Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ TÀI LIỆU DẠY HỌC MÔN HỌC: KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÀN PHÍM NGHỀ: TIN HỌC VĂN PHÒNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐNNTT ngày tháng năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Nguyễn Trường Tộ) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
  2. LỜI GIỚI THIỆU Tài liệu này thuộc loại Tài liệu học tập lưu hành nội bộ nên các nguồn thông tin được tổng hợp, rút trích từ các tài liệu khác và biên soạn lại theo cấu trúc chương trình đào tạo bậc Cao đẳng của trường Cao đẳng Nghề Nguyễn Trường Tộ, các cơ quan tổ chức khác có thể dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và làm tài liệu tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Thành phố Hồ chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2016 BIÊN SOẠN Khoa Công nghệ thông tin i
  3. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................................................i MỤC LỤC ........................................................................................................................................i CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ...................................................................................................... ii Bài 1: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH MÁY BẰNG 10 NGÓN .......................................................... 7 1.1 GIỚI THIỆU BÀN PHÍM – Keyboard : ......................................................................... 7 1.2 GIỚI THIỆU CHUỘT – Mouse : ................................................................................... 8 1.3 VỊ TRÍ ĐẶT NGÓN TAY TRÊN BÀN PHÍM: ............................................................. 9 1.4 MỘT SỐ QUI ĐỊNH CHUNG VÀ LƯU Ý: ................................................................ 10 1.5 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ĐÁNH MÁY: ................................................................... 11 Bài 2: CÁCH ĐÁNH MÁY VI TÍNH KHÔNG DẤU TIẾNG VIỆT ....................................... 12 2.1 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM LUYỆN TẬP VỚI CÁC PHÍM CHỮ (THỰC HÀNH). . 12 2.2 CÁCH SỬ DỤNG PHÍM SHIFT ĐÁNH CHỮ HOA VÀ CÁC KÝ TỰ .................... 12 Bài 3: CÁCH GHÉP CHỮ ......................................................................................................... 14 3.1 LÀM QUEN VỚI CÁCH BỎ DẤU TIẾNG VIỆT THEO KIỂU VNI VÀ TELEX: .. 14 3.2 CÁCH ĐÁNH MỘT SỐ LOẠI DẤU:.......................................................................... 15 Bài 4: SOẠN THẢO VĂN BẢN ............................................................................................... 17 4.1 KHÁI NIỆM VĂN BẢN .............................................................................................. 17 4.2 MỘT SỐ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA VĂN BẢN .................................................. 17 4.3 PHÂN LOẠI VĂN BẢN .............................................................................................. 17 4.4 PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN ............................................................... 18 4.5 KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN : ...................................................................... 19 Bài 5: MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN THÔNG DỤNG ................................................................. 22 5.1 THƯ TỪ........................................................................................................................ 22 5.2 ĐƠN TỪ ....................................................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 27 i
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÀN PHÍM I. Vị trí, tính chất: - Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học xong các môn học chung và trước môn học soạn thảo văn bản điện tử. - Tính chất: Là môn học cơ sở bắt buộc của nghề Tin học văn phòng. II. Mục tiêu: Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng: 1. Về kiến thức: Trình bày được kiến thức về cấu trúc bàn phím và kỹ thuật đánh mười ngón tay. 2. Về kỹ năng: - Sử dụng được bàn phím nhanh và thành thạo; - Sử dụng tốt bộ gõ tiếng Việt; - Thao tác nhanh với các phím tắt; 3. Về thái độ: Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp. III. Tổng quát về chương trình: 1. Tổng số giờ: 60 2. Chia ra: - Lý thuyết: 15 giờ. - Thực hành: 41 giờ. - Kiểm tra: 4 giờ 3. Điều kiện thực hiện môn học: - Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo. - Mô hình học cụ: Máy tính, máy chiếu. - Câu hỏi và bài tập thực hành. 4. Phương pháp và nội dung đánh giá: - Kiểm tra lý thuyết các nội dung đã học. ii
  5. - Kiểm tra bài tập thực hành: Gõ phím mười ngón nhanh, sử dụng các phím tắt và sử dụng bộ gõ tiếng việt trong soạn thảo. - Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy tính. - Đánh giá cuối môn học: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành trên máy tính. IV. Phân phối chương trình học: Thời lượng Số Nội dung tổng quát Tổng Trong đó TT số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra 1 Bài 1 : Khái quát chung 2 2 1. Giới thiệu về bàn phím máy tính 2. Giới thiệu một số phần mềm đánh máy thông dụng 2 Bài 2: Làm quen với bàn phím máy tính. 14 3 10 1 I. Mục tiêu: - Trình bày được những vấn đề chung, khái quát liên quan đến việc sử dụng bàn phím của máy tính; - Thao tác được tư thế gõ bàn phím chuẩn; - Rèn luyện tính nghiêm túc, tỷ mỷ, cẩn thận. II. Nội dung: 1. Tìm hiểu phân vùng bàn phím của máy tính để bàn 1.1. Các phím chữ cái và số 1.2. Các phím chức năng 1.3. Các phím điều khiển 1.4. Vùng bàn phím phụ iii
  6. 2. Hướng dẫn tư thế gõ của từng ngón tay 2.1.Tư thế gõ 2.2. Tay phải 2.3. Tay trái 3. Thực hành 3.1. Bài 1: Tìm hiểu về chức năng của các phím trên bàn phím 3.2. Bài 2: Thực hành tư thế gõ bàn phím 3.3. Bài 3: Thực hành bài gõ phím cơ bản 4. Kiểm tra 3 Bài 3: Luyện kỹ năng đánh máy nhanh bằng 19 5 13 1 phần mềm Typing Master I. Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo phần mềm đánh máy Typing Master; - Luyện được kỹ năng và thao tác đánh máy nhanh; - Rèn luyện tính nghiêm túc, tỷ mỷ, cẩn thận. II. Nội dung: 1. Giới thiệu cách cài đặt phần mềm 1.1. Giới thiệu phần mềm 1.2. Cài đặt phần mềm 2. Cách khởi động và thoát khỏi phần mềm 2.1 Cách khởi động 2.2. Thoát khỏi phần mềm 3. Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm để luyện kỹ năng đánh máy nhanh 3.1. Lựa chọn bài tập đánh máy nhanh iv
  7. 3.2. Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra 4. Thực hành 4.1. Bài 1: Cài đặt và giới thiệu cách khởi động – thoát khỏi phần mềm Typing Master 4.2. Bài 2: Bài tập đánh máy cơ bản 4.3. Bài 3: Bài tập đánh máy nhanh 4.4. Bài 4: Hướng dẫn làm bài kiểm tra 5. Kiểm tra 4 Bài 4 : Sử dụng bộ gõ tiếng Việt 10 2 7 1 I. Mục tiêu: - Hình thành được kỹ năng sử dụng bộ gõ tiếng Việt thành thạo phục vụ cho việc soạn thảo văn bản; - Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp. II. Nội dung: 1. Tìm hiểu các bảng mã tiếng Việt 1.1. Bộ mã 8 bit 1.2. Bộ mã Unicode 16 bit 2. Thao tác với các phương pháp gõ tiếng Việt khác nhau 2.1. Bảng mã chuẩn Unicode 2.2. Các hệ thống bảng mã trong Unikey, Vietkey 3. Sử dụng bộ gõ Unikey 3.1. Hướng dẫn sử dụng bộ gõ Unikey 3.2. Hướng dẫn chọn font chữ tương ứng với bộ gõ 4. Thực hành v
  8. 4.1. Bài 1: Cách cài đặt các bộ gõ tiếng Việt 4.2. Bài 2: Hướng dẫn cách sử dụng các bộ gõ tiếng Việt trong soạn thảo văn bản 5 Bài 5: Một số phím tắt trong Windows và các 15 3 11 1 trình ứng dụng. I. Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo các phím tắt cơ bản để thao tác nhanh trong môi trường Windows và các trình soạn thảo; - Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp. II. Nội dung: 1. Phím tắt trong môi trường Windows 1.1. Phím tắt chung 1.2. Phím tắt trên hộp thoại 1.3. Phím đặc biệt trên bàn phím 2. Phím tắt trong các trình soạn thảo 2.1. Phím tắt trong hệ soạn thảo văn bản MS Word 2.2. Phím tắt trong bảng tính Excel 2.3. Phím tắt trong hệ trình chiếu PowerPoint 3. Thực hành 3.1. Bài 1: Thực hành các phím tắt trong môi trường Windows 3.2. Bài 2: Thực hành các phím tắt trong các trình soạn thảo Tổng cộng 60 15 41 4 vi
  9. Bài 1: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH MÁY BẰNG 10 NGÓN 1.1 GIỚI THIỆU BÀN PHÍM – Keyboard : Tìm hiểu chung: Bàn phím thông thường có từ : 101 →104 phím Là thiết bị nhập ký tự thông qua việc gõ phím. Bố trí phím trên bàn phím (* QWERTY) Các phím chức năng (Function) : Các phím F1-F12 được sử dụng cho những chức năng nhất định. Ví dụ: F1 – trợ giúp. Các phím chữ cái: từ A → Z Phím di chuyển con trỏ (Cursor) : ←↑↓→. Các phím số (Numeric): lưu ý, chỉ gõ được số khi đèn NumLock đã bật. Các phần khác… (điều khiển). Các phím thông dụng * Escape : Thoát khỏi các hộp thoại (cancel). Khi bối rối, hãy thử dùng phím này. * Tab : Di chuyển qua lại giữa các đối tượng hoặc chèn một khoảng trắng lớn vào văn bản. * CapsLock: Khi phím này được bật, toàn bộ chữ gõ vào đều là chữ hoa. * Shift : - Shift+ phím chữ cái : Chữ hoa. - Shift+ phím có hai ký tự: thì sẽ lấy ký tự nằm phía trên mặt phím đó. 7
  10. & Ví dụ: Giữ Shift+ phím → &. 7 * Ctrl (Control), Alt (Alternative): Sử dụng trong các tổ hợp phím (gõ kèm phím khác) để thực hiện các chức năng đặc biệt. * Space bar : Phím ký tự trắng (ngăn cách các từ). * Backspace : Xóa ký tự đứng trước. * Insert : Chuyển chế độ Insert / Overwrite. * Home/End : Di chuyển về đầu/cuối dòng. * Enter : Xuống dòng,… * PageUp/PageDown: Di chuyển lên/ xuống trang trước/sau. * Lights : Vùng đèn bàn phím (NumLock, Caps Lock, Scroll Lock). * Print Screen: Chụp ảnh màn hình. * Num Lock : Bật/tắt chế độ gõ số trên bàn phím số (Đèn Num Lock bật thì gõ ký tự số) * Delete : Xóa ký tự đứng sau (bên phải). 1.2 GIỚI THIỆU CHUỘT – Mouse : Chuột – mouse: là thiết bị nhập tọa độ và tín hiệu điều khiển. Nút (buttons): - Nút trái (left button) - Nút phải (right button) - Nút cuốn giữa (wheel button) … Thao tác cơ bản với chuột Di chuyển chuột trên mặt phẳng (move mouse, poiting). Tịnh tiến chuột trên mặt phẳng. Kích chuột = kích đơn chuột trái (click). Kích đúp = kích đúp chuột trái (double click). 8
  11. Kích chuột phải (right click). Bấm và rê (drag) = bấm phím chuột (trái) rồi giữ chặt, đồng thời di chuyển chuột. Thả phím chuột (drop). Đặt tay lên bàn phím và cầm chuột… … như thế nào thì dễ thao tác và đẹp. 1.3 VỊ TRÍ ĐẶT NGÓN TAY TRÊN BÀN PHÍM: BÊN TAY TRÁI BÊN TAY PHẢI Q W E R T Y U I O P A S D F G H J K L : “ ; ‘ Z X C V B N M Ngón út Ngón Ngón Ngón trỏ Ngón trỏ Ngón Ngón Ngón út nhẫn giữa giữa nhẫn Cách chữ Ngón cái Lưu ý : Các phím ASDF JKL:; được xem như các phím khởi hành (HOME KEYS), các ngón tay lúc nào cũng sẵn sàng ở vị trí này. 9
  12. Tay trái: A S D F Tay phải: J K L ; A – ngón út J – ngón trỏ S – ngón áp út K– ngón giữa D – ngón giữa L – ngón áp út F – ngón trỏ ; – ngón út 1.4 MỘT SỐ QUI ĐỊNH CHUNG VÀ LƯU Ý: Vị trí đặt máy : - Bàn máy tính cao : 73 cm - Ngăn để bàn phím cao : 60 cm - Ghế ngồi cao : 43 cm Tư thế ngồi và đặt giáo trình: - Ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, hai chân đặt dưới nền nhà ( có thể một chân co, một chân duỗi để cho cơ thể thẳng), đầu có thể hơi nghiêng sang bên trái, mắt nhìn vào tài liệu. - Tài liệu soạn thảo luôn để bên trái, bên phải để chuột và để bút thước… An toàn lao động: - Vị trí ngồi cách màn hình khoảng 3/2 kích thước màn hình - Tránh sự phản chiếu của màn hình vi tính - Không được làm việc liên tục với máy tính quá 02 giờ. Nếu phải làm việc lâu với máy vi tính, cách khoảng 15-20 phút nên thư giản bằng cách cho mắt nghỉ ngơi khoảng vài phút rồi tiếp tục làm việc. Một số lưu ý khi đánh chữ: - Khi tập, các ngón tay cần để đúng vị trí qui định, mỗi ngón phụ trách 1 phần việc riêng, sau khi thưc hiện xong một động tác thì các ngón tay phải trả về đúng vị trí ở hàng phím khởi hành (tạo thành thói quen để làm nền tảng cho việc tăng vận tốc gõ về sau) - Phải tập gõ thong thả, đều đặn. - Các ngón tay để thật thoải mái chạm nhẹ lên các phím phụ trách, không tỳ mạnh vào bàn phím. Cổ tay nâng lên ngang với bàn phím, không tỳ xuống bàn. 10
  13. - Hạn chế tối đa việc nhìn vào bàn phím khi gõ (phải học thuộc vị trí các phím trên bàn phím). 1.5 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ĐÁNH MÁY: Hiện tại có rất nhiều phần mềm đánh máy, khi soạn thảo văn bản phần mềm thông dụng hiện nay là WORD, vừa soạn được tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy nhiên, để thuận tiện và sinh động cho việc làm quen với việc soạn thảo, chúng ta cũng có thể bắt đầu với các phần mềm như: TypingMaster, Touch… 11
  14. Bài 2: CÁCH ĐÁNH MÁY VI TÍNH KHÔNG DẤU TIẾNG VIỆT 2.1 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM LUYỆN TẬP VỚI CÁC PHÍM CHỮ (THỰC HÀNH).  Ngoài những phím cơ bản do ngón út đảm nhận như phần đầu, ngón út còn có thêm nhiệm vụ sau : + Ngón út bên tay phải còn đảm nhận thêm phím SHIFT, CTRL bên phải, ENTER (dùng để xuống dòng), BACKSPACE (phím xóa). + Ngón út bên tay trái đảm nhận phím CTRL, SHIFT bên trái, CAPSLOCK, TAB. 2.2 CÁCH SỬ DỤNG PHÍM SHIFT ĐÁNH CHỮ HOA VÀ CÁC KÝ TỰ  Khi đánh CHỮ HOA, cần lưu ý: + Các ký tự do tay trái phụ trách →phải kết hợp SHIFT bên phải + Các ký tự do tay phải phụ trách →phải kết hợp SHIFT bên trái - Phím SHIFT trái do ngón út trái phụ trách - Phím SHIFT phải do ngón út phải phụ trách. - Các phím chữ bên tay trái phụ trách muốn đánh chữ hoa, ta dùng ngón út bên tay phải giữ phím SHIFT bên phải và ngược lại. Ví dụ: Muốn đánh ký tự “A”, ta thực hiện như sau: ngón út phải nhấn giữ phím SHIFT và ngón út trái nhấn phím A  Lưu ý: Khi đánh các ký tự đặc biệt (!, @, #, $, %, ^, &, *, (, ), _, +, | ): Trên bàn phím có những phím được chia làm hai phần, mỗi phần có một ký tự khác nhau, nếu muốn đánh ký tự ở phần trên của phím, ta phải giữ phím SHIFT khi đánh thì ký tự đó mới được thể hiện trên màn hình. 12
  15. Ví dụ: Muốn gõ ký tự @ ta thực hiện như sau: → đầu tiên, ngón út tay phải giữ phím Shift, sau đó dùng ngón út bên tay trái đánh vào phím co chứa ký tự @, sau đó thu hai tay về hàng phím khởi hành (ASDF JKL;) 13
  16. Bài 3: CÁCH GHÉP CHỮ VÀ ĐÁNH DẤU THANH TRONG TIẾNG VIỆT 3.1 LÀM QUEN VỚI CÁCH BỎ DẤU TIẾNG VIỆT THEO KIỂU VNI VÀ TELEX:  Nhập văn bản từ bàn phím: Nhập văn bản là khâu đầu tiên trong qui trình soạn thảo tài liệu. Gõ bình thường, khi gặp lề phải Word sẽ tự động cuốn chữ xuống dòng dưới. Chỉ gõ phím Enter khi kết thúc một đoạn văn bản (Paragraph). Word ghi nhận việc kết thúc này bằng dấu kết thúc đoạn văn bản (Bật/tắt dấu bằng cách click vào nút trên thanh công cụ). Muốn xuống dòng khi chưa chấm dứt một đoạn văn bản, gõ Shift + Enter. Word ghi nhận vị trí xuống dòng dạng này bằng dấu . Sau các dấu ngắt câu (chấm, phẩy, hỏi…) phải có một khoảng trắng.  Sử dụng bộ gõ tiếng Việt: Để nhập được văn bản tiếng Việt, cần phải sử dụng phần mềm gõ tiếng Việt và các bộ phông chữ đi kèm. Có khá nhiều phần mềm gõ tiếng Việt đang được sử dụng hiện nay như: VNI-, Vietwar, ABC, Vietkey…Mỗi bộ gõ riêng có những bảng mã tiếng Việt khác nhau nên việc trao đổi thông tin gặp rất nhiều khó khăn, do đó hiện nay Chính phủ đang khuyến cáo sử dụng bộ gõ và phông chữ UniCode nhằm giải quyết vấn đề khó khăn trên. * Nguyên tắc ghép dấu những ký tự đặc biệt và đánh dấu thanh ă–â–ê–ô–ơ–ư–đ Kiểu VNI Kiểu TELEX * Sử dụng phím chữ và hàng * Nguyên tắc * Nguyên tắc phím số bên trái: ghép dấu (hai chữ gõ đánh dấu thanh (đánh - Phím số 1 : dấu sắc ( ‘ ) liên tiếp ) : sau nguyên âm hoặc cuối từ) : 14
  17. - Phím số 2 : dấu huyền ( ` ) â == aa -Dấu sắc ( ‘ ) : - Phím số 3 : dấu hỏi ( ? ) ô == oo s - Phím số 4 : dấu ngã ( ~ ) ê == ee -Dấu huyền ( ` ) : f - Phím số 5 : dấu nặng ( .) ă == aw -Dấu hỏi ( ? ) :r - Phím số 6 : dấu mũ ( ^ ) ơ == ow -Dấu ngã ( ~ ) : x - Phím số 7: dấu móc ( ư,ơ ) ư == uw -Dấu nặng ( .) : j - Phím số 8 : dấu mũ ngược (ă) đ == dd -Xóa bỏ dấu : - Phím số 9 : dấu gạch ngang (đ ) z Ví dụ: * Để đánh máy được chữ “tin học”, ta cần gõ các phím sau: Theo kiểu VNI : “tin hoc5” hoặc “tin ho5c” Theo kiểu TELEX: “tin hocj ” hoặc “tin hojc” * Để đánh máy được chữ “ngoại ngữ”, ta cần gõ các phím sau: Theo kiểu VNI : “ngoai5 ngu74” Theo kiểu TELEX: “ngoaij nguwx” 3.2 CÁCH ĐÁNH MỘT SỐ LOẠI DẤU: - Những dấu phẩy (,), dấu chấm (.), dấu gạch chéo (/), dấu phần trăm (%), dấu chấm phẩy (;), dấu hai chấm (:)…:đánh luôn rồi mới cách chữ. Ví dụ : Hôm nay,lớp được về sớm. - Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép: + Trước khi mở và sau khi đóng ngoặc: đánh cách chữ Ví dụ :: Lớp trưởng lớp TC01TH (em Thúy An) là một học sinh gương mẫu → Đúng Lớp trưởng lớp TC01TH(em Thúy An)là một học sinh gương mẫu →Sai + Sau khi mở và trước khi đóng ngoặc: đánh liền 15
  18. Ví dụ : Lớp trưởng lớp TC01TH (em Thúy An) là một học sinh gương mẫu → Đúng Lớp trưởng lớp TC01TH (em Thúy An) là một học sinh gương mẫu →Sai 16
  19. Bài 4: SOẠN THẢO VĂN BẢN 4.1 KHÁI NIỆM VĂN BẢN Văn bản là sản phẩm và phương tiện của hoạt động giao tiếp để ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (ký hiệu) từ một chủ thể này đến một chủ thể khác, nhằm thỏa mãn những yêu cầu hoặc mục đích nhất định. Tùy theo theo lĩnh vực đời sống xã hội và quản lý nhà nước mà văn bản có nội dung hay hình thức khác nhau. 4.2 MỘT SỐ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA VĂN BẢN Chức năng thông tin : ghi lại thông tin, truyền đạt thông tin quản lý, lãnh đạo… Chức năng pháp lý : vận dụng các quy phạm pháp luật vào công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội…là cơ sở pháp lý cho các hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội… Chức năng quản lý : hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể-xã hội Chức năng văn hóa : văn bản góp phần quan trọng ghi lại và truyền bá cho mọi tầng lớp, các thế hệ những truyền thống , những giá trị tinh hoa của dân tộc, của đất nước, những định chế cơ bản của nếp sống, của văn hóa trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau. 4.3 PHÂN LOẠI VĂN BẢN - Văn bản quy phạm pháp luật : là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định như : Hiến pháp, Luật, Nghị quyết… - Văn bản hành chính : là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý. Ví dụ : Công văn, thông báo, báo cáo… - Văn bản chuyên ngành : là văn bản mang tính đặc thù về chuyên môn do các cơ quan chuyên môn ban hành để thực hiện chức năng được giao quyền như : tài chính, ngân hàng, thống kê, giáo dục… - Văn bản kỹ thuật: là loại tài liệu khoa học kỹ thuật như: bản vẽ thiết kế, luận án khoa học… - Văn bản của các tổ chức chính trị, xã hội. 17
nguon tai.lieu . vn