Xem mẫu

  1. 160 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Xây dựng môi trường khai thác chữ viết tắt tiếng Việt Nguyễn Nho Tuý1, Phan Huy Khánh2 1 VNPT Đà Nẵng 2 Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng nhotuy68@gmail.com, khanhph29@gmail.com Abstract: Xuất phát từ các nghiên cứu về hiện tượng chữ viết tắt (CVT), vấn đề nhập nhằng chữ viết tắt tiếng Việt, vấn đề phương thức viết tắt hình thành từ, ngữ mới cùng với ý tưởng về hệ sinh thái phần mềm; nghiên cứu đề xuất xây dựng môi trường khai thác chữ viết tắt hướng đến một giải pháp tạo ra môi trường khai thác có tính cộng đồng, nhiều người sử dụng cùng tham gia đóng góp, cập nhật, kế thừa dữ liệu và khai thác; đồng thời tổng hợp các công cụ đã xây dựng, giới thiệu chi tiết hơn về công cụ từ điển tra cứu chữ viết tắt trên máy di động, nhằm minh họa một kết quả thực nghiệm xây dựng môi trường khai thác CVT. Keywords: Software Ecosystem, khai thác chữ viết tắt, từ điển chữ viết tắt. 1 Một vài khái niệm 1.1 Vài nét về hệ sinh thái phần mềm 1 Hệ sinh thái phần mềm (Software Ecosystem) được lấy cảm hứng từ khái niệm từ hoạt động kinh doanh và hệ sinh thái sinh học. Hệ sinh thái phần mềm được hiểu là một tập hợp các doanh nghiệp hoạt động như một đơn vị và tương tác với một thị trường chung cho các phần mềm và dịch vụ, cùng với mối quan hệ giữa chúng. Những mối quan hệ thường xuyên được củng cố bằng một nền tảng công nghệ phổ biến và hoạt động thông qua việc trao đổi thông tin, 2 nguồn lực . Thuật ngữ trong phân tích phần mềm cho rằng, các hệ sinh thái phần mềm được định nghĩa như là một tập hợp các hệ thống phần mềm, được phát triển và hợp tác phát triển trong cùng một môi trường[15]. Các môi trường là tổ chức, công ty, xã hội (hệ thống mã nguồn mở của cộng đồng), hay một liên kết cộng đồng kỹ thuật nào đó. Hiện nay, có những ý kiến phản đối việc sử dụng thuật ngữ “hệ sinh thái” để mô tả phần mềm. Họ cho rằng phần mềm không có gì chung với một hệ sinh thái tự nhiên (của các thành phần vật lý và sinh học kết hợp của môi trường tự nhiên). Tuy nhiên, công đồng doanh nghiệp phần mềm hiện nay vẫn có xu hướng xây dựng một một hệ sinh thái phần mềm. Họ xem xây dựng hệ sinh thái thành công chính là một cách để doanh nghiệp phần mềm phát triển và trường tồn. Trên thế giới, ví dụ nổi tiếng của hệ sinh thái phần mềm mà giới CNTT xem như là kiểu mẫu, đó là hệ sinh thái phần mềm là iPhone, Microsoft, Google, Android, Symbian... Tại Việt Nam, đã xuất hiện các hệ sinh thái: vnEdu - Hệ sinh thái giáo dục, VNPT-HIS - hệ sinh thái ngành Y tế, hay Zing Me (mạng xã hội giải trí online). 1 Theo https://en.wikipedia.org/wiki/Software_ecosystem 2 Theo Wikipedia, Bách khoa toàn thư
  2. Nguyễn Nho Tuý, Phan Huy Khánh 161 Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng xây dựng các hệ sinh thái phần mềm là con đường đúng đắn, phù hợp với xu hướng chung và là sự đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp phần mềm trong môi trường sự cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi sự sáng tạo, hợp tác để cung tồn tại và phát triển. 1.2 Đặc điểm một hệ sinh thái phần mềm Để có một hệ thống phần mềm, từ khi hình thành ý tưởng về sản phẩm của mình, cần đặt vấn đề xây dựng hệ sinh thái phần mềm ngay từ đầu[15]: Khi xây dựng một hệ thống, nên cân nhắc kỹ để lựa chọn sẽ làm “sản phẩm” hay “sản phẩm lõi + hệ sinh thái”; cần chú ý đến tính cộng sinh (sống nhờ) phối ghép với hệ sinh thái khác, chẳng hạn như tận dụng Facebook, WordPress,… thay vì mình tự làm lấy toàn bộ; triển khai lập trình giao diện ứng dụng API (Application Programming Interface) hay cơ chế plugin cho sản phẩm/ dịch vụ của mình càng sớm càng tốt. Từng bước tối ưu API để thực sự dễ nắm bắt, đầy đủ, không chồng chéo, dư thừa. Có thể tóm tắt các đặc điểm của một hệ sinh thái phần mềm như sau3: - Tính kế thừa: Giống như đặc điểm của tự nhiên hệ sinh thái như hỗ sinh, cộng sinh, hợp tác cùng phát triển, kế thừa, phối ghép với các hệ sinh thái khác. - Tính ổn định: Hệ sinh thái có kiến trúc ổn định: giao diện, quản lý phát triển - tiến hóa, an ninh và độ tin cậy. - Tính mở: là một mô hình phát triển mã nguồn mở, cộng đồng CNTT cùng tham gia, tạo khả năng cho quá trình đổi mới công nghệ. 1.3 Sự xuất hiện các từ ngữ mới trong từ vựng và chữ viết tắt Sự xuất hiện các từ ngữ mới để thỏa mãn nhu cầu định danh các sự vật hiện tượng trong đời sống. Hai con đường tạo thành từ người mới [2]: (1) Cấu tạo từ mới bằng các chất liệu và quy tắc sẵn có trong ngôn ngữ dân tộc thông qua các phương thức: Phương thức phức hợp: Hòa đúc hai từ sẵn có tạo nên từ mới, người ta giữ lại các yếu tố được coi là giá trị nhất về mặt ngữ nghĩa của cả hai từ để tạo ra một đơn vị hoàn chỉnh. Phương thức rút gọn: là phương thức tạo từ mới bằng cách lược bớt một phần của đơn vị đó. Phương thức viết tắt: Phương thức ghép các con chữ (âm) ở đầu, cuối, vị trí nào đó trong một nhóm từ với nhau để tạo nên từ mới. Ví dụ: Kiểm tra chất lượng sản phẩm  KCS. (2) Vay mượn ngôn ngữ khác: Đây là quá trình tiếp nhận thêm từ ngôn ngữ khác hình thành nên lớp từ vay mượn. Phương thức viết tắt xuất hiện các từ ngữ mới Con đường hình thành từ ngữ mới thông qua nhiều phương thức, cấu tạo nên từ ngữ mới bằng các chất liệu và quy tắc sẵn có trong ngôn ngữ dân tộc, trong đó có phương thức viết tắt. Chữ viết tắt thường có hai dạng: Viết tắt tự tạo, ngẫu nhiên và Viết tắt theo quy luật, thể hiện xu hướng “tắt hóa” khi sử dụng viết chữ một cách tự nhiên của con người, là sự sáng tạo cách viết vốn rất riêng tư, nhưng cũng có thể được phổ biến. Viết tắt theo quy luật chung là cách viết tắt có sự nghiên cứu, sắp xếp, định dạng theo một quy luật nào đó định sẵn tùy từng lĩnh vực. Ngôn ngữ có tính kế thừa, và cộng đồng cùng phát triển. Việc tạo lập, sử dụng CVT nên chăng cần tạo lập môi trường khai thác chung với những công cụ cần thiết để hỗ trợ người sử dụng. 3 (IJACSA) Tạp chí Quốc tế về Khoa học máy tính nâng cao và ứng dụng,Vol. 4, số 8, 2013, trang 247, website: www.ijacsa.thesai.org
  3. 162 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” 1.4 Môi trường khai thác phần mềm Xuất phát từ ý tưởng về hệ sinh thái phần mềm, chúng tôi đặt cần đặt vấn đề xây dựng môi trường khai thác phần mềm - hướng phát triển với ý tưởng như hệ sinh thái giúp khai thác phần mềm hiệu quả. Chẳng hạn, khi xây dựng kho ngữ liệu CVT, chúng tôi tận dụng nguồn dữ liệu trên Internet để tập hợp, tìm kiếm CVT mới; khi nghiên cứu đánh giá tần số, tần suất xuất hiện CVT, chúng tôi tận dụng nguồn dữ liệu của hệ thống Yahoo.com, tức là cộng sinh để đề xuất cách thống kê dữ liệu sử dụng CVT, cung cấp một góc nhìn, một cách đánh giá CVT sử dụng trên Internet… Trong nghiên cứu đề tài, chúng tôi đặt ra mục tiêu là xây dựng môi trường khai thác chữ viết tắt chứ chưa phải là hệ sinh thái CVT. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng hướng đến một giải pháp tạo ra môi trường khai thác có tính cộng đồng, nhiều NSD cùng tham gia khai thác, sử dụng, đóng góp ý tưởng, cập nhật dữ liệu, phát triển liên tục, kế thừa và ngày càng hoàn thiện trong tương lai. 2 Đề xuất môi trường khai thác chữ viết tắt 2.1 Khái niệm môi trường khai thác chữ viết tắt Xuất phát từ một ví dụ trực quan bể nước sinh thái nuôi cá trong nhà, chúng tôi đưa khái niệm môi trường khai thác chữ viết tắt. Bể cả sinh thái với hệ thống đất, đá, cát, cây trồng thủy sinh, cá nuôi trong bể tạo ra một hệ sinh thái nuôi sống các loại cá, cây cảnh bên trong bể như hình 1 mô phỏng: Hình 1. Mô hình hệ sinh thái bể nuôi cá Khái niệm môi trường khai thác chữ viết tắt: Môi trường khai thác CVT là hệ thống tập hợp thông tin nghiên cứu, sản phẩm phần mềm, tập trung và tích hợp các công cụ cập nhật, xử lý, hiệu chỉnh, tạo sinh, khai thác, ứng dụng về CVT tiếng Việt; thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi với người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu. Chúng tôi đề xuất xây dựng môi trường khai thác CVT, cụ thể như Hình 2. - CSDL CVT: CSDL chứa các chữ viết tắt do chúng tôi đã xây dựng trong [13]. - CSDL Luật sinh: CSDL chứa các Luật sinh (luật sản xuất) [9] mô phỏng sự suy diễn tri thức CVT, tạo lập môi trường khai thác CVT; xây dựng, bổ sung và chỉnh sửa theo sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ, trong đó có sự tạo sinh CVT.
  4. Nguyễn Nho Tuý, Phan Huy Khánh 163 Hình 2. Mô hình môi trường khai thác chữ viết tắt tiếng Việt - CSDL khai thác: Tập hợp các loại văn bản mẫu để thử nghiệm trong mô hình máy suy diễn[10], đó có thể là các tập Copus[1] có sẵn đã được xây dựng. 2.2 Thực nghiệm xây dựng công cụ trong môi trường khai thác chữ viết tắt Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các tác giả trong [13], [2] và [15], chúng tôi trình bày một vài nghiên cứu của mình, đóng góp trong môi trường khai thác CVT. Một số kết quả thực nghiệm đã xây dựng và công bố: 1) Xây dựng kho ngữ liệu CVT tiếng Việt, bao gồm phân tích thiết kế CSDL, triển khai cài đặt để thu thập dữ liệu CVT thủ công và từ môi trường Internet. Kết quả đã xây dựng kho ngữ liệu với gần 10.000 CVT tiếng Việt, tiếng Anh [3]. 2) Đưa ra giải pháp ứng dụng chữ viết tắt chỉ mục cơ sở dữ liệu phục vụ tìm kiếm khai thác dữ liệu [4]. 3) Đề xuất giải pháp và xây dựng thuật toán SENVA cập nhật tự động CVT mới từ môi trường Internet, tiếp tục từng bước làm giàu dữ liệu, cập nhật theo kịp sự biến động, tạo sinh mới CVT trong thực tiễn [6]. 4) Xây dựng hệ thống web site thư viện CVT trên Internet gồm nhiều chức năng: lưu trữ, cập nhật, tra cứu, biên tập, thống kê sử dụng CVT…; hỗ trợ NSD cập nhật CVT mới, cùng trao đổi thông tin về vấn đề cùng quan tâm [14]. 5) Xây dựng hệ thống khai thác CVT trong tin nhắn thương hiệu: xây dựng chương trình tin nhắn thương hiệu, triển khai ứng dụng cung cấp cho khách hàng bằng công cụ tư vấn thông minh đặt tên Brandname hỗ trợ doanh nghiệp[7]. 6) Trên cơ sở tìm hiểu danh sách CVT xếp theo tần số của Hội ngôn ngữ học trong [8], chúng tôi đề xuất và xây dựng phương pháp đánh giá tần số, tần suất CVT trên mạng Internet [5]. Ở đây, để tạo môi trường khai thác CVT hướng đến tính mở, tạo điều kiện dễ giao tiếp, bảo trì; chúng tôi triển khai lập trình giao diện ứng dụng API (Application Programming Interface); đó là cơ chế plugin cho các hàm khi cài đặt thuật toán trong [7]. Từng bước tối ưu API để thực sự dễ nắm bắt, đầy đủ, không chồng chéo, dư thừa; các lập trình viên có thể phát triển các dịch
  5. 164 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” vụ bổ sung để tạo các hàm sử dụng cơ chế plugin vào môi trường khai thác CVT để cùng chia xẻ kinh nghiệm, ứng dụng. Ví dụ một hàm có cấu trúc: GetSMSBrand(, ) Khi cần, có thể hiệu chỉnh hàm GetSMSBrand mà không cần biên dịch hay sửa chữa bất cứ dòng lệnh nào tại nơi máy tính chứa phần mềm gọi nó. 3 Từ điển tra cứu chữ viết tắt trên máy di động: Nghiên cứu này trình bày chi tiết hơn về xây dựng từ điển tra cứu CVT trên máy di động, nhằm minh họa một công cụ thực nghiệm xây dựng môi trường khai thác CVT. 3.1 Ý tưởng thiết kế chương trình Ý tưởng thiết kế chương trình từ điển chữ viết tắt trên máy di động hướng đến môi trường khai thác thuận tiện cho NSD trên máy di động: Chương trình sử dụng trên máy di động tra cứu CVT theo cách thông thường, có chức năng tìm kiếm, tra cứu, thống kê... Chương trình thiết kế tối ưu hóa cho người sử dụng di động: chạy thường trú trong bộ nhớ máy di động, sử dụng tính năng copy trên máy di động.Khi người dùng cần tra cứu trực tiếp CVT trên file văn bản, email, web site…, nhấn màn hình cảm ứng trên cụm CVT để chọn khối, sau đó chọn copy vào vùng nhớ đệm, chương trình kích hoạt tìm kiếm CVT và hiển thị dữ liệu tra cứuvà tiếp tục công việc. Về cập nhật dữ liệu mới trên máy di động: CSDL trên máy di động (client) sẽ liên kết với thống web site www.chuviettat.com (lưu trữ trên server) để khi có CVT mới, dữ liệu mới này sẽ được cập nhật về máy di động [14]. Ngày cập nhật sau cùng Dữ liệu mới Người dùng điện thoại Webserver chuviettat.com Hình 3. Đồng bộ dữ liệu về máy di động 3.2 Đề xuất thuật toán xây dựng từ điển Chúng tôi sử dụng kỹ thuật tìm kiếm FTS (Full Text Search)4 để giải quyết yêu cầu thiết kế chương trình nêu trên. Thuật toán SOMA-FTS (Search On Mobile Abbreviations - used FTS) Mô tả: SOMA-FTS là thuật toán tìm kiếm chữ viết tắt trên di động - sử dụng FTS. Người dùng tra cứu trực tiếp CVT trên file văn bản, email, tin nhắn, web site… bằng cách nhấn màn hình cảm ứng trên cụm CVT, sau đó kích chọn biểu tượng từ điển CVT, kết quả tra cứu sẽ hiện thị. Đầu vào: + NSD nhấn giữ trên màn hình máy di động; + Chọn cụm CVT/hoặc Copy CVT vào vùng nhớ đệm. 4 Theo https://kipalog.com/posts/Full-Text-Search--tu-khai-niem-den-thuc-tien--phan-1,
  6. Nguyễn Nho Tuý, Phan Huy Khánh 165 Đầu ra: + Hiển thị khung cửa số giải thích nghĩa CVT; + Thống kê số tần số, tần suất sử dụng. Bắt đầu: If < Chưa tồn tại CSDL trong bộ nhớ hệ thống của điện thoại > { - Khởi tạo CSDL CVT (T1) - Khởi tạo CSDL CVT phục vụ tìm nhanh (T2) { - Tách các CVT trong CSDL T1 bởi khoảng trống để có thể tìm chính xác đến từng ký tự Ví dụ như "ABC"=> A B C - Chuyển đổi các ký tự đặc biệt về dạng ∞ + (mã ASCII của ký tự) để tìm các ký tự đặc biệt (AB# => A B ∞35) - Lưu nội dụng CVT đã chuẩn hóa ở trên vào T2 là CSDL đã được định nghĩa và đánh index theo cơ chế FTS (Full-Text Searches): bảng CSDL được tích hợp sẵn FTS } - Sao chép toàn bộ các cơ sở dữ liệu T1 và T2 vào bộ nhớ hệ thống của điện thoại - Mở kết nối đến CSDL } Else { - Mở kết nối đến CSDL End If While do { - Lấy giá trị vùng nhớ đệm, gán vào biến X - Xóa các ký tự không phải là BMP (BMP= Basic Multilingual Plane, như ký tự mặt cười ): - Tách các ký tự của X bởi khoảng trống ("ABC"=> A B C): - Chuyển đổi các ký tự đặc biệt của X về dạng ∞ + mã ASCII của ký tự (AB# => A B ∞35): - < Tìm kiếm CVT X > { - Truy vấn trong CSDL T2 tất cả các CVT chứa X //chú thích mục (1) - Kết quả trùng khớp với tìm kiếm sẽ chứa tất cả các ký tự của X theo thứ tự trước sau // mục (2). - Kết nối với CSDL T1 để lấy đầy đủ thông tin, định nghĩa của các CVT tìm được. - Lưu danh sách các CVT tìm được vào mảng A. } - Tăng tần số và tần suất truy vấn của CVT X lưu vào dữ liệu thống kê trên CSDL T1. Chú thích mục (3). - Hiển thị nút thông báo có kết quả tìm kiếm CVT cạnh bên của màn hình điện thoại và chờ NSD bấm/chạm tay vào If < NSD bấm/chạm vào nút thông báo > { - Ẩn nút thông báo
  7. 166 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” - Hiển thị danh sách giải thích chi tiết CVT tìm được (mảng A) trên màn hình điện thoại. - Lấy thông tin thống kê tần số và tần suất của các CVT trên hệ thống. - Hiển thị thống kê tần số và tần suất sử dụng của các CVT trên hệ thống } Else {Nút thông báo sẽ tự động ẩn sau N giây (mặc định N = 5s, NSD có thể điều chỉnh trong chức năng cài đặt) } End If } End While Kết thúc: 3.3 Kết quả thực nghiệm xây dựng chương trình Những ưu điểm ứng dụng kỹ thuật FTS: Kết quả tra cứu trả về nhiều CVT, tốc độ tìm kiếm rất nhanh, gần như tức thời. Ưu điểm này rất phù hợp với việc tra cứu dữ liệu text lớn, đặc biệt với các CVT được thành lập theo quy tắc: CVT cấu thành bằng chữ đầu của cụm từ (acronym. Tuy vậy, có những nhược điểm nếu dùng kỹ thuật FTS trong trường dữ liệu text lớn: độ chính xác thấp, độ nhiễu cao, kết quả trả về sẽ rộng và có thể chứa nhiều kết quả nhiễu không mong muốn. So với các từ điển Online và các ứng dụng từ điển trên máy di động hiện nay: Các ứng dụng (vndic.net, vdict.com, tratu.soha.vn...) chưa có tính năng tra cứu CVT, nhiều cụm từ viết tắt thông dụng không tìm thấy; các ứng dụng của chúng tôi đã cung cấp chức năng tra cứu, thống kê CVT. Đặc biệt, từ điển trên máy di động tạo môi trường khai thác thuận lợi, cá nhân hóa việc sử dụng CVT, có kết nối liên thông với kho ngữ liệu CVT tập trung; có đánh giá tần số, tần suất cá nhân sử dụng, nhóm các CVT thường sử dụng, liên kết với kho ngữ liệu CVT đang quản lý. 4 Kết luận Việc nghiên cứu trên cho thấy từ những hiện tượng sử dụng CVT, sự hình thành CVT trong sự phát triển ngôn ngữ tự nhiên, chúng tôi đã từng bước hệ thống hóa, chuẩn hóa CVT, ứng dụng CNTT xây dựng kho ngữ liệu, áp dụng kỹ thuật tìm kiếm mới (FTS), phát triển thành các công cụ ứng dụng, tạo lập môi trường khai thác CVT cần thiết cho NSD, đồng thời lưu trữ nguồn gốc CVT tạo sinh CVT. Các kết quả nghiên cứu góp phần ghi nhận, chụp ảnh hiện trạng CVT, đề xuất các giải pháp CNTT thúc đẩy con đường hình thành từ ngữ mới thông qua nhiều phương thức, con đường cấu tạo nên từ ngữ mới bằng các chất liệu và quy tắc sẵn có trong ngôn ngữ dân tộc, trong đó có phương thức viết tắt [2] [9], phát triển hệ thống từ vựng thông qua việc tạo ra từ, ngữ là CVT mới; từ đó góp phần phát triển hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt.
  8. Nguyễn Nho Tuý, Phan Huy Khánh 167 Tài liệu tham khảo 1. Lưu Tuấn Anh, Download dữ liệu các tập Corpus, http://viet.jnlp.org/download-du-lieu-tu-vung- corpus, 2012. 2. Lê Đình Tư, Vũ Ngọc Cân, Nhập môn ngôn ngữ học. Giáo trình ĐH Quốc Gia, Hà Nội, 2009. 3. Nguyễn Nho Túy, Phan Huy Khánh, Developing database of Vietnamese abbreviations and some applications. Kỷ yếu Hội thảo ICTCC 2016 - 2nd EAI International Conference on Nature of Computation and Communication, 2016. 4. Nguyễn Nho Túy, Phan Huy Khánh, Giải pháp ứng dụng chữ viết tắt chỉ mục cơ sở dữ liệu phục vụ tìm kiếm khai thác dữ liệu, Tạp chí KHCN ĐHĐN, Số 9(106), trang 97-101, 2016. 5. Nguyễn Nho Túy, Phan Huy Khánh, Đặng Huy Hòa, Đánh giá tần số sử dụng chữ viết tắt tiếng Việt trên Internet, Tạp chí KHCN ĐHĐN, Số 9 (106), tr. 81-86, 2016. 6. Nguyen Nho Tuy, Phan Huy Khanh, New Automatic Search and Update Algorithms of Vietnamese Abbreviations, World of Computer Science and Information Technology Journal (WCSIT),Vol. 6, No. 1, 1-7, 2016. 7. Nguyễn Nho Túy, Phan Huy Khánh, Lê Văn Anh, Giải pháp tư vấn đặt tên và sử dụng tin nhắn thương hiệu cho doanh nghiệp. Kỷ yếu Hội nghị Quốc gia lần thứ X về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR), tr. 226-232, 2017. 8. Nguyễn Nho Túy, Web site thư viên chữ viết tắt. Link: http://www.chuviettat.com, 2015. 9. Nguyễn Thị Trúc, Dẫn luận ngôn ngữ, ĐHSP Đà Nẵng, 2000. 10. Phan Huy Khánh, Giáo trình Hệ chuyên gia, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng, 2005. 11. Phan Huy Khánh, Nguyễn Nho Túy, Nghiên cứu xây dựng cở sở dữ liệu chữ viết tắt cho dịch vụ 1080 Bưu điện Đà Nẵng, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia “Một số vấn đề chọn lọc của CNTT&Truyền thông”, 2006. 12. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Danh sách chữ viết tắt xếp theo tần số, Hà Nội 2002. 13. Huỳnh Công Pháp, Nguyễn Văn Huệ, Nghiên cứu thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu chữ viết tắt tiếng Việt, Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN, Số 7 (80), 2014. 14. Thư viện chữ viết tắt, http://www.chuviettat.com. 15. “Thời Của Các “Hệ Sinh Thái”, http://www.web2vietnam.com/2011/02/14/the-age-of-ecosystems/
nguon tai.lieu . vn