Xem mẫu

  1. Lê Minh Thái 253 Một số đề xuất xây dựng mạng xã hội Việt Nam Lê Minh Thái Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin, Đại học Đà Nẵng lmthai@cit.udn.vn Abstract. Sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin là nhu cầu của xã hội hiện đại. Hiện nay, người Việt Nam sử dụng chủ yếu là Facebook. Việc xây dựng mạng xã hội của Việt Nam là nhu cầu thiết thực, là chủ trương của nhà nước. Làm sao để cạnh tranh lành mạnh với Facebook và các mạng xã hội nước ngoài khác là câu hỏi của mỗi người yêu công nghệ trong nước. Nghiên cứu đánh giá tổng quan các hạn chế của Facebook và đề xuất các tính năng bổ sung cho mạng xã hội “made in Vietnam”. Đó là tổ chức quản lý bài viết, chia sẻ thông tin có cấu trúc và xây dựng hệ thống từ khóa tổng hợp tin chủ động. Keywords: Mạng xã hội, Chia sẻ dữ liệu, Từ khóa tích cực, Tương tác thời gian thực, Hạn chế của Facebook. 1 Đánh giá tổng quan Mạng xã hội là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại. Năm 2005, mạng xã hội Việt Nam manh nha hình thành, đa số chỉ cung cấp nội dung thông tin dưới dạng blog và hình ảnh với một vài tên tuổi như: Tamtay, Yobanbe, Clipvn, Sannhac… Đến năm 2009, mô hình mạng xã hội có tính tương tác cao, cập nhật thông tin theo thời gian thực và mở rộng đối tượng tham gia ra đời, tiêu biểu là Zing Me do Công ty Cổ phần Truyền thông VNG phát triển. Đến giữa năm 2010, Go.vn của Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC ra đời. Hai mạng này phát triển bùng nổ cả về số người sử dụng cũng như thời lượng sử dụng. Tuy nhiên, từ năm 2013, Facebook đã tăng trưởng chóng mặt tại Việt Nam, trong khi đó các mạng xã hội tại Việt nam lại đi xuống, thất bại. Một dự án mạng xã hội khác có triển vọng hơn là Zalo có 80 triệu thành viên trong khi Facebook có khoảng 53 triệu thành viên, Youtube có khoảng 35 triệu thành viên tại Việt Nam. Theo nhận định nhiều chuyên gia CNTT, độ kết nối diện rộng và phổ biến trong chia sẻ thông tin thì zalo chưa bằng Facebook [5]. Việc khó nhất để mạng xã hội do các doanh nghiệp trong nước cung cấp thay thế Facebook hay Youtube là thói quen người dùng, việc người dùng thấy Facebook quá tuyệt vời là rào cản. Từ góc độ quản lý nhà nước, không thể áp dụng các biện pháp hành chính để ngăn chặn Facebook do tính chất toàn cầu của nó. Nếu ngăn chặn, việc kết nối với thế giới, giao lưu học hỏi và kinh doanh sẽ khó khăn. Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến sẽ thúc đẩy phát triển mạng xã hội do các doanh nghiệp trong nước cũng cấp. Dự liệu này sẽ nhận được nhiều mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các doanh nghiệp CNTT và cung cấp nội dung số. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: “làm sao cạnh tranh được với Facebook và Youtube?”. Để làm điều này, cần phải hoàn thiện toàn bộ thể chế để đáp ứng được cho công tác quản lý Nhà nước, các chính sách hỗ trợ và phát triển CNTT. Tuy nhiên, vấn đề người dùng quan tâm nhất là vấn đề nội dung. Nếu đi lại con đường mà Facebook và Youtube đã đi thì chúng ta hoàn
  2. 254 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” toàn không có cơ hội cạnh tranh lành mạnh. Câu hỏi lớn ở đây là chúng ta sẽ làm gì để Việt Nam có cơ hội tạo ra những sản phẩm mạng xã hội “made in Vietnam” đủ sức thay thế Facebook, Youtube? Một trong những vấn đề mà đến nay chúng ta chưa xác định rõ, mạng xã hội Việt nam sẽ đi theo hướng nào. Có thể chỉ ra 2 nhận định tương lai có thể xảy ra như sau: Thứ nhất, thực hiện giống Triều Tiên, Trung Quốc, phát triển mạnh mạng xã hội nội địa và cấm sử dụng các công cụ của nước ngoài. Phải nói luôn là hướng đi này chắc chắn sẽ không thể thực hiện bởi nó sẽ gây ra dư luận phản ứng mạnh mẽ, ít nhất là với số lượng người dùng khổng lồ trên Facebook, Youtube,… tại Việt Nam. Minh chứng cho việc này, thời gian qua dư luận từng tranh cãi nảy lửa khi dù chỉ là tin đồn về việc Google, Facebook sẽ rút khỏi nước ta nếu phải xây dựng hệ thống máy chủ tại Việt Nam. Thứ hai, phát triển được mạng xã hội do chính Việt Nam cung cấp với tính năng ưu việt, vượt trội, có độ phủ sóng rộng, phạm vi liên kết cao đánh bại Facebook, Youtube,… và đương nhiên là có cả sự phủ sóng toàn cầu. Câu hỏi được đặt ra là với hướng đi này thì chúng ta sẽ làm gì để người đi sau sẽ vươn lên mạnh mẽ, bắt kịp và vượt mặt những “gã khổng lồ” đã tồn tại nhiều năm qua và không hề có dấu hiệu suy thoái như: Facebook, Youtube, Twitter,… Để góp phần thúc đẩy phát triển mạng xã hội Việt nam, chúng ta cần cung cấp cho người dùng sản phẩm có tính năng tương tự như Facebook và bổ sung thêm những tính năng mà Facebook chưa đáp ứng được, trước mắt so với nhu cầu của người dùng trong nước. 2 Những hạn chế của Facebook Bên cạnh những tính năng nổi bật, người dùng Facebook gặp hạn chế trong một số nhu cầu thiết thực sau: 2.1 Quản lý bài viết Các bài viết được hiển thị theo thời gian, bài gần nhất hiển thị trên cùng của trang cá nhân. Theo thời gian các bài sẽ bị “trôi” nếu đăng tin liên tục. Với tính chất này, người dùng chủ yếu tương tác với các bài viết mới nhất. Khi cần thiết, người dùng có thể tìm lại thông tin theo thời gian. Facebook hỗ trợ tìm kiếm bài theo năm nhưng sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian nếu số lượng tin bài nhiều. Người dùng cũng có thể tìm thông tin theo thẻ (hashtag). Để làm điều này cần thiết phải biết từ khóa, cũng là một việc không đơn giản. Nếu người viết bài không gán thẻ hashtag, việc tìm kiếm theo cách này là không thể thực hiện. 2.2 Chia sẻ dữ liệu có cấu trúc Ngoài các bản tin tức thông thường, các chia sẻ bản tin báo chí, website… người sử dụng còn có nhu cầu chia sẻ các thông tin được quản lý dưới dạng bảng dữ liệu có cấu trúc. Ví dụ: các hành trình, các món ăn, các danh sách số liệu… Facebook hoàn toàn không có tính năng này. Khi ấy, người dùng thường phải sử dụng sự trợ giúp của các sản phẩm bên ngoài (như Google Sheet) và dẫn liên kết chia sẻ trên bàn viết của mình. 2.3 Khả năng lan truyền, tiếp cận thông tin theo nhu cầu Việc tiếp cận thông tin hiện nay trên Facebook chủ yếu bằng hai cách: tìm kiếm và qua kết nối bạn bè. Như vậy, những người dùng cùng quan tâm về một vấn đề nào đấy nhưng không có
  3. Lê Minh Thái 255 sự kết nối thông qua các quan hệ bạn bè trên mạng xã hội thì hầu như không thể tiếp cận được thông tin chia sẻ. 2.4 Một số đề xuất bổ sung chức năng cho mạng xã hội Việt nam Để mạng xã hội Việt Nam có thể cạnh tranh lành mạnh với Facebook, trước tiên, cần xây dựng hạ tầng công nghệ và hệ thống ứng dụng tương tự với các ứng dụng của Facebook như trang tin các nhân, messenger. Bên cạnh đó, cần bổ sung các tính năng nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu trên, được minh họa qua mô hình dữ liệu [4]. 2.5 Quản lý bài viết theo thư mục Các bài viết được quản lý theo thư mục (hình 1). Hệ thống thư mục do người dùng tự tạo ra, có thể hiệu chỉnh, xóa. Trong đó: - Mặc định, nếu DirID = 0 đồng nghĩa với bài viết trên dòng thời gian; DirID ≠ 0 - bài viết thuộc thư mục cụ thể; - Số lượng thư mục và cấp có thể quản lý không giới hạn và sử dụng giải thuật đệ qui để truy tìm; - Chỉ có thể xóa được thư mục rỗng: nghĩa là người dùng cần chuyển bài viết sang thư mục khác hoặc xóa bài viết đi trước khi xóa một thư mục. 2.6 Hỗ trợ quản lý bản tin dưới dạng bảng dữ liệu Một bản tin có thể gồm: - Nội dung văn bản; - Tệp dữ liệu có cấu trúc: để thuận tiện và đơn giản trong quản lý và trình bày, mỗi bản tin có thể có một tệp cơ sở dữ liệu kiểu dBase lưu trữ trên máy chủ. Chủ sở hữu của tệp dữ liệu có thể phân quyền cho người dùng khác cập nhật thông tin trong dữ liệu của mình. Thuộc tính AccRight có thể bao gồm các quyền Xem, Sửa, Xóa, Thêm dữ liệu; - Các tệp kèm theo: có thể là hình ảnh, âm thanh, video, tệp pdf… lưu trữ trên máy chủ. 2.7 Xây dựng và hỗ trợ chuẩn hóa hệ thống từ khóa Mỗi bản tin có thể gắn với một hoặc nhiều từ khóa (hình 1). Hệ thống từ khóa được xây dựng theo qui tắc của hệ thống thư viện [1,2, 3]. Trong đó cần chú trọng đến một số nội dung sau: - Qui định thống nhất về chính tả. - Qui định về mối quan hệ giữa các từ khóa: để người dùng có thể truy tìm các nội dung phong phú trên mạng xã hội, cần thiết kế các từ khóa với hai mối quan hệ: + Tương đương: là các từ khóa có thể thay thế nhau, tìm theo từ khóa này sẽ dẫn đến các nội dung có chứa từ khóa đó và các từ khóa tương đương. Các từ khóa cùng cấp cha là các từ khóa tương đương.
  4. 256 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” + Bao gồm: là các từ khóa bao hàm các từ khóa khác theo quan hệ cha - con. Tìm từ khóa cấp cha sẽ ra các nội dung liên quan cấp cha và các cấp con, nhưng tìm từ khóa cấp con thì không thể hiện các nội dung của cấp cha. - Khi người dùng viết bài, hệ thống sẽ đề xuất các từ khóa theo sự tìm kiếm của người dùng. Người dùng có thể đề xuất từ khóa mới nếu chưa tìm thấy từ khóa cần thiết. Biên tập viên của mạng có quyền hiệu chỉnh từ khóa bài viết của người dùng khi cần thiết. 3 Mô hình dữ liệu Dựa trên cơ sở phân tích hệ thống [4], mô hình quan hệ dữ liệu đề xuất bổ sung các tính năng cho mạng xã hội Việt nam có dạng như trên Hình 1. Hình 1. Mô hình quan hệ dữ liệu bài viết 4 Một số hướng ứng dụng của các tính năng bổ sung Với những đề xuất bổ sung như trên, tính năng của mạng xã hội Việt nam có những cải tiến đáng kể so với Facebook. Có thể minh họa một số tính năng cụ thể như sau: 4.1 Tự động tổng hợp thông tin theo từ khóa Hình 2. Tổng hợp thông tin theo từ khóa
  5. Lê Minh Thái 257 Người dùng có thể lựa chọn và xác lập các từ khóa mình quan tâm trên giao diện chính của trang cá nhân. Hệ thống sẽ định kỳ cập nhật số liệu thống kê các bản tin liên quan các từ khóa này cho người dùng. Như vậy, dù không có kết nối chia sẻ qua bạn bè trên mạng xã hội, người dùng luôn được chủ động cập nhật thông tin một cách tích cực (hình 2). 4.2 Chia sẻ dữ liệu công việc Việt Nam thường xuyên chịu thiên tai, lũ lụt. Năm nào cũng có các đợt cứu trợ có tính chất thường kỳ. Việc cứu trợ không chỉ thực hiện qua Hội Chữ Thập đỏ mà còn nhiều tổ chức, cá nhân tham gia một cách tự phát. Trên hình 3 mô tả một ví dụ về cứu trợ với các từ khóa liên quan. Các tổ chức, cá nhân khác có thể tìm thấy bản tin và chủ động tham gia vào hoạt động cứu trợ. Họ có thể yêu cầu người chủ sở hữu bản tin này cấp quyền cập nhật để cứu trợ và bổ sung thông tin cứu trợ cho các hộ gia đình còn chưa nhận được sự trợ giúp này. Hình 2. Chia sẻ công việc 4.3 Chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực Hình 3. Tương tác theo thời gian thực Một ứng dụng chia sẻ thời gian thực trên mạng xã hội đặc trưng là hành trình xe buýt. Mỗi số xe trên một tuyến trong một ngày được cấp một từ khóa riêng bởi công ty quản lý dịch vụ
  6. 258 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” vận tải. Người đi xe có thể đánh dấu từ khóa từ trang chủ của công ty và theo dõi lịch trình. Mỗi khi xe rời một trạm, người lái xe chạm ngón tay xác nhận trên điện thoại di động của mình. Hệ thống sẽ tính thời gian trễ và đề xuất giờ đến các trạm tiếp theo. Lịch trình xe được cập nhật tự động theo từ khóa trên điện thoại của người đi xe để họ biết, tránh phải chờ đợi lâu. 5 Kết luận Như vậy, bằng cách đề xuất bổ sung một số tính năng cho mô hình mạng xã hội truyền thống phổ biến, chúng ta có thể xây dựng mạng xã hội phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội Việt nam. Các tính năng này cũng có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giới. Chủ đề này hoàn toàn phù hợp với các nhóm khởi nghiệp muốn bắt đầu xây dựng sản phẩm của mình. Tài liệu tham khảo 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam, Bộ từ khóa, Hà Nội, 2005. 2. Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Bộ từ khoá khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2005. 3. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, Từ điển từ khoá khoa học và công nghệ, Hà Nội, 2001. 4. Nguyễn Văn Ba, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM, 2002. 5. Làm gì để mạng xã hội “made in Việt Nam cạnh tranh được với Facebook, Youtube!, https://laodong.vn/thoi-su/lam-gi-de-mang-xa-hoi-made-in-viet-nam-canh-tranh-duoc-voi-Facebook- youtube-576616.ldo, 17/11/2017.
nguon tai.lieu . vn