Xem mẫu

  1. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6 Chủ đề: Cải thiện công tác qui hoạch thông qua lồng ghép các vấn đề môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và khuyến khích các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SINH KẾ NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Anh Tuấn *1 – Hoàng Thị Thủy2 - Võ Văn Ngoan3 1 * Liên hệ tác giả: latuan@ctu.edu.vn , Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ 2 Khoa Môi trường và Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 3 Văn phòng Biến đổi Khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre TÓM TẮT Đồng bằng Sông Cửu Long được xác định như là một trong những vùng nhạy cảm và dễ phơi lộ với hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Với giả thiết rằng sinh kế của người dân địa phương đang bị ảnh hưởng mạnh do các thay đổi bất thường của các điều kiện khí hậu tự nhiên. Nhiều khảo sát dựa vào phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận ở cộng đồng về tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu lên sinh kế đã được thực hiện trên ba vùng sinh thái thủy văn khác nhau đã được thực hiện ở vùng Đồng bằng. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng những thông tin thu nhận được là hiện thực và liên quan đến các mong ước cuộc sống của cư dân địa phương. Người dân sống vùng nông thôn ven biển gặp khó khăn hơn người dân sống ở vùng lũ. Người nghèo, trẻ em, người già, người khuyết tập, phụ nữ đơn thân và người dân tộc thiểu số thuộc nhóm người dễ bị tổn thương. Một số đề xuất cho hướng nghiên cứu tương lai về kinh tế khí hậu và nâng cao khả năng thích ứng đã được đưa ra. Từ khóa: Đồng bằng Cửu Long, biến đổi khí hậu, sinh kế, nhóm dễ tổn thương, thích nghi. ABSTRACT The Mekong Delta has been identified as one of the most sensitive and exposed regions to climate change and sea level rise phenomena. It is assumed that the livelihoods of local people are being affected strongly under the abnormal change of the natural climate conditions. Many structured questionnaire-interview and community discussion based survey on the impacts of natural disasters and climate change on the local livelihoods was carried out and analysed in three different hydrological ecosystems of the Delta. The survey results showed that collected information was realistic and relevant to local people’s living expectations. Local people in rural coastal areas suffered more impacts of climate change than those who lived in flooding areas. The poor, children, the elderly, disable people, alone women, and ethics people were the most vulnerable groups. Some recommendations for future research on the climate change economics and upgrading the adaptation capacity are given. Key words: Mekong Delta, climate change; livelihoods, vulnerability group, adaptation. 1
  2. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem như là một trong các điểm “điểm nóng” của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng như là một hệ quả của hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Đặc điểm tự nhiên của vùng ĐBSCL là một vùng châu thổ có địa hình thấp và phẳng – cao độ trung bình với mực nước biển chỉ vào khoảng 1,0 – 1,8 m, diện tích trải rộng khoảng 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 2,2 triệu ha. Vùng đất nằm ở vị trí tận cùng hạ lưu của một khu vực sông lớn là sông Mekong, với một hệ thống sông rạch và kênh mương chằng chịt, có đường ven biển dài trên 700 km tiếp giáp hai măt cả Biển Đông và Biển Tây. Về mặt kinh tế và xã hội, vùng đồng bằng là nơi sinh sống của gần 20 triệu người dân, là khu vực sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Việt Nam, đóng góp đáng kể một sản lượng lương thực và thực phẩm đáng kể cho quốc gia và xuất khẩu một phần cho quốc tế. Vùng ĐBSCL có 3 vùng sinh thái chính ở ĐBSCL: vùng ngập lũ (ngập sâu và kéo dài từ 2-3 tháng/năm), vùng giữa (vùng phù sa nước ngọt, ngập nông và nhiễm mặn nhẹ), và vùng ven biển (trên 6 tháng bị nhiễm mặn ở các mức độ). Sự phân vùng một cách tương đối theo nguồn nước này được minh hoạ như ở hình 1. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Vùng ngập lũ sâu Vùng phù sa nước ngọt Vùng nhiễm mặn Tứ giác Đồng Tháp Vùng phía trên và giữa Ven biển Bán đảo Long Xuyên Mười 2 sông Tiến và Hậu Đông Cà Mau Hình 1: Ba vùng sinh thái dựa vào đặc điểm nguồn nước ở ĐBSCL (Nguồn: Tuan et al,. 2008) Hai ngành sản xuất chủ lực liên quan đến trên 75 % sinh kế của người dân vùng ĐBSCL là sản xuất nông nghiệp (trọng tâm là canh tác lúa gạo và trái cây) và nuôi trồng thuỷ sản (chính yếu là nuôi cá và tôm cả cho 3 nguồn nước ngọt, lợ và mặn), kể cả một phần đánh bắt thuỷ sản tự 2
  3. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6 nhiên. Hai nguồn sinh kế này đều phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm tự nhiên của nguồn tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước và tài nguyên đất đai. Sự thay đổi tính chất vật lý và hoá sinh của cả ba nguồn tài nguyên này, đặc biệt là tài nguyên khí hậu, sẽ có những tác động lớn lên hệ sinh thái và sinh kế của phần đông người dân. Nghiên cứu này tổng quát hoá, theo cả định tính và một phần định lượng, những tác động của biến đổi khí hậu lên sinh kế của người dân vùng ĐBSCL, đặc biệt ở những nhóm dễ bị tổn thương, gồm dân nghèo, phụ nữ và người dân tộc thiểu số. Báo cáo này là kết quả các khảo sát thực địa, tập huấn ngắn hạn, phỏng vấn mở và thảo luận nhóm với các cộng đồng khác nhau trong 3 năm (2011, 2013 và 2013) cho cả 3 vùng sinh thái nói trên. Kết quả nghiên cứu một phần các tiền đề tham khảo cho những kế hoạch và chương trình nghiên cứu liên quan về sau. 2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Các phương pháp tiếp cận tổng hợp theo cả 2 hướng từ Trên - Xuống (Top – Down aproach) và Dưới – Lên (Bottom – Up) đều được áp dụng để minh chứng cho giả thiết:  Thu thập tài liệu thứ cấp: Lược khảo các báo cáo nghiên cứu yếu tố thay đổi khí hậu và các thay đổi bất thường về tự nhiên liên quan đến khí hậu vùng ĐBSCL  Phương pháp chuyên gia: Sử dụng các báo cáo, văn bản pháp lý và trao đổi qua hội thảo với các ban ngành liên quan đến các tác động biến đổi khí hậu lên sinh kế.  Phỏng vấn bán cấu trúc: Gồm các câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi mở đã soạn sẵn để thu thập các thông tin từ người dân liên quan đến nhận thức về sự thay đổi khí hậu, các ảnh hưởng liên quan đến hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân.  Sử dụng công cụ Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA): vận dụng các công cụ PRA để trao đổi qua nhóm, khảo sát lịch sử cộng đồng, lịch sử thiên tai, vẽ bản đồ vị trí rủi ro, lịch canh tác và sinh kế và ý kiến của người dân về về cơ chế, chính sách giúp họ trong việc tiếp cận nguồn lực sinh kế, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Ở đây 3 mức độ tác động lên cộng động người dân nghèo và cận nghèo như là nhóm có nguy cơ bị tổn thương được khái quát như sau: • Mức độ cao: Biến đổi khí hậu có thể gây ra những tổn thất lớn về kinh tế (mất mùa, giảm năng suất và sản lượng đáng kể, gián đoạn các hoạt động giao thương, hư hại nhiều cơ sở hạ tầng,...), sinh thái - môi trường (suy giảm mật độ loài, tác động dây chuyền lên chuỗi thực phẩm, giảm diện tích rừng, tăng ô nhiễm nguồn nước, gây sạt lở đất, ...) và xã hội (bệnh tật, di dân, thất nghiệp, ...). • Mức độ trung bình: Biến đổi khí hậu gây một số khó khăn nhất định về sinh kế nhưng nhóm người dân nghèo và cận nghèo, nếu có sự hỗ trợ của chính quyền, các nhà khoa học và các tổ chức xã hội dân sự có thể hạn chế các tác động. • Mức độ thấp: Biến đổi khí hậu có một số tác động làm hạn chế hoạt động sinh kế nhưng người dân trong nhóm có nguy cơ bị tổn thương có thể tự chống đỡ và phục hồi được bằng chính năng lực và kinh nghiệm của họ. Nghiên cứu này kết hợp với các dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến biến đổi khí hậu đã và đang triển khai ở cấp cộng đồng các tỉnh khác nhau ở ĐBSCL. Hình 2 là bản đổ một số dự án của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) liên quan đến biến đổi khí hậu và sinh kế người nghèo mà nghiên cứu này đã tham gia một phần theo các phương pháp tiếp cận kể trên. 3
  4. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6 Các hoạt động nghiên cứu và triển khai này đã được tổng hợp (DRAGON – SRD – AFAP, 2013). Các dữ liệu khảo sát được sử dụng như là các nghiên cứu điển hình (case studies), thống kê, phân loại, so sánh và đánh giá. Hình 2: Bản đồ các dự án liên quan đến ảnh hưởng biến đổi khí hậu lên sinh kế (Nguồn: DRAGON – SRD – AFAP, 2013, có bổ sung) 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Xu thế của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL Biểu hiện các thay đổi bất thường thiên tai và biến đổi khí hậu thường phải được theo dõi, ghi nhận và phân tích qua một chuỗi thời gian dài (Tuan and Suppakorn, 2011). Các số liệu quan trắc từ các trạm khí tượng - thủy văn và các báo cáo hằng năm của Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão và tìm kiếm Cứu nạn là những tài liệu thứ cấp, có tính tổng quan. Bên cạnh đó các ghi nhận ý kiến người dân qua các cuộc thảo luận nhóm trong cộng đồng cấp xã, huyện cho những chứng cớ từ thực tế kinh nghiệm. Qua nhiều đợt điều tra về tác động của biến đổi khí hậu lên sinh kế của các hộ nông dân ở các tỉnh của Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ cho thấy, trong khoảng 5 – 10 năm qua, thời tiết ở khu vực biến đổi khá bất thường và gây nhiều tác hại đến cuộc sống và thành quả sản xuất của người dân. Ở ĐBSCL, các xu thế biến đổi khí hậu được có thể được tóm lược ở bảng 1. 4
  5. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6 Bảng 1: Xu thế thay đổi khí hậu và các thiên tai khác ở ĐBSCL trong 3 thập kỷ sắp tới Yếu tố khi hậu Xu thế Khu vực bị tác động chủ yếu Nhiệt độ max, min, trung bình mùa An Giang, Đồng Tháp, Long An,  khô và mùa mưa Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang Số ngày nắng nóng cao Các vùng giáp biên giới với  (nhiệt độ trung bình > 35°C) Cambodia, vùng Tây sông Hậu Lượng mưa đầu mùa (tháng 5, 6, 7)  Toàn đồng bằng SCL Lượng mưa cuối mùa (tháng 8, 9, 10)  Các vùng ven biển ĐBSCL Lốc xoáy – gió lớn – sét  Các vùng ven biển, hải đảo ĐBSCL Mưa lớn bất thường Các vùng ven biển bán đảo Cà Mau,  (mưa > 100 mm/ngày) vùng giữa sông Tiền và sông Hậu Các vùng ven biển bán đảo Cà Mau, Áp thấp nhiệt đới và bão ven biển  vùng giữa sông Tiền và sông Hậu Lũ lụt (diện tích ngập ứng và số ngày Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp  bị ngập trên 0,5 m) mười, vùng giữa sông Tiền và Hậu Nước biển dâng - Xâm nhập mặn  Các tỉnh ven biển Các tỉnh ven biển, vùng giữa sông Sạt lở (ven sông và ven bờ biển)  Tiền và sông Hậu Tác động của triều cường  Toàn đồng bằng Mực nước ngầm  Toàn đồng bằng (Nguồn: Tuan et al., 2013) 3.2 Nhận diện các loại hình sinh kế bị tác động của biến đổi khí hậu Một ghi nhận rõ nét là dầu người dân Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều kinh nghiệm thích nghi và đối phó với lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, đất chua phèn. Tuy nhiên, hiểu biết về biến đổi khí hậu đối với họ vẫn còn khá mới mẻ và họ vẫn chưa có một kế hoạch cụ thể trước mắt hoặc dài hạn cho việc đối phó hay thích nghi cho hiện tượng này. Với tổng số người được điều tra và tham gia thảo luận nhóm ở cộng đồng liên quan đến tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu trong 3 năm (2011, 2012 và 2013) là hơn 400 người, kết quả cho thấy nhóm đối tượng bị nhiều tổn thương nhất được các thảo luận nhóm thống nhất sắp xếp là (nói chung cho cả vùng đô thị và nông thôn): (i) người nghèo; (ii) trẻ con; (iii) người già; (iv) người khuyết tật; (v) phụ nữ đơn thân; và (vi) người dân tộc thiểu số. 5
  6. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6 Các hộ nghèo, buôn bán nhỏ, ruộng đất ít, thiếu vốn chịu nhiều tổn thất do yếu tố khí hậu. Các bệnh liên quan đến thời tiết, nguồn nước chiếm vị trí cao trong thống kê điều tra bệnh tật vùng nông thôn (Bảng 2). Theo người dân, thời tiết bất thường trong năm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian của họ và gây hệ quả gián tiếp đến hoạt động sinh kế. Bảng 2: Năm loại bệnh tật thường gặp theo tỉ lệ (%) điều tra người dân vùng nông thôn ĐBSCL TT Loại bệnh Nhóm thường gặp Nguyên nhân Tỷ lệ 1 Cảm, ho, sốt Trẻ em, phụ nữ lớn tuổi Mưa - nắng thất thường 63 2 Tiêu chảy Hầu hết mọi lứa tuổi Ăn uống không vệ sinh 52 3 Phụ khoa Hầu hết phụ nữ Điều kiện sống thiếu vệ sinh 47 4 Da liễu Trẻ em, người tiếp xúc với nước Ngập úng, nước ô nhiễm 36 5 Nhứt mỏi Người già, người lao động Chuyển mùa, mưa thất thường 28 (Nguồn: Số liệu điều tra và thảo luận nhóm về tác động của biến đổi khí hậu ở các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp) Bảng 3 tổng kết các ảnh hưởng của nhân tố biến đổi khí hậu lên sinh kế người dân (chọn 5 ngành sinh kế chịu tác động theo thứ tự từ cao đến thấp) theo 3 mức độ rủi ro: cao, trung bình và thấp, có xét đến khả năng thích ứng của cộng đồng. Hình 3 là chuỗi nguyên nhân – hậu quả các tác nhân ảnh hưởng biến đổi khí hậu lên sinh kế. Bảng 3: Các xu thế biến đổi khí hậu có tác động lớn đến sinh kế người dân theo qui mô mức độ Nhóm yếu tố Các tỉnh bị Cấp Năm ngành nghề sinh kế chính khí hậu liên quan (*) ảnh hưởng nhiều rủi ro bị tác động (**) Nhiệt độ cao – Khô Tiền Giang, Bến Tre, Cao (1) Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản hạn kéo dài – Xâm Trà Vinh, Sóc Trăng, (2) Canh tác nông nghiệp nhập mặn – Triều Bạc Liêu, Cà Mau, (3) Cấp nước sinh hoạt và sản xuất nhỏ cường và Gió Kiên Giang (4) Buôn bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng chướng (5) Du lịch Bão và áp thấp nhiệt Tiền Giang, Bến Tre, Trung (1) Canh tác nông nghiệp đới gần bờ – Mưa Cà Mau, Kiên Giang, bình (2) Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản bất thường – Lốc An Giang, Cần Thơ, (3) Buôn bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xoáy – Sạt lở ven Đồng Tháp, Long An (4) Chế biến nông sản sông và bờ biển – (5) Công nghiệp – Thủ công nghiệp Ngập úng sâu vùng đô thị Lũ lụt – Cháy rừng – An Giang, Đồng Thấp (1) Canh tác nông nghiệp Sấm sét – Gió mạnh Tháp, Long An, Cà (2) Nuôi trồng thủy sản – Ngập úng trung Mau, Kiên Giang, (3) Buôn bán lẻ – dịch vụ nhỏ bình và thấp ở đô thị Vĩnh Long, Bạc Liêu (4) Chế biến nông sản - Nắng nóng (5) Xây dựng – lao động giản đơn (*) Các yếu tố khí hậu có tương quan với nhau; (**) Sắp theo thứ tự thiệt hại từ lớn đến nhỏ. 6
  7. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Khô nóng Mưa bất thường Nước biển dâng Ngập lũ Nhiễm mặn Khó khăn đi lại, buôn bán, Tôm cá và các Thay đổi độ mặn dịch vu loại thủy sản Sạt lở bị sốc nhiệt, Thiếu nước tưới sốc mặn cho cây trồng Cây trồng bị úng, Giảm diện tích Đe dọa hệ ao nuôi thủy sản bị Cấp nước sinh hoạt rừng, đất ở và sinh thái và hư hại, cá thất thoát bị hạn chế sản xuất đa dạng sinh học Giảm năng suất và sản lượng lương thực Thu hẹp ngành chế biến Giảm điều kiện sinh kế và thu nhập nông hải sản Hình 3: Chuỗi nguyên nhân – hậu quả của tác động biến đổi khí hậu lên sinh kế 7
  8. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận Nhiều bằng chứng khoa học và thực tiễn đã chứng minh rằng, thảm hoạ thiên tai và hiện tượng biến đổi khí hậu – nước biển dâng đã, đang và sẽ là một trong những nguyên nhân chủ yếu là rào cản và giới hạn cho mục tiêu Thiên niên kỷ liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Thử thách do các bất thường của khí hậu khiến các nổ lực trong cuộc chiến trường kỳ chống lại đói nghèo trở nên thiếu bền vững, tạo nên những tốn kém hơn và nhiều khó khăn xuất hiện nhiều hơn. Nghiên cứu khảo sát ở thực tế cộng đồng đã xác định giả thiết biến đổi khí hậu tạo ra những tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực cho sinh kế ở các nhóm dễ bị tổn thương, điều này đã được tổng kết qua nhiều báo cáo dự án và các lớp tập huấn cộng đồng. Đối phó với sự xâm nhập mặn và khô hạn khó khăn và tốn kém hơn việc chủ động sống chung với lũ trên cái nhìn sinh kế và đời sống. 4.2 Đề xuất các nghiên cứu tiếp Cách thức gần như duy nhất và cấp bách mà nhiều diễn đàn quốc tế đã nêu lên là các nước phải tìm cách giảm thiểu tốc độ phát thải khí nhà kính trên quy mô toàn thế giới, đồng thời phải tìm ra các giải pháp thích nghi riêng biệt với sự thay đổi khí hậu trong tương lai cho từng ngành nghề, từng nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong từng vùng ở mỗi quốc gia. Hiện nay, thử thách biến đổi khí hậu và nước biển dâng vẫn chưa nghiên cứu thấu đáo để tìm những cơ hội để khai thác những lợi thế mà nó khả năng mạng lại cho cư dân vùng có nguy cơ bị tổn thương. Điều này cần được tiếp tục đầu tư đề xuất các giải pháp khả thi. Song song với cập nhật các chính sách về quản lý thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, cần có thêm các nghiên cứu về đến kinh tế khí hậu, sẽ bao gồm hai yếu tố chính, đó là (i) nguồn kinh phí để thực hiện các kế hoạch hành động ứng phó với với khí hậu thất thường và (ii) phương cách sử dụng nguồn kinh phí đó một cách hiệu quả, công bằng và minh bạch. Các nhà môi trường cho rằng việc sử dụng các nguồn tài chính nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu phải nhắm đến các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng đa số người nghèo, giúp các cộng đồng biết xây dựng kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng và lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai một cách hiện đại và tăng khả năng, kỹ năng ứng phó với thiên tai cho từng thành viên trong cộng đồng. Việc đào tạo và cung cấp nguồn vốn giúp người nghèo có thêm các sinh kế bền vững và ít bị thiệt hại do những thay đổi của thời tiết và môi trường. Về mặt công trình, nguồn tài chính phải được sử dụng hiệu quả trong các hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông và thuỷ lợi. Trên qui mô quốc gia, các nghiên cứu chiến lược tăng trưởng xanh cần được cổ vũ. Một nền kinh tế xanh phải thoả cho 3 yêu cầu chủ yếu: (i) tối thiểu hoá sự phát thải các khí gây ra hiệu ứng nhà kính; (ii) tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và (iii) sự phát triển phải bền vững trên cơ sở tạo nên một sự công bằng chung cho toàn xã hội. 8
  9. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO DRAGON – SRD – AFAP, 2013. Tổng hợp một số hoạt động ứng phó với Biến đổi Khí hậu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Le Anh Tuan, Chu Thai Hoanh, Fiona Miller, and Bach Tan Sinh, 2008. Floods and Salinity Management in the Mekong Delta, Vietnam. In: Challenges to sustainable Development in the Mekong Delta: Regional and National Policy Issues and Research Needs, T.T. Be, B.T. Sinh and Fiona M. (Eds). The Sustainable Mekong Research Network (Sumernet)'s publication, Stockholm, Sweden. Le Anh Tuan and Suppakorn Chinvanno, 2011. Climate Change in the Mekong River Delta and Key Concerns on Future Climate Threats. In: M.A. Stewart and P.A. Coclanis (eds.), Environmental Change and Agricultural Sustainability in the Mekong Delta, Advances in Global Change Research 45, DOI 10.1007/978-94-007-0934-8_12, © Springer Science+Business Media B.V. 2011, p. 205-217. Tuan, L.A., Du, L.V. & Skinner, T. (ed), 2012a. Rapid Integrated & Ecosystem-Based Assessment of Climate Change Vulnerability & Adaptation for Ben Tre Province, Vietnam. Completed under the ‘Global Cooperation on Water Resource Management’ (WWF and Coca-Cola) and the ‘Capacity building and sustainable production’ programme (WWF – DANIDA) by World Wildlife Fund for Nature (WWF). 9 View publication stats
nguon tai.lieu . vn