Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NGOẠI NGỮ GIÁO TRÌNH Mô đun: VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ VĂN PHÒNG THÔNG DỤNG NGHỀ: TIN HỌC VĂN PHÒNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 19
  3. LỜI GIỚI THIỆU Máy vi tính ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và cuộc sống hàng ngày. Sự phát triển rất nhanh của công nghệ phần cứng đặc biệt là các thiết bị ngoại vi đã tạo nên khả năng phục vụ rất lớn và hiệu quả đối với tất cả các lĩnh vực của đồi sống con người. Mục đích chủ yếu của giáo trình là giúp cho người học những kiến thức về các thiết bị văn phòng được kết nối vào máy tính. Người học sau khi học xong mô đun này có thể lắp ráp, cài đặt, sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng như: máy in, máy quét ảnh, máy chiếu, máy photocopy, máy ảnh,... Bên cạnh đó người học có thể xử lý được các sự cố của các thiết bị van phòng qua đó có thể khai thác tối đa hiệu quả của các thiết bị này.Cấu trúc giáo trình được chia thành 8 bài như sau: Bài 1:Giới thiệu Bài 2:Cài đặt và sử dụng máy in Bài 3:Cài đặt và sử dụng máy quét ảnh Bài 4:Sử dụng ảnh số và camera Bài 5:Cài đặt và sử dụng máy Fax Bài 6:Sử dụng và vận hành máy Photocopy Bài 7:Lắp đặt và sử dụng máy chiếu Bài 8:Cài đặt và sử dụng các thiết bị nhớ ngoại vi và các loại card rời Trong quá trình biên soạn chúng tôi không thể nào tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp cũng như các sinh viên và những người quan tâm. Xin chân thành cảm ơn Ninh bình, ngày … tháng …..năm 2018 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên Phạm Anh Đức
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ......................................................................................................................... 2 LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................................... 3 Bài 1: Giới thiệu .......................................................................................................................................... 9 1. Nội dung của mô đun .......................................................................................................................... 9 2. Phân phối thời gian ............................................................................................................................. 9 Bài 2: Cài đặt và sử dụng máy in ............................................................................................................. 10 1. Chức năng. ......................................................................................................................................... 10 2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động ...................................................................................... 10 2.1. Máy in Laser ............................................................................................................................... 10 2.2. Máy in phun................................................................................................................................ 13 2.3. Máy in kim .................................................................................................................................. 14 2.4. Máy in đa năng ........................................................................................................................... 16 3. Cách cài đặt (máy in cục bộ và máy in mạng). ............................................................................... 16 4. Cách sử dụng và bảo quản. .............................................................................................................. 23 5. Cách chia sẻ dữ liệu và sử dụng máy in trên mạng........................................................................ 25 6. Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục. ................................................................................. 27 Bài 3 : Cài đặt và sử dụng máy quét ảnh ................................................................................................ 32 1. Chức năng .......................................................................................................................................... 32 2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động. ..................................................................................... 33 3. Cách cài đặt. ...................................................................................................................................... 38 4. Cách sử dụng và bảo quản. .............................................................................................................. 41 5. Một số sự cố thường gặp................................................................................................................... 45 Bài 4: Sử dụng máy ảnh số và máy camera ............................................................................................ 48 1. Chức năng. ......................................................................................................................................... 48 2. Phân loại, nguyên lý hoạt động. ....................................................................................................... 48 3. Cách kết nối với máy tính. ............................................................................................................... 54 4. Cách sử dụng và bảo quản. .............................................................................................................. 57 5. Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục. ................................................................................. 59 Bài 5: Cài đặt và sử dụng máy Fax.......................................................................................................... 61 1. Chức năng .......................................................................................................................................... 61
  5. 2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động. ..................................................................................... 62 a. Máy fax in nhiệt ................................................................................................................................ 62 c. Máy fax in phun ................................................................................................................................ 63 d. Máy fax in Laser ............................................................................................................................... 63 3. Cách cài đặt máy Fax ....................................................................................................................... 65 4. Cách sử dụng và thay đổi chế độ làm việc ...................................................................................... 66 5. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục ....................................................................................... 67 Bài 6: Sử dụng và vận hành máy Photocopy .......................................................................................... 69 1. Chức năng .......................................................................................................................................... 69 2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động. ..................................................................................... 71 3. Cách cài đặt máy photocopy. ........................................................................................................... 76 4. Cách sử dụng và thay đổi chế độ làm việc ...................................................................................... 80 5. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục ....................................................................................... 81 Bài 7:Lắp đặt và sử dụng máy chiếu ....................................................................................................... 84 1. Chức năng .......................................................................................................................................... 84 2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động. ..................................................................................... 84 3. Cách cài đặt, kết nối với máy tính ................................................................................................... 87 4. Cách sử dụng và thay đổi chế độ làm việc ...................................................................................... 88 5. Một số lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục.............................................................................. 89 Bài 8: Cài đặt và sử dụng các thiết bị nhớ ngoại vi và các loại card rời .............................................. 95 1. Chức năng .......................................................................................................................................... 95 2. Phân loại ............................................................................................................................................ 95 3. Lắp đặt và cài trình điều khiển ........................................................................................................ 95 4. Cách sử dụng ..................................................................................................................................... 99 5. Một số lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục............................................................................ 100
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Vận hành và sử dụng các thiết bị văn phòng thông dụng Mã mô đun: MĐ 19 Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 42 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô đun chung, mô đun phần cứng máy tính. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: Trình bày được các nguyên tắc hoạt động của máy in, máy fax, máy quét ảnh, máy ảnh số, máy Camera, máy Photocopy, máy chiếu, tổng đài; - Về kỹ năng: + Vận hành và sử dụng được của máy in, máy fax, máy quét ảnh, máy ảnh số, máy Camera, máy Photocopy, máy chiếu, tổng đài; + Khắc phục được một số sự cố đơn giản của máy in, máy fax, máy quét ảnh, máy ảnh số, máy Camera, máy Photocopy, máy chiếu, tổng đài; + Cài đặt và sử dụng được các thiết bị nhớ ngoài và các loại card rời; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. + Cần cù, chủ động trong học tập, đảm bảo an toàn trong học tập. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Thực hành, Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra Bài tập 1 Bài 1 : Giới thiệu 1 1 0 1. Nội dung của mô đun 0.5 0.5 2. Phân phối thời gian 0.5 0.5 2 Bài 2: Cài đặt và sử dụng máy in 10 2 8 1. Chức năng. 0.5 0.5 2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý 0.5 0.5 hoạt động. 3. Cách cài đặt (máy in cục bộ và 2 2 máy in mạng). 4. Cách sử dụng và bảo quản. 2 0.5 1.5
  7. 5. Cách chia sẻ dữ liệu và sử dụng 2 2 máy in trên mạng. 6. Một số sự cố thường gặp và cách 3 0.5 2.5 khắc phục. 3 Bài 3: Cài đặt và sử dụng máy quét 8 2 6 ảnh 1. Chức năng. 0.5 0.5 2. Phân loại, nguyên lý hoạt động. 2 0.5 1.5 3. Cách kết nối với máy tính. 1 0.5 0.5 4. Cách sử dụng và bảo quản. 1 0.5 0.5 5. Một số sự cố thường gặp và cách 3.5 3.5 khắc phục. 4 Bài 4: Sử dụng ảnh số và camera 9 3 6 1.1. Chức năng 0.5 0.5 1.2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý 2 1 1 hoạt động. 1.3. Cách kết nối với máy tính. 1 1 1.4. Cách sử dụng và bảo quản. 1 0.5 0.5 1.5. Một số sự cố thường gặp và 4.5 4.5 cách khắc phục 5 Bài 5: Cài đặt và sử dụng máy 4 1 3 Fax 1. Chức năng 0.25 0.25 2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt 0.5 0.25 0.25 động. 3. Cách cài đặt máy Fax 1 0.25 0.75 4. Cách sử dụng và thay đổi chế độ làm 0.75 0.25 0.5 việc 5. Một số lỗi thường gặp và cách khắc 1.5 1.5 phục 6 Bài 6: Sử dụng và vận hành máy 10 2 7 1 Photocopy 1. Chức năng 0.5 0.25 0.25 2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt 1 0.25 0.75 động. 3. Cách cài đặt máy photocopy 1 0.25 0.75 4. Cách sử dụng và thay đổi chế độ làm 2 0.25 1.75 việc 5. Một số lỗi thường gặp và cách khắc 5.5 4.5 1 phục
  8. 7 Bài 7: Lắp đặt và sử dụng máy 5 1 4 chiếu 1. Chức năng 1 0.5 0.5 2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động. 3. Cách cài đặt, kết nối với máy 1 0.25 0.75 tính 4. Cách sử dụng và thay đổi chế độ làm 1 0.25 0.75 việc 5. Một số lỗi thường gặp và biện 2 2 pháp khắc phục 8 Bài 8: Cài đặt và sử dụng các 13 4 7 1 thiết bị nhớ ngoại vi và các loại card rời 1. Chức năng 0.5 0.5 2. Phân loại 1 0.5 0.5 3. Lắp đặt và cài trình điều khiển 2 1 1 4. Cách sử dụng 3 1 2 5. Một số lỗi thường gặp và biện 6.5 1 3.5 1 pháp khắc phục Cộng 60 16 42 2 2. Nội dung chi tiết:
  9. Bài 1: Giới thiệu Mã bài : MĐ19-01 Giới thiệu Mô đun Vận hành và sử dụng thiết bị văn phòng thông dụng trang bị cho học sinh, sinh viên kiến thức, kĩ năng sử dụng các thiết bị văn phòng cơ bản nhằm phục vụ cho công việc trong văn phòng như: máy in, máy chiếu, máy quét, máy photocopy * Mục tiêu: - Trình bày các nội dung và thời gian của mô đun; - Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định của doanh nghiệp. * Nội dung của bài: 1. Nội dung của mô đun Trang thiết bị văn phòng là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo năng suất, chất lượng của công tác văn phòng, đồng thời cũng là một trong các yếu tố giúp cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt công việc của mình. Mô đun Vận hành và sử dụng thiết bị văn phòng thông dụng trang bị cho học sinh, sinh viên kiến thức, kĩ năng sử dụng các thiết bị văn phòng cơ bản nhằm phục vụ cho công việc trong văn phòng như: máy in, máy chiếu, máy quét, máy photocopy,... Trong điều kiện khoa học, kĩ thuật phát triển như hiện nay, các tiến bộ đó đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác văn phòng, đặc biệt là việc ứng dụng tiến công nghệ thông tin vào việc hiện đại hóa công tác văn phòng. Sau khi học xong mô đun này, yêu cầu học sinh, sinh viên phải có các kĩ năng sau: - Yêu cầu về quản lý: Quản lý, sử dụng, theo dõi các trang thiết bị văn phòng, lập sổ sách và lưu giữ các hồ sơ biên bản giao nhận trang thiết bị. - Yêu cầu về sử dụng: Trang thiết bị phải được sử dụng đúng tiêu chuẩn, định mức và đúng mục đích. Không tự ý đổi, trao đổi, cho tặng trang thiết bị, không tự ý điều chuyển trang thiết bị văn phòng giữa các đơn vị, các nhận khi chưa được phép của người có thẩm quyền. - Đối với người sử dụng: Có thể bảo quản, giữ gìn và sử dụng trang thiết bị lâu bền, tiết kiệm, hiệu quả. Có thể kiểm tra và phát hiện các hư hỏng của các trang thiết bị văn phòng thông dụng. 2. Phân phối thời gian Mô đun Vận hành và sử dụng thiết bị văn phòng thông dụng có tổng thời gian là 60 giờ bao gồm 8 bài được phân bổ như sau: Bài 1: Bài mở đầu: Thời gian 1 giờ Bài 2: Cài đặt và sử dụng máy in: Thời gian 10 giờ Bài 3: Cài đặt và sử dụng máy quét ảnh : Thời gian 8 giờ
  10. Bài 4: Sử dụng ảnh số và camera : Thời gian 9 giờ Bài 5: Cài đặt và sử dụng máy Fax: Thời gian 4 giờ Bài 6: Sử dụng và vận hành máy Photocopy: Thời gian 10 giờ Bài 7: Lắp đặt và sử dụng máy chiếu : Thời gian 5 giờ Bài 8 : Cài đặt và sử dụng các thiết bị nhớ ngoại vi và các loại card rời: 13 giờ Bài 2: Cài đặt và sử dụng máy in Mã bài : MĐ19-02 Giới thiệu Máy in là một thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc các hình ảnh, bản thiết kế sẵn. Trong chương này chúng tôi giới thiệu đến các bạn chức năng của máy in và cài đặt driver cho máy in. * Mục tiêu: - Trình bày được chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy in; - Phân loại được máy in; - Cài đặt được các loại máy in; - Sử dụng được một số máy in thông dụng; - Khắc phục được một số sự cố thường gặp; - Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định của doanh nghiệp. * Nội dung của bài: 1. Chức năng. Máy in là một thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc các hình ảnh, bản thiết kế sẵn. Hiện nay máy in là thiết bị không thể thiết trong công việc văn phòng. Máy in dùng trong văn phòng bao gồm nhiều thể loại và công nghệ khác nhau. Thông dụng nhất và chiếm phần nhiều nhất hiện nay trên thế giới là máy in ra giấy và sử dụng công nghệ lade. Ngày nay nhà sản xuất thiết kế ra các loại máy in với nhiều chức năng tích hợp đảm bảo tiêu chí đa dụng, tiện dụng và chi phí rẻ. Đa phần các máy in được sử dụng cho văn phòng, chúng được nối với một máy tính hoặc một máy chủ dùng in chung. Một phần khác máy in được nối với các thiết bị công nghiệp dùng để trang trí hoa văn sản phẩm, in nhãn mác trên các chất liệu riêng. 2. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động 2.1. Máy in Laser Nguyên tắc chung
  11. Ở máy in laser, tia laser chỉ có vai trò là 1 tia sáng mảnh, cường độ lớn, có thể chiếu lên bề mặt thành 1 điểm sáng nhỏ, kích thước vài micrômet và có thể điều khiển tia laser viết, vẽ lên bề mặt như một ngòi bút ánh sáng. Bộ phận rất quan trọng ở máy in laser lại là một hình trụ bằng kim loại nhẹ, bên ngoài có phủ 1 lớp vật liệu đặc biệt gọi là vật liệu quang dẫn hay đơn giản hơn gọi là cái trống. Trống luôn được đặt vào một nơi tối, tức là bên trong vỏ kín của máy in. Giả sử bằng một cách nào đó ta tích điện dương cho mặt trên của trống tức là làm cho phía trên của lớp quang dẫn có điện tích dương. Lớp quang dẫn đang ở trong tối nên là vật liệu cách điện, mặt trên có điện tích dương thì ở mặt dưới có điện tích âm. Nếu chiếu tia laser lên mặt trống, chỗ được chiếu sáng sẽ trở thành dẫn điện (đó là tính chất của vật liệu quang dẫn) qua đó điện tích dương thoát đi, chỗ được chiếu sáng trở thành có điện tích âm như là ở phía dưới. Khi điều khiển để tia laser vẽ nên chữ gì hình gì lên mặt trống thì phải do hiện tượng quang dẫn như đã nói trên, ở trên mặt trống sẽ có chữ, có hình như ta đã vẽ, tuy nhiên đây là chữ, hình điện tích âm, không nhìn thấy được người ta gọi là ảnh ẩn điện. Nếu lấy một cải ru lô có các hạt mực mang điện tích dương lăn lên trống, những chỗ có ẩn ảnh điện sẽ hút các hạt mực vì điện trái dấu hút nhau. Còn những chỗ trên trống không được chiếu sáng vẫn còn nguyên điện tích dương, nên đẩy các hạt mực ra, vì điện tích cùng dấu đẩy nhau. Cuối cùng nếu cho 1 tờ giấy lăn qua trống mực bị hút dính ở trống sẽ chuyển qua dính lên giấy, đặc biệt là khi giấy được tích một ít điện âm. Thực tế để các hạt mực bám chắc lên giấy, bản thân các hạt mực được chế tạo dưới dạng những hạt tròn bằng chất dẻo đường kính cỡ vài micromet ngoài có các hạt phẩm màu đường kính cỡ nanomet bám vào (phẩm màu đen ở máy đen trắng, phẩm có màu cơ bản ở máy in màu). Khi các hạt mực đã sơ bộ bám vào giấy sau khi lăn qua trống, người ta cho giấy đi qua chỗ sưởi nóng (cỡ) và ép. các hạt chất dẻo hơi chảy ra mực sẽ dính chặt vào giấy.
  12. Hình 5.1: máy in Laser Cấu tạo và hoạt động Bây giờ ta xét cụ thể cấu tạo và hoạt động của máy in laser, máy chạy liên tục nhưng ta phân ra từng bước cho dễ hiểu. ở hình vẽ ta xem trống có lớp quang dẫn quay theo chiều kim đồng hồ, và bắt đầu xét ở vị trí mặt trống nằm dưới dây cao thế tạo phóng điện hào quang. - Dây phóng điện hào quang làm cho mặt trống ở dưới đó tích điện dương. - Khi quay mặt trống tích điện dương quay đến chỗ có tia laser chiếu vào, nhờ máy tích điều khiển, tia laser viết, vẽ từng hàng trên mặt trống, tạo ra ảnh ẩn mang điện tích âm. - Mặt trống quay đến chỗ có ru lô mang hạt mực điện tích dương. Vì ảnh ẩn trên trống mang điện tích âm nên hút các hạt mực mang điện tích dương, ảnh ẩn trở thành ảnh có các hạt mực trên trống. - Giấy ở khay sau khi được tích điện âm chạy qua áp vào mặt trống. Các hạt mực ở trống bị hút lên giấy.
  13. - Giấy được đưa qua chỗ sưởi nóng, ép các hạt mực nóng chảy, dính chặt với giấy. Mực đã bám chắc sau đó giấy được đưa ra ngoài. - Mặt trống được đèn chiếu sáng, xoá hết điện tích còn lưu lại trên mặt trống, có cái gạt để giả sử còn ít hạt mực sót lại trên trống mực bị gạt ra. Mặt trống xem như được lau sạch, chuẩn bị để chạy qua dây phóng điện hào quang, tích điện dương cho mặt trống, tiếp tục quá trình. Hình 5.2: Hoạt động của máy in Laser 2.2. Máy in phun Những phần thông thường của máy in phun bao gồm: Bộ phận đầu in: Là nhân của máy in phun , đầu in bao gồm hàng loạt vòi phun được dùng để phun những giọt mực ra Đầu mực in (Hộp mực ): Phụ thuộc vào nhà sản xuất và kiểu của máy in . Đầu mực in sẽ có kết hợp nhiều kiểu như tách riêng màu đen và đầu in màu , màu và đen trong cùng một đầu mực in hoặc thậm trí mỗi một màu có một đầu mực in riêng . Nhiều loại đầu của một số loại máy in phun bao gồm ngay bên trong đầu in. Motor bước đầu máy in. Motor bước di chuyển bộ phận đầu in (đầu in và đầu mực) đằng sau và từ bên này sang bên kia của giấy . Một vài máy in có Motor bước khác để chuyển bộ phận đầu in tới một vị trí cố định cho trước khi máy in không hoạt động. Việc chuyển vào vị trí đó để bộ phận đầu in được bảo vệ khi một va chạm bất ngờ dây Curoa . Nó được dùng để gắn bộ phận đầu in với Motor bước. Thanh cố định: Bộ phận đầu in dùng thanh cố định để chắc chắn để sự di chuyển là chính xác và điều khiển được. Bộ phận nạp giấy: Khay giấy: Hầu hết máy in phun đều có bộ phận khay giấy để đưa giấy vào bên trong máy in. Một vài máy in bỏ qua khay giấy chuẩn thông thường mà dùng
  14. bộ phận nạp giấy ( Feeder ). Feeder thông thường mở để lấy giấy tại một góc ở sau máy in và nó giữ nhiều giấy hơn khay giấy truyền thống. Trục lăn: nó kéo giấy từ khay giấy hoặc phần nạp giấy tiến lên phía trước khi bộ phận đầu in sẵn sàng cho công việc in tiếp theo. Motor bước cho bộ phận nạp giấy. Nó kéo trục lăn để chuyển giấy vào vị trí chính xác . Nguồn cung cấp: Đối với những máy in trước kia có một Adaptor bên ngoài để cung cấp nguồn cho máy in thì hiện nay hầu hết chúng được tích hợp bên trong máy in Mạch điều khiển: mạch điện phức tạp bên trong máy in để điều khiển tất cả mọi hoạt động như giải mã tín hiệu thông tin gửi từ máy tính tới máy in .... Cổng giao diện: nhiều máy in dùng cổng song song , nhưng hầu hết máy in mới bây giờ đều dùng giao diện cổng USB . Có một vài máy in dùng cổng nối tiếp hoặc cổng SCSI. Hình 5.3: máy in phun Công dụng:Máy in phun hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét. Đa số các máy in phun thường là các máy in màu (có kết hợp in được các bản đen trắng). Để in ra màu sắc cần tối thiểu 3 loại mực. Các màu sắc được thể hiện bằng cách pha trộn ba màu cơ bản với nhau. 2.3. Máy in kim Máy in kim sử dụng các kim để chấm qua một băng mực làm hiện mực lên trang giấy cần in.Máy in kim đã trở thành lạc hậu do các nhược điểm: In rất chậm, độ phân giải của bản in rất thấp (chỉ in được thể loại chữ, không thể in được tranh ảnh) và khi làm việc chúng rất ồn. Các khái niệm cơ bản về máy in kim:
  15. + Khổ giấy: thông thường các máy in kim cũng sử dụng khổ giấy với chuẩn kích thước như máy in laser, tuy nhiên có sự khác biệt là máy in kim được thiết kế để có thể in giấy cuộn với chiều dài gần như vô tận. Chúng ta thường thấy điều này với các máy in hóa đơn tại các cơ quan doanh nghiệp. + Tốc độ in: máy in kim hoạt động trên nguyên lý các đầu kim gõ vào băng mực để tạo ra các kỹ tự in và tốc độ của máy in kim được đặc trưng bởi chỉ số cps (characters per second - số ký tự in qua 1 giây). Chỉ số này càng cao máy sẽ càng in nhanh. Tuy nhiên với nguyên lý in như trên ta thấy bản in kim sẽ có độ nét rất thấp. + Số đầu kim: số đầu kim càng nhiều thì bản in càng có độ nét cao, hơn nữa nó cũng làm tăng tốc độc gõ ký tự in trên giây và máy sẽ in nhanh hơn. + Bộ đệm: thông thường là 64 hoặc 128KB, nó có vai trò tương tự như bộ nhớ của máy in laser, tuy nhiên sau mỗi lần truy xuất bộ đệm máy in kim chỉ in một dòng trên trang nên bộ đệm không đóng vao trò quan trọng, thực tế khi mua máy in kim người ta không quan tâm đến dung lượng bộ đệm + Cổng giao tiếp: cho biết cách máy in kim giao tiếp với máy tính, hầu hết các máy in kim đều sử dụng cổng LPT + Số liên: một trong các nhiệm vụ quan trọng của máy in kim mà các loại máy in khác không thể thay thế được là khả năng in nhiều liên (tương tự như viết trên giấy than) để cho ra nhiều bản copy của bản in gốc trong chỉ một lần in, điều này là vô cùng quan trọng với các cơ quan doanh nghiệp khi in hóa đơn, biểu mẫu. Trên thực tế người ta chỉ quan tâm đến 3 thông số cơ bản là chiều ngang khổ giấy, số đầu kim và số liên đối với một máy in kim. Một số điều cần biết khi mua máy in kim: + Máy in kim đựoc thiết kế phục vụ cho các nhu cầu in ấn không đòi hỏi chất lượng cao, chỉ yêu cầu tính bền bỉ liên tục và đặc biệt là khả năng in nhiều liên với chiều dài "gần như vô tận" và mức chi phí tiết kiệm nhất nên nó chỉ phù hợp với các yêu cầu in hóa đơn biểu mẫu, không phù hợp sử dụng tại gia đình. + Khi mua hàng cần chú ý số liên in so với nhu cầu thực tế hiện nay và sau này. Sử dụng và bảo quản + Không nên tắt máy in trong giờ làm việc + Thường xuyên vệ sinh làm sạch máy bằng cách tháo băng mực, lau sạch bụi và bụi giấy trong máy + Khi thấy bản in có những vệt mờ theo chiều ngang, đấy là dấu hiệu hết mực của băng mực, cần có phương án thay thế. Kết nối với thiết bị khác Để thực hiện việc in ra các chế bản, máy in cần được kết nối với máy tính hoặc qua mạng máy tính hoặc thông qua các kiểu chuyền dữ liệu khác.
  16. Kết nối với máy tính: Máy in có thể kết nối với máy tính qua cổng LPT truyền thống hoặc các cổng USB (đa số các máy in hiện nay đều có khả năng kết nối với cổng USB của máy tính). Kết nối với mạng máy tính: Máy in có thể được kết nối với mạng máy tính thông qua cổng RJ45 để chia sẻ in chung trong một mạng LAN (hoặc có thể là mạng WAN rộng lớn hơn). Các kiểu kết nối khác: Một số máy in hiện nay đã hỗ trợ truyền dữ liệu thông qua bluetooth hoặc Wi-fi, điều này tạo thuận lợi cho việc in ấn từ các thiết bị di động, máy ảnnh số vốn rất phổ biến hiện nay. Hình 5.4: máy in Kim 2.4. Máy in đa năng Ngày nay với xu hướng tích hợp nhiều công nghệ trong một (All-in-one) chức năng in ấn cùng các tính năng khác có thể tích hợp thành một thiết bị văn phòng hoàn chỉnh. Ví dụ kết hợp chức năng in ấn, chức năng photocopy, chức năng scan, chức năng gửi và nhận fax, điện thoại...có thể cùng có mặt trên một thiết bị mà người ta khó có thể đặt tên chính cho nó hoàn toàn theo một chức năng nào. Ngày nay máy in kim chỉ còn xuất hiện tại các cửa hàng, siêu thị để in các hoá đơn như một thiết bị nhỏ gọn cho các bản in chi phí thấp. 3. Cách cài đặt (máy in cục bộ và máy in mạng). * Các bước cài đặt máy in trực tiếp: - Bước 1: Trước hết, bạn cần kiểm tra tình trạng hoạt động của máy tính có ổn định hay không. Sau đó, khởi động máy in và kết nối với máy tính.
  17. Hình 6.1: Kết nối máy in vào máy tính - Bước 2: Tại giao diện trên máy tính, chúng ta nhấn chọn vào My Computer và chọn Properties để kiểm tra thông tin hệ điều hành máy tính là Windows 32-bit hay Windows 64-bit. - Bước 3: Tiếp đến, bạn truy cập vào đường link được cung cấp để tiến hành tải driver cho máy in phù hợp với hệ điều hành của máy tính. Link tải chính là bản driver cho Windows 32-bit hay 64 bit. Lựa chọn bản driver tương thích với Windows XP, Windows 7 và Windows 8/8.1. - Bước 4: Sau khi tải driver máy in về máy tính, bạn nhấp đúp chuột vào file setup.exe để tiến hành cài đặt và thực hiện theo hướng dẫn là xong. Trong quá trình cài đặt phải chọn cổng giao tiếp giữa máy tính và máy in. Hình 6.2: Chọn loại cổng kết nối máy in và máy tính
  18. - Bước 5: Sau khi cài đặt xong, bạn cần restart lại máy tính để hệ điều hành có thể nhận được tín hiệu từ máy in. - Bước 6: Vào Control Panel > Printer > nhấp chuột phải vào biểu tượng máy in vừa cài đặt, sau đó chọn Set as default printer. Vậy là bạn đã hoàn thành quá trình cài đặt máy in cho Windows và có thể sử dụng máy in một cách bình thường. * Đối với cài đặt máy in qua mạng: Thông thường, một máy in sẽ có nhiệm vụ in cho hàng loạt những máy tính được chia sẻ quyền qua mạng. Như vậy, để máy tính có thể gửi lệnh điều khiển máy in, các bạn cần cài đặt sao cho máy in in qua mạng được Bước 1: Truy cập Control Panel trên máy tính, các bạn có thể tham khảo cách vào Control Panel trên các hệ điều hành Bước 2: Bấm chọn mục Devices and Printers Bước 3: Bấm Add a printer
  19. Bước 4: Chọn mục The printer that I want isn’t list Bước 5: Tick chọn Add a printer using a TCP/IP address or hostname , sau đó bấm Next
  20. Bước 6: Điển IP máy in đang được chia sẻ và Port, sau đó bấm Next
nguon tai.lieu . vn