Xem mẫu

  1. AI CẬP THUỘC CHÂU NÀO? Lưu vực sông Nil – chiếc nôi của một trong những nền văn minh cổ vĩ đại nhất, Ai Cập là đất nước ở đông bắc châu Phi và tây nam châu Á, được Địa Trung Hải bao bọc ở phí Bắc và Hồng Hải ở phía Đông. Tây giáp Libia, nam giáp Sudan, đông bắc giáp Israel. Chưa đến 10% diện tích đất nước có người ở và được khai khẩn – đó là các thung lũng và châu thổ sông Nil, các vùng đất dọc kênh Suez và các ốc đảo sa mạc. Sa mạc phủ hơn 90% diện tích, toàn bộ miền Tây là sa mạc Libia, tức là một phần của Sahara, trong sa mạc có lòng chảo Cattara mênh mông. Cao độ dưới lòng chảo thấp hơn mực nước biển 113m. Các sa mạc Ả Rập và Nubi phân bố trên vài cao nguyên này nâng dần từ lưu vực sông Nil lên đến phía đông và đổ gấp về phía Hồng Hải. Phía bắc bán bảo Sinai ( rìa tây bắc của đất nước) là bình nguyên sa mạc, ở phía nam núi vượt cao lên. Một trong các núi là Sinal. Chính ở đó theo sách Huấn Ca ( Cựu ước), nhà tiên tri Moise được Chúa trời ban cho Mười Điều răn. Khí hậu đất nước có đặc trưng mùa hè nóng, mùa đông mát. Ở vùng bờ Địa Trung
  2. Hải mùa hè hơn 30º C, mùa đông gần 15 ºC. Ở các vùng sa mạc dao động nhiệt độ thấy rõ hơn ( mùa hè đến 45ºC, còn mùa đông 0ºC) Bờ biển phía bắc là vùng ẩm thấp nhất, về phía nam lượng mưa giảm nhanh. Ở nhiều nơi vài năm mới có mưa một lần. Sông Nil cắt đất nước từ nam đến bắc, đã và đang giữ vai trò tối cao quan trọng trong sinh hoạt của Ai Cập. Từ sudan đến Cairo sông chảy trong thung lũng hẹp khoét sâu trong đá. Hồ chứa Naser xuất hiện sau khi hoàn thành công trình đập Asuan trên sông Nil ( 1960 – 1970), là một trong những thủy vực nhân tạo lớn nhất thế giới. Về phía bắc Cairo là châu thổ sông Nil mênh mông hình chiếc quạt, lấn sâu vào Địa Trung Hải đến 250km. Phần lớn dân cư, các thành phố lớn và những vùng đất phì nhiêu nhất đều nằm ở châu thổ sông Nil. Dân cư Ai Cập gồm vài sắc tộc, đa số là người Ai Cập ( dân gốc trước thời người Ả Rập) và người Ả Rập, họ đã xâm chiếm đất nước vào thế kỷ thứ 7. Một phần nhỏ gồm dòng dỏi của người Hy Lạp, La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ, họ cũng là những người đã chinh phục Ai Cập. Một dân tộc dù là rất ít, nhưng rất quan trọng là các bộ lạc Nubi sống dọc thung lũng sông Nil về phía nam ( khi xây dựng hồ chứa nhiều làng của họ bị ngập nước) và dân tộc Beduin sống du mục trong sa mạc. Lịch sử Ai Cập gắn liền với sông Nil, từ thời cổ xưa dòng sông đã nuôi sống nền kinh tế, xã hội , chính trị và cả tín ngưỡng. Vào thiên niên kỷ thứ 5 TCN ở lưu vực sông Nil tồn tại vài quốc gia độc lập. Đến giữa thiên niên kỷ thứ 4 xuất hiện 2 quốc gia lớn nuốt chửng các quốc gia nhỏ, ở một châu thổ sông Nil, một ở thượng nguồn. Khoảng năm 3200 TCN vương quốc Thượng ( nam ) và Hạ ( bắc) thống nhất dưới quyền lực của một pharaon. Thời gian này các nhà bác học ghi nhận là những tượng hình đầu tiên – trên các bia tượng chúng ta đọc được tên của các vị hoàng đế. Thời kỳ tiếp theo có tên là Đế quốc cổ ( 2755 – 2255 TCN), đây là thời gian cai quản của các triều đại thứ, 3,4,5 và 6 có thủ đô Memphis nằm xích về phía nam của Cairo ngày nay. Từ thời này quyền lực của pharaon trở nên tuyệt đối, họ được coi
  3. như chúa trời. Vào thế kỷ thứ 27 TCN kim tự tháp đầu tiên ( hầm mộ của các đế vương) được xây dựng. Trong 500 năm tiếp theo sự hùng mạnh của các pharaon phát triển, các kim tự tháp và đền thờ cũng cao hơn và hùng vĩ hơn. Quyền lực của pharaon đạt đến tột đỉnh vào những năm cai trị của triều đại thứ 4 ( Keop, Kefren và các kim tự tháp khác), chính lúc đó ở Giza xây dựng kim tự tháp nổi tiếng nhất, làm một trong bảy kỳ quan của thế giới. Vào thời kỳ của đế quốc Trung Ai Cập ( năm 2134 – 1784 TCN) tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược có hiệu quả, mở rộng lãnh địa ra phía tây nam. Các pháo đài hùng mạnh được xây dựng vào thời kỳ mới. Vào thời của đến quốc Mới ( 1580 – 1085 TCN) Ai Cập trở thành quốc gia hùng mạnh nhất ở Đông Địa Trung Hải, vào thời của Pharaon Tutmos I biên giới của Ai Cập vượt khỏi ngưỡng thứ 3 của sông Nil. Tutmos III tiếp tục xâm lược, đến cuối thời cai trị của ông, lãnh thổ Ai Cập kéo dài từ rìa bắc Syria đến ngưỡng thứ 4 của sông Nil. Thay đổi hơn 50 pharaon thuộc 30 triều đại và 2700 năm trôi qua cho đến khi Alexander Đại đế kéo quân vào Ai Cập năm 322 TCN, thiết lập nền hệ thống lâu dài của ngoại bang. Alexander để viên tướng của mình là Cleolen ở lại cai quản Ai Cập. Viên tướng này nổi tiếng hơn dưới cái tên Ptolemei I, dưới triều đại của họ Ptolemei Ai Cập trở thành một thế lực đáng sợ. Ảnh hưởng của Ai Cập kéo dài đến những vùng đáng kể của Syria, Tiểu Á, Libia, Cyprus và các vùng đất khác. Đến cuối thế kỷ 1 đất nước vẫn giữ được thể chế và sự giàu có của mình, nhưng dần dần nhường một phần lãnh thổ cho La Mã. Tên gọi vang như sấm cuối cùng của triều đại Ptolemei là nữ hoàng Cleopatre. La Mã cai trị Ai Cập gần 700 năm, Thủ đô đế quốc trong các mẫu quốc lớn nhất, là trung tâm buôn bán quan trọng của các nước Địa Trung Hải, Ấn Độ và các quốc gia Ả Rập. Dân cố của thủ đô đạt đến 300,000 người ( không kể nô lệ), vào thời La Mã, ở biên giới yên bình này, chỉ đôi khi người Ethiopi quấy nhiễu các vùng phía nam.
  4. Vào thời Ptolemei, người Hy Lạp, Do Thái và cả một số dân tộc khác đến định cư ở Ai Cập với số lượng khá lớn. Những thế kỷ đầu của kỷ nguyên mới, Ai Cập trở thành một trong những trung tâm Kito giáo tiên khởi. Thế kỷ thứ 5, giáo hội Copt của Ai Cập tách khỏi giáo hội Kito chính thống. Giữa thế kỷ thứ 7, Ả Rập chiếm Ai Cập và đưa vào tín ngưỡng mới ( Islam). Bắt đầu một chương mới của lịch sử Ai Cập mặc dù bên ngoài không có một sự thay đổi nào. Dinh thự của quan tổng trấn vẫn đóng ở Alexander như trước, từ đó điều hành các tỉnh. Sau này thủ đô chuyển về chỗ mới, cách Cairo về phía nam không xa, gọi là Al – Fustat. Dần dần làn sóng di dân Ả Rập lớn mạnh và tiếng Ả Rập thay tiếng Copt trong các tài liệu chính thức đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của đạo Islam gần như toàn bộ dân cư và xóa luôn tiếng Copt. Từ thế kỷ thứ 8 đến 11 thay đổi hết triều đại Ả Rập này đến triều đại Ả Rập khác ( Abbasid, Fatimid), lần nào cũng diễn ra các cuộc chiến tranh đẫm máu. Thế kỷ 11 bắt đầu những cuộc Thập tự chinh của các hiệp sĩ châu Âu. Họ thiết lập sự thống trị của mình ở các vùng phía bắc Ai Cập được vài lần. Vào nửa sau thế kỷ 12, quan thượng thư Saladdin đánh đuổi những tín đồ Kito giáo ra khỏi Ai Cập và sua đó hình thành triều đại mới Aijubid. Cuối thế kỷ 15, Aijubid bị những nô lệ Mameluk phục vụ trong quân đội của vương quốc đạo Islam lật đổ. Hai triều đại của họ cầm quyền cho đến năm 1517, khi Ai Cập không chống nổi cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Trên danh nghĩa, Ai Cập trở thành một bộ phận của đế quốc Osman đến năm 1915, nhưng thực tế quyền lực của Thổ kết thúc sớm hơn nhiều – vào giữa thế kỷ 17. Từ lúc đó quyền lực thực tế rơi vào tay các tiểu vương Mameluk hoặc bei, họ đã khéo léo lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của đế quốc rộng lớn. Thương mại phồn thịnh là đặc trưng của thế kỷ 16 – 18. Năm 1789 Ai Cập bị Pháp thời Napoleon xâm lược, nhưng năm 1801 quân Pháp bị đuổi khỏi đất nước. Bốn năm sau, tướng Muhamed Ali người Thổ gốc Albani lên nắm chính quyền. Sự cai quản của ông rất khắc nghiệt và đã thúc đẩy kinh tế phát
  5. triển, nhưng thành công, quân sự của ông còn nổi tiếng hơn. Năm 1831 Ai Cập chiếm Syria, sau đó đánh tan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và tiến đến dần Constantinople, Nga, Anh và Pháp buộc họ phải rút lui, nhưng Syria và Crete vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ai Cập. Sau khi Muhamed Ali mất ( năm 1849), Ai Cập bắt đầu chuyển dần qua sự cai trị của Anh Quốc tuy chậm chạp nhưng chắc chắn. Sau công trình kênh Suez ( năm 1869) tài chính nhà nước bị thiếu hụt, năm 1876 hội đồng Anh – Pháp nắm quyền kiểm soát tài chính. Khi các sĩ quan Ai Cập khởi nghĩa chống lại nhà cầm quyền mới Tofik – Pasha, Tofik – Pasha cầu cứu nước Anh. Năm 1882 Anh chiếm Ai Cập. Nguyên nhân làm cho quân Anh quan tâm đến Ai Cập là con đường ngắn đến Ấn Độ qua kên đào Suez. Vài cuộc khởi nghĩa chống lại sự có mặt của Anh đã bị đàn áp, năm 1922 Anh công nhận Ai Cập là nước quân chủ độc lập, nhưng vẫn giữ nguyên can thiệp vũ trang vào công việc của đất nước này. Anh đã sử dụng quyền này không phải một lần, sự hiện diện quân sự của Anh thực tế chỉ kết thúc vào năm 1954. Năm 1956 Gamal Abdel Nasser được bầu làm tổng thống Ai Cập, thực hiện ý tưởng thống nhất Ả Rập của mình, năm 1958 Nasser thành lập nước công hòa Ả Rập. Thống nhất bằng cách sáp nhập hai quốc gia Ai Cập và Syria. Ba năm sau do bất bình về vai trò của mình trong quốc gia mới, Syria trở thành nước độc lập. Ai Cập vẫn giữ khôi liên minh bất thành này và tồn tại nhiều năm dưới tên đó. Năm 1960, Ai Cập đã quốc hữu hóa công nghiệp và hạn chế gắt gao quyền hành của các chủ điền. Nasser gọi những điều này là chủ nghĩa xã hội Ả Rập, đối với việc lưu thông tàu Israel và yêu cầu Liên Hiệp Quốc rút quân đội quốc tế khỏi biên giới Israel, Isael cho rằng Ai Cập chuẩn bị xâm lược và tấn công trước. Trong vòng gọi là cuộc chiến 6 ngày đêm, quân Israel phá hủy các sân bay Ai Cập và đóng quân trên đảo Suez và đóng cửa kênh.
  6. Năm 1970 Nasser bất ngờ qua đời, Alwer Al – Sadat lên thay. Mối quan tâm chính của ông là vấn đề kênh Suez, ông đã thực hiện vài kế hoạch chiếm lại kênh Suez nhưng không thành. Kênh hoạt động trong vòng vài năm, do việc này, nhiều nước bị lỗ lớn. Mỹ tìm được lối thoát ra khỏi ngõ cụt, nhờ cách ngoại giao con thoi của Henri Kissinger, Ai Cập và Israel đã ngồi vào bàn đàm phán và quyền kiểm soát kên Suez được trả lại cho Ai Cập. Tháng 3 – 1979 ở Trại David ( Mỹ ) hai nước ký hòa ước mà nhiều quốc gia Ai Cập khác không nhiệt tình ủng hộ. Tổng thống kế tiếp là Hosni Moubarak dần dần ổn định quan hệ với các láng giềng. Năm 1989 Ai Cập lại được nhận vào Liên minh các quốc gia Ả Rập nên Ai Cập không bị cản trở trong việc tham gia cuộc chiến tranh vùng vịnh Persic chống Irắc năm 1991. Nhờ đó Ai Cập được tha khoảng một nửa số nợ các nước phương tây ( 20,2 tỷ đô la) và được gia hạn số tiền còn lại. Tên gọi: Nước Cộng hòa Ai Cập ( Ả Rập cũ là Cộng hòa Ả Rập thống nhất). Diện tích. 1.001.450km2. Dân số ( 1999) 64.792.000 người. Thành phần dân tộc, các dân tộc Đông Hamit ( Ai Cập, Beduin, Berber) 99%, Hy Lạp, Nubi, Pháp - 1%. Các ngôn ngữ chính. Tiếng Ả Rập ( chính thức), Anh, Pháp - Tín ngưỡng chính, đạo Islam. Nguyên thủ quốc gia. Tổng thống. Quyền lập hiến. Quốc hội và Hội đồng cố vấn. Đơn vị hành chính. 26 tỉnh - Khoáng sản , Dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, phosphor, mangan, kẽm, chì, thạch cao, hoạt tính. Cairo ( 6.800.000 người) - Thủ đô, thành phố lớn nhất nước và châu lục, trung tâm thương mại công nghiệp và quan trọng. Nằm trên hai bờ sông Nil, gần ranh giới châu Âu và chiếm diện tích hơn 453km2. Trung tâm buôn bán của Cairo nằm quanh quảng trường Tachrir ở bờ đông cửa sông. Ở phía nam, trong khu tín đồ Islam là Cairo cũ, nơi tập trung phần lớn các tượng đài kiến trúc, kể cả những tượng đài cổ nhất. Cộng đồng Copt của Cairo cũng nằm ở đây. Alexandria ( 3.380.000 người) - Thành phố lớn thứ hai của Ai Cập, cảng biển lớn nhất, nằm ở châu thổ sông Nil, trên eo ngăn cách Địa Trung Hải với hồ Mariot. Thành phố được Alexander Đại đế thành lập năm 332 TCN, kè đá
  7. khổng lồ dài 1,6km, gọi là Gheptastadium, nối liền lục địa với đảo Faros tạo nên vũng lớn. Trên đảo tự dựng lên ngọn hải đăng hùng vĩ, một trong 7 kỳ quan của thế giới. Vào thời Ptolemei, thành phố trở thành trung tâm khoa học và văn học của thế giới cổ. Thư viện Alexandria nổi tiếng chứa gần 500.000 bản sách. Tiếc thay một trận hỏa lớn đã tiêu hủy thư viện và toàn bộ kho báu, vào thời cai trị của La Mã Alxandria là trung tâm thương mại lớn nhất. Thế kỷ thứ 7, Ả Rập xâm chiếm và cướp bóc thành phố, sau đó phá hủy. Giza ( 2.144.000 người) Thủ phủ của một tỉnh cùng tên, ngoại thành tây nam của Cairo, thành phố lớn thứ 3 của Ai Cập, trung tâm thương mại văn hóa quan trọng. Thành phố lớn lên trong thời cai quản của triều đại thứ 4 của các pharaon ( năm 2680 - 2544 TNC). Ở các vùng ngoại ô của Giza có những tượng đài nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ, tượng Nhân sư ( năm 2565 TCN), các kim tự tháp Keop, Kefren và Menkaur. Hệ thống tiền tệ. 1 pound = 100 piaster.
nguon tai.lieu . vn