Xem mẫu

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------***------------- TÀI LIỆU HỌC TẬP THỰC TẬP MÔ PHỎNG CHIẾN LƯỢC (Theo phương thức đào tạo học chế tín chỉ) Số tín chỉ : 03 Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh Đối tượng: Sinh viên đại học, cao đẳng - Năm 2019 -
  2. TÀI LIỆU HỌC TẬP ---------------- 1. Tên học phần: Thực tập mô phỏng chiến lược Mã số học phần:....... 2. Số tín chỉ : 3 (90 giờ) 3. Tính chất học phần : Bắt buộc 4. Các học phần học trước: Các học phần học trước: Quản trị học, Quản trị nhân lực, Quản trị dự án, Quản trị chiến lược 5. Học phần thay thế, tương đương: Không. 6. Khoa phụ trách: Khoa Quản trị kinh doanh 7. Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh công nghiệp 8. Nội dung học phần: Thời gian hướng dẫn (giờ) TT Nội dung Tổng Thường Kết Ban đầu số xuyên thúc Nội dung 1: Nhận diện chiến lược của doanh nghiệp - Nhận diện cơ hội và thách thức của doanh 1 6 1 4 1 nghiệp - Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Nội dung 1: Nhận diện chiến lược của doanh nghiệp 2 6 1 4 1 - Nhận diện nội dung chiến lược của doanh nghiệp Nội dung 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp - Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá sự 3 6 1 4 1 ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
  3. Thời gian hướng dẫn (giờ) TT Nội dung Tổng Thường Kết Ban đầu số xuyên thúc Nội dung 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp - Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá sự 4 6 1 4 1 ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường ngành đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung 3: Phân tích nội bộ doanh nghiệp - Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá sự 5 ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường 6 1 4 1 nội bộ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung 4: Đề xuất chiến lược cho doanh nghiệp 6 6 1 4 1 - Đề xuất hệ thống mục tiêu - Đề xuất chiến lược phù hợp để theo đuổi Nội dung 4: Đề xuất chiến lược cho doanh nghiệp - Đề xuất chiến lược phù hợp để theo đuổi 7 6 1 4 1 (tiếp) - Đề xuất các chính sách lớn để thực hiện chiến lược 8 Tổng hợp và đánh giá 6 0 5 1 Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh - Xác định lý do: Phân tích các yếu tố môi 9 6 1 4 1 trường, điều tra nhu cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ dự kiến kinh doanh
  4. Thời gian hướng dẫn (giờ) TT Nội dung Tổng Thường Kết Ban đầu số xuyên thúc Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh 10 - Mô tả đặc điểm của sản phẩm dịch vụ 6 1 4 1 - Xây dựng kế hoạch tiêu thụ Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh 11 6 1 4 1 - Xây dựng kế hoạch sản xuất Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh 12 - Xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất phục vụ 6 1 4 1 kinh doanh Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh 13 - Kế hoạch nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào 6 1 4 1 - Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh 14 - Xây dựng kế hoạch vốn 6 1 4 1 - Dự kiến doanh thu, kết quả 15 Tổng hợp và đánh giá 6 0 5 1 Tổng cộng 90 13 62 15
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC .....................................................................................................................… DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................8 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................1 ĐỀ THỰC TẬP MÔ PHỎNG CHIẾN LƯỢC ...............................................................3 TÀI LIỆU HỌC TẬP ......................................................................................................4 NỘI DUNG I: NHẬN DIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP .........................4 MỤC ĐÍCH .....................................................................................................................4 YÊU CẦU........................................................................................................................4 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ..........................................................................................4 1.1. Nhận diện cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tình huống ...................4 1.2. Nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trong tình huống .............5 1.3.Nhận diện nội dung chiến lược của doanh nghiệpqua tình huống.........................5 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC ........................................................................................5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................6 NỘI DUNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP .........7 MỤC ĐÍCH .....................................................................................................................7 YÊU CẦU........................................................................................................................7 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ..........................................................................................7 2.1. Lựa chọn và mô tả khái quát về doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh ............................................................................................................................7 2.2. Thu thập, phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ......................................8 2.2.1. Qui trình phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô theo quan điểm của mô hình PESTN .................................................................................................................8 2.2.2. Thu thập và phân tích các thông tin về các yếu tố môi trường vĩ mô .............10 2.3. Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường ngành đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ................15 2.3.1 Qui trình phân tích các yếu tố môi trường ngành theo quan điểm của M.Porter ....................................................................................................................................15 2.3.2. Thu thập và phân tích các thông tin về các yếu tố môi trường ngành .............17 2.4. Lập danh mục cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp .................................20 2.5. Lập ma trận EFE, xác định mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với những cơ hội và nguy cơ .......................................................................................................21
  6. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC ......................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................23 NỘI DUNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP ...............25 MỤC ĐÍCH ...................................................................................................................25 YÊU CẦU......................................................................................................................25 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ........................................................................................25 3.1. Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của doanh nghiệp .......................................................................................................25 3.1.1. Qui trình phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp ......................................25 3.1.2. Phân tích, đánh giá các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp ...........................26 3.1.2.1. Liệt kê các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp ............................................26 3.1.2.2.Thu thập và phân tích các thông tin về nguồn lực của doanh nghiệp doanh nghiệp .........................................................................................................................27 3.1.3. Phân tích, đánh giá các hoạt động chức năng của doanh nghiệp .....................36 3.2. Lập danh mục các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp .............................40 3.3. Thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IEF – Interal Factor Evaluation Matrix) để xác định mức độ mạnh, yếu của doanh nghiệp về những yếu tố nội bộ. ....................................................................................................................42 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC ......................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43 NỘI DUNG 4. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP ...................................44 MỤC ĐÍCH ...................................................................................................................44 YÊU CẦU......................................................................................................................44 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ........................................................................................44 4.1. Đề xuất hệ thống mục tiêu ..................................................................................44 4.1.1. Xác định các căn cứ để thiết lập hệ thống mục tiêu chiến lược .....................44 4.1.2. Đề xuất hệ thống mục tiêu cho doanh nghiệp..................................................45 4.2. Đề xuất chiến lược phù hợp để theo đuổi ...........................................................46 4.2.1. Qui trình xây dựng chiến lược tổng quát cho doanh nghiệp ...........................46 4.2.2. Thiết lập ma trận SWOT ..................................................................................47 4.2.3. Đề xuất các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp ....................................47 4.2.3.1. Đề xuất tổ hợp chiến lược có thể lựa chọn cho doanh nghiệp ......................47 4.2.3.2. Thiết lập ma trận QSPM, đề xuất chiến lược khả thi nhất............................50 4.3. Đề xuất các chính sách lớn để thực hiện chiến lược ...........................................52 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC ......................................................................................54
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................54 NỘI DUNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH ........................................55 MỤC ĐÍCH ...................................................................................................................55 YÊU CẦU......................................................................................................................55 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ........................................................................................56 5.1. Xác định lý do lựa chọn kế hoạch kinh doanh ....................................................56 5.1. 1.Lựa chọn sản phẩm/dịch vụ để tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh ......56 5.1.2. Thiết kế phiếu điều tra nhu cầu thị trường.......................................................56 5.1.3 . Đánh giá khái quát nhu cầu của thị trường .....................................................57 5.2. Mô tả đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp .................................58 5.3. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ ................................................................................59 5.4. Xây dựng kế hoạch sản xuất ...............................................................................60 5.4.1. Xác định sản lượng sẽ sản xuất........................................................................60 5.4.2. Phân bổ nhiệm vụ sản xuất cho từng bộ phận, phân xưởng ............................61 5.4.3. Phân bổ nhiệm vụ sản xuất cho các tháng, quý trong năm. .............................62 5.5. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh .....................................................63 5.5.1. Xác định nhu cầu máy móc thiết bị .................................................................63 5.5.2. Xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu ...................................................64 5.5.3. Xác định danh mục nguyên vật liệu cần dùng, cần dự trữ và cần mua ..........65 5.5.4. Xác định lượng nhiên liệu, điện nước cần dùng ..............................................67 5.6. Xây dựng kế hoạch nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào ......................................69 5.7. Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương .............................................................72 5.7.1. Xác định số lượng lao động cần có ..................................................................72 5.7.2. Kế hoạch quỹ lương .........................................................................................74 5.8. Xác định kế hoạch vốn........................................................................................75 5.9. Dự kiến doanh thu, lợi nhuận .............................................................................79 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC ......................................................................................89 TÀI LIỆUTHAM KHẢO ..............................................................................................90 Phục lục 1 : CÁC TÌNH HUỐNG CHIẾN LƯỢC .......................................................91 Phụ lục 2: KẾT CẤU BẢN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .....................................................................................................................................134 Phụ lục 3: KẾT CẤU BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 136
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AS Attractiveness Score (số điểm hấp dẫn) DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính EFE External Factor Evaluation Matrix (Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài) GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội) IEF Interal Factor Evaluation Matrix (Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong) NGTSCĐ Nguyên giá tài sản cố định NHNN Ngân hàng nhà nước NVL Nguyên vật liệu MMTB Máy móc thiết bị PESTN P – Politic (chính trị); E – Economic (kinh tế); S – Social (xã hội); T – Technology (công nghệ); N – Natural (tự nhiên) QSPM Quantitative StrategicPlanning Matrix (Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng) TAS Total Attractiveness Score (tổng điểm hấp dẫn) Ths Thạc sỹ TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định SWOT Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ( (S- Strengths, W- Weaknesses), O- Opportunities, T - Threats) VLĐ Vốn lưu động XDCB Xây dựng cơ bản
  9. LỜI GIỚI THIỆU Khác với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong khi đó môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi trường ngày càng mạnh mẽ, việc vạch hướng đi trong tương lai càng trở lên rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh nhằm định hướng các hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh môi trường, nó quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp. Do đó, là nhà quản trị doanh nghiệp cần phải rèn luyện các kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích thông tin về các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp; kỹ năng sử dụng các mô hình để đánh giá, phân tích, lựa chọn chiến lược; kỹ năng nhận diện chiến lược phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chiến lược dài hạn về thị trường, sản phẩm, công nghệ của doanh nghiệp; kỹ năng lập kế hoạch bộ phận để triển khai kế hoạch kinh doanh. Để đáp ứng các yêu cầu trên Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nghiên cứu và biên soạn tài liệu học tập Thực tập mô phỏng chiến lược. Cùng với học phần Quản trị chiến lược, học phần Thực tập mô phỏng chiến lược là một môn học mang tính chất bắt buộc đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Học phần này hướng tới mục đích giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện các kỹ năng quản trị chiến lược chuyên sâu. Tài liệu học tập Thực tập mô phỏng chiến lược được biên soạn bao gồm 05 nội dung chính: - Nội dung 1: Nhận diện chiến lược của doanh nghiệp - Nội dung 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp - Nội dung 3: Phân tích nội bộ doanh nghiệp - Nội dung 4: Đề xuất chiến lược cho doanh nghiệp - Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh Với sự tham gia biên soạn của: Ths.Trần Thị Vân; Ths.Hoàng Thị Chuyên; Ths.Phạm Thanh Thảo; Ths.Lê Thị Ánh; Ths.Phạm Vũ Tuân; Ths.Phạm Hương Thanh; Ths.Lê Thị Huyền. Tài liệu học tập được biên soạn dựa trên cơ sở lý luận của học phần Quản trị chiến lược, có sự tham khảo tài liệu trong nước, ngoài nước, cùng sự đóng góp của các đồng nghiệp với mong muốn tài liệu sẽ trở thành công cụ hữu hiệu giúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh rèn luyện kỹ năng thu thập, phân tích thông tin, vận dụng các công cụ hữu ích để hoạch định, lựa chọn chiến lược kinh doanh và xây dựng bản kế hoạch kinh doanh. Và là tài liệu tham khảo cho quý bạn đọc muốn tìm hiểu về công tác quản trị chiến lược. 1
  10. Mặc dù tập thể tác giả biên soạn đã nỗ lực rất cao trong quá trình biên soạn, song do chiến lược kinh doanh vẫn đang là một lĩnh vực khoa học với rất nhiều điều mới mẻ cần được khai thác thường xuyên nên chắc rằng tài liệu học tập này không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! 2
  11. ĐỀ THỰC TẬP MÔ PHỎNG CHIẾN LƯỢC Căn cứ vào dữ liệu của doanh nghiệp trong thực tế, yêu cầu I. Nhận diện chiến lược mà doanh nghiệp đang áp dụng thông qua các tình huống thực tế tại các doanh nghiệp (được trình bày trong phần phục lục), sinh viên: 1. Nhận diện các cơ hội, thách thách đối với doanh nghiệp trong tình huống? 2. Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong tình huống? 3. Nhận diện nội dung chiến lược của doanh nghiệp trong tình huống đã thực hiện? II. Dựa trên kinh nghiệm thực hiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp có trong các tình huống (được trình bày trong phần phục lục), sinh viên lựa chọn 01 doanh nghiệp có thực (doanh nghiệp giống hoặc khác các doanh nghiệp được mô tả trong tình huống), xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đó với các nội: 1. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp: 2. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp: - Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của doanh nghiệp? - Lập danh mục các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp? -Thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IEF – Interal Factor Evaluation Matrix) để xác định mức độ mạnh, yếu của doanh nghiệp về những yếu tố nội bộ? 3. Căn cứ vào các kết quả đã thực hiện được trong yêu cầu 1, yêu cầu 2 sinh viên đề xuất chiến lược cho doanh nghiệp? 4. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh: - Xác định lý do lựa chọn kế hoạch kinh doanh? - Mô tả đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ? - Xây dựng kế hoạch tiêu thụ? - Xây dựng kế hoạch sản xuất? - Xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh? - Xây dựng kế hoạch nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào? - Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương? - Xác định kế hoạch vốn? - Dự kiến doanh thu, lợi nhuận? 3
  12. TÀI LIỆU HỌC TẬP THỰC TẬP MÔ PHỎNG CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG I: NHẬN DIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP MỤC ĐÍCH Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: - Nhận diện cơ hội và thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong các tình huống cụ thể của doanh nghiệp. - Nhận diện nội dung chiến lược trong các tình huống cụ thể của doanh nghiệp. YÊU CẦU Thông qua các tình huống mô phỏng chiến lược mà doanh nghiệp đã ứng dụng, sinh viên tiến hành: 1. Nhận diện các cơ hội, thách thách đối với doanh nghiệp trong tình huống? 2. Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong tình huống? 3. Nhận diện nội dung chiến lược của doanh nghiệp trong tình huống đã thực hiện? HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1.1. Nhận diện cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tình huống Trình tự các công việc cần thực hiện trong nội dung này là:  Bước 1: Nghiên cứu kỹ thông tin được mô tả trong tình huống  Bước 2: Phân tích các thông tin đã được mô tả trong tình huống  Bước 3: Nhận diện các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài: Môi trường vĩ mô (P – Politic, E – Economic, S – Social, T – Technology, N – Natural) (đã được mô tả trong tình huống); Và Môi trường ngành (khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn) (đã được mô tả trong tình huống) có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đã được mô tả trong tình huống).  Bước 4: Nhận diện xu hướng tác động yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (P – Politic, E – Economic, S – Social, T – Technology, N – Natural) (đã được mô tả trong tình huống) và môi trường ngành (khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn) (đã được mô tả trong tình huống) đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đã được mô tả trong tình huống).  Bước 5: Nhận diện cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp (đã được mô tả trong tình huống) 4
  13. 1.2. Nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trong tình huống Trình tự các công việc cần thực hiện trong thực hiện nội dung này là:  Bước 1: Nghiên cứu kỹ thông tin được mô tả trong tình huống  Bước 2: Phân tích các thông tin đã được mô tả trong tình huống  Bước 3: Nhận diện các yếu tố thuộc môi trường trường nội bộ (nguồn nhân lực, vật lực, tài chính, marketing…) (đã được mô tả trong tình huống) có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đã được mô tả trong tình huống).  Bước 4: Nhận diện xu hướng tác động yếu tố thuộc môi trường trường nội bộ (nguồn nhân lực, vật lực, tài chính, marketing…) (đã được mô tả trong tình huống) đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đã được mô tả trong tình huống).  Bước 5: Nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp (đã được mô tả trong tình huống) 1.3.Nhận diện nội dung chiến lược của doanh nghiệpqua tình huống Trình tự các công việc cần thực hiện trong nội dung này là:  Bước 1: Nghiên cứu kỹ thông tin được mô tả trong tình huống  Bước 2: Phân tích các thông tin đã được mô tả trong tình huống  Bước 3: Nhận diện mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp (đã được mô tả trong tình huống) đang theo đuổi. Vì khi doanh nghiệp theo đuổi một mục tiêu chiến lược khác nhau thì sẽ có hướng chiến lược khác nhau.  Bước 4: Nhận diện chiến lược và nội dung, các chính sách, các chương trình hành động của từng chiến lược tương ứng do doanh nghiệp (đã được mô tả trong tình huống) đã thực hiện KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Sau khi thực hành, sinh viên cần đạt được các kết quả sau - Nhận định về thông tin được mô tả trong tình huống thực tế. - Bộ ý kiến phân tích yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường ngành ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các tình huống có sẵn. - Các cơ hội và nguy cơ chủ yếu đã được nhận diện qua tình huống của doanh nghiệp. - Bộ ý kiến phân tích yếu tố của môi trường nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các tình huống có sẵn. - Các điểm mạnh và điểm yếu chủ yếu đã được nhận diện qua tình huống của doanh nghiệp. - Các chiến lược mà doanh nghiệp đang theo đuổi đã được nhận diện chính xác qua các tình huống (tên; nội dung cụ thể các chiến lược mà doanh nghiệp đang theo đuổi đã được nhận diện chính xác qua các tình huống; các chương trình hành động của từng chiến lược mà doanh nghiệp đang theo đuổi đã được nhận diện chính xác qua các tình huống). 5
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mục 2.1. Phân tích môi trường vĩ mô, Chương 2, tài liệu học tập Trường đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp. 2. Mục 2.2. Phân tích môi trường ngành, Chương 2, tài liệu học tập Trường đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp. 3. Mục 3.1.Nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp, Chương 3, tài liệu học tập Trường đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp. 4. Mục 5.1. Chiến lược tăng trưởng - Chương 5, tài liệu học tập Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp 5. Mục 5.2. Chiến lược suy giảm- Chương 5, tài liệu học tập Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp 6. Mục 5.3. Chiến lược ổn định - Chương 5, tài liệu học tập Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp 7. Mục 4.2.2. Các chiến lược cạnh tranh tổng quát - Chương 4, tài liệu học tập Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp 8. Bộ tình huống được xây dựng sẵn 9. Tìm kiếm, chọn lọc, tham khảo tại trang web www.google.com.vn với từ khóa là phân tích môi trường ngành. 10. Tìm kiếm, chọn lọc, tham khảo tại trang web www.google.com.vn với từ khóa là phân tích môi trường vĩ mô. 11. Tìm kiếm, chọn lọc, tham khảo tại trang web www.google.com.vn với từ khóa là phân tích môi trường nội bộ. 6
  15. NỘI DUNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP MỤC ĐÍCH Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: + Thu thập dữ liệu về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường ngành có tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Tổng hợp thông tin và phân tích, đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Tổng hợp thông tin và phân tích, đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trường ngành đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Phát hiện và lập danh mục các cơ hội chính yếu mà môi trường bên ngoài có thể mang lại cho doanh nghiệp. + Phát hiện và lập danh mục các nguy cơ chính yếu từ môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp nên tránh. + Vận dụng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE - External Factor Evaluation) để xác định mức phản ứng của doanh nghiệp đối với sự tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường ngành. YÊU CẦU 1. Lựa chọn và mô tả khái quát về doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh? 2. Thu thập, phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? 3. Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường ngành đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? 4. Lập danh mục các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp? 5. Thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE - External Factor Evaluation) 5. Lập ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE - External Factor Evaluation), xác định mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với những cơ hội và nguy cơ? HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 2.1. Lựa chọn và mô tả khái quát về doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh 7
  16. Sinh viên tự lựa chọn doanh nghiệp mà mình muốn tìm hiểu và xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đó. Việc lựa chọn này cần dựa trên cơ sở am hiểu về các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp.Sau khi đã lựa chọn doanh nghiệp phù hợp, sinh viên tiến hành giới thiệu doanh nghiệp một cách chi tiết và cụ thể trên các mặt sau: * Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp - Giới thiệu thông tin tổng quan về doanh nghiệp: + Tên doanh nghiệp + Địa chỉ + Số điện thoại, Fax + Email + Giấy phép kinh doanh + Vốn điều lệ - Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp * Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào, các sản phẩm chính là gì. 2.2. Thu thập, phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.2.1. Qui trình phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô theo quan điểm của mô hình PESTN Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có thể biểu diễn thông qua mô hình tổng quát dưới đây. Liệt kê các Thu thập dữ liệu yếu tố môi về các yếu tố Phân tích tác trường vĩ mô môi trường vĩ động tác động tới mô tác động tới DN DN Cơ Thách Nhận định tác hội thức động Mô hình PESTN Sơ đồ 2.1 Qui trình phân tích các yếu tố vĩ mô 8
  17. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô theo quan điểm của mô hình PESTN, bao gồm Yếu tố chính trị, luật pháp P – Politic Yếu tố điều kiện tự Yếu tố kinh tế nhiên E – Economic N - Natural Doanh nghiệp Yếu tố công nghệ Yếu tố xã hội T – Technology S – Social Sơ đồ 2.2 Mô hình PESTN P – Politic, các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực; vai trò của chính phủ; các xu hướng chính trị và đối ngoại; hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư ... E – Economic, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, lạm phát, hệ thống thuế và mức thuế, hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút FDI, các biến động trên thị trường chứng khoán S – Social, bao gồm các chuẩn mực, đạo đức, quan niệm, lối sống, thẩm mỹ, nghề nghiệp, phong tục tập quán , truyền thống, trình độ nhận thức, học vấn chung trong xã hội, khuynh hướng tiêu dùng; tổng số dân của xã hội, số người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ tăng của dân số, kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính, dân tộc nghề nghiệp và phân phối thu nhập; tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên; các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng; hôn nhân và cơ cấu gia đình, trình độ văn hóa,… T – Technology, những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ N – Natural, vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí; tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài 9
  18. nguyên thiên nhiên; vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường; sự quan tâm của chính phủ và cộng đồng đến môi trường,… 2.2.2. Thu thập và phân tích các thông tin về các yếu tố môi trường vĩ mô Thông tin cần thiết thu thập là tất cả các thông tin liên quan đến các yêu tố của môi trường vĩ mô. Tùy theo đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp mà sinh viên sẽ tập trung thời gian và chi phí để thu thập những thông tin quan trọng có sự ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình. Khi phân tích và dự áo sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô tới hoạt động của doanh nghiệp mình, sinh viên có thể lựa chọn sử dung các phương pháp sau: * Phương pháp định tính: Thực hiện dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu biết của các chuyên gia để suy đoán. Sử dụng phương pháp này đối với các vấn đề mà dữ liệu quá khứ không có sẵn hoặc đối với các vấn đề mà mối quan hệ với các biển số không có tính ổn định. Một số phương pháp định tính:  Phương pháp chuyên gia (phương pháp Delphi) Theo phương pháp này có ba nhóm chuyên gia được mời lấy ý kiến: 1. Những người ra quyết định 2. Các nhà điều phối viên 3. Những chuyên gia chuyên sâu. Phương pháp được thực hiện qua các bước sau: 1. Chọn ba nhóm chuyên gia. 2. Xây dựng các bạn hỏi điều tra lần đầu, gửi đến các chuyên gia. 3. Phân tích phiếu trả lời của các chuyên gia, tổng hợp và viết lại bằng câu hỏi. 4. Soạn Thảo lại bằng câu hỏi lần hai và tiếp tục gửi đến các chuyên gia. 5. Thu thập, phân tích các phiếu trả lời lần thứ hai. 6. Tiếp tục viết lại bằng câu hỏi, gửi đi và thu thập và phân tích kết quả điều tra. 7. Các bước trên được dừng lại khi kết quả thu thập được thỏa mãn những yêu cầu đề ra.  Đánh giá của các giám đốc điều hành hoặc của các nhân viên bán hàng: Giám đốc điều hành hoặc nhân viên bán hàng là những người có nhiều kinh nghiệm và sát với tình hình, họ có thể được tập hợp lại và thực hiện một số những dự báo có ý nghĩa, chẳng hạn nhân viên bán hàng có thể đưa ra những đức tính về khả năng tiêu thụ một loại hàng hóa nào đó...  Thực hiện những cuộc phỏng vấn khách hàng một cách ngẫu nhiên: 10
  19. Có thể thực hiện những dự báo bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên một số người tiêu dùng/khách hàng bất kỳ, để họ cho một số nhận xét hoặc cho biết cảm nghĩ về những sự kiện mà ta quan tâm. Những nghiên cứu định tính như trên có thể thực hiện bằng cách: - Thảo luận nhóm (focus group) - Thảo luận thay đổi (in – depth interviews) - Quan sát (observation) Mỗi công cụ vừa nêu có những ưu điểm và hạn chế riêng, sinh viên xem xét sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau và có thể được sử dụng phối hợp. * Phương pháp định lượng Phương pháp định lượng bao gồm một số phương pháp cơ bản sau:  Phép ngoại suy xu hướng / Dự báo theo chuỗi thời gian: Sử dụng phân tích chuỗi thời gian, dùng các sự kiện kinh tế quá khứ để tiên đoán xu hướng tương lai. Phương pháp này giả thuyết rằng: mối liên hệ giữa các sự kiện trong tương lai sẽ tiếp tục xảy ra giống như trong quá khứ, không có sự khảo sát mối liên hệ ngẫu nhiên giữa các biển số có liên quan. Mức độ tin cậy của phương pháp này sẽ không cao nếu như xuất hiện những diễn biến mới có liên hệ với các biến số nghiên cứu, nhưng chúng lại không có trong quá khứ.  Liên hệ xu hướng: là sự mở rộng của phép ngoại suy xu hướng. Trong phương pháp này các nhà nghiên cứu liên hệ nhiều chuối thời gian khác nhau với hy vọng tìm ra mối quan hệ có thể sử dụng được cho việc dự báo.  Mô hình kinh tế lượng: Là các phương pháp tiên đoán giá trị tương lai của các biển số kinh tế bằng cách khảo sát các biển số khác có liên quan. Kinh tế lượng liên kết các biến số dưới dạng các phương trình mà chúng có thể được ước tính bằng cách thống kê và dùng làm cơ sở cho việc tính toán. Để thực hiện người ta giả định rằng các biển số phụ thuộc ngủ nhiên tác động vào biển số độc lập cần tính toán. Ngày nay, với những tiến bộ của công nghệ thông tin, những phần mềm chuyên dụng, những chương trình được viết riêng cho Công tác dự báo nối tiếp nhau ra đời, giúp cho các phương pháp định lượng được thực hiện dễ dàng và ít tốn kém hơn, nên Phương pháp này được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn.  Một số phương pháp khác  Đưa đưa thông tin phương pháp thực nghiệm: Thường được sử dụng trong nghiên cứu marketing, nhất là đối với các sản phẩm mới. Trong phương pháp này người ta chọn mẫu để nghiên cứu, rồi căn cứ vào kết quả thu được từ việc nghiên cứu mẫu suy ra kết quả trong phạm vi nghiên cứu. 11
  20.  Phương pháp đầu vào đầu ra: Phương pháp sử dụng bằng đầu vào đầu ra để biểu thị mối liên hệ qua lại giữa các ngành công nghiệp và để phân tích sự thay đổi như thế nào khi nhu cầu của một ngành công nghiệp sẽ có tác động đến sự thay đổi trong nhu cầu và điều kiện cung cấp của ngành công nghiệp khác có liên quan đến nó. Ví dụ: nhà sản xuất các linh kiện ô tô cần phải xác định nhu cầu trong tương lai về xe ô tô và kế hoạch sản xuất của các nhà sản xuất ô tô trong tương lai.  Kịch bản nhiều lần: Nhà nghiên cứu xây dựng mô hình về tương lai thay đổi, một mô hình là nhất quán và có một xác suất xảy ra nhất định. Mục đích chính của các bạn là để kế hoạch hóa chi phí dự phòng. Trong thực tế, để có được kết quả dự báo với độ tin cậy cao người ta không nhất thiết sử dụng đơn nhất từng phương pháp dự báo mà có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Sinh viên nghiên cứu kĩ các phương pháp, căn cứu vào khả năng cá nhân để thực hiện. Để có thông tin làm cơ sở cho dự báo, tiến hành thu thập thông tin cụ thể theo 3 năm gần nhất về xu hướng biến động của các yếu tố nói trên (P, E, S, T, N). Kết quả thu thập được tổng hợp theo các mẫu bảng sau: Năm Năm ….. Năm ….. Năm ….. Chỉ số GDP ………… ………… ………… (Nguồn: …………………..) Bảng 2.1. Biến động chỉ số GDP của Việt nam giai đoạn….. Năm Năm ….. Năm ….. Năm ….. Thu nhập bình ………… ………… ………… quân đầu người (Nguồn: …………………..) Bảng 2.2. Thu nhập bình quân đầu người của Việt nam giai đoạn….. 12
nguon tai.lieu . vn