Tài liệu miễn phí Xã hội học

Download Tài liệu học tập miễn phí Xã hội học

Nhu cầu thiết lập đối thoại liên niềm tin tôn giáo ở Việt Nam trong xu thế hiện đại

Bài viết này lý giải một số vấn đề: Tại sao phải có đối thoại liên niềm tin tôn giáo, thế nào là đối thoại tôn giáo và điều kiện nào thì có đối thoại tôn giáo.

5/4/2020 10:54:13 AM +00:00

Những sai sót trong “lời giới thiệu” tác phẩm “nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” của Max Weber

Bài viết nêu ra những thiếu sót và lỗi sai trong “Lời giới thiệu” của Trần Hữu Quang và Bùi Văn Nam Sơn cho bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” của Max Weber.

5/4/2020 10:54:07 AM +00:00

Mấy nét đặc sắc của tín ngưỡng dân gian Nam Bộ

Bài viết này phân tích những hiện tượng giao thoa tín ngưỡng giữa các dân tộc, như: Các tín ngưỡng Ông Tà, Quan Đế, Thiên Hậu và cùng sự nổi trội trên vùng đất Nam Bộ dấu ấn của các tín ngưỡng cổ Đông Nam Á (thờ đất, thờ đá, thờ mẹ - nữ thần, đồng cốt…) qua các tín ngưỡng Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Thành hoàng, Ngũ Hành, Chủ Ngu Ma Nương,... - những tín ngưỡng góp phần làm phong phú và nổi bật hơn tâm thức của người Việt.

5/4/2020 10:54:00 AM +00:00

Quá trình ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20

Trong những năm qua, nghiên cứu về quá trình ra đời, phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước với những mức độ khác nhau. Nét nổi bật trong các công trình nghiên cứu trước đây là đã xác định được thời điểm ra đời, cách phân kỳ lịch sử cùng những đóng góp của báo chí đối với tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng như đối với văn hóa dân tộc.

5/4/2020 10:53:54 AM +00:00

Biến đổi tôn giáo tín ngưỡng ở người Mông khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam - thực trạng và nguyên nhân

Bài viết này chỉ tập trung đưa ra những nét cơ bản của sự biến đổi trong tôn giáo tín ngưỡng của người Mông và lý giải nguyên nhân của những biến đổi đó.

5/4/2020 10:53:48 AM +00:00

Bước đầu nhận diện sự biến đổi của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở kết quả của các chuyến khảo sát, điền dã trong thời gian gần đây, bài viết bước đầu chỉ ra một số biến đổi của Phật giáo ở Việt Nam trên các phương diện cơ bản là biến đổi của niềm tin Phật giáo, biến đổi của thực hành Phật giáo và biến đổi của cộng đồng Phật giáo.

5/4/2020 10:53:42 AM +00:00

Tôn giáo và văn hóa: Từ M. Weber tới S. Huntington

Bài viết giới thiệu với bạn đọc lý thuyết coi tôn giáo là hạt nhân, là cái lõi của văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất của các khái niệm này với những đại biểu của nó từ M. Weber, Ch. Dawson, P. Tillich tới S. Huntington vốn còn chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam.

5/4/2020 10:53:29 AM +00:00

Đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay

Bài viết sẽ tập trung khảo sát đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay, trong đó trình bày lịch sử du nhập và phát triển, từ đó rút ra thành những đặc điểm về đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay.

5/4/2020 10:53:23 AM +00:00

Một số nội dung cơ bản của Kinh Thánh Tin Lành

Bằng phương pháp mô tả đơn thuần, bài viết tập trung phân tích một số nội dung gắn với thần học Tin Lành trong Kinh Thánh là Chúa Trời, con người, tội lỗi, cứu rỗi, và Hội Thánh.

5/4/2020 10:53:17 AM +00:00

Hôn nhân đồng giới - góc nhìn thần học luân lý Công giáo

Việc quốc gia nào đó thừa nhận hay không thừa nhận đều dựa trên cơ sở nhất định và có lập luận riêng. Bài viết này tìm hiểu quan điểm trong thần học luân lý Công giáo về hôn nhân đồng giới.

5/4/2020 10:53:11 AM +00:00

Quá trình hình thành và phát triển của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh

Trong bài viết này, tác giả phân tích quá trình hình thành, phát triển, hoạt động và những đóng góp của Giáo đoàn Ni thuộc hệ phái Khất sĩ Thành phố Hồ Chí Minh đối với Hệ phái Khất sĩ nói chung và đời sống của đồng bào tín đồ thuộc hệ phái nói riêng.

5/4/2020 10:53:04 AM +00:00

Một số biến đổi của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ hiện nay

Bài viết đề cập đến một số biến đổi của Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ. Đó không chỉ là sự chuyển biến trong việc thực hiện các chức năng của ngôi chùa trong bối cảnh mới khi mà phần lớn các chức năng vốn có trước đây của chùa Phật giáo Nam Tông Khmer đã được chuyển sang cho các thiết chế khác của xã hội đảm nhận mà còn là sự thay đổi trong thực hành và niềm tin tôn giáo ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ, đặc biệt là sự nới lỏng mối quan hệ giữa các cá nhân với tổ chức tôn giáo hay việc thay đổi các nghi lễ tôn giáo trong bối cảnh mới.

5/4/2020 10:52:58 AM +00:00

Khảo cứu Lê Triều Đình Đối Văn

Bằng phương pháp định bản văn bản học và sử liệu học, bài viết giới thiệu những bằng cứ và lập luận khảo cứu định bản tác phẩm “Lê Triều Đình Đối Văn”- một văn bản được cho là văn sách đình đối duy nhất về Phật giáo thời Lê Sơ. Trong đó, tác giả đi sâu phân tích một số vấn đề cơ bản liên quan tới văn bản này, như vấn đề văn bản học, tác giả biên soạn, nội dung của tác phẩm và giá trị của nó.

5/4/2020 10:52:52 AM +00:00

Tìm hiểu hành trạng thiền sư Bản Quả - Khoáng Viên, vị thầy của sư Nguyên Thiều Hoán Bích

Khoáng Viên như một ẩn số khi sử liệu về sư ít, bản thân sư lại nhiều tên. Ở Việt Nam, sư được biết đến là thầy của Nguyên Thiều với thông tin vắn gọn trong các sử liệu chữ Hán hiện có là “Báo Tư tự Giang Lăng Bản Quả Khoáng Viên”. Sống trong thời động loạn, bên ngoài thì thay triều đổi đại, nội bộ Phật giáo đang diễn ra cuộc tranh luận mang tính lịch sử của Thiền tông vào cuối Minh đầu Thanh,trong lúc đó hệ phái truyền thừa trực tiếp của sư đang đại diện cho một trong hai thế lực hãy còn ở thời đỉnh cao của tranh luận, do vậy đệ tử bôn ba khắp nơi mỗi người mỗi ngả....

5/4/2020 10:52:45 AM +00:00

Đóng góp về Phật học của Hòa thượng Khánh Hòa trong phong trào Chấn Hưng Phật giáo Việt Nam

Bài viết này tập trung khảo cứu một số tư tưởng Phật học nổi bật mà Hòa thượng đã công bố trên các tạp chí đó cho mục đích chấn hưng Phật giáo đương thời. Có thể tạm chia các nội dung đó thành 2 nhóm chủ đề chính: Về nền tảng lý luận cơ bản của Phật học; Về giáo lý và con đường tu tập.

5/4/2020 10:52:39 AM +00:00

Nội dung của bộ Tam Phủ trong tư liệu phương Tây và tư liệu Quốc ngữ thời kỳ sớm

Bài viết này khảo sát về kết cấu và nội dung của bộ Tam Phủ trong mảng tư liệu Phương Tây và Quốc ngữ thời kỳ sớm, mà trọng tâm là các tác phẩm của nhóm Đắc Lộ (khoảng giữa thế kỷ XVII), nhóm Thecla (giữa thế kỷ XVIII), và kết thúc với bộ đại từ điển về tôn giáo thế giới xuất bản ở Châu Âu vào nửa cuối thế kỷ XIX.

5/4/2020 10:52:32 AM +00:00

Biến đổi tôn giáo truyền thống (Trường hợp thờ Mẫu ở Miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam)

Biến đổi không ngừng theo quy luật chung là một hiện tượng tất yếu của tất cả sự vật, hiện tượng, nhất là khi các yếu tố nền tảng về kinh tế - xã hội thay đổi sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề về văn hóa xã hội, tâm lý con người cũng biến đổi theo.

5/4/2020 10:52:26 AM +00:00

Vấn đề bản địa hóa trong tín ngưỡng - tôn giáo của người Chăm ở miền Trung Việt Nam

Bài viết điểm lại một số quan điểm về vấn đề bản địa hóa và các yếu tố bản địa trong tôn giáo của người Chăm ở Miền Trung Việt Nam. Tác giả tìm hiểu các đặc trưng trong tôn giáo của người Chăm từ thời kỳ Ấn hóa, bản địa hóa và cho đến ngày nay.

5/4/2020 10:52:19 AM +00:00

Chính sách Viên dung Tam giáo của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong (thế kỷ XVII - XVIII)

Tam giáo (Nho - Phật - Đạo) đồng hành với công cuộc mở cõi phương Nam của lưu dân Việt và ảnh hưởng đến hầu như mọi mặt đời sống xã hội Đàng Trong (thế kỷ XVII - XVIII). Đường lối tiếp biến Tam giáo của chính quyền Đàng Trong được thực thi qua từng đối sách cụ thể trên tinh thần hòa đồng, viên dung.

5/4/2020 10:52:13 AM +00:00

Quá trình du nhập và những giáo vụ cơ bản của tôn giáo Baha’i tại Việt Nam

Hơn nửa thế kỷ du nhập vào Việt Nam, tôn giáo Baha’i ngày một phát triển và có nhiều đóng góp tích cực cho sự tiến bộ xã hội trong bối cảnh đời sống xã hội Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, tôn giáo Baha’i còn khá xa lạ với nhiều người.

5/4/2020 10:52:07 AM +00:00

Biến đổi Tin Lành ở Việt Nam: Từ niềm tin đến thực hành hướng đích xã hội ác

Tin Lành khi mới du nhập vào Việt Nam mang theo quan điểm thần học mới, mâu thuẫn với tập tục, tín ngưỡng cổ truyền của người Việt Nam nên không dễ dàng hòa nhập với xã hội Việt Nam. Hơn nữa, đường hướng hoạt động của Tin Lành thời kỳ đầu cũng không quan tâm đến hoạt động hướng đích xã hội nên Tin Lành thời gian này chủ yếu chỉ hoạt động thuần túy tôn giáo.

5/4/2020 10:52:00 AM +00:00

Yves Congar với sự đổi mới cách nhìn về Giáo hội Công giáo

Bài viết tập trung phân tích những đóng góp tư tưởng thần học của Yves Congar đổi mới cách nhìn về Giáo hội. Thứ nhất là quan điểm cho rằng Giáo hội không còn là hình mẫu hoàn hảo trong tương quan với xã hội và thế giới hiện đại. Thứ hai là quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc và cộng đồng của Giáo hội. Thứ ba là quan điểm về việc đề cao vai trò giáo dân và nhấn mạnh vào chiều kích cộng đồng.

5/4/2020 10:51:54 AM +00:00

Mối quan hệ Tam giáo qua chương “Không Thanh” trong Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh

“Không Thanh” mở đầu cho Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là chương quan yếu của tác phẩm, đưa ra nguyên tắc, nguyên lý triển khai cho các chương còn lại.

5/4/2020 10:51:48 AM +00:00

Sùng bái Vishnu - một hiện tượng tôn giáo đặc biệt ở Campuchia dưới thời vua Suryavarman II (1113-1150)

Vishnu giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, vốn là một nhánh của Hindu giáo mà theo đó thần Vishnu được tôn thờ như vị thần chính, là vị thần trung tâm, tồn tại tuyệt đối, vượt lên cả Brahma và Shiva. Tôn giáo này đã phát triển ở Đông Nam Á trong một khoảng thời gian rất dài, ít nhất là từ những thế kỷ đầu Công nguyên đến tận thế kỷ 13-14.

5/4/2020 10:51:42 AM +00:00

Chính sách bài Phật giáo của Đường Vũ Tông và pháp nạn Hội Xương (842-846)

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày chính sách bài Phật của Đường Vũ Tông và pháp nạn Hội Xương trên các khía cạnh tiến trình, nguyên nhân và hệ quả.

5/4/2020 10:51:36 AM +00:00

Phát huy vai trò của các tôn giáo ở Việt Nam tham gia công tác xã hội, từ thiện

Công tác xã hội, từ thiện của các tôn giáo là một nhu cầu tự thân, là chức năng xã hội và là truyền thống “đồng hành cùng dân tộc”, “gắn bó Đạo - Đời” của các tôn giáo, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

5/4/2020 10:51:30 AM +00:00

Giao lưu và cố kết cộng đồng trong nghi lễ cúng đình ở xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Đình là một thiết chế văn hóa xã hội của làng xã truyền thống người Việt. Do vậy, nghi lễ cúng đình, ngoài việc nghiên cứu ở khía cạnh văn hóa, tìm hiểu ý nghĩa của các nghi lễ và đặc trưng văn hóa vùng miền trong các lễ thức còn có thể được xem xét ở chức năng cố kết cộng đồng.

5/4/2020 10:51:24 AM +00:00

Khái quát lịch sử xã hội của ba hệ phái Tin Lành được công nhận về tổ chức ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 21

Nghiên cứu này tập trung vào lịch sử phát triển của một số hệ phái Tin Lành nổi bật được Ban Tôn giáo Chính phủ chính thức công nhận trong thời kỳ đầu của thiên niên kỷ. Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam, Hội Thánh Mennonite Việt Nam và Tổng Hội Báp-tít Việt Nam (Ân Điển Nam Phương) là ba trong số mười một hệ phái Tin Lành được đặc biệt lựa chọn cho nghiên cứu này.

5/4/2020 10:51:17 AM +00:00

Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo ở ViệtNam - một số đặc thù

Cải cách thủ tục hành chính đang là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của Chính phủ Việt Nam, đồng thời cũng là mong muốn chung của toàn xã hội. Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam cũng có những vướng mắc cần sự cải cách. Những vướng mắc này nảy sinh do đặc thù giữa các bên tham gia thực hiện thủ tục hành chính.

5/4/2020 10:51:11 AM +00:00

Cộng đồng Islam giáo ở Cộng hòa liên bang Đức

Đức là nhà nhà nước thế tục, quyền tự do tôn giáo của người dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Cộng đồng Islam giáo ở Đức mặc dù là nhóm thiểu số nhưng vẫn được luật pháp đảm bảo quyền thờ phụng, giảng dạy giáo lý. Bài viết này bước đầu đề cập một số vấn đề xã hội mà người Islam giáo ở Đức đang phải ứng phó và hệ lụy của chính sách nhập cư.

5/4/2020 10:51:04 AM +00:00