Xem mẫu

  1. NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG TỪ A ĐẾN Z Được xem là nghề  của những thủ  lĩnh thông tin, quản trị  mạng ngày càng được nhiều bạn  trẻ lựa chọn theo đuổi nhờ rộng mở cơ hội việc làm. 1. Quản trị mạng là gì? Quản trị  mạng hay còn gọi là “Network administrator”. Người làm quản trị  mạng là người   thiết kế  hệ  thống bảo mật, giữ  gìn hệ  thống này và ngăn chặn những vị  khách không mời  muốn phá hoại, ăn cắp dữ  liệu của hệ  thống. Là người nắm giữ  toàn bộ  thông tin của hệ  thống, quản trị  mạng có nhiệm vụ  đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các   kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker.  2. Công việc của người làm quản trị mạng Cũng có thể nói rằng, người quản trị mạng là người phải “biết mọi thứ”. Bởi lẽ, ở các công  ty có quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người làm quản trị mạng vừa phải có kĩ năng quản  lý hệ thống thông tin của đơn vị, vừa phải sửa chữa nếu cần. Là người quản trị  mạng, bạn cũng phải quản lý các công cụ  bảo mật như  tường lửa, hệ  thống diệt virus, phát hiện và ngăn chặn những “vị khách không mời” xâm nhập vào hệ thống  mạng của công ty. Người quản trị mạng cũng luôn phải theo dõi và những vấn đề  liên quan   đến hiệu suất mạng, nhanh chóng xác định và giải quyết sự cố mạng.
  2. Bên cạnh đó, các quản trị viên cũng phải tối ưu hóa hiệu suất cho hệ thống mạng, triển khai   ­ duy trì hệ  thống sao lưu và khôi phục khẩn cấp cho các máy chủ  quan trọng, điều chỉnh   quyền truy cập của người dùng, đảm bảo an ninh thông tin cho doanh nghiệp. Đối với các  công ty nhỏ, người quản trị mạng cũng cần hỗ  trợ  cài đặt, kết nối và sửa chữa các thiết bị  mạng. 3. Giải mã sức nóng của nghề quản trị mạng Chưa bao giờ nhu cầu nhân lực trong nghề quản trị mạng lại cao như hiện nay. S ự bùng nổ  của cách mạng 4.0 với nhu cầu số hóa dữ  liệu, bảo mật và điều hành mạng khiến quản trị  mạng đang trở thành một trong những ngành nghề “hot” nhất hiện nay. Không chỉ  riêng ngành CNTT, ngành quản trị  mạng còn cung cấp nhân lực cho toàn bộ  các  ngành nghề khác. Không một doanh nghiệp hay tổ chức nào lại có thể  thiếu người quản trị  mạng nếu muốn hoạt động trơn tru trong thời đại công nghệ số. Đặc biệt, sự  phát triển mạnh mẽ  của ngành Thương mại điện điện tử  khiến các doanh   nghiệp luôn “khát” người quản trị  mạng để  đảm bảo việc vận hành hệ  thống và quản trị  website. Nhất là khi hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa như hiện nay, số lượng  
  3. công ty tăng lên theo cấp số  nhân thì nỗi lo thất nghiệp với các  ứng viên quản trị  mạng  dường như là không có. 4. Thu nhập của người quản trị mạng Có vai trò quan trọng và nhu cầu tuyển dụng cao, thu nhập của nghề quản trị mạng rất hấp   dẫn. Nghề  quản trị  mạng cũng có nhiều “ngạch” nhỏ, mỗi “ngạch” lại có mức thu nhập  khác nhau tùy thuộc vào vị trí, tính chất công việc và quy mô công ty. Nhìn chung, mức lương cho một quản trị viên “đơn ngạch”, chưa có kinh nghiệm vào khoảng  7 triệu đồng/tháng. Còn đối với những quản trị  viên nhiều kinh nghiệm, có khả  năng thiết  lập sever, quản lý được luôn NT/Samba Domain, thi công LAN­WAN, quản lý bảo mật… thì  mức lương có thể lên tới vài ngàn USD mỗi tháng. 5. Kỹ năng cần có của chuyên gia quản trị mạng Tùy vào từng doang nghiệp, người quản trị mạng lại cần có những yêu cầu khác nhau. Tuy  nhiên, có một số yêu cầu mà người quản trị mạng bắt buộc phải có nếu muốn làm việc hiệu   quả. Được đào tạo bài bản
  4. Bao gồm cả kiến thức và kỹ  năng thực hành. Người quản trị  mạng đóng vai trò quan trọng   trong việc vận hành của cả  doanh nghiệp. Nếu không được đào tạo và có kỹ  năng thực tế,   một sai sót nhỏ  của quản trị  viên có thể  làm “tê liệt” cả  hệ  thống, khiến mọi công việc bị  đình trệ. Khả năng làm việc nhóm Người làm quản trị mạng ảnh hưởng đến công việc của toàn bộ doanh nghiệp. Vậy nên yêu  cầu bắt buộc của quản trị viên là có khả  năng làm việc nhóm và tính hợp tác cao, đảm bảo   mọi công việc của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Nhanh nhạy, chủ động, độc lập Không đợi đến khi vấn đề xuất hiện, người quản trị mạng cần chủ động nắm bắt và xử  lý  các nguy cơ tiềm tàng, đảm bảo sự hoạt động của hệ thống mạng doanh nghiệp luôn an toàn  và vận hành tốt nhất. Tự cân bằng trạng thái tâm lý Khối lượng công việc lớn, áp lực công việc cao, duy trì trạng thái lạc quan và tự  tạo động  lực cho bản thân trở thành yêu cầu cơ bản đối với một người làm quản trị mạng. Nếu muốn trở thành một người quản trị mạng, bạn cần rèn luyện những kỹ năng trên. Đừng  bỏ lỡ cơ hội, hãy bắt đầu ngay hôm nay.
nguon tai.lieu . vn