Tài liệu miễn phí Xã hội học

Download Tài liệu học tập miễn phí Xã hội học

Yếu tố ma thuật trong cách chữa bệnh của người Thái ở Nghệ An (dân gian và hiện tại)

Người Thái ở miền núi tỉnh Nghệ An vốn sở hữu một nền y học dân gian độc đáo. Trước đây, y học dân gian thường phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả của nó trong việc chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực (như chữa bệnh bằng thuốc dân gian: cây, cỏ), thì đôi khi cách chữa bệnh của họ cũng mang tính ma thuật (xem bói đoán bệnh, bệnh do ma làm…).

5/4/2020 10:50:58 AM +00:00

Tôn giáo Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận – nhìn từ góc độ nhận thức khoa học về tôn giáo

Phần lớn các nghiên cứu về thực hành tôn giáo của cộng đồng Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận tuy đã chỉ ra các thực hành tôn giáo biểu đạt niềm tin có liên quan tới Islam giáo nhưng đều cho rằng cộng đồng này là những biến thể của Islam giáo, hoặc là “không chính thống”.

5/4/2020 10:50:52 AM +00:00

Hồ Chí Minh và vấn đề Công giáo (1945-1954)

Trên cơ sở tham khảo và đối chiếu các nguồn sử liệu, bằng cách tiếp cận nhấn mạnh tới các yếu tố tôn giáo như tự do niềm tin, đối thoại tôn giáo, bài viết này khảo sát về ứng xử của Hồ Chí Minh với một số vấn đề của cộng đồng Công giáo trong cuộc kháng chiến chống tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp.

5/4/2020 10:50:44 AM +00:00

Về bài kệ truyền thừa của phái thiền lâm tế Liễu Quán

Trong bài viết này, khảo cứu bài kệ truyền thừa của sư Liễu Quán qua một số ấn phẩm, chúng tôi muốn đính chính một vài chữ nhầm lẫn do hiện tượng đồng âm và nêu lên ý nghĩa của bài kệ này, tức là nó đã cho thấy dòng thiền này khi ở Việt Nam đã thoát khỏi sắc màu của Phật giáo Quảng Đông, Phúc Kiến ở Trung Hoa.

5/4/2020 10:50:38 AM +00:00

Nội dung văn bia vô lượng tại tháp thiền sư Liễu Quán

Bia Vô Lượng ở núi Thiên Thai, Thừa Thiên-Huế do sư Thiện Kế người Phúc Kiến, Trung Hoa soạn, kể về công hạnh tu tập, kiến giải Phật pháp, mô thức thị tịch và câu nói cuối đời của sư Liễu Quán. Khảo cứu nội dung văn bia cho thấy toàn bộ thiền thoại, công án, đối đáp trong bia Vô Lượng đều được trích dẫn từ các bộ thiền sử, ngữ lục Trung Hoa.

5/4/2020 10:50:31 AM +00:00

Các xu hướng tình cảm tôn giáo ở Châu Âu và Nga

Những cuộc khảo sát giá trị Châu Âu (European Values Surveys - EVS) năm 1981 và năm 1990 cho thấy sự suy giảm của hầu hết các biến số thuộc về tôn giáo, thậm chí sự suy giảm còn diễn ra sắc nét hơn trong giới trẻ, ngoại trừ biến số niềm tin vào cuộc sống đời sau. Những người trả lời trẻ tuổi dường như lại có ít tính tôn giáo hơn. Các kết quả này khẳng định luận điểm về sự gia tăng thế tục hóa ở Châu Âu và Phương Tây.

5/4/2020 10:50:25 AM +00:00

Niềm tin tôn giáo của người Êđê ở Đắk Lắk trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đại

Bài viết giới thiệu niềm tin tôn giáo của người Êđê cư trú tại tỉnh Đắk Lắk trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đại. Niềm tin tôn giáo của tộc người này trong xã hội cổ truyền là sự thành kính, ngưỡng mộ đối với các vị thần thiện, phản ứng, đối kháng với thần ác.

5/4/2020 10:50:19 AM +00:00

Thổ công và tục thờ Thổ công của người Tày, Nùng xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Bài viết mô tả quan niệm của người dân về Thổ công và quá trình tiến hành nghi lễ thờ Thổ công. Bài viết còn sử dụng khái niệm biếu tặng của Marcel Mauss để tiếp cận khía cạnh dâng cúng lễ vật cho Thổ công và mong muốn của người dân khi thực hiện biếu tặng.

5/4/2020 10:50:13 AM +00:00

Cơ sở hình thành và phát triển của đạo Cao Đài tại Việt Nam

Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh, được hình thành ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tôn giáo này ra đời gắn liền với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng đương thời. Bài viết khái quát cơ sở hình thành và phát triển của đạo Cao Đài tại Việt Nam trên năm phương diện: Bối cảnh chính trị xã hội đương thời; sự thất bại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Nam Bộ.

5/4/2020 10:50:07 AM +00:00

Sự cải giáo của một bộ phận người Khmer vùng Tây Nam Bộ

Tây Nam Bộ là vùng đa tôn giáo, đa dân tộc. Các tôn giáo thực hiện việc truyền giáo dẫn đến việc cải giáo trong các tộc người ở đây. Bài viết này trình bày hiện tượng cải giáo của một bộ phận người Khmer sang Công giáo và Tin Lành ở Tây Nam Bộ.

5/4/2020 10:49:54 AM +00:00

Đặc thù tổ chức Giáo hội - một lý do cơ bản khiến một bộ phận dân tộc thiểu số cải giáo theo Tin Lành

Bài viết đưa ra một khía cạnh trả lời cho câu hỏi tại sao không phải tôn giáo nào khác, mà chính là các hệ phái Tin Lành có điều kiện gia tăng tín đồ đáng kể trong vùng các tộc người thiểu số những thập niên gần đây.

5/4/2020 10:49:48 AM +00:00

Những biểu hiện của văn hóa bản địa trong lễ tang của tín đồ Công giáo người Việt di cư năm 1954 tại giáo xứ Lộc Hòa tỉnh Đồng Nai

Sau Công đồng Vatican II, lễ tang của tín đồ người Việt ngoài những nghi thức Công giáo còn có những nghi thức theo truyền thống bản địa. Những nghi thức Công giáo chủ yếu diễn ra trong không gian nhà thờ và nghĩa trang. Nghi thức theo truyền thống người Việt chủ yếu diễn ra trong không gian gia đình.

5/4/2020 10:49:42 AM +00:00

Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ (1948-1954)

Bài viết này khảo cứu về một tổ chức của cộng đồng Công giáo Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác giả đặc biệt chú ý đến các nguồn sử liệu, bài viết nhấn mạnh các căn nguyên nội tại của chính thực thể Công giáo đã tác động tới các hình thái vận động của tổ chức Công giáo kháng chiến này.

5/4/2020 10:49:35 AM +00:00

Đặc điểm Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820-1840)

Bài viết tìm hiểu những tác động qua lại giữa chính sách của nhà nước với sự phát triển Phật giáo, từ đó góp phần làm rõ hơn đặc điểm của Phật giáo Việt Nam trong một giai đoạn và cung cấp các thông tin có thể hữu ích cho cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo có cơ sở tham chiếu trong việc quản lý các hoạt động của Phật giáo.

5/4/2020 10:49:28 AM +00:00

Biểu hiện niềm tin tôn giáo qua hành vi tham dự các ngày lễ, khóa tu của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết tìm hiểu sự biểu hiện niềm tin tôn giáo qua hành vi tham dự các ngày lễ, khóa tu của tín đồ Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát 502 tín đồ cho thấy mức độ tham dự các ngày lễ, khóa tu là trung bình, không thường xuyên; có 5 ngày lễ được tín đồ tham dự nhiều nhất là: Vu lan, Phật đản, rằm tháng Giêng, Sám hối định kỳ, Rước xuân.

5/4/2020 10:49:22 AM +00:00

Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình

So với các giáo phận thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, Giáo phận Thái Bình là một trong những giáo phận ra đời muộn hơn. Trước khi tách lập thành giáo phận riêng (1936), vùng đất thuộc Giáo phận Thái Bình ngày nay lần lượt thuộc Giáo phận Đông Đàng Ngoài (1679), Giáo phận Trung (1848), sau đổi thành Giáo phận Bùi Chu (1924).

5/4/2020 10:49:16 AM +00:00

Nghi lễ vòng đời người Công giáo (Trường hợp giáo xứ Phú Nhai, tỉnh Nam Định)

Bài viết này dựa trên những tư liệu điền dã dân tộc học qua nghiên cứu trường hợp giáo xứ Phú Nhai, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định các năm 2008, 2014-2016.

5/4/2020 10:49:10 AM +00:00

Phong tục tang ma của người Mường ở Thanh Hóa

Bài viết dựa trên những tư liệu điền dã dân tộc học người Mường sinh sống tại xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2014-2016 của tác giả để làm rõ các giá trị di sản văn hóa trong tang ma của tộc người.

5/4/2020 10:49:04 AM +00:00

Dấu ấn của Nho giáo trong Minh Đức Nho giáo đại đạo ở Trà Vinh

Bài viết trình bày nguồn gốc ra đời của Minh Đức Nho giáo Đại Đạo ở tỉnh Trà Vinh. Những đặc thù của Minh Đức Nho giáo Đại Đạo được thể hiện thông qua bày trí bài vị, đặc biệt là qua cách chuyển tải những tinh hoa của Nho giáo vào tín đồ tại ba cơ sở ở tỉnh Trà Vinh: Khổng Thánh miếu ở Ba Động (thị xã Duyên Hải), Chí Thiện Đàn (thành phố Trà Vinh) và Chí Thiện Minh (huyện Cầu Ngang).

5/4/2020 10:48:57 AM +00:00

Hiện tượng phân công và kết hợp trong các hệ thống chủ lễ của người Chăm ở Nam Trung Bộ

Bài viết này tiếp cận các hệ thống chủ lễ của người Chăm - các chức sắc tôn giáo tham gia thực hiện các nghi lễ - để tìm ra vai trò riêng biệt và liên kết của họ trong quá trình thực hành văn hóa tâm linh trong cộng đồng qua các nghi lễ truyền thống.

5/4/2020 10:48:51 AM +00:00

Hệ thống hóa đặc điểm Islam giáo trong cộng đồng Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận

Bài viết này hệ thống hóa các đặc điểm Islam giáo trong cộng đồng Chăm Bàni theo 3 vấn đề cốt lõi của một tôn giáo: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo (các nghi lễ và taboo biểu đạt niềm tin), cộng đồng tôn giáo (các nghi lễ chủ yếu cố kết cộng đồng).

5/4/2020 10:48:45 AM +00:00

Giá trị văn hóa của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc Giang

Bằng việc tập trung trình bày các khía cạnh khác nhau của mộc bản, như: Văn hóa Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, thẩm mỹ hội họa và điêu khắc gỗ… bài viết nhằm một lần nữa khẳng định lại những giá trị văn hóa phong phú của di sản mộc bản ở Việt Nam nói chung và mộc bản ở Bắc Giang nói riêng.

5/4/2020 10:48:39 AM +00:00

Phác thảo giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang

Bài viết tổng hợp, phân tích và phác thảo những giá trị Phật giáo, giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của hai kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà thuộc tỉnh Bắc Giang.

5/4/2020 10:48:33 AM +00:00

Kinh điển y cứ của Pháp tu Tịnh độ và các nhân vật tiêu biểu thực hành Pháp tu Tịnh độ

Pháp tu Tịnh Độ đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của Phật giáo Việt Nam. Pháp tu này có cơ sở y cứ từ kinh điển Phật giáo, và có truyền thống thực hành lâu đời, rộng rãi từ Ấn Độ, Trung Quốc đến Việt Nam.

5/4/2020 10:48:26 AM +00:00

Sự giải thích về thế giới và con người của người Hmông

Tôn giáo không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người mà còn là cách thức để con người lý giải về tự nhiên, về xã hội và về chính cuộc sống của người có niềm tin tôn giáo; là cách mà con người từ thế hệ này đến thế hệ sau truyền tải những thông điệp về phương thức sản xuất, về tâm tư tình cảm của cộng đồng mình.

5/4/2020 10:48:20 AM +00:00

Chức năng tôn giáo của Hội đồng Tôn giáo truyền thống người Chăm ở Ninh Thuận qua nghi lễ Suk Yeng - nhìn từ lý thuyết chức năng và chức năng - cấu trúc

Bài viết trình bày chức năng tôn giáo của Hội đồng Tôn giáo truyền thống người Chăm ở Ninh Thuận qua trường hợp nghi lễ Suk Yeng. Nghi lễ Suk Yeng là một loại nghi lễ được tổ chức theo chu kỳ 3 năm một lần tại các thánh đường của người Chăm Awal/Bani (Chăm ảnh hưởng Islam giáo).

5/4/2020 10:48:14 AM +00:00

Phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội

Mỗi dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn Hà Nội đều có phong tục, tập quán, sắc thái văn hóa riêng, đồng thời cũng kế thừa và chịu ảnh hưởng của văn hóa các dân tộc khác. Song, tất cả đều cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết thống nhất chung tay xây dựng Thủ đô và đất nước.

5/4/2020 10:48:08 AM +00:00

Socio-economic development in ethnic minority communes of Hanoi city

Each ethnic minority (EM) living in Hanoi city has its own customs, cultural nuances, at the same time also inherits and is influenced by other ethnic cultures. However, all are hard-working, creative in productive labor, united together to build the city and the country.

5/4/2020 10:48:01 AM +00:00

Bắc Ái gắn đào tạo nghề, giải quyết việc làm với chương trình xây dựng nông thôn mới

Xuất phát là một huyện miền núi với đông đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, kinh tế - xã hội kém phát triển và gặp rất nhiều khó khăn, Bác Ái nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngay từ những năm 2008 và 2009,...

5/4/2020 10:47:54 AM +00:00

Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu tiếp cận từ quan điểm quản lý di sản

Trong phạm vi bài viết này, tác giả bàn thảo một số quan điểm của các học giả về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu nhìn từ góc độ quản lý di sản văn hóa.

5/4/2020 10:47:48 AM +00:00