Xem mẫu

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN FORMOSA ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ LỘC VĨNH, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐOÀN NGỌC LỘC Khoa Địa lý Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự cố môi trường biển Formosa đến sinh kế của người dân xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động kinh tế của xã Lộc Vĩnh chủ yếu phụ thuộc vào biển nên sự cố môi trường biển Formosa xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân. Nguồn lợi thủy sản bị suy giảm nghiêm trọng, hoạt động đánh bắt kém hiệu quả; ngành nuôi trồng thủy sản đối mặt với tình trạng tôm, cá chết hàng loạt; môi trường nước nuôi trồng bị ô nhiễm nặng; hoạt động chế biến thủy sản gần như bị tê liệt; các ngành nghề khác như du lịch, dịch vụ hậu cần nghề cá cũng rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, hiệu quả kinh tế giảm sút. Bài báo cũng dựa trên các cơ sở về nguồn lực sinh kế và tình hình thực tế của địa phương để đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho người dân sau sự cố. Từ khóa: xã Lộc Vĩnh, Formosa, sinh kế 1. MỞ ĐẦU Sự cố Formosa là một trong những sự cố môi trường có tác động rất lớn đến cuộc sống của ngư dân các tỉnh Miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Việc xả thải trực tiếp những chất thải độc hại chưa qua xử lý ra môi trường biển của Khu liên hiệp gang thép Formosa Hà Tĩnh đã gây ra những hậu quả môi trường rất nghiêm trọng, làm hủy hoại môi trường biển, không chỉ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất và đời sống ngư dân mà còn tác động đến các các hoạt động xuất khẩu, hoạt động dịch vụ du lịch... Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xã ven biển, đa phần hoạt động kinh tế chủ yêu phụ thuộc vào biển. Bởi vậy khi có sự cố Formosa xảy ra thì đây là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt. Bài toán sinh kế của người dân vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở dữ liệu Bài báo sử dụng số liệu khảo sát điều tra các hộ ngư dân trên địa bàn 4 thôn: Bình An 1, Bình An 2, Cảnh Dương và Phú Hải thuộc xã Lộc Vĩnh. Bên cạnh đó, bài báo còn kế thừa các số liệu Niên giám Thống kê huyện Phú Lộc và báo cáo kinh tế - xã hội của xã Lộc Vĩnh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ ảnh hưởng của sự cố môi trường biển Formosa đến sinh kế của người dân xã Lộc Vĩnh, bài viết sử dựng phương pháp thu thập và xử lí số liệu, phân tích - tổng hợp, phương pháp bản đồ và các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như so sánh, phân tích. Mặt 151
  2. ĐOÀN NGỌC LỘC khác, nhằm đánh giá được mức độ thiệt hại và nhận thức của người dân về ảnh hưởng của sự cố môi trường biển nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khái quát về địa bàn nghiên cứu: Lộc Vĩnh là xã nằm phía Đông Nam của huyện Phú Lộc cách trung tâm huyện lỵ Phú Lộc (thị trấn Phú Lộc) khoảng 15 km về phía Đông Nam, có ranh giới như sau: Phía Bắc giáp vịnh Chân Mây; phía Nam giáp xã Lộc Tiến và xã Lộc Thủy; phía Đông giáp thị trấn Lăng Cô; phía Tây giáp núi Vĩnh Phong (xã Lộc Bình và xã Lộc Trì). Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 3.328,2 ha. Tổng dân số của xã là 7.275 người (2016) [1] Hình 1. Bản đồ vị trí địa lý xã Lộc Vĩnh 3.1. Ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt Lộc Vĩnh là một xã ven biển có số lượng người dân hoạt động trong lĩnh vực ngư nghiệp khá cao, chiếm 40% dân số của xã. Trong đó chủ yếu là hoạt động đánh bắt thủy hải sản với tàu khai thác ven bờ công suất nhỏ hơn 50cv và các ngành nghề đơn giản khác. Vì thế ảnh hưởng của sự cố môi trường biển Formosa càng trở nên nghiêm trọng thể hiện cụ tể ở việc ảnh hưởng đến các nguồn vốn sinh kế khác nhau của xã. Chất lượng nguồn nước trên biển: theo khảo sát, lấy mẫu nước tại khu vực nghiên cứu trên đầm Lập An ngày 15/4/2016 cho thấy, về các chỉ tiêu về hóa lý: pH, hàm lượng ôxy hòa tan (DO), nhu cầu ôxy hóa học (COD), hàm lượng cyanua (CN-), tổng hàm lượng dầu mỡ, tổng các chất hoạt động bề mặt đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10- MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển; Các thông số: 152
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 Tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển cũng như QCVN 08 - MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.[7] Trong hoạt động đánh bắt thủy sản: toàn xã có 1.634 đối tượng lao động bị ảnh hưởng. Gần như 100% các đối tượng hoạt động đánh bắt phải ngừng hoạt động, thời gian ngừng hoạt động từ 3 tháng trở lên. [5] Toàn xã có 479 tàu cá không lắp máy và 163 tàu cá lắp máy và 139 người lao động hoạt động trong hoạt động các ngành nghề đơn giản. Đối với các tàu lắp máy và không lắp máy thời gian ngưng hoạt động đánh bắt kéo dài trên 5 tháng. Một năm sau sự cố vẫn còn rất nhiều tàu thuyền vẫn chưa thể ra khơi đánh bắt vì hiệu quả kinh tế còn thấp. Các ngành nghề đánh bắt đơn giản như: rập cửa sông, soi, nạo, ngao, nò, lưới, sáo, nớm... người dân phải bỏ nghề hoặc làm các ngành nghề thay thế tạm thời. [5] Sản lượng đánh bắt sụt giảm một cách nghiêm trọng sau sự cố, trước sự cố sản lượng đánh bắt của xã đạt 1.175 tấn, sau khi sự cố xảy ra sản lượng đánh bắt chỉ còn 295 tấn (giảm 76.4%). [6] 1600 1400 1200 1000 800 1500 600 1175 400 200 295 0 năm 2014 năm 2015 năm 2016 Hình 2. Sản lượng thủy sản của xã Lộc Vĩnh trước và sau sự cố môi trường biển Formosa (đơn vị: tấn) Nguồn [1] Thu nhập của người dân tham gia đánh bắt giảm cũng đáng kể so với trước sự cố, đối với từng đối tượng khác nhau thì thu nhập cũng thay đổi khác nhau. Mức thu nhập của các đối tượng lao động đánh bắt giảm đến khoảng 50% so với trước sự cố. Người dân rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, không đủ trang trãi cho cuộc sống. 153
  4. ĐOÀN NGỌC LỘC Bảng 1. Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển Formosa đến thu nhập của các đối tượng lao động đánh bắt xã Lộc Vĩnh (đơn vị: triệu đồng/tháng) Đối tượng lao động Thu nhập trước sự cố Thu nhập sau sự cố Lao động trên tàu lắp máy Trên 10 triệu Dưới 5 triệu Lao động trên tàu không lắp máy Từ 5-10 triệu Từ 2-3 triệu Lao động ngành nghề đơn giản Từ 3-5 triệu Dưới 2 triệu Nguồn: [Phụ lục 4] 3.2. Ảnh hướng đến hoạt động nuôi trồng Về chất lượng nguồn nước nuôi trồng thủy sản: theo bản báo cáo về hiện tượng cá chết bất thường ở khu vực đầm phá và vùng ven biển Thừa Thiên Huế cho thấy các thông số gồm tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Kết quả này cũng chỉ ra rằng nguyên nhân các loại tôm cá nuôi chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh - chất độc trong môi trường nước xuất hiện từ phía bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế. Như vậy nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt tại các hộ nuôi trồng thủy sản xã Lộc Vĩnh. [8] Toàn xã có 59 hộ nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích bị ảnh hưởng là 42 ha. Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là 31,5 ha. Sản lượng tôm nuôi thu hoạch năm 2016 chỉ đạt 47 tấn. Tổng số con giống thiệt hại 18.587.291 con giống bao gồm tôm giống, cá, tôm sú, cua; số tiền thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Gần như 100% số tôm cá nuôi bị chết, tất cả các ao nuôi, lồng, bè tôm, cá mất trắng, không thu hồi được vốn. Các ao nuôi phải chờ thời gian để cải tạo lại chất lượng nguồn nước mới có thể tiếp tục sản xuất. [5] 3.3. Ảnh hưởng đến hoạt động chế biến thủy hải sản Hoạt động chế biến thủy sản ở xã Lộc Vĩnh rất đa dạng bao gồm chế biến hải sản đông lạnh, sơ chế cá, làm mắm, làm khô... nhưng chủ yếu là các cơ sở chế biến nhỏ, sản xuất mạng tính chất thủ công. Sau sự cố môi trường biển nguồn nguyên liệu cho các hoạt động này thiếu hụt do hoạt động đánh bắt thủy sản tạm ngừng hoạt động, sản phẩm đầu ra hầu như không tiêu thụ được. Các sản phẩm đã chế biến từ trước chưa tiêu thụ ứ đọng, tồn kho, sản xuất ngưng trệ, nhiều cơ sở phải đóng cửa như cơ sở Chị Hến tại thôn Bình An 1, cơ sở Dũng Ty thôn Bình An 1. Theo số liệu thống kê thì toàn xã có 110 đối tượng lao động bị ảnh hưởng trong hoạt động chế biến thủy sản, trong đó chủ yếu là các lao động trong các cơ sở chế biến đông lạnh và sơ chế. Sau sự cố môi trường biển Formosa số đối tượng lao động hoạt động trong lĩnh vực chế biến giảm xuống nhanh chóng, làm cho số lao động thất nghiệpvà thiếu việc làm của xã tăng lên. Hầu hết các cơ sở chế biến điều giảm số công nhân lao động, các cơ sở chế biến nhỏ thì hoạt động cầm chừng hoặc tạm ngưng hoạt động. [3] 154
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 Sản lượng sản phẩm chế biến giảm đáng kể, các cơ sở chế biến lớn giảm đến 60% sản lượng, các cơ sở nhỏ lẻ, hay các hộ dân phần giảm đến 80% sản lượng so với trước khi sự cố môi trường biển xảy ra. 3.4. Ảnh hưởng đến hoạt động ngành nghề khác Trong hoạt động du lịch: hoạt động du lịch ở xã chủ yếu thu hút khách tại địa điểm bãi biển Bình An và bãi biển Cảnh dương. Toàn xã có 125 lao động hoạt động dịch vụ du lịch. Sau sự cố môi trường biển số lượng khách du lịch giảm đáng kể kéo theo các hoạt động kinh doanh nhà hàng, cho thuê dịch vụ giải trí (loa kéo, áo phao, lều trại)... cũng bị ảnh hưởng nặng. Hiện tại ở bãi biển Bình An có 30 nhà hàng hải sản, bãi biển Cảnh Dương có khoảng 10 nhà hàng, sau sự cố các nhà hàng này phải tạm thời ngưng hoạt động với khoảng thời gian từ 9 tháng đến 1 năm. Khi hoạt động trở lại thì hoạt động kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu hàng tháng giảm khoảng 30% so với trước sự cố. Ngoài ra các dịch vụ lưu trú và giải trí khác như: nhà nghỉ, quán karaoke cũng rơi vào tình trạng thưa vắng khách. [6] Cơ khí đóng sửa tàu, dịch vụ hậu cần nghề cá cá là một trong những dịch vụ gắn liền với hoạt động đánh bắt thủy hải sản. Xã Lộc Vĩnh có 32 lao động bị ảnh hưởng sau sự cố, các đối tượng lao động này chủ yếu là các chủ cơ sở đóng tàu và các lao động cơ khí, lao động làm việc trong các xưởng đóng tàu. Sau sự cố môi trường biển hoạt động đánh bắt bị giảm sút đáng kể về sản lượng, thời gian đánh bắt nên các hoạt động hậu cần như đóng mới tàu, vận chuyển, chăm sóc tàu, buôn bán xăng dầu... cũng rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ. Kinh doanh buôn bán thủy, hải sản là một hoạt động sinh kế có số lượng lao động tham gia lớn với 353 lao động, chủ yếu là các tiểu thương hoạt động buôn bán cá. Sau sự cố môi trường biển hoạt động buôn bán cá gặp rất nhiều khó khăn do nhu cầu thị trường sụt giảm nhanh chóng, hầu hết các đối tượng buôn bán cá đều ngưng hoạt động với khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên hoạt động dần dần được phục hồi theo thời gian do nhu cầu bước đầu tăng trở lại. Thu nhập của các hộ dân hoạt động giảm khoảng 20% sau hơn một năm sảy ra sự cố. 3.5. Mức độ ảnh hưởng của từng thôn thuộc xã Lộc Vĩnh Xã Lộc Vĩnh gồm có 5 thôn: Bình An 1, Bình An 2, Cảnh Dương, Phú Hải và thôn Đông An, trong đó thôn Đông An là thôn nhỏ, hoạt động kinh tế rất ít chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường biển Formosa nên chúng tôi không đưa vào đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả thực địa tại địa phương và các thông tin số liệu thu thập được chúng tôi có thể đưa ra đánh giá như sau: Mức độ ảnh hưởng ở 4 thôn của xã Lộc Vĩnh là rất khác nhau tùy theo đặc điểm hoạt động kinh tế của mỗi thôn, trong đó các thôn chịu thiệt hại nặng trong hoạt động đánh bắt là thôn Bình An 2 và thôn Phú Hải; trong hoạt động nuôi trồng thủy sản ở thôn Cảnh Dương và Phú Hải; thôn Bình An 1 với chủ yếu thiệt hại ở hoạt động chế biến và các ngành nghề khác. 155
  6. ĐOÀN NGỌC LỘC 3.6. Nhận thức của các hộ gia đình về ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến các hoạt động sinh kế Để đánh giá nhận thức của người dân xã Lộc Vĩnh về ảnh hưởng của sự cố môi trường biển Formosa đến các hoạt động sinh kế, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 160 hộ dân tại 4 thôn có các sinh kế đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và các ngành nghề khác. Mỗi thôn khảo sát 40 hộ trong đó mỗi ngành 10 hộ. Các mức ảnh hưởng bao gồm: Bị ảnh hưởng rất nhiều (5 điểm), bị ảnh hưởng nhiều (4 điểm), bị ảnh hưởng ở mức trung bình (3 điểm), ít bị ảnh hưởng (2 điểm), không bị ảnh hưởng (1 điểm). Kết quả được thể hiện trong bảng sau đây là chỉ số trung bình cộng các các điểm đánh giá của mỗi thôn và của toàn xã. Bảng 2. Khảo sát về mức độ ảnh hưởng của sự cố môi trường biển Formosa đến các sinh kế các hộ ngư dân xã Lộc Vĩnh Sinh kế Đánh bắt Nuôi trồng Chế biến Các ngành nghề khác Thôn Bình An 1 4.4 4.3 4.5 4.6 Thôn Bình An 2 4.7 4.4 4.3 3.9 Thôn Cảnh Dương 4.4 5 4.3 4.5 Thôn Phú Hải 4.8 4.4 4.2 3.8 Toàn xã 4.6 4.5 4.3 4.2 Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 4 thôn thuộc xã Lộc Vĩnh, 2017 Qua bảng khảo sát về mức độ ảnh hưởng của sự cố môi trường biển Formosa đến các sinh kế hộ ngư dân xã Lộc Vĩnh chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận sau đây: - Nhìn chung mức độ ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến các hộ ngư dân dao động từ mức bị ảnh hưởng nhiều đến rất nhiều. Trong đó Ngành đánh bắt có mức độ ảnh hưởng cao nhất (4.6 điểm), tiếp theo là ngành nuôi trồng (4.5 điểm), mức độ ảnh hưởng thấp hơn là ngành chế biến (4.3 điểm) và các ngành nghề khác (4.2 điểm). - Mức độ ảnh hưởng của sự cố môi trường biển ở từng thôn cũng rất khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sinh kế của mỗi thôn. Tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa các thôn lại không cao. 3.7. Đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế cho người dân xã Lộc Vĩnh sau sự cố môi trường biển Formosa * Các giải pháp chung - Rà soát và tổ chức thực hiện quy hoạch lại sản xuất - Công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân - Hỗ trợ khôi phục và tăng cường nguồn vốn phục vụ phát triển triển sinh kế cho hộ dân - Phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân 156
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 * Các giải pháp đối với mỗi hoạt động sinh kế - Đối với các hộ ngư dân không muốn tiếp tục hoạt động sinh kế chịu ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển Formosa: + Đầu tư phát triển các hoạt động sinh kế mới ít chịu ảnh hưởng sau sự cố. + Chuyển đổi sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp. - Đối với các hộ ngự dân muốn tiếp tục hoạt động sinh kế từ trước: Hoạt động đánh bắt thủy hải sản: + Phát triển hạ tầng khai thác hiện đại, chú trọng đầu tư đánh bắt xa bờ. + Hỗ trợ vay vốn sản xuất, cải thiện điều kiện đánh bắt. + Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước và người dân trong việc phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái. + Tiến hành quy hoạch các vùng khai thác. Hoạt động nuôi trồng thủy sản: + Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tượng thủy sản tạo sản phẩm chủ lực theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của địa phương + Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi tôm tập trung, nhằm bảo đảm quy trình xử lý nước thải, bảo vệ môi trường, nhất là vùng nuôi tôm chân trắng trên cát và các vùng nuôi cá tập trung. + Phát triển các mô hình sản xuất con giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết các hộ nuôi trồng thủy sản. + Cải tạo hệ thống lồng nuôi ao nuôi, cải tiến kỹ thuật nuôi trồng và thay đổi các hình thức nuôi mới thích hợp hơn. Hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản: + Hỗ trợ vay vốn, miễn giảm lãi suất cho người sản xuất. + Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến. + Tăng cường giới thiệu sản phẩm, sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị hiếu của thị trường. + Rà soát lại quy hoạch các nhà máy chế biến thủy sản, gắn kết chặt chẽ các cơ sở chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu và cơ sở dịch vụ hậu cần. Hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng gián tiếp: + Cơ khí đóng sửa tàu thuyền và dich ̣ vu ̣ hậu cần nghề cá: tập trung đầu tư củng cố phát triển đồng bộ đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 157
  8. ĐOÀN NGỌC LỘC + Hoạt động dịch vụ du lịch: tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch, hỗ trợ vay vốn phục vụ sản xuất, có chính sách ưu đãi trong hoạt động kinh doanh sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho các đối tượng lao động trong nghề bị mất việc làm. + Kinh doanh mua bán thủy, hải sản: hỗ trợ vay vốn phục vụ sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm, nhà nước có các ưu đãi trong kinh doanh sản xuất. 4. KẾT LUẬN Xã Lộc Vĩnh là một xã mà các hoạt động sinh kế chủ yếu dựa vào biển. Điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển, cư dân có trình độ thấp, hoạt động đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch biển với tập quán sản xuất còn phụ thuộc nhiều tự nhiên. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội này cho thấy, hoạt động sống và sản xuất sẽ rất nhạy cảm và khi xảy ra sự cố môi trường biển thì mức độ tổn thương là rất cao. Do sự cố môi trường diễn ra và ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến khả năng ứng phó của kinh tế - xã hội, nhất là đối với các sinh kế thuộc đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của sự cố càng lớn và nhiều mặt như: tác động tiêu cực đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản như; gây suy giảm nguồn lợi thủy sản; tác động đến môi trường nuôi trồng thủy sản do môi trường nước nhiễm các chất độc vượt quá mức cho phép; gia tăng thiệt hại của ngành đánh bắt; giảm giá trị sản xuất của ngành thủy sản; tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thủy sản do ảnh hưởng đến môi trường chính là môi trường nước mặn; làm tê liệt hoạt động chế biến thủy sản, sản phẩm không thể tiêu thụ, thiếu nguồn nguyên liệu; Đồng thời, làm tê liệt các hoạt động kinh doanh du lịch, buôn bán thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá cũng tương tự do ảnh hưởng của việc không thể hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cũng như chất lượng môi trường biển. Qua công trình nghiên cứu này chúng tôi đã đề ra được một số giải pháp với mong muốn cải thiện sinh kế cho người dân, giúp các hộ ngư dân khôi phục và phát triển kinh tế. Để phát huy được hiệu quả trong quá trình triển khai cần thực thi đầy đủ các giải pháp và mang tính đồng bộ, tổng thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội xã Lộc Vĩnh năm 2016. [2] Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Duy Thắng (2012), Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển, thực trạng và giải pháp [3] UBND xã Lộc Vĩnh (2016). Tổng hợp thiệt hại về lao động bị mất thu nhập do không có việc làm của xã Lộc Vĩnh (thiệt hại trực tiếp). [4] UBND xã Lộc Vĩnh (2016). Danh sách các hộ ngư dân khai thác biển. [5] UBND xã Lộc Vĩnh (2016). Danh sách các hộ nuôi trồng thủy sản. [6] UBND xã Lộc Vĩnh (2016). Tổng hợp kê khai số hộ làm dịch vụ hậu cần nghề cá xã Lộc Vĩnh. [7] Báo Đầu tư điện tử, thuộc nhóm báo của Báo Đầu tư, Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://baodautu.vn/ket-luan-buoc-dau-nguyen-nhan-ca-chet-hang-loat-tai-hue.html, 19/10/2017. 158
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 [8] Báo Tuổi trẻ http://tuoitre.vn/thua-thien-hue-ca-bien-ca-nuoi-chet-do-chat-cucdoc- 1090879.htm-Nhật Linh, 26/4/2016. ĐOÀN NGỌC LỘC SV lớp Địa 4C, Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0165. 9054919, Email: doanngoclocdiab@gmail.com 159
nguon tai.lieu . vn