Xem mẫu

  1. 1. K/n An toàn sinh học Là các biện pháp nhằm phát triển, bổ sung các chính sách, c ơ ch ế qu ản lý, công tác thiết kế và thực hành trong các cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm và cung cấp trang thiết bị an toàn để ngăn ngừa sự lan truyền tác nhân sinh h ọc nguy h ại cho con người, cho cộng đồng và môi trường sống. 2. Tại sao phải chú ý đến ATSH - PTN sinh học luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm gây b ệnh cho ng ười làm vi ệc trong phòng thí nghiệm và cộng đồng dân cư xung quanh (như vi khuẩn, nấm mốc, virus và nhiều tác nhân gây bệnh cho người và động vật). - ATSH là cơ sở để lựa chọn và tuyển dụng người có năng lực, trách nhi ệm thực thi các biện pháp an toàn để ngăn ngừa, xử lý và khắc phục nh ững rủi ro trong các hoạt động có liên quan đến các tác nhân sinh học, các sinh v ật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. - Đảm bảo an toàn trong lĩnh vực chuyển giao, xử lý và sử dụng các sinh vật biến đổi gen GMO - Bảo vệ sức khỏe con người khỏi những tác động tiêu cực có thể có trong các sản phẩm của CNSH hiện đại. 3. Lĩnh vực nghiên cứu ATSH *An toàn sinh học phòng TN - Gồm các giải pháp thiết kế PTN, chế tạo thiết bị thí nghiệm ATSH và quy t ắc hoạt động thiết bị đảm bảo an toàn sinh học. - Mục đích: Đảm bảo an toàn đối với các chất hóa học, các chất phóng xạ và vi sinh vật. - Các cấp độ an toàn của PTN VSV: • Mức cơ sở: PTN ATSH cấp 1,2. • Mức độ ngăn chặn: PTN ATSH cấp 3. • Mức độ phòng ngừa cao nhất: PTN ATSH cấp 4. - Nguyên tắc thiết kế PTN an toàn sinh học xoay quanh khả năng ch ống nhiễm, diện tích,thiết kế tường,sàn, vật liệu thiết kế, hệ thống đi ện, n ước, x ử lý ch ất thải, an ninh, các thiết bị hóa chất dùng trong PTN. - Quy tắc vận hành PTN an toàn sinh học gồm các quy định, quy trình vận hành, yêu cầu bảo hộ đối với nhân viên PTN, sức khỏe người làm việc trong PTN. - Thực tế có nhiều bệnh dịch nguy hiểm bắt nguồn từ PTN. *An toàn sinh học vi sinh vật - Vai trò: • Chuyển hóa hợp chất trong tự nhiên • Sản xuất sản phẩm sinh học có giá trị cao trong y học. • Sản xuất chế phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp. • Vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. • Nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho người, động vật. - An toàn sinh học vi sinh vật: Các tác nhân gây bệnh cho người, động vật , cây trồng được phân loại trên cơ sở mức độ gây bệnh, mức độ của nguy cơ gây hại. Phân loại tác nhân: • Bình thường: chia làm 4 cấp • Nhóm rủi ro 1: gồm VSV gây rủi ro cho cá nhân và cộng đồng thấp.
  2. • Nhóm rủi ro 2: gồm các VSV gây rủi ro TB cho cá nhân ng ười làm vi ệc, gây r ủi ro ở mức hạn chế cho cộng đồng • Nhóm rủi ro 3: VSV gây rủi ro cap cho cá nhân, gây rủi ro cho cộng đồng thấp • Nhóm rủi ro 4: VSV gây rủi ro cao cho cá nhân và cộng đồng • Không bình thường: gồm một số tác nhân gây bệnh th ần kinh tiến tri ển nhanh như bệnh nhũn não, bò điên... *ATSH DNA tái tổ hợp - DNA tái tổ hợp là sản phẩm của con người tạo nên từ các phân tử DNA từ các nguồn vật liệu khác nhau  tạo nên GMO - GMO (sinh vật biến đổi gen) là các sinh vật :  Có gen bị biến đổi( thay đổi cấu trúc bộ gen)  Tiếp nhận những gen mới từ các sinh vật khác do tác động của con người.  GMO gồm: thực vật, động vật, vi sinh vật.  GMO xuất hiện hơn 2 thập kỷ nay, ngày càng phát triển, đạt đ ược nhi ều thành tựu. - GMF (Thực phẩm biến đổi gen): là thực phẩm có nguồn gốc m ột ph ần hoặc toàn bộ từ sinh vật biến đổi gen, hay thực phẩm có gen bị biến đổi. - Lợi ích của sinh vật biến đổi gen  Cung cấp nguồn lương thực cần thiết cho tương lai  Tăng cường chất lượng thực phẩm  Ứng dụng trong công nghiệp như cồn sinh học, dầu thực vật, các sợi sinh học…  Sản xuất ra các dược phẩm giúp phòng chống một số bệnh: ti ểu đ ường, ung thư, đột quỵ…, tăng khả năng chăm sóc sức khỏe  Tạo các chất hóa học ít gây ô nhiễm môi trường, dễ kiểm soát  Góp phần ổn định các lợi ích kinh tế - Rủi ro từ sinh vật biến đổi gen  Đối với sức khỏe con người: khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể.  Đối với đa dạng sinh học:Có thể làm giảm tính đa dạng sinh học của loài cây chuyển gen, làm xuất hiện loài cỏ dại, sâu bệnh, mầm bệnh mới.  Đối với môi trường : làm mất cân bằng hệ sinh thái, sinh học *Quản lý ATSH trên thế giới: Quản lý an toàn sinh học (ATSH) gồm nh ững hành động/biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ những rủi ro ti ềm ẩn do công ngh ệ sinh học hiện đại và các sản phẩm của chúng gây ra. *Sự cần thiết đối với quản lý ATSH: • Sinh vật biến đổi gen đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ. • Nhu cầu nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học là nhu cầu cấp bách. • Ngày càng xuất hiện nhiều vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm. • Vũ khí sinh học đang trở thành nỗi lo ngại đối với cộng đồng quốc tế. Với mục đích • Đảm bảo sự đa dạng sinh học trên thế giới • Đảm bảo quy tắc chung trong buôn bán, vận chuyển các giống VSV, gi ữa các khu vực, đảm bảo an toàn cho con người Quản lý an toàn sinh học bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ các nghiên cứu và sử dụng các vi sinh vật có hại, sử dụng các thuốc trừ sâu và thuốc hóa h ọc trong nông nghiệp, các chính sách xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường sinh
  3. thái…, trong đó quản lý sinh vật biến đổi gen và các sản ph ẩm có ngu ồn g ốc t ừ sinh vật biến đổi gen được chú trọng nhất. - Nhận thức ATSH là vấn đề có tính quốc tế quan trọng, năm 1983, T ổ ch ức y t ế thế giới WHO đã xuất bản lần đầu cuốn “Sổ tay an toàn sinh h ọc phòng thí nghiệm” - Ngày 4 tháng 6 năm 1992 tại Rio de Janero, trong hội nghị c ủa liên h ợp qu ốc thông qua công ước Quốc tế về đa dạng sinh học - Năm 2000 tại Montreal, Nghị định thư về An toàn sinh học được hoàn thiện và thông qua, gọi là nghị định thư Cartagena - Từ năm 1986, ở Mỹ bắt đầu thử nghiệm và áp dụng các luật có liên quan đ ể kiểm soát cây trồng biến đổi gen, đưa các sản phẩm biến đổi gen và th ương mại hóa… - Năm 1991, Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra các chính sách quản lý ch ặt ch ẽ và hạn chế nhập khẩu cũng như buôn bán các sản phẩm biến đổi gen - Canada • 1993: công bố khung quản lý các sản phẩm Công nghệ sinh học, • 1994 Chính phủ cho phép sử dụng một số loại sản phẩm biến đổi gen GMO. - Trung Quốc • 1996: ban hành một số quy chế quản lý các sinh vật biến đổi gen • 1997: cho phép thử nghiệm các loại cây trồng biến đổi gen • 1998: ban hành Quy chế hướng dẫn quản lý an toàn thuốc lá chuyển gen • 2001: ban hành một số Quy chế Quản lý an toàn GMO trong nông nghiệp - Nhật Bản đã xây dựng và thông qua các hướng dẫn sử dụng GMO trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp thực phẩm vào năm 1987 - Năm 2000: Chính phủ Australia ban hành Luật Công nghệ di truy ển và thành l ập hội đồng tư vấn về kỹ thuật di truyền (GMAC). GMAC ban hành các Quy đ ịnh về phòng thí nghiệm nghiên cứu GMO; Quy định về sử dụng GMO; Quy đ ịnh về thử nghiệm GMO trên đồng ruộng và sản xuất thương mại. - 1991: Philippin đưa ra các văn bản quy định về ATSH, trong phòng thí nghi ệm nghiên cứu GMO và đưa GMO vào sản xuất - 1998: Malaysia ban hành văn bản hướng dẫn quốc gia về sử dụng GMO - 2000: Thái La đã áp dụng hướng dẫn ATSH phòng thí nghiệm , thử nghiệm đồng ruộng và kiểm soát an toàn các sản phẩm biến đổi gen - Một số nước khác như Việt Nam, Lào, Campuchia…đang ở giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm GMO và xây dựng các hệ thống quản lý GMO.
nguon tai.lieu . vn