Tài liệu miễn phí Địa Lý

Download Tài liệu học tập miễn phí Địa Lý

Khảo sát thành phần và hàm lượng các lớp chất trong lipit tổng của một số loài san hô Việt Nam

Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thành phần, hàm lượng lipit, axit béo của 8 mẫu san hô Việt Nam. Hàm lượng lipit tổng của các mẫu san hô nghiên cứu dao động từ 10,1 đến 20,4%, axit béo thiết yếu không bão hòa dãy (n-3), (n-6) chiếm ưu thế với tỉ lệ cao ở cả các loài chứa zooxanthellae và không chứa zooxanthellae, ở 5 mẫu san hô có zooxanthellae trong lớp chất lipit phân cực đều có mặt những lipit phân cực điển hình PC, PE, PI, PS, LPC, LPE, LPS, DPG, CAEP.

10/21/2018 4:31:58 PM +00:00

Xác định hệ số phản hồi âm của cá khế alepes djeddaba (forsskål, 1775) bằng phương pháp ex situ ở biển Việt Nam

Thí nghiệm được thực hiện trong lồng cá thí nghiệm với kích thước 4m × 4m × 10m và bằng thiết bị thuỷ âm SIMRAD EK-60 ở tần số 38kHz. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được phương trình tương quan của hệ số phản hồi âm với chiều dài của cá khế: TS=20LogL - 65,4. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các thông số sinh học của cá thí nghiệm đến phương trình tương quan hệ số phản hồi âm, như sau: TS = 20LogL - 77,9 - 6,0CF + 0,5LI + 1,5GSI + 2,8SBI. Ảnh hưởng của các thông số sinh học đến phương trình tương quan hệ số phản hồi âm được xếp theo thứ tự: hệ số điều kiện (CF) > hệ số bóng bơi (SBI) > hệ số thành thục (GSI) > hệ số gan (LI).

10/21/2018 4:31:45 PM +00:00

Thành phần loài và hiện trạng khai thác cá mú giống ở vịnh Quy Nhơn, Bình Định

Cá Mú giống khai thác tự nhiên đã cung cấp nguồn giống quan trọng cho việc phát triển nuôi cá thương phẩm. Nguồn cá Mú giống khai thác tự nhiên ở vùng vịnh Quy Nhơn bước đầu xác định 5 loài là cá Mú Chấm Vạch (Epinephelus amblycephalus), cá Song Gio (Epinephelus awoara), cá Song Nâu (Epinephelus bruneus), cá Mú Điểm Gai (Epinephelus malabaricus) và cá Song (Epinephelus sp); trong đó cá Mú Điểm Gai chiếm tỉ lệ khá cao trên 30%. Vùng khai thác cá Mú giống vùng ven bờ phía Bắc và phía Tây của vịnh, nơi tập trung khai thác ở ven bờ đá phía Tây vịnh, từ Ghềng Ráng kéo dài vào đến khu vực phía Nam. Ngư cụ khai thác cá Mú giống chủ yếu bằng chà đèn và chà dây.

10/21/2018 4:31:31 PM +00:00

Bằng chứng trọng lực về đứt gãy Thuận Hải - Minh Hải và hệ thống đứt gãy trên thềm lục địa Nam Trung Bộ và nam Việt Nam

Trong nghiên cứu này, đã áp dụng phương pháp, mô hình mới minh giải nguồn tài liệu trọng lực hiện có trong khu vực nghiên cứu. Phương pháp lọc trường theo tần số, phương pháp gradient ngang, gradient ngang trọng lực cực đại được sử dụng để xác định vị trí cũng như là đặc điểm cấu trúc của hệ thống các đứt gãy chính trên thềm lục địa Nam và Nam Trung Bộ Việt Nam. Đồng thời tìm ra bằng chứng trọng lực làm sáng tỏ vấn đề có tồn tại hay không tồn tại đứt gãy được gọi là “Thuận Hải - Minh Hải”

10/21/2018 4:31:15 PM +00:00

Ứng dụng máng sóng số nghiên cứu sóng tương tác với đê chắn sóng

Bài báo tình bày các kết quả ứng dụng máng sóng số vào thí nghiệm sóng tương tác với đê chắn sóng hỗn hợp. Trước tiên, khái niệm về máng sóng số và cơ sở khoa học xây dựng máng sóng số được trình bày. Sau đó, các điều kiện thí nghiệm số kết hợp với thí nghiệm vật lý về sóng tương tác với đê chắn sóng được trình bày.

10/21/2018 4:30:56 PM +00:00

Ảnh hưởng của một số yếu tố khí tượng hải văn đến đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng cửa sông Bạch Đằng

Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình toán học 3 chiều (3D) để nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố khí tượng, hải văn đến đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng (TTLL) vùng cửa sông Bạch Đằng. Để thiết lập mô hình tính, các chuỗi số liệu quan trắc đã được thu thập xử lý khá hệ thống và đồng bộ để tạo ra các điều kiện biên sông của mô hình dạng chuỗi số liệu (time serial). Các biên mở biển của mô hình được tạo ra bằng phương pháp lưới lồng từ một mô hình tính rộng hơn ở phía ngoài.

10/21/2018 4:30:43 PM +00:00

Tài nguyên vị thế địa - kinh tế và địa - chính trị đảo Bạch Long Vĩ

Là một đảo nhỏ nằm gần giữa vịnh Bắc Bộ, Bạch Long Vĩ có những giá trị to lớn về tài nguyên vị thế địa - kinh tế và địa - chính trị. Về tài nguyên địa - kinh tế, đảo là một vị trí ưu tiên đối với phát triển kinh tế biển - đảo của đất nước; vị trí trung tâm trong không gian kinh tế vịnh Bắc Bộ; trực thuộc Hải Phòng - trung tâm kinh tế lớn nhất ở Duyên hải phía Bắc; địa bàn thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ biển như hậu cần nghề cá, dầu khí, du lịch, tìm kiếm cứu nạn và y tế, môi trường, ngân hàng và viễn thông... Về tài nguyên địa - chính trị, đảo có những giá trị rất lớn về khẳng định, mở rộng và đảm bảo chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; an ninh quốc phòng liên quan tới phần phía Bắc của đất nước; văn hoá biển đảo với tình yêu tổ quốc sâu đậm nơi đảo xa.

10/21/2018 4:30:24 PM +00:00

Xác định đối tượng cá dữ có thể tấn công người ở vùng biển Quy Nhơn trong năm 2009 và 2010

Các kết quả so sánh vết cắn trên người nạn nhân và mô phỏng dấu răng cá dữ đã loại trừ các loài cá chình (lịch), cá mú, cá nhồng ra khỏi danh sách các đối tượng tấn công người tắm biển ở vùng biển Quy Nhơn (Bình Định) trong năm 2009 và 2010. Từ đó đã xác định nhóm cá tấn công người là cá mập. Các phân tích khoảng cách các răng hàm cá mập và dấu răng trên người nạn nhân cũng cho thấy 2 loài cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias) và cá nhám thu (Isurus oxyrinchus) không phải là đối tượng tấn công người ở vùng biển Quy Nhơn trong thời gian qua.

10/21/2018 4:30:04 PM +00:00

Đánh giá tính bền vững của cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản ven Đầm Đề Gi, tỉnh Bình Định

Đầm Đề Gi là một trong những đầm phá lớn của tỉnh Bình Định. Việc nghiên cứu, đánh giá tính bền vững cộng đồng khai thác, nuôi trồng thủy sản các xã ven đầm Đề Gi cho thấy mức độ phát triển bền vững ở mức trung bình và có nhiều tiêu chí có điểm đánh giá thấp như công tác quy hoạch còn kém, chưa có chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ và đây là khu vực chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu.

10/21/2018 4:29:53 PM +00:00

Thử đánh giá định lượng mức độ sử dụng bền vững các hệ sinh thái vùng bờ biển

Mức độ sử dụng bền vững các hệ sinh thái vùng bờ biển trong các trọng điểm nghiên cứu của một số nước tham gia dự án SECOA (Bỉ, Ấn Độ, Israel, Bồ Đào Nha và Việt Nam) đã được đánh giá trên cơ sở phân tích và tính toán các chỉ thị và chỉ số sử dụng bền vững hệ sinh thái. Kết quả phân tích và tính toán được thể hiện bằng số liệu định lượng là các giá trị của chỉ số sử dụng bền vững hệ sinh thái qua các năm trong giai đoạn đánh giá.

10/21/2018 4:29:42 PM +00:00

Biến động khả năng hấp thụ các chất hữu cơ của hệ vi khuẩn trên san hô ven đảo Cát Bà và Long Châu

San hô cung cấp nơi ở và nguồn thức ăn cho vi khuẩn nhưng vi khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, trao đổi chất và sức khỏe của san hô, do đó hiểu được mối quan hệ và vai trò giữa chúng với nhau sẽ góp phần quan trọng trong phục hồi, đảm bảo năng suất và sức khỏe của san hô. Trong đó chức năng của hệ vi khuẩn trên san hô có sự biến động hay không cũng cần được tìm hiểu.

10/21/2018 4:29:31 PM +00:00

Monitoring coastline change in the red river delta using remotely sensed data

This study focuses on the use of remotely sensed data for monitoring coastline changes in the Red River Delta during the 1998 to 2008 period. For the satellite image data processing, the shoreline was defined as the mean sea level on the muddy coast where the tide is the dominant dynamic factor and as the mean high sea level on the sandy coast where the ocean waves are the dominant dynamic factor.

10/21/2018 4:29:09 PM +00:00

Động học quá trình phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước sông Cu Đê thành phố Đà Nẵng

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu động học của quá trình sinh hóa tiêu thụ oxy trong môi trường nước sông Cu Đê trong khoảng thời gian từ tháng 5-7/2012. Đây là một trong những quá trình quan trọn, trong việc nghiên cứu khả năng tự làm sạch và khả năng chịu tải chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân hủy sinh học của thủy vực.

10/21/2018 4:28:56 PM +00:00

Ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản ứng động của công trình biển dưới tác động của tải trọng sóng và gió

Bài báo này trình bày thuật toán và phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) giải bài toán tương tác động lực học phi tuyến giữa công trình biển hệ thanh và nền san hô dưới tác động của tải trọng sóng và gió. Các tác giả giải hệ phương trình động lực học phi tuyến bằng phương pháp tích phân trực tiếp Newmark kết hợp lặp Newton-Rapshon và chương trình tính được lập trong môi trường Matlab. Với thuật toán và chương trình tính đã lập, các tác giả đã giải nhiều lớp bài toán khác nhau cho thấy ảnh hưởng của các thông số: tải trọng, kích thước hình học, vật liệu đến phản ứng động của công trình biển. Kết quả có thể sử dụng trong tính toán, thiết kế và thi công công trình biển trên nền san hô dưới tác động của tải trọng sóng và gió, góp phần phát triển các công trình biển trong tương lai.

10/21/2018 4:28:45 PM +00:00

Hiện trạng về đa dạng thành phần loài rong biển ở các đảo đã khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam

Trong các vùng nghiên cứu, Lý Sơn có số loài nhiều nhất với 125 loài, tiếp đến là đảo Phú Quý - 114 loài, Phú Quốc - 106 loài... Thấp nhất là đảo Ba Mùn chỉ có 11 loài. Trong tổng số 376 loài rong biển được xác định, có 102 loài rong biển có giá trị kinh tế, 5 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Rong biển phân bố chủ yếu trên vùng triều đáy đá, vùng triều đáy mềm ít có rong biển phân bố. Sự tương đồng thành phần loài rong biển giữa các khu vực nghiên cứu không cao, đạt giá trị trung bình khoảng 0,24.

10/21/2018 4:28:21 PM +00:00

Đánh giá ảnh hưởng của thủy triều và nước dâng do bão vào trong hệ thống sông bằng mô hình kết nối 1-2d

Việt Nam có hệ thống 392 sông đổ ra biển qua 114 cửa sông lạch kéo dài từ Bắc tới Nam nên cứ trung bình 23km lại có một cửa sông. Ở các vùng cửa sông ven biển, các hoạt động kinh tế, du lịch, ... diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên các quá trình thủy động lực lại diễn ra ở đây rất phức tạp, trong đó có thể kể đến sự tương tác của thủy triều, nước dâng bão với dòng chảy của sông. Trong nghiên cứu này đã sử dụng bộ phần mềm kết nối 1-2D để khảo sát một số tính chất của sóng dài (thủy triều, nước dâng) khi tương tác với dòng chảy của sông, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước dâng bão, thủy triều đến vùng lưu vực sông.

10/21/2018 4:28:10 PM +00:00

Ảnh hưởng của gió bề mặt đến phân bố độ mặn và hoàn lưu vùng ven bờ châu thổ sông Hồng

Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình vật lý - thủy động lực cho vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Đây là mô hình phát triển với mã nguồn mở COHERENS V2.0 - một mô hình 3 chiều có thể áp dùng cho vùng ven bờ và thềm lục địa dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn. Các kết quả tính toán với 10 kịch bản khác nhau đã cho thấy vai trò của điều kiện gió kết hợp với thủy triều và tải lượng nước sông đến phân bố độ mặn và hoàn lưu ven bờ ở khu vực này.

10/21/2018 4:26:08 PM +00:00

Đặc điểm khí tượng, thủy văn và động lực vùng biển vịnh Quy Nhơn

Bài báo cung cấp một số đặc trưng về gió, lượng mưa, lưu lượng nước sông, nhiệt độ - độ mặn và dòng chảy vùng biển vịnh Quy Nhơn dựa trên thống kê các tài liệu đo đạc dài ngày tại các trạm Khí tượng Thủy - Hải văn Quốc gia và kết hợp tính toán mô hình. Kết quả cho thấy, sự biến đổi của các yếu tố này có tính chất mùa rõ ràng. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (thịnh hành nhất là tháng 12), các hướng gió chính là NNE, NE, NW (chiếm 25,1 - 53,7%), tốc độ gió chủ yếu là cấp 2 (1,6 - 3,3m/s). Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến nửa đầu tháng 9 (thịnh hành nhất là tháng 8), các hướng gió chính là SE, SSE, WNW (chiếm 22% - 35,3%), tốc độ gió chủ yếu là cấp 1 (0,3 - 1,5m/s).

10/21/2018 4:25:52 PM +00:00

Những ứng dụng kỹ thuật xác định chân dốc lục địa theo điều 76, Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982

Bài báo tập trung phân tích việc ứng dụng kỹ thuật xác định chân dốc lục địa dựa trên các khoản được quy định trong điều 76, Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

10/21/2018 4:25:40 PM +00:00

Ảnh hưởng địa hình đáy biển lên dị thường trọng lực trên khu vực biển đông và lân cận

Áp dụng hiệu chỉnh trọng lực của địa hình đáy biển là vấn đề rất cần thiết và quyết định hiệu quả trong xử lý, minh giải tài liệu trọng lực biển. Trong nghiên cứu này, hiệu chỉnh trọng lực của địa hình đáy biển được tính toán kết hợp bằng các phương pháp đưa ra bởi Nagy (1966) và Kane (1962). Mô hình độ cao số địa hình đáy biển (DEM) 2,5 × 2,5km được sử dụng trong quá trình tính toán hiệu chỉnh.

10/21/2018 4:25:27 PM +00:00

Ứng dụng công nghệ GIS vào xây dựng dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương ở vùng biển Việt Nam

Bản đồ dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to) được xây dựng trong những năm qua dựa trên nguồn dữ liệu của nghề câu vàng cá ngừ đại dương thu thập qua các đề tài, dự án từ năm 1996 đến 2010, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hải sản. Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương được dự báo bằng phương pháp phân tích mô hình đơn biến theo thời gian kết hợp với phương pháp chồng xếp bản đồ, sử dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý).

10/21/2018 4:24:55 PM +00:00

Một số đặc điểm sinh học của san hô trong điều kiện tự nhiên và nuôi giữ

Trong điều kiện nuôi, thức ăn phổ biến cho san hô là ấu trùng Artemia salina. Ngoài ra san hô có thể ăn các loại động vật hải sản được chế biến với kích thước phù hợp. San hô chủ yếu là lưỡng tính, một số loài phân tính. San hô vừa sinh sản hữu tính vừa sinh sản vô tính. San hô có một số cơ chế cạnh tranh và tự bảo vệ như phát triển nhanh, có cấu trúc tấn công; có các xúc tu quét và tiết độc tố.

10/21/2018 4:24:28 PM +00:00

Tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám mập ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận

Điều tra tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám/mập được thực hiện thông qua các cuộc tham vấn cộng đồng tại 6 tỉnh ven biển có nghề khai thác cá mập chính ở Việt Nam gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tổng số có 180 phương tiện của các loại nghề khai thác chủ yếu được điều tra và tham vấn trong năm 2010 và 2011.

10/21/2018 4:24:17 PM +00:00

Đánh giá khả năng tổn thương tài nguyên và môi trường khu vực đảo Bạch Long Vỹ

Đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa vịnh Bắc bộ có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên, tài nguyên và môi trường khu vực chịu tác động mạnh từ những yếu tố tự nhiên bất lợi, trong đó có biến đổi khí hậu và các hoạt động nhân tác. Sử dụng phương pháp phân tích ma trận, khả năng tổn thương của 13 đối tượng tài nguyên và môi trường Bạch Long Vỹ được đánh giá tổng hợp theo tác động của 5 yếu tố biến cố tự nhiên và 10 yếu tố hoạt động nhân tác.

10/21/2018 4:24:01 PM +00:00

Chế độ dòng chảy tại vịnh Phan Thiết bằng mô hình ba chiều phi tuyến với phương pháp phần tử hữu hạn

Từ những kết quả nghiên cứu áp dụng mô hình ba chiều phi tuyến với phương pháp phần tử hữu hạn vào đánh giá chế độ dòng chảy tại vịnh Phan Thiết, đã gợi mở một khá năng nghiên cứu chi tiết các phân bố dòng chảy tại khu vực với hy vọng có thể tìm ra các vị trí có phân bố dòng chảy tương đối đặc biệt nhằm mục đích cung cấp các thông tin tin cậy cho việc hoạch định và phát triền kinh tế - xã hội biển tại địa phương một cách hợp lý.

10/21/2018 4:23:45 PM +00:00

Đặc điểm dòng chảy vùng biển Khánh Hòa trong mùa gió mùa Tây Nam năm 2010

Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về đặc điểm biến động dòng chảy tổng hợp theo không gian, thời gian tại vùng biển ven bờ Khánh Hòa dựa vào tài liệu khảo sát tháng 7 - 8/2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dòng chảy trong thời kỳ này chủ yếu hướng Bắc, tốc độ dòng chảy giảm dần theo độ sâu và từ Nam lên Bắc. Tốc độ dòng chảy cực đại hơn 106cm/s.

10/21/2018 4:22:58 PM +00:00

Phân tích xung đột môi trường khu vực bờ biển Hải Phòng

Ba xung đột môi trường đã được nhận dạng và phân tích chi tiết cho khu vực biển ven bờ Hải Phòng. Đó là xung đột giữa phát triển cảng (bao gồm cả việc mở rộng cảng Hải Phòng và xây dựng cảng mới Lạch Huyện) và bảo vệ đa dạng sinh học; xung đột giữa phát triển công nghịêp và bảo vệ môi trường ở Hải Phòng và xung đột giữa phát triển du lịch ở Cát Bà (Hải Phòng) với bảo vệ môi trường.

10/21/2018 4:22:46 PM +00:00

Xây dựng bản đồ và xác định diện tích ao nuôi tôm sú bỏ hoang của các tỉnh ven biển bằng tư liệu viễn thám

Mục đích đầu tiên khi đắp ao, đầm của các tỉnh ven biển là nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú. Tuy nhiên, sau một số vụ nuôi sản lượng giảm dần do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Các ao, đầm này đã chuyển đổi đối tượng nuôi sang nuôi cá, cua nhưng hiệu quả vẫn thấp hoặc bỏ hoang hóa (chi phí đầu tư rất thấp hoặc bỏ hoang toàn bộ).

10/21/2018 4:22:35 PM +00:00

Ứng dụng mô hình toán nghiên cứu vùng nước đục nhất ở vùng cửa sông Bạch Đằng

Các nghiên cứu về động lực và tương tác sông biển - biển ở vùng cửa sông gần đây đã biết đến sự xuất hiện của vùng nước đục nhất (Maximum Turbidity Zone - MTZ) so với xung quanh. Đây là nơi giàu dinh dưỡng liên quan đến tài nguyên sinh vật phong phú, nhưng cũng là nơi có khả năng tích luỹ cao các chất gây ô nhiễm. Các kết quả nghiên cứu bằng mô hình Delf 3D đã cho phép phát hiện các vùng MTZ này ở vùng cửa sông Bạch Đằng.

10/21/2018 4:22:00 PM +00:00

Hiện trạng chất lượng trầm tích tầng mặt vùng ven bờ Hải Phòng

Chất lượng trầm tích ven bờ Hải Phòng đã bị ô nhiễm biểu hiện qua kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật. Các chất ô nhiễm trong trầm tích có hàm lượng cao vượt ngưỡng tiêu chuẩn là yếu tố có nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng ñến các hệ sinh thái ven bờ Hải Phòng và sức khỏe của con người.

10/21/2018 4:19:18 PM +00:00