Xem mẫu

  1. ỨNG DỤNG CÔNG CỤ ĐÁM MÂY- TIỆN ÍCH CỦA GOOGLE HỖ TRỢ KHẢO SÁT Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ SINH VIÊN TRONG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI Pham Thi Huyen Hanoi University Tóm tắt: Trong tình hình hiện nay đa số các trường học đều đẩy mạnh triển khai dạy học trực tuyến nhằm duy trì tiến độ học tập của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên để nắm bắt được thực trạng và nâng cao chất lượng đào tạo cần phải có những đánh giá phản hồi của người học để từ đó từng bước cải thiện phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Công cụ “ Cloud Computing” của Google là một giải pháp hỗ trợ cho việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên một cách thuận tiện nhất. Bài báo nghiên cứu về công cụ “ Cloud Computing” giúp cho việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến của giảng viên trường Đại học Hà Nội. Từ khóa: công cụ “đám mây”, dạy trực tuyến, khảo sát, thông tin phản hồi, sinh viên. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giáo dục hiện nay, giảng dạy và đánh giá là hai quá trình thường xuyên và có quan hệ chặt chẽ đến nhau. Trước đây, với phương thức giảng dạy tập trung, giảng viên có điều kiện tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với sinh viên, việc điều chỉnh quá trình giảng dạy cũng thường xuyên và cập nhật hơn, nhưng hiện nay với tình hình giảng dạy trong điều kiện giãn cách tiếp xúc trực tiếp, nhiều trường đã áp dụng phương thức giảng dạy trực tuyến. Nếu là dạy học trực tiếp, việc quản lý một lớp 100-150 sinh viên vẫn có thể nằm trong tầm kiểm soát của giảng viên. Nhưng với dạy học trực tuyến giảng viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý lớp, cũng như có thông tin phản hồi trực tiếp của sinh viên để điều chỉnh quá trình giảng dạy cho phù hợp. Đối với giảng dạy trực tiếp thì tại mỗi trường đều có công tác đánh giá quá trình giảng dạy của giảng viên bằng phương thức lấy ý kiến phản hồi trực tiếp của sinh viên sau mỗi môn học, hoặc cũng có trường hợp sau khi học xong nhiều môn học của một học kỳ mới có công tác đánh giá. Hiện nay, với việc áp dụng giảng dạy trực tuyến, để nâng cao chất lượng giảng dạy thì hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên được xác định là một trong các bước cần thiết của giảng viên, để ngay lập tức có thể điều chỉnh, thích nghi ngay với điều kiện giảng dạy mới, đảm bảo được chất lượng giảng dạy của nhà trường. Do vậy việc sử dụng các phương tiện hiện đại nói chung và công cụ “đám mây” của Google để hỗ trợ cho việc lấy ý kiến phản hồi trực tuyến của sinh viên sẽ giúp giảng viên thu thập được một cách nhanh chóng, chính xác các thông tin hữu ích hỗ trợ cho việc dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong thời kỳ mới của trường Đại học Hà Nội. 130
  2. Hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động dạy học của giảng viên về bản chất là hình thức dùng bảng hỏi để thu thập ý kiến của sinh viên về hoạt động dạy học của giảng viên sau mỗi môn học. Bảng hỏi thu thập ý kiến phản hồi có thể phát cho từng cá nhân hay nhóm sinh viên theo phương pháp ngẫu nhiên hay phân tầng. Kết quả của việc lấy ý kiến phản hồi thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên đối với giờ giảng của giảng viên. Hoạt động giảng dạy có hiệu quả sẽ được sinh viên đánh giá tốt và ngược lại.[1] Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động dạy học của giảng viên được thực hiện nhằm mục đích cụ thể sau: Thứ nhất, đối với giảng viên: giúp tạo thêm kênh thông tin để giảng viên nghiên cứu, tự điều chính hoạt động dạy học, hoàn thiện ,phát huy năng lực chuyên môn, tác phong sư phạm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, mục tiêu đào tạo của Nhà trường đề ra. Thứ hai, đối với sinh viên: giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của sinh viên trong học tập và rèn luyện bản thân; giúp đảm bảo quyền lợi, lợi ích cũng như tạo điều kiện để sinh viên phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến của bản thân về hoạt động dạy học của giảng viên. Thứ ba, đối với tình hình giảng dạy trực tuyến trên toàn nhà trường hiện nay cũng cần một số đánh giá phản hồi của sinh viên để nhà trường và giảng viên có nguồn tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc đánh giá, điều chỉnh phương pháp và qúa trình dạy học trong trường. Trong những năm gần đây, các loại hình khảo sát dựa trên Internet đang được áp dụng rỗng rãi. Khảo sát trực tuyến mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng như chi phí cho việc thực hiện nhỏ hơn rất nhiều, tiến hành khảo sát nhanh chóng và triển khai được trên diện rộng, giảm thời gian giành cho khảo sát, cho phép tỷ lệ trả lời nhiều hơn. Khảo sát trực tuyến tạo cho người trả lời cảm giác thoải mái hơn khi điền kết quả so với các cách khác nên cũng thu nhận được nhiều ý kiến chính xác.[2] Từ thực tiễn này cho thấy hoạt động giảng dạy và đánh giá hiệu quả giảng dạy là yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên của giảng viên, nếu có thể sử dụng phương pháp mới sẽ giúp cho giảng viên đảm bảo được nhiệm vụ vì thực hiện được việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên một cách hiệu quả, thuận tiện nhanh chóng, dễ dàng. II. ĐỀ XUẤT CÔNG CỤ ĐÁM MÂY ĐỂ KHẢO SÁT Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ SINH VIÊN TRONG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 1. Thực trạng hoạt động khảo sát lấy ý kiến phản hồi của sinh viên trong giảng dạy trực tuyến của giảng viên Trường Đại học Hà Nội. Trong những năm học vừa qua, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá sinh viên cũng như việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về 131
  3. hoạt động dạy học vủa giảng viên luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong các trường đại học nói chung cũng như trường Đại học Hà Nội nói riêng. Trong quá trình thực hiện, việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên được thực hiện thông qua cách thức phát phiếu khảo sát bằng giấy để sinh viên điền thông tin. Thực tế cho thấy, cách thức tiến hành khảo sát trực tiếp trên giấy như vậy đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đặt ra nhưng còn tồn tại những nhược điểm như: tốn rất nhiều thời gian cho việc thu thập, tổng hợp cũng như xử lý thông tin nhận được; chi phí in ấn, xuất bản phiếu khảo sát là một con số không nhỏ khi thực hiện trên số đông sinh viên. Đồng thời, do quá trình tổng hợp thông tin từ các phiếu là thủ công nên việc xử lý thông tin khảo sát thu thập được khó tránh khỏi sai sót, thiếu chính xác. Việc khảo sát theo phương pháp trực tiếp này còn gặp phải một hạn chế là sinh viên có xu hướng trả lời thiếu khách quan, rập khuôn theo bạn cùng lớp do những yếu tố về tâm lí. Từ thực tiễn này, là trường đại học đa ngành với thế mạnh về dạy ngoại ngữ và các chuyên ngành khác bằng ngoại ngữ, Trường Đại học Hà Nội có số lượng sinh viên quốc tế nhiều và đến từ nhiều quốc gia khác nhau nhau trên thế giới, yêu cầu tương tác cao trong quá trình dạy học nên nhu cầu sử dụng phương pháp mới giúp thực hiện khảo sát nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, dễ dàng sử dụng, đảm bảo an toàn thông tin, đáp ứng nhu cầu khảo sát với số lượng lớn sinh viên. Trong tình hình mới như vậy, tháng 3/2020 Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giảng viên trong toàn trường sử dụng bộ công cụ Google và tổ chức dạy học trực tuyến nhằm đảm bảo kế hoạch đào tạo và hoạt động của nhà trường. Vì vậy, việc khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên trong giảng dạy trực tuyến thay cho phương thức giảng dạy trực tiếp trước đây là rất cần thiết để đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như kịp thời đưa ra giải pháp điều chỉnh để đảm bảo kế hoạch và chất lượng trong công tác đào tạo của Nhà trường. Việc sử sụng các công cụ tiện ích “Đám mây”- mang tính ưu việt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình lấy ý kiến phản hồi, phân tích và đánh giá với hiệu quả cao. 2. Tổng quan về Google Docs Google Docs là bộ tổ hợp các công cụ xử lý dữ liệu văn bản và trình chiếu của Google. Bất kỳ văn bản, tài liệu hoặc nội dung trình chiếu nào được tạo bằng Google Docs sẽ đều được lưu trữ trên “đám mây”( hệ thống máy chủ trên Internet của Google) bằng tài khoản của người sử dụng. Mọi tác vụ liên quan đến tài liệu của người sử dụng như: chỉnh sửa, cập nhật thông tin, xử lý dữ liệu… đều được thực hiện online (trực tuyến) trên Internet với một tiết bị bất kỳ như: máy tính bảng, laptop smartphone…, có kết nối Internet. Google Docs được phát triển và đưa vào sử dụng đã thực sự tạo ra một cách thức học tập và làm việc mới với tính tiện dụng, hiệu quả và đặc biệt hữu ích cho người sử dụng. Được cung cấp trong bộ các tính năng của Google Docs, Form( biểu mẫu) là chức năng cho phép người dùng tạo và thực hiện các bài khảo sát trực tuyến một cách nhanh chóng, hiệu quả, không mất nhiều chi phí. Ứng dụng có giao diện thân 132
  4. thiện, dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin.[3] 3. Cách thực hiện tạo phiếu khảo sát trực tuyến bằng chức năng Form của Google Docs. - Bước 1: Chuẩn bị: người dùng tạo một tài khoản Google, chuẩn bị nội dung cho phiếu khảo sát gồm danh sách câu hỏi và các lựa chọn trả lời. - Bước 2: Tạo phiếu khảo sát thông qua chức năng Form (Biểu mẫu) của Google Docs: Truy cập địa chỉ https://docs.google.com/form/ qua một trình duyệt web trên thiết bị( Chrome, Mozilla Firefox, Internet Explorer,…). Tại trang Google Biểu mẫu nhấn vào biểu tượng Thêm để tạo biểu mẫu mới. Cửa sổ làm việc của chương trình di chuyển tới màn hình soạn thảo phiếu khảo sát -Bước 3: Soạn thảo phiếu khảo sát: Chương trình cho phép người dung soạn thảo các dạng câu hỏi khảo sát khác nhau: Dạng nhiều lựa chọn; Hộp kiểm; Chọn từ danh sách… Người dung lựa chọn loại câu hỏi phù hợp, sau đó nập nội dung cho câu hỏi và các phương án trả lời. Nhấn “Đã xong” để hoàn thành. Nhấn “Thêm mục” để điên nội dung câu hỏi khảo sát tiếp theo. 4. Qui trình sử dụng phiếu khảo sát của Google Docs - Bước 1: Xuất bản phiếu khảo sát: đưa phiếu khảo sát tới sinh viên: Sau khi hoàn thiện việc tạo nội dung câu hỏi cho phiếu khảo sát, người dùng nhấn “ Gửi biểu mẫu” để tiến hành xuất bản phiếu khảo sát tới người sử dụng. Cửa sổ chương trình sẽ hiện ra giao diện cho phép người tạo khảo sát có những lựa chọn khác nhau để xuất bản phiếu khảo sát tới sinh viên như: chia sẻ link (đường dẫn) chứa phiếu khảo sát bằng cách sao chép và gửi trực tiếp cho sinh viên để truy cập vào thực hiện trả lời khảo sát; nhúng liên kết vào một diễn đàn website hay mạng xã hội: Facebook, Google,… và công bố cho sinh viên để truy cập vào thực hiện hoặc gửi đính kèm phiếu khảo sát qua Email,…. Sau khi nhận được liên kết do giảng viên chia sẻ, sinh viên truy cập và thực hiện điền khảo sát một cách nhanh chóng và tiện lợi. - Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ sinh viên: việc thu thập thông tin phản hồi từ phiếu khảo sát được Google Docs thực hiện một cách tự động và đưa vào một bảng tính. Giảng viên có thể đưa lấy thông tin từ bảng tính này để phân tích và điều chỉnh phù hợp cho công tác giảng dạy. [4] 5. Ví dụ tạo phiếu khảo sát trực tuyến bằng chức năng Form của Google Docs trong môn học Tin học cơ sở. Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản của google Bước 2: Tạo mới phiếu khảo sát thông qua chức năng Form(Biểu mẫu) của Google Docs 133
  5. Nhấn vào biểu tượng để tạo biểu mẫu mới: xuất hiện cửa sổ làm việc của chương trình di chuyển tới màn hình soạn thảo phiếu khảo sát Bước 3: Soạn thảo phiếu khảo sát có nội dung như các hình dưới đây: Sau khi hoàn thiện việc tạo nội dung câu hỏi cho phiếu khảo sát, người dùng nhấn “ Gửi biểu mẫu” để tiến hành xuất bản phiếu khảo sát tới người sử dụng. 134
  6. Sau khi nhận được liên kết do giảng viên chia sẻ, sinh viên truy cập và thực hiện điền khảo sát một cách nhanh chóng và tiện lợi. Việc thu thập thông tin phản hồi từ phiếu khảo sát được Google Docs thực hiện một cách tự động và đưa vào một bảng tính. Giảng viên có thể lấy thông tin từ bảng tính này để phân tích và điều chỉnh phù hợp cho công tác giảng dạy của mình. III. KẾT LUẬN Ứng dụng “Đám mây” Google Docs với chức năng Form thực sự là một công cụ tiện ích, đem lại hiệu quả cao trong việc tạo và thực hiện các khảo sát trên điều kiện trực tuyến để lấy ý kiến phản hồi của sinh viên. Nếu được triển khai, áp dụng một cách phù hợp với thực tiễn dạy và học trực tuyến trong tình hình hiện nay tại Đại Học Hà Nội sẽ góp phần tích cực vào việc giảng viên điều chỉnh nhanh và đảm bảo được nhiệm vụ giảng dạy, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES [5]. Trần Xuân Bách (2007). Sinh viên đánh giá giảng viên – nguồn thông tin quan trọng trong qui trình đánh giá giảng viên. Tạp chí Khoa học- Đại Học Quốc gia Hà Nội, Khoa học xã hội và Nhân văn 23, tr198- 207. [6]. Phó Đức Hòa – Ngô Quang Sơn (2008). Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. NXB Giáo dục. [7]. Nguyễn Thị Minh Thu (2011). Nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý và thúc đẩy phát triển dịch vụ Cloud Computing ở Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông. [8]. Trần Trung – Đặng Xuân Cương – Nguyễn Văn Hồng – Nguyễn Danh Nam (2015). Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Toán ở trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam 135
nguon tai.lieu . vn