Xem mẫu

  1. Ai Cập (Arập: Jumhūrīyah Mişr al - 'Arabīyah; A. Arab Republic of Egypt - Cộng hoà Arập Ai Cập), quốc gia ở đông Bắc Phi và trên bán đảo Xinai (Sinai) thuộc Châu Á. Giáp Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Ixraen, Xuđăng, Libi. Kênh đào Xuyê (Suez) cắt ngang qua lãnh thổ và nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ. Diện tích 997,7 nghìn km2. Dân số 68,185 triệu (2003). Người Arập (Arabes) chiếm 99,9%. Dân thành thị 43%. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập (Arabe). Tôn giáo: đạo Hồi 90%. Phân chia hành chính: 25 tỉnh. Đứng đầu Nhà nước là tổng thống. Đứng đầu Chính phủ là thủ tướng. Cơ quan lập pháp là Quốc hội, một viện. Thủ đô: Cairô (Cairo; 6,789 triệu dân, kể cả ngoại ô 10,345 triệu dân). Các thành phố chính: Alêchxanđri (Alexandrie; 3,3 triệu
  2. dân; 1996), Po - Xait (Port - Said; 470 nghìn dân), Axuan (Assouan; 974 nghìn dân). Hầu hết lãnh thổ AC nằm trong đới hoang mạc chí tuyến (2/3 diện tích lãnh thổ). Địa hình phần lớn là cao nguyên (chiếm 90% diện tích lãnh thổ, cao 300 - 1.000 m); các cao nguyên thuộc hoang mạc Libi, Arập và Nubi (Nubie). Độ cao tăng dần về phía đông và đạt tới trên 2.000 m ở sát bờ Biển Đỏ và vịnh Xuyê (Suez), sườn phía biển dốc đứng. Đỉnh cao nhất là Juban Katơrina (Jubal Kātrinā; 2.637 m). Giữa cao nguyên hoang mạc Libi và Arập là thung lũng Arin (Arin) và thung lũng sông Nin (Nil; đoạn chảy qua AC dài 1.200 km). Đồng bằng duyên hải phía tây bắc rất thấp, nằm dưới mực nước biển. Khoáng sản: photphorit, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, khí đốt. Khí hậu hoang mạc, biên độ nhiệt ngày đêm lớn. Nhiệt độ trung bình tháng giêng 11 - 12 oC ở phía bắc, 15 - 16 oC ở phía nam; tháng bảy 25 - 26 oC ở phía bắc, 30 - 34 oC ở phía nam. Phần lớn lãnh thổ có lượng mưa trung bình năm dưới 100 mm, vùng gần Địa Trung Hải 200 - 400 mm. Sông chính: sông Nin là sông có nước thường xuyên duy nhất; đập Axuan (Assouan) đã tạo nên hồ chứa nước Naxe (Nasser). AC có kim tự tháp – kì quan thế giới. Vùng nông nghiệp chính là châu thổ và thung lũng sông Nin. Nông nghiệp chiếm 16% GDP và 29,4% lao động. Công nghiệp chiếm 23% GDP và 18% lao động. GNP đầu người 1.290 USD (1998). GDP đầu người 4.317 USD (2005). Sản phẩm nông nghiệp chính (1999): mía 14,5 triệu tấn, lúa miến 6,35 triệu tấn, gạo 5,9 triệu tấn, cà chua 5,9 triệu tấn, ngô 5,5 triệu tấn. Chăn nuôi: cừu 4,4 triệu con, dê 3,3 triệu con, trâu bò 3,2 triệu con, gà 87 triệu con. Gỗ tròn: 2,8 triệu m3. Cá đánh bắt 310 nghìn tấn. Sản phẩm công nghiệp: khai thác cao lanh 258,7 triệu tấn, thạch anh 90,4 triệu tấn, fenpat 53,7 triệu tấn. Sản xuất xi măng 17,2 triệu tấn, đường 1,13 triệu tấn, vv. Năng lượng: điện 48,86 tỉ kW.h, than 1,54 triệu tấn, dầu thô 323 triệu thùng, khí tự nhiên 13,568 tỉ m3. Các trung tâm công nghiệp: Cairô, Alêchxanđri, Po - Xait, Xuyê, Axuan, vv. Giao thông (1998): đường sắt 4,81 nghìn km, đường bộ 64 nghìn km (rải nhựa 78%). Xuất khẩu (1995 - 96): 4,592 tỉ USD (dầu và các sản phẩm của dầu 48,5%, vải và quần áo 12,5%, kim loại cơ bản 5,4%);
  3. bạn hàng chính: Italia 18,6%, Hoa Kì 11,1%. Nhập khẩu: 13,826 tỉ USD (máy móc và thiết bị vận tải 29,7%, thực phẩm 20,9%, sắt thép 9,5%, dược phẩm 3,9%); bạn hàng chính: Hoa Kì 18,9%, Đức 9,6%, Italia 7,6%. Đơn vị tiền tệ: đồng pao Ai Cập (Egyptian Pound; £E). Tỉ giá hối đoái: 1 USD = 3,66 £E (10.2002). Nhà nước cổ đại AC với hơn 30 triều pharaông (vua), xuất hiện từ thiên niên kỉ 4 - 3 tCn. AC là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, có nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học và nghệ thuật, nhưng cũng là nạn nhân của nhiều cuộc xâm lược: năm 30 tCn. là một tỉnh của đế chế La Mã, từ 395 đến 639 thuộc đế chế Byzantin (Byzantine), từ 1517 thuộc đế chế Ôttôman (Ottoman). Trên thực tế, từ thế kỉ 18 do các tiểu vương Mamơluc (Mameluke) cai trị. Năm 1882, Anh xâm lược.
  4. Là nước theo quy chế bảo hộ năm 1914. Năm 1922, tuyên bố là vương quốc độc lập trên danh nghĩa, nhưng vẫn lệ thuộc Anh. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng 7.1952 do Naxe (G. A. Nasser) đứng đầu, AC tuyên bố là nước cộng hoà độc lập (1953), quốc hữu hoá kênh đào Xuyê (1956). Chính phủ Naxe đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế - xã hội tiến bộ. Sau khi Naxe qua đời, Xađat (al - Sadate) thay thế (1970 - 81). Năm 1981, Xađat bị ám sát, Mubarăc (H. Mubārak) thay thế. Ngày Quốc khánh 23.7. (1952). Thành viên của Liên hợp quốc từ 24.10.1945, của Phong trào các Nước Không liên kết và của Liên đoàn các Nước Arập. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1.9.1963. Ai Cập
nguon tai.lieu . vn