau 2 giờ 30 phút bay chúng tôi đến thành phố Alice Springs thuộc bang Northern Territory. 5g sáng hôm sau, các thành viên trong đoàn chuẩn bị xuất phát. Trừ ông trưởng đoàn, cô hướng dẫn kiêm tài xế và một khách người bản xứ, các thành viên còn lại đều là học sinh, sinh viên, tuổi từ 18-26, đến từ Nhật, Đức, New Zealand, Pháp, Ý, Hàn Quốc cùng hai người Việt là thầy trò tôi. Đoàn rong ruổi qua các sa mạc: Kings Canyon, Ayers Rock Resort, Kata Tjuta, Cultural Centre và đích cuối cùng là núi thiêng Uluru. Ở Úc, tháng sáu đang là mùa đông, 7g sáng trời vẫn còn tối. Rồi bình minh cũng thắp sáng cỏ cây sa mạc. Nếu sa mạc châu Phi mê hoặc con người bằng thứ ảo giác về những hồ nước lấp loáng mời gọi, thì sa mạc châu Úc đánh lừa ta bằng cảm giác như sau đồng cỏ xanh xanh kia là làng quê thanh bình với người thân chờ đợi. Kings Canyon là một quần thể di tích tuyệt đẹp, còn nguyên những cây cỏ gắn liền với đời sống thổ dân hàng vạn năm trước. Nhiều cây red gum cổ thụ ngót nghét 400 tuổi đời, cành lá che phủ cả một vùng, còn gốc rễ là mái nhà che mưa nắng. Nhiều hẻm núi bị gió mưa bào mòn thành những hình thù tuyệt mỹ. Nhiều vực thẳm hun hút hiểm nguy. Nhưng cũng như nhiều nơi khác ở Red Centre, không hề có những rào chắn bằng bêtông, sắt thép, không hề có quán xá đẩy đưa. Hẳn người ta muốn giữ cho di sản nguyên nét hoang sơ, bất đắc dĩ mới mở cửa cho du khách vãng lai. Năm 1987, cùng với Uluru, Kata Tjuta được ghi tên vào danh mục di sản văn hóa thế giới. Cách Uluru 32km, Kata Tjuta gồm nhiều khối đá đỏ cực lớn (cao đến 546m) nằm khít bên nhau trên một diện tích 3.500ha, là nơi cất giấu những bí mật của thổ dân, khu vực thiêng liêng phụ nữ không được vào. Trên khoảng đất trống dưới bóng cây sồi, cô hướng dẫn vẽ một vòng tròn lớn rồi bắt đầu tái hiện lịch sử
  3. địa chất 700 triệu năm trước. Cô gái vừa tròn 22 tuổi, da trắng, môi hồng như chưa từng dãi dầu nắng gió sa mạc; mắt long lanh, miệng nói, tay huơ, trông như bà tiên đang dùng pháp thuật nhào nặn nên cái lục địa Úc mênh mông. Trên những dặm dài hàng ngàn kilômet xuyên qua sa mạc, thi thoảng xuất hiện vài chú kangaroo ngơ ngác trước con đường nhựa lạ lẫm, chỉ đến khi nhận ra chiếc xe như con vật kỳ quái lao đến, chúng hốt hoảng quay đầu chạy như bay về phía thảo nguyên. Một vài con không may bị xe tải húc nằm vật bên đường, trở thành bữa tiệc thịnh soạn cho đám quạ đen. Hoàng hôn trên sa mạc mới thật lạ lùng, gần như chỉ một gam màu hồng. Có phải đó là cái giá của một ngày trên trần gian nắng bỏng? Buổi tối, bên bếp lửa trại, ông trưởng đoàn trấn an chúng tôi: sa mạc có đủ rắn độc, rít độc, cóc độc, nhện độc... và nhiều hiểm nguy khác, nhưng chúng đều sợ con người. Tuy thế, thay vì ngủ trong các lán trại, nhiều đôi trai gái tình nguy ện ngủ ngoài sân dưới cái lạnh 0OC. Hẳn họ muốn cùng bên nhau ngắm trăng sao. Hôm sau nhìn vào mắt mấy cô gái, tôi ngờ rằng đêm qua nhiều vì sao đã quên cả về trời. Có ba chọn lựa cho chúng tôi trong chương trình chiêm ngắm Uluru: 1. Đi một vòng dưới chân núi; 2. Đi nửa vòng cách chân núi 500m ngắm Uluru đổi màu khi mặt trời lên; 3. Leo tận đỉnh. Ông trưởng đoàn nhắc đi nhắc lại lời khuyên không nên chọn cách thứ ba vì rất nguy hiểm: đã có nhiều du khách chết vì ngã xuống vực hoặc đột quị trên đường. Có vẻ như mấy chàng trai cô gái kia không chịu tin ông già người Việt 66 tuổi lại chọn cách sau cùng. Và thế là trong đoàn chỉ có thầy trò tôi leo núi. Uluru cách Alice Springs 470km, là núi đá nguyên khối lớn nhất thế giới, cao 349m, chu vi 9,4km. Là ngôi đền thiêng. Là cội nguồn của thổ dân Anangu từ 40.000 năm trước. Dưới ánh mặt trời, núi đá đổi màu từ vàng kim, vàng đậm, xám nh ạt, đỏ sậm, tím thẫm... Nhiều nhà bác học tìm cách giải thích hiện tượng đổi màu của núi. Có
  4. cần không? Mãi tới khi nằm dài trên đỉnh, nhìn bầu trời trong xanh vời vợi, tôi mới ngộ ra rằng chẳng qua là vì Uluru muốn nói với nhân loại nó không phải là khối đá tầm thường, mà là một hiện hữu đặc biệt và con người phải biết đến đó để chiêm nghiệm cho thấu suốt lẽ đời, phận mình. Tại Red Centre, bạn còn được thưởng thức thứ âm nhạc có một không hai. Nhạc cụ là thân cây bloodwood màu đỏ hoặc nâu đã bị mối ăn rỗng ruột. Thổ dân khổ công tìm kiếm đem về cưa hai đầu, trang trí công phu và thổi. Chỉ đơn giản thế thôi mà cả một trời thanh âm. Đó là loại nhạc cụ chính dùng trong các lễ hội. Thổ dân gọi nó là yidaki. Người da trắng gọi nó là didgeridoo. Sau bốn ngày bốn đêm rong ruổi hơn 5.000km qua các nẻo đường sa mạc, tôi trở lại Melbourne. Khi dọn mình nằm nghe mấy đĩa CD dân ca sưu tầm từ Red Centre: “Mặt trời nhìn vào Uluru. Mắt tôi cũng đổi màu theo màu núi đá. Tôi là lữ khách từ vạn dặm tới. Tôi đã từng đi dọc sông Mississippi và nhiều nơi khác, nhưng không đâu tuyệt đẹp như ở đây. Cám ơn các bạn đã trân trọng gìn giữ cho thế giới này một kỳ quan...”, tôi ngỡ như tác giả khúc ca nói hộ mình. Hai tuần sau, chiếc Boeing 747 của Hãng hàng không Singapore đưa tôi rời Sydney về lại VN bay qua sa mạc Úc. Từ độ cao 9.000m, thành phố Alice Springs chỉ như hạt đậu giữa sa mạc mênh mông mà trong tâm tưởng tôi, nó luôn thuộc về thế giới của huyền thoại và bí ẩn. Núi Ba chị em Chỉ với hơn 1 giờ đồng hồ lái ô tô từ thành phố Sydney, bạn đã có thể đến được vùng núi Xanh, hay còn gọi là núi Ba chị em của Australia. Núi Ba chị em được đánh giá là một trong những địa danh hiếm hoi của thế giới mà du khách có thể tận hưởng những cảnh đẹp khó quên cùng với không gian trong lành của trời đất. Theo truyền thuyết, núi Ba chị em chính là hiện thân của ba người con gái của một
  5. thày phù thủy. Để ngăn không cho quỷ dữ chiếm đoạt những đứa con yêu quý của mình, ông đã hóa phép ba cô gái thành ba ngọn núi đá. Được bao quanh bởi nhiều làng mạc làm cho khung cảnh nơi đây trở nên hữu tình hơn bất kỳ địa điểm nào trên trái đất. Núi Ba chị em nằm trong quần thể dãy phân cắt khổng lồ chạy dọc theo bờ biển phía đông Australia. Núi Ba chị em được khám phá lần đầu tiên vào năm 1813 và từ một vùng rừng núi hoang sơ nơi đây trở thành quê hương của gần 100 ngàn cư dân. Năm 2000, quần thể núi này được Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc công nhận là Di sản tự nhiên của thế giới. Đến với quần thể núi Ba chị em bạn có thể tận mắt nhìn thấy nhiều loài động vật hoang dã và quý hiếm như: các loài thú có túi (chuột và gấu túi), nhím và rái cá mỏ vịt. Điểm độc đáo ở quần thể này là có một đường ray xuyên qua lòng núi. Thực tế vào năm 1878, Chính phủ Australia cho xây dựng đường ray này để phục vụ ngành khai thác than, sau này nó được dùng chủ yếu vào mục đích du lịch. Đối với du khách đi trong ngày, họ có thể tham quan quần thể bằng tàu hỏa, nếu ở lâu, họ có thể nghỉ lại khách sạn hoặc nhà nghỉ trong vùng. Địa điểm nghỉ nổi tiếng nhất của vùng là Khách sạn năm sao Lilianfels, một mô hình nhà nghỉ lớn gần nhất nước về quy mô và độc đáo về kiến trúc. Hội hoa xuân Floriade ở Canberra
  6. .................... Ở đất nước “đầu lộn ngược” (Úc ở Nam bán cầu) này, xuân về khi ở các nước “chân đạp đất” (Bắc bán cầu) trời vào thu. Đâu cũng thấy xuân về cùng hoa. Thủ đô Canberra đón xuân bằng Hội hoa xuân Floriade. Cư dân địa phương đến với hội hoa xuân như là một phúc lợi xã hội (không bán vé) đã đành, du khách thập phương cũng phải đến cho bằng được do lẽ đây là một họi hoa xuân nổi tiếng toàn cầu. 18 năm qua, từ 1988, nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Canberra, năm nào hoa các nước cũng đến đây cùng khoe sắc với hoa địa phương trong suốt một tháng - từ cuối tháng chín đến cuối tháng mười, tổng cộng lên đến cả triệu (cây) hoa. Một triệu cây hoa được trồng tự nhiên và chăm sóc công phu đó sẽ cống hiến khách thưởng ngoạn một bức tranh sống động của chừng ấy kiếp hoa. Từng cây hoa đủ loại sẽ lớn, từng đóa hoa từ búp chưa mở đến hé mở đến nở rộ, rồi tàn trong một tháng ấy. Thời tiết đầu xuân còn mát (lạnh so với ở VN), nên trong suốt một tháng Floriade cứ như là một bức tranh hoa chuyển mình, đổi màu, đổi sắc, đổi hương thơm. Bầu không khí Canberra, được xem là tinh khiết vào hàng đầu thế giới (vì không có nhiều xe cộ, cũng chẳng có mấy nhà máy), càng nồng hương hoa. Bên hồ nước cùng vòi phun nước cao ngất và trên thảm thực vật xanh ngát của công viên Comonwealth Park, Floriade do bàn tay con người tạo nên song vẫn rất “tự nhiên”. Sự sắp đặt của con người dựa vào địa hình tự nhiên chứ không chống lại hoặc làm biến dạng. Một tổ hợp ba công ty thiết kế cảnh quan hằng năm chung
  7. sức nặn óc thiết kế một Floriade mới, năm nay khác năm ngoái song vẫn phải là Floriade của Canberra chứ không thể “mất màu” hay lẫn với nơi khác. Năm nay là “Cuộc gặp thượng đỉnh thế giới của hoa tulip” (World Tulip Summit) với các nàng tulip đến từ Anh, Áo, Bỉ, Canada, Colombia, Hà Lan, Malaysia, Mỹ, Nhật, Pháp, Singapore, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... cùng khoe sắc. Đỉnh cao của “thượng đỉnh tulip” này là ngày 4 và 5-10 khi mà tất cả các đóa tulip cùng nở rộ! Floriade không chỉ có hoa, còn có triển lãm, hội thảo, giải trí dân gian... Nh ưng trên hết vẫn là “nàng hoa”. a
nguon tai.lieu . vn