Xem mẫu

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC CẢI TIẾN
NỘI DUNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG THEO HƯỚNG NÂNG CAO
VÀ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
NGUYỄN TƯƠNG TRI
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Phương pháp tự học, tự nghiên cứu ngày càng được quan tâm
trong tiến trình đổi mới PPDH ở các trường đại học hiện nay [2]. Tin học đại
cương là môn học mà phần lớn các sinh viên đã được học trong nhà trường
phổ thông nên việc phát huy những kiến thức sẵn có, tăng cường khả năng tự
học, giảm thời lượng lên lớp nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đào tạo là
việc làm hết sức cần thiết. Bài báo trình bày một số đề xuất cải tiến nội dung
kiến thức môn Tin học theo hướng cô đọng và nâng cao nhằm đáp ứng ngày
càng cao của chương trình đào tạo và hỗ trợ việc tự học của sinh viên.

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
1.1. Về mặt kiến thức
Chương trình hiện hành bao gồm các nội dung: Một số khái niệm và thao tác trên
Windows; Sơ lược về mạng máy tính và Internet; Soạn thảo văn bản với MS Word; Xử
lý bảng tính với MS Excel [1].
Nội dung chương trình Tin học đại cương không thực sự mới đối với sinh viên mà chỉ
mang tính chất hoàn thiện học vấn phổ thông và góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng
máy tính của sinh viên nhằm đáp ứng tốt hơn về khai thác và sử dụng hiệu quả máy tính
phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu về sau.
1.2. Về mặt thời lượng và thời gian tổ chức học phần
Học phần được tổ chức vào kỳ thứ nhất hoặc kỳ thứ hai của toàn khóa học, với thời
lượng 45 giờ (3 tín chỉ), trong đó có 02 tín chỉ lý thuyết và 01 tín chỉ thực hành.
1.3. Khó khăn khi thực hiện học phần
+ Trình độ kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính của sinh viên không đồng đều;
+ Tính mới của học phần ít;
+ Lợi ích của môn học mang lại cho người học không rõ ràng;
+ Thời lượng không cho phép triển khai dạy học theo lối truyền thống.
Chính vì thế, cần xem xét lại từ nội dung chương trình đến việc triển khai tổ chức dạy
học nhằm phát huy những kiến thức sẵn có (kiến thức tin học mà SV đã được học ở bậc
THCS và THPT), nâng cao nội dung chương trình, tăng cường khả năng tự học để đáp
ứng mục tiêu đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 162-168

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC CẢI TIẾN NỘI DUNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG...

163

2. ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ LẠI NỘI DUNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG THEO
HƯỚNG NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC, TỰ
NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN
Qua thời gian giảng dạy, theo chúng tôi, để chương trình Tin học đại cương được tổ
chức một cách có hiệu quả nên quan tâm cụ thể đến hai vấn đề: Trước hết là phải xem
xét lại nội dung chi tiết của chương trình vì trong giai đoạn mới hiện nay kiến thức tin
học của sinh viên (trước khi học học phần tin học đại cương) đã đạt chuẩn nhất định (do
đã được học ở bậc THPT); tiếp đến, cần phải xây dựng quy trình tổ chức dạy học để đáp
ứng được nội dung mới.
2.1. Về nội dung chương trình
Theo chúng tôi, nội dung chương trình Tin học đại cương [1] nên được xây dựng lại
dưới dạng 13 bài học và 02 bài ôn tập và kiểm tra (mỗi bài có thời lượng 03 giờ) và với
nội dung được nâng cao hơn nhằm khắc phục được một số khó khăn mà chúng tôi đã
nêu ra và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, cụ thể:
Bảng 1. Sơ lược về các nội dung học phần
Bài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Nội dung chính (mỗi bài được tính 01 giờ LT và 02 giờ TH và 03 giờ tự học)
Một số khái niệm cơ bản (phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, cấu trúc máy tính, hệ
đếm…). Hệ điều hành (HĐH) Windows và các ứng dụng trên HĐH
Mạng máy tính và Internet; Một số kỹ năng tìm và lấy thông tin trên Internet
Tổng quan về soạn thảo văn bản (Quy trình soạn thảo, Giới thiệu MS.Word)
Định dạng văn bản (Font, Paragraph, Style, Picture, WordArt, Chart...)
Sử dụng thanh công cụ Drawing và Xử lý bảng biểu trong Word (Tạo, Sắp xếp, Tính
toán, Chuyển đổi giữa bảng với văn bản và ngược lại...)
Một số tính năng khác (trộn thư, AutoText, In ấn, Autocorrect…)
Ôn tập và kiểm tra (cả lý thuyết và thực hành)
Giới thiệu và làm việc với bảng tính Excel. Khái niệm địa chỉ, tham chiếu…)
Khai thác một số hàm thường dùng
Các hàm về cơ sở dữ liệu. Ý nghĩa của các dạng biểu đồ và cách tạo biểu đồ
Một số thao tác trên danh sách dữ liệu (Sắp xếp, Lọc dữ liệu, Tổng con, In ấn)
Một số tính năng nâng cao (PivotTable Reports, Giải toán trên Excel…)
Cách tạo bài thuyết trình đơn giản (PowerPoint). Thay đổi định dạng của bài thuyết
trình (Font, Hiệu ứng, Âm thanh, Hình ảnh, Biểu đồ…)
Một số phần mềm thường dùng (Adobe Acrobat, AntiVirus, Lạc Việt…) và một số
trang web, phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến
Ôn tập và kiểm tra (cả lý thuyết và thực hành)

So với chương trình hiện hành, chúng tôi đề xuất xây dựng thêm 03 bài học mới (bao
gồm bài 12. Vận dụng Excel giải quyết một số bài toán tối ưu, bài 13. Khai thác phần
mềm trình chiếu Powerpoint và bài 13. Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ học tập khác
như Acrobat, Lạc việt, phần mềm diệt virus...) và cô đọng nội dung của chương trình
hiện hành về 10 bài học. Vì theo mục 1.1 chúng tôi đã trình bày thì việc giảm tải cho
những nội dung đã được học ở phổ thông là cần thiết, bên cạnh đó với những nội dung

164

NGUYỄN TƯƠNG TRI

mới đề xuất sẽ mang lại sự hứng thú và giúp người học khai thác Tin học như một công
cụ hữu ích vào quá trình học tập chuyên ngành của mình.
Việc đưa thêm phần mềm PowerPoint vào chương trình môn học của học phần Tin học
đại cương là rất cần thiết vì đặc thù của đào tạo tín chỉ là tăng cường tính chủ động, tích
cực của sinh viên, phát huy các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, báo cáo bài
tập nhóm, thuyết trình trước lớp... Bên cạnh đó, các phần mềm như Lạc Việt, Acrobat
rất hữu dụng cho các em trong tra cứu từ điển, hỗ trợ dịch thuật, đọc và soạn thảo file
văn bản dạng PDF.
Tuy nhiên, để có thể đáp ứng chương trình trên cần sự nổ lực từ cả hai phía người học
và người dạy. Do nội dung nhiều và thời lượng ít (03 tín chỉ bao gồm cả lý thuyết và
thực hành) nên cần có sự thay đổi trong cách tổ chức dạy học và cần có sự phối hợp
nhịp nhàng, đồng bộ giữa hai chủ thể của quá trình dạy học – người dạy và người học.
2.2. Xây dựng quy trình tổ chức dạy học
Chúng ta cần mạnh dạn tổ chức theo phương pháp mới phát huy tinh thần tự học, tự
nghiên cứu của sinh viên (người học). Tuyệt đối không ủng hộ cách thức học tập của
một số sinh viên thụ động, trông chờ vào thầy, không chủ động trong tìm kiếm thông tin
tự nghiên cứu, khám phá nội dung chương trình. Mặt khác, với chương trình mới được
đề xuất sẽ không cho phép giáo viên tổ chức dạy học theo lối truyền thống được.
Chính vì thế, cần xây dựng quy trình tổ chức dạy học, đặc biệt là đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tăng tính tích cực chủ động của sinh viên. Giảng viên có thể tự thiết
kế các trang web đơn giản [3] để giúp sinh viên chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Giảng viên cũng có thể khai thác các phần mềm quản lý nội dung học tập trực tuyến
(LCMS) như Moodle (http://elearning.dhsphue.edu.vn) làm môi trường và thiết kế các
bài học dưới dạng các liều kiến thức, để cung cấp cho người học. Điểm mạnh của giải
pháp này là tính kịp thời về mặt cung cấp tri thức và công nghệ, theo dõi thường xuyên
dễ dàng nhờ có hệ thống quản lý thời gian học của sinh viên (online). Để thực hiện hiệu
quả giải pháp này, chúng ta nên kết hợp quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên
với việc trao đổi kiểm tra trực tiếp để xác thực việc tự học của sinh viên.
Việc lấy ý tưởng của phương pháp dạy học chương trình hóa để xây dựng nội dung bài
học theo liều kiến thức tạo thành một quy trình được chúng tôi đánh giá cao và lựa chọn
để đề xuất cho việc tổ chức lại quy trình dạy học môn học này. Lúc bấy giờ mỗi bài học
tương ứng với mỗi liều kiến thức cung cấp cho sinh viên. Quá trình giảng dạy học phần
được thực hiện dưới dạng kết hợp lên lớp với quá trình tự học tự nghiên cứu và thực
hành của sinh viên, thông qua các liều kiến thức với hệ thống bài tập, bài thực hành và
bài kiểm tra được giảng viên cung cấp.
Như vậy, giờ lên lớp của giảng viên là thời gian để giới thiệu về liều kiến thức mới,
đồng thời giải quyết những vướng mắc của sinh viên trong liều học trước và định hướng
cho sinh viên những kiến thức cần bổ trợ nhằm đáp ứng được yêu cầu của từng bài học
và của học phần.

Giáo viên giới thiệu học phần
Chuẩn kiến thức, kỹ năng

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC CẢI TIẾN NỘI DUNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG...

Quy trình dạy học có thể được cụ thể hóa bằng mô hình sau:
Sinh viên tự nghiên cứu theo tài liệu
dựa trên các yêu cầu

Giáo viên trình bày bài học

Sinh viên thực hành, vận dụng

Giáo viên xác nhận kiến thức, kỹ năng của SV thông qua bài tập trắc
nghiệm/tự luận và qua giờ thực hành
Giáo viên giới thiệu chuẩn kiến thức, kỹ năng (bài tiếp theo)

Chưa phải bài học cuối

Bài học cuối ?

Đúng là bài học cuối
Kết thúc
học phần

Hình 1. Quy trình tổ chức các bài học của học phần

165

166

NGUYỄN TƯƠNG TRI

Thành phần của một bài học bao gồm 5 yếu tố:
(1) Chuẩn kiến thức, kỹ năng
Hệ thống kiến thức cần đạt và có thể đạt được cùng với những yêu cầu về kỹ năng cần
rèn luyện sau khi hoàn thành bài học.
(2) Một số điểm cần lưu ý
Giới thiệu cách thức tiếp cận nội dung bài học và một số kỹ năng, kỹ xảo và tình huống
vận dụng tri thức xử lý hiệu quả công việc.
(3) Hệ thống bài tập, bài thực hành
Giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng và vận dụng những tri thức của bài học vào thực tế.
(4) Hệ thống câu hỏi tự luận, trắc nghiệm
Giúp củng cố tri thức và đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên.
(5) Phiếu phản hồi của sinh viên
Tạo cơ hội cho sinh viên phản ánh những khó khăn và đề xuất một số cách tiếp cận hay,
hiệu quả. Đồng thời giúp giảng viên điều chỉnh phương pháp dạy của mình (nếu có).
2.3. Dự kiến chuẩn kiến thức, kỹ năng của học phần
Bảng 2. Dự kiến tên bài học và chuẩn kiến thức, kỹ năng
Bài học
Tổng quan về máy tính và
một số ứng dụng trên hệ điều
hành Windows
Mạng máy tính và khai thác
thông tin Internet
Soạn thảo văn bản với
MicroSoft Word
Thao tác định dạng và trang
trí văn bản
Tạo và làm việc với bảng.
Khai thác thanh công cụ đồ
họa
Sử dụng các dạng văn bản và
chế độ tự động trong Word
Ôn tập
Tổng quan
Excel

về

MicroSoft

Chuẩn kiến thức, kỹ năng (dự kiến)
Biết một số khái niệm cơ bản (phần cứng, phần mềm, hệ
điều hành, cấu trúc máy tính, hệ đếm…)
Sử dụng được Windows và các ứng dụng trên HĐH
Biết khái niệm Mạng máy tính và Internet; Nắm được một số
kỹ năng tìm và lấy thông tin trên Internet
Nắm quy trình soạn thảo văn bản và vận dụng được trong xử
lý văn bản với MS. Word
Hiểu khái niệm định dạng văn bản
Thao tác thành thạo với các chức năng định dạng (Font,
Paragraph, Style) và chèn các đối tượng vào văn bản
(Symbol, Picture, WordArt, Chart, Index and Table...)
Sử dụng được thanh công cụ Drawing và xử lý bảng biểu
trong Word. Tạo bảng, sắp xếp, tính toán, chuyển đổi giữa
bảng với văn bản và ngược lại...
Biết sử dụng một số tính năng khác (trộn thư, văn bản tự
động, in ấn, tạo chú thích, thiết lập chế độ chỉnh sửa văn bản
tự động…)
Ôn tập và kiểm tra - 01 bài lý thuyết và 01 bài thực hành
Biết bảng tính Excel, các thành phần của nó.
Hiểu được các khái niệm định dạng dữ liệu, công thức, khái
niệm địa chỉ, tham chiếu…

nguon tai.lieu . vn