Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VĂN BẢN PHÁP QUI NGÀNH, NGHỀ: TIN HỌC VĂN PHÒNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày tháng năm 20… của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017 -1-
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm -2-
  3. CHƢƠNG 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VĂN BẢN 1. Khái niệm, chức năng và vai trò của văn bản: 1.1. Khái niệm: Văn bản là hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các chất liệu chuyên môn, ý chí của một cá nhân hay tổ chức, tới các cá nhân hay các tổ chức khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiên một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo. 1.2. Chức năng: - Chức năng thông tin: Là chức năng chính của các loại văn bản. Trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, văn bản là phương tiện truyền tải các thông tin quản lý nhằm mục tiêu phục vụ hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nước. Thông tin truyền tải trong văn bản gồm: + Thông tin quá khứ. + Thông tin hiện tại. + Thông tin tương lai. - Chức năng quản lý: + Văn bản là cơ sở tổ chức thông tin giúp các nhà lãnh đạo quản lý ban hành các qui định. + Là đầu mối theo dõi, kiểm tra cấp dưới. + Muốn thực hiện chức năng này thì văn bản phải đảm bảo tính khả thi. - Chức năng pháp lý: biểu hiện ở 2 phương diện. + Ghi lại các quy phạm và các quan hệ pháp qui. + Là chứng cứ pháp lý để quản lý và điều hành. - Chức năng văn hóa – xã hội: + Là sản phẩm sáng tạo của con người. + Qua văn bản cho thấy bản sắc văn hóa của từng dân tộc. + Qua văn bản cho thấy nếp sống mới, đời sống văn hóa. - Các chức năng khác: chức năng giao tiếp, chức năng thống kê, chức năng sử liệu. 1.3. Vai trò: - Xây dựng hệ thống văn bản là hoạt động trọng tâm của việc xây dựng hệ thống chất lượng. Hệ thống văn bản thích hợp sẽ giúp cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp: + Công việc và sản xuất sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu. -3-
  4. + Có căn cứ để đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chất lượng công việc hay sản phẩm. + Có cơ sở để cải tiến chất lượng và duy trì cải tiến kết quả đã đạt được. - Hệ thống văn bản thích hợp là bằng chứng khách quan để đối tượng được điều chỉnh khách hàng tin tưởng vào hoạt động của cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp. 2. Phân loại văn bản: 2.1. Theo loại hình quản lý: - Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Gồm: Nghị quyết, Hiến pháp, Chỉ thị, Thông tư. - Văn bản tác nghiệp hành chính (quản lý hành chính): + Loại văn bản này không mang tính quyền lực, không đảm bảo sự cưỡng chế Nhà nước, mà chỉ nhằm mục đích quản lý, giải quyết các công việc cụ thể, thông tin, phản ánh tình hình hay ghi chép công việc phát sinh. + Gồm: Công văn, thông báo, thông cáo, báo cáo, biên bản, tờ trình, công điện, phiếu gửi, giấy giới thiệu, giấy đi đường. - Văn bản phải chuyển đổi: là loại văn bản mà để ban hành bắt buộc phải ban hành một văn bản khác. Ví dụ: quy chế, nội quy, quy định, điều lệ. 2.2. Theo đặc trƣng nội dung: - Văn bản của các tổ chức chính trị, xã hội: là các văn bản của các tổ chức Đảng, đoàn thể: thanh niên, phụ nữ, các hộ… - Văn bản kinh tế: là những văn bản mà trong đó có chứa nội dung về kinh tế, kinh doanh: hợp đồng kinh tế, luận chứng kinh tế, dự án đầu tư… - Văn bản kĩ thuật: là những văn bản có tính kỹ thuật thuần túy: luận chứng kỹ thuật, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật… - Văn bản ngoại giao: là những văn bản dùng trong lĩnh vực ngoại giao: công ước quốc tế, công hàm, hiệp ước, hiệp định, tối huệ thư. 2.3. Phân loại theo kỹ thuật chế tác: - Văn bản giấy - Văn bản điện tử 3. Hình thức và nội dung của văn bản: 3.1. Hình thức: - Theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/05/2005 của Bộ Nội Vụ và Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật -4-
  5. trình bày văn bản, bố cục văn bản phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: Bố cục của luật, pháp lệnh được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 02/2002/QH11 ngày 16/12/2002. - Văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục như sau: + Nghị quyết: theo điều, khoản, điểm hoặc khoản, điểm. + Nghị định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm; các quy chế (điều lệ) ban hành kèm theo nghị định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm. + Quyết định: theo điều, khoản, điểm; các quy chế ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm. + Chỉ thị: theo khoản, điểm. + Thông tư: theo mục, khoản, điểm. - Văn bản hành chính có thể được bố cục như sau: + Quyết định (cá biệt): theo điều, khoản, điểm; các quy chế ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm. + Chỉ thị (cá biệt): theo khoản. điểm. + Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục, khoản, điểm. - Trong văn bản quản lý cần chú trọng kỹ thuật trình bày, cách hành văn rõ ràng, sáng sủa, diễn đạt ý tưởng thích hợp với đối tượng thi hành. - Khi soạn văn bản cần chia văn bản thành các đoạn lớn, đặt tiêu đề cho từng đoạn. Các phần nhỏ trực thuộc thì ghi lùi sâu vào trong để làm nổi bật các thông tin chính của văn bản. - Những thông tin về số liệu thống kê có thể dùng bảng biểu hoặc đồ thị trình bày, biểu thị được cả sự phân tích, cả sự tổng hợp và dễ hiểu hơn. - Cần gạch dưới những ý, những từ ngữ quan trọng để nhấn mạnh thông tin, hướng người đọc chú ý tới nội dung, ý nghĩa của nó. - Có thể in nghiêng, đậm, gạch chân những từ cần nhấn mạnh. 3.2. Nội dung của văn bản: Theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/05/2005 của Bộ Nội Vụ và Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, nội dung văn bản phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: - Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng. - Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với quy định của pháp luật. -5-
  6. - Các quy phạm pháp luật, các quy định hay các vấn đề, sự việc phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác. - Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu. - Sử dụng từ ngữ phổ thông, không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản. - Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó. - Việc viết hoa được thực hiện theo nguyên tắc chính tả tiếng Việt. - Khi viết dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, trích yếu nội dung văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; trong các lần viết dẫn tiếp theo, có thể ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó. 4. Ý nghĩa của việc soạn thảo văn bản: - Là cơ sở mang tính pháp lý đối với mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình quan hệ, giao tiếp lẫn nhau. - Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính đều có thể điều chỉnh những vấn đề thực tiễn. - Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách. - Văn bản quy phạm pháp luật có thể tạo ra, phân bổ, phát huy các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế. - Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính góp phần làm ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển. Tóm lại, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ quy định các giá trị mà người quản lý coi đó là giá trị cơ bản của xã hội, không chỉ đưa ra các biện pháp khuyến khích thực thi pháp luật, đem lại ổn định trật tự xã hội mà còn bảo đảm cho xã hội phát triển. 5. Quy trình soạn thảo văn bản: 5.1. Định hƣớng quá trình soạn thảo văn bản: - Văn bản phải hợp hiến, hợp pháp: + VBQPPL được ban hành phải có nội dung phù hợp với HP và luật pháp hiện hành. -6-
  7. + Văn bản của CQNN cấp dưới ban hành phải phù hợp và không trái với quy định trong văn bản của các CQNN cấp trên. + Các VBQPPL luật trái với HP, PL và các văn bản của CQNN cấp trên phải được CQNN có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành. - Văn bản phải được soạn thảo đúng thể thức quy định. - Văn bản phải đảm bảo đúng thể thức Nhà nước quy định, nếu văn bản không đúng thể thức, VB sẽ không có giá trị pháp lý. - Cũng phải chú ý đến thể thức trình bày của từng loại văn bản nhất định, vì mỗi loại văn bản cụ thể có hình thức mẫu quy định cụ thể. - Văn bản phải được soạn thảo đúng thẩm quyền quy định. + Đối với VBQPPL, thẩm quyền soạn thảo và ban hành của các cơ quan QLNN đã được phân định nhằm tránh chồng chéo hay bỏ sót lĩnh vực cần quản lý và chức năng của từng cơ quan. + Đối với VBHC thông thường, các cơ quan, doanh nghiệp đều có thể ban hành để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, giao dịch… - Văn bản phải đảm bảo tính khả thi: + Nếu là văn bản pháp luật thì phải phù hợp với nội dung và vấn đề mà lĩnh vực văn bản đó điều chỉnh. + Một văn bản chỉ đề cập đến những vấn đề có liên quan với nhau, còn những vấn đề khác thì phải được soạn thảo và trình bày ở một văn bản khác. + Văn bản phải được trình bày bằng văn phong ngôn ngữ hành chính công vụ. 5.2. Xác lập quy trình soạn thảo văn bản: Bước 1: Bước chuẩn bị: - Xác định mục đích của văn bản: khi dự định ban hành một văn bản, cần xác định rõ văn bản ban hành giải quyết vấn đề gì. - Xác định nội dung & tên loại văn bản: xác định vấn đề cần trình bày, từ đó xác định biểu mẫu trình bày của VB cần soạn thảo. - Xác định được đối tượng nhận văn bản: xác định được đối tượng mà văn bản sẽ tác động đến. - Thu thập & xử lý thông tin: tập hợp, cần phải lựa chọn những thông tin cần thiết & chính xác; loại bỏ những thông tin không cần thiết, trùng lặp hoặc độ tin cậy thấp. Bước 2: Bước làm dàn bài và đề cương: - Dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được và mục đích của văn bản, người soạn thảo văn bản cần lựa chọn các thông tin để đưa vào từng phần trong cấu trúc của mẫu văn bản đã lựa chọn. -7-
  8. - Chú ý sắp xếp các thông tin bằng hình thức tóm tắt những ý kiến chính để tạo thành đề cương. Bước 3: Bước viết thành văn: - Dựa trên đề cương theo mẫu, người soạn thảo sẽ tiến hành viết thành văn từng phần từ trình bày từ thể thức đến nội dung văn bản. - Văn bản hình thành ở giai đoạn này gọi là bản thảo. Bước 4 : Bước duyệt và ký văn bản: - Khi văn bản hoàn chỉnh, người soạn thảo phải trình bày lại văn bản sạch sẽ để trình duyệt. Bản thảo được gọi là bản gốc, bản gốc là có sở pháp lý để hình thành bản chính. - Khi duyệt bản thảo thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền sẽ duyệt các vấn đề sau: + Thẩm quyền ban hành. + Thể thức của văn bản. + Nội dung văn bản. - Trong văn bản được duyệt, người duyệt phải ghi ý kiến 4 nội dung: duyệt, số nhân bản để ban hành, ngày duyệt, chữ ký người duyệt vị trí ghi ở phía lề trái, dưới số và ký hiệu của văn bản. Bước 5: Bước hoàn chỉnh, ban hành và triển khai văn bản: - Các công việc ở giai đoạn này do nhân viên văn thư thực hiện, người soạn thảo có thể phối hợp để hoàn thành công trình. - Từ bản gốc đã duyệt, hình thành bản trình ký, bản trình ký phải tuyệt đối trung thành với bản gốc. Trước khi trình ký phải kiểm tra kỹ văn bản về thể thức, về nội dung, về lối diễn đạt (chính tả, ngữ pháp). - Trình bày văn bản cho trưởng phòng hoặc thủ trưởng trực tiếp kiểm tra và ký tắt về phía bên phải thành phần thể thức ký của bản trình ký. - Nhân bản, bản trình ký. - Trình thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký chính thức. - Đóng dấu lên chữ ký, đăng ký vào sổ công văn đi, ghi số, ký hiệu và ngày, tháng, năm ban hành văn bản. - Chuyển văn bản đến các cá nhân và phòng ban có liên quan trong nội bộ và bên ngoài cơ quan, doanh nghiệp. - Sau khi văn bản được triển khai, cần có kế hoạch theo dõi việc tổ chức thực hiện của các bộ phận để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, rút kinh nghiệm trong việc ban hành văn bản mới. -8-
  9. Bước 6: Lưu văn bản: Văn bản được lưu một bản ở bộ phận chuyên môn phụ trách hay bộ phận soạn thảo văn bản, một bản khác lưu ở văn phòng hoặc văn thư. Cuối năm nộp lưu trữ theo đúng quy định của nhà nước. 5.3. Thể thức văn bản: - Khái niệm: là những yếu tố hình thức và nội dung có tính bố cục đã được thể chế hóa. - Các yếu tố thể thức văn bản: + Thể thức của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính: Điều 5 Nghị định của Chính phủ số: 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư cho biết: thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau: * Quốc hiệu. * Tên có quan, tổ chức ban hành văn bản. * Số, ký hiệu của văn bản. * Địa danh, ngày tháng, năm ban hành văn bản. * Tên loại và trích yếu nội dung văn bản. * Nội dung văn bản. * Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền. * Dấu của cơ quan, tổ chức. * Nơi nhận. * Dấu chỉ mức độ mật, độ khẩn, mật (đối với những văn bản mật, khẩn). - Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu chi, phiếu chuyển, ngoài các thành phần được quy định trên, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức, địa chỉ E-mail, số điện thoại, số Telex, số Fax. - Thể thức của văn bản chuyên ngành: Thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thỏa thuận, thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. - Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội: do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội quy định. - Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài: được thực hiện theo thông lệ quốc tế. - Kỹ thuật trình bày văn bản: + Những quy định cụ thể về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản được hướng dẫn theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT/BNV-VPCP của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ. -9-
  10. + Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, đánh số trang, font chữ trình bày văn bản. + Khổ giấy: * Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm) * Các loại văn bản như: Giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu chuyển có thể trình bày trên khổ giấy A5 (148mm x 210mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn. + Kiểu trình bày: * Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4. * Trường hợp nội dung của văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy. + Định lề trang văn bản (đối với khổ A4). * Trang mặt trước: Lề trên: cách mép trên 20-25mm Lề dưới: cách mép dưới 20-25mm Lề trái: cách mép trái 30-35mm Lề phải: cách mép phải 15-20mm * Trang mặt sau: Lề trên: cách mép trên 20-25mm Lề dưới: cách mép dưới 20-25mm Lề trái: cách mép trái 15-20mm Lề phải: cách mép phải 30-35mm + Đánh số trang văn bản: Nếu văn bản có một trang thì không cần đánh số. Nếu văn bản có từ hai trang trở lên, phải đánh số trang văn bản. Cách trình bày được quy định như sau: * Kiểu số: sử dụng sô Ả Rập (1, 2, 3…) * Vị trí đánh số trang: ngay chính giữa lề trên của văn bản hoặc tại góc phải cuối trang giấy bằng với cỡ chữ trình bày nội dung, kiểu chữ đứng. + Font chữ trình bày: là font tiếng Việt với kiểu chữ chân phương, đảm bảo tính trang trọng nghiêm túc của văn bản. Đối với văn bản dùng để trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan, tổ chức phải sử dụng font chữ của bộ mã ký tự tiếng Việt (font Unicode) theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 và Font Times New Roman hoặc .VnTime. - 10 -
  11. 6. Văn bản quản lý nhà nƣớc: 6.1. Khái niệm: Là những quyết định quản lý Nhà nước bằng văn bản viết, do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo những thể thức, thủ tục, thẩm quyền do luật định, mang tính chất quyền lực đơn phương, làm phát sinh các hệ quả pháp lý cụ thể. 6.2. Ý nghĩa: - Ý nghĩa pháp lý: + Là một hình thức pháp luật quản lý. + Mỗi văn bản quản lý Nhà nước đều chứa đựng các quy phạm pháp luật có thẩm quyền và hiệu lực pháp lý cụ thể. + Việc ban hành văn bản quản lý Nhà nước nhằm ứng dụng những quy phạm pháp luật, thẩm quyền và hiệu lực Nhà nước và thực tiễn. + Sự vi phạm pháp luật trong văn bản sẽ gây tác hại lớn hơn nhiều so với sự vi phạm pháp luật trong một hành vi cụ thể. - Ý nghĩa thực tiễn: + Là hình thức pháp luật thực hiện cơ chế. + Là nguồn thông tin quy phạm. + Vừa là công cụ quản lý vừa là căn cứ để khách thể thực hiện ý chí của Nhà nước, vừa là chứng cứ để Nhà nước kiểm tra, truy cứu trách nhiệm của đối tượng thực hiện văn bản. - Các loại văn bản quản lý Nhà nước: + Văn bản pháp quy. + Văn bản hành chính. + Văn bản chuyên môn-kỹ thuật. Mẫu công văn hành chính TÊN CƠ QUAN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: /TCĐNĐT-... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc V/v …………………… ........., ngày ... tháng .... năm .… Kính gửi: - ………………………………….; - ………………………………….; - ………….…………………………….; - 11 -
  12. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Nơi nhận: QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ - Như trên; CỦA NGƢỜI KÝ - …………; (Chữ ký, dấu) - Lưu: VT, TC. Nguyễn Văn A CHƢƠNG 2 VĂN BẢN PHÁP QUY 1. Khái niệm và đặc trƣng của văn bản pháp qui: 1.1. Khái niệm: Là những văn bản dưới luật, thuộc lĩnh vực lập quy, chứa đựng các nguyên tắc xử sự chung nhằm thực hiện và cụ thể hóa văn bản luật, áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và QLHCNN ban hành và sửa đổi theo dúng thẩm quyền của cơ quan. 1.2. Đặc trƣng: - Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. - Là văn bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự, thủ tục qui định. - 12 -
  13. - Là văn bản có chứa các qui tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần. Đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương. - Là văn bản được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế. => Những văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng không có đủ 4 yếu tố trên thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. 2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của văn bản pháp qui: - Văn bản qui phạm pháp luật có thể điều tiết những vấn đề thực tiễn. - Văn bản qui phạm pháp luật có thể tạo ra, phân bổ, phát huy các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế. - Văn bản qui phạm pháp luật góp phần làm ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển. => Tóm lại: Văn bản qui phạm pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ qui định các giá trị mà người quản lý coi đó là giá trị cơ bản của xã hội, không chỉ đưa ra các biện pháp khuyến khích thực thi pháp luật, đem lại ổn định trật tự xã hội mà còn bảo đảm cho xã hội phát triển. Chính trong ý nghĩa này mà người soạn thảo và cơ quan ban hành văn bản qui phạm pháp luật của các cấp chính quyền địa phương cần chú ý đến vai trò quan trọng của văn bản qui phạm pháp luật trong quản lý và phát triển. 3. Yêu cầu về nội dung và hình thức của văn bản pháp qui: 3.1. Những yêu cầu về nội dung: Đây là phần cơ bản của mọi văn bản. Muốn văn bản quy phạm pháp luật phát huy hiệu lực thì nội dung văn bản phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: - Phải phản ánh trung thực đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, coi đó là linh hồn của nội dung văn bản quy phạm pháp luật. - Tuân thủ pháp luật Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử. Đảm bảo chính xác tính pháp lý và tính nhất quán của pháp lý. - Phục vụ các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức mình, nhưng không làm tổn hại đến lợi ích của cơ quan tổ chức khác và của công dân, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. - Tôn trọng các điều quốc tế mà Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã tham gia ký kết. - Phải quan tâm đến tính dân chủ theo “phương châm lấy dân làm gốc”. Chú trọng tính khả thi và chú ý đến tính hiệu lực và hiệu quả của việc thi hành văn bản. - 13 -
  14. 3.2. Những yêu cầu về hình thức: Tuân thủ các nguyên tắc về thể thức văn bản, thể hiện tính nghiêm túc, ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân ban hành văn bản tạo thuận lợi cho công tác văn thư chuyển giao văn bản đến đúng đối tượng và lưu trữ văn bản đầy đủ. 4. Các hình thức văn bản pháp qui: 4.1. Một số văn bản pháp qui của Chính phủ: - Nghị quyết của chính phủ: + Được dùng để ban hành các chủ trương chính sách lớn qui định nhiệm vụ, kế hoạch và ngân sách nhà nước, các công tác khác của chính phủ. + Đây là cơ sở pháp lý để chính phủ và thủ tướng chính phủ ban hành các qui phạm pháp luật khác, Nghị quyết có chứa đựng qui phạm pháp luật hành chính. - Nghị định của chính phủ: + Nghị định được sử dụng với tư cách là văn bản qui phạm pháp luật để cụ thể hóa luật pháp lệnh. + Dùng để ban hành những qui định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của công dân, qui định về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị cơ sở, qui định về quản lý hành chính nhà nước. 4.2. Các văn bản pháp qui của Thủ tƣớng Chính phủ: - Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ: Dùng để chỉ đạo thực hiện hiến pháp, pháp luật, Quyết định của thủ tướng chính phủ có thể được dùng như văn bản qui phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật. - Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ: Dùng để truyền đạt chủ trương chính sách, biện pháp quản lý, để chỉ đạo công tác với các ngành các cấp. 4.3. Các văn bản pháp qui của thủ trƣởng các cơ quan thuộc Chính phủ: Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ: Những văn bản này có thể được dùng để ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội trong một hình thức nhất định. 4.4. Các văn bản pháp qui liên ngành: - Nghị quyết liên tịch: Được sử dụng khi cơ quan hành chính nhà nước phối hợp với lãnh đạo một số tổ chức xã hội cùng cấp phối hợp ban hành qui định hoặc để giải quyết đến những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đó. - Thông tƣ liên tịch: Thông tư liên tịch dùng để ban hành hoặc để hướng dẫn thực hiện một chính sách chế độ của nhà nước do nhiều bộ hoặc một bộ và - 14 -
  15. lãnh đạo tổ chức xã hội phối hợp ban hành những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong tổ chức xã hội đó. Thông tư liên tịch còn được dùng để ban hành hoặc hướng dẫn thực hiện một chính sách chế độ của nhà nước do Bộ phối hợp với viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc tòa án nhân dân tối cao cùng ban hành. 4.5. Các văn bản pháp qui của Chính quyền các cấp địa phƣơng: - Hội đồng nhân dân các cấp được ra Nghị quyết. Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp được ban hành quyết định, Chỉ thị. Riêng UBND xã, phường và tương đương là đơn vị chính quyền cơ sở nên hình thức văn bản pháp quy được ban hành chủ yếu là quyết định, ít dùng chỉ thị. - Quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân các cấp: Là những văn bản pháp luật được ủy ban nhân dân sử dụng để chỉ đạo quản lý trên mọi lĩnh ở địa phương. 5. Phƣơng pháp soạn thảo các văn bản pháp qui : 5.1. Nghị quyết: - Nghị quyết được Quốc hội ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của quốc hội như: + Quyết định chương trình xây dựng luật. + Quyết định về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. + Việc thành lập các bộ. + Quyết định đại xá. + Phân chia địa giới hành chính Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương... + Nghị quyết có thể sử dụng dưới hình thức văn bản qui phạm pháp luật hoặc áp dụng pháp luật. - Cơ cấu: Nghị quyết gồm có 3 phần: + Phần 1: Nêu căn cứ ra nghị quyết. + Phần 2: Nội dung thảo luận, các quyết định, các giải pháp mà quốc hội đã thông qua. + Phần 3: Biện pháp tổ chức thực hiện. - 15 -
  16. Mẫu nghị quyết của Hội đồng nhân dân: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………………….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /2009/NQ-HĐND ………., ngày ... tháng.... năm ..... NGHỊ QUYẾT ……………..…………………… HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ……… KHÓA….. KỲ HỌP THỨ..... Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ...............................................................................................................; …......................................................................................................................, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. …………………….................................................................................... Điều 2. …………………….................................................................................... Điều 3… .………………….................................................................................... Nghị quyết này đạ được Hội đồng nhân dân ……… khóa … kỳ họp thứ … thông qua. Nơi nhận: CHỦ TỊCH - ……………; (Chữ ký, dấu) - ……………; - Lưu: VT, TC. - 16 -
  17. Mẫu nghị quyết của Chính phủ: CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: /2009/NQ-CP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày ... tháng.... năm ..... NGHỊ QUYẾT ……………..…………………… CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ...............................................................................................................; …......................................................................................................................, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. …………………….................................................................................... Điều 2. …………………….................................................................................... Điều 3… .………………….................................................................................... Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ - ……………; THỦ TƢỚNG - ……………; (Chữ ký, dấu) - Lưu: VT, TC. Nguyễn Tấn Dũng 5.2. Quyết định: Là loại hình văn bản biểu thị ý chí của cơ quan Nhà nước hay của người lãnh đạo được xây dựng theo một trình tự nhất định, nhằm tổ chức và điều chỉnh các hoạt động và hành vi của con người để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Quyết định là khâu cơ bản của quản lý, là chức năng số một của người lãnh đạo, người quản lý. Yêu cầu chung của một quyết định: - Đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý. - Đảm bảo tính cụ thể, phù hợp với chủ thể ban hành và đối tượng thực hiện. - 17 -
  18. - Đảm bảo tính tính khoa học và tính quần chung. - Kịp thời. Nội dung: Gồm 2 phần: - Những căn cứ để ra quyết định (căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn chỉ cần khái quát thành 2 - 3 căn cứ). - Nội dung quyết định được viết thành điều, khoản, mục, chủ đề của quyết định thể hiện ở điều 1 của quyết định. Người ký quyết định phải có đủ thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước cơ quan về quyết định của mình. Mẫu Quyết định: TÊN CƠ QUAN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: /QĐ-... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........., ngày ... tháng .... năm ... QUYẾT ĐỊNH Về việc .............................. THẨM QUYỀN BAN HÀNH Căn cứ.....................................................................................................................; Theo đề nghị của ...................................................................................................., QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. …………………….................................................................................... Điều 2. …………………….................................................................................... Điều .... .………………….................................................................................... Nơi nhận: QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ - …………; CỦA NGƢỜI KÝ - …………; (Chữ ký, dấu) - Lưu: VT, TC. Nguyễn Văn A - 18 -
  19. 5.3. Chỉ thị: - Là loại văn bản pháp quy dùng để ban hành những mệnh lệnh của người đứng đầu cơ quan Nhà nước, truyền đạt những chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, cơ quan cấp dưới để giải quyết các nhiệm vụ. Yêu cầu của chỉ thị: + Phù hợp với hoàn cảnh khách quan. + Có sự hướng dẫn, chỉ ra hướng giải quyết. + Tạo điều kiện đảm bảo thực hiện. + Không quá cứng nhắc. + Ngắn gọn, dể hiểu. - Nội dung của chỉ thị (thường có 2 phần): + Phần 1: Nhận định khái quát tình hình. + Phần 2: Đề cập tới những mệnh lệnh, biện pháp, cách tổ chức và trách nhiệm thực hiện (Đây là phần trọng tâm). - Mỗi chỉ thị chỉ nên chứa đựng 3-4 mệnh lệnh. Không sử dụng chế tài xử lý như các văn bản pháp luật khác. - Hành văn trong chỉ thị phải trang trọng, dứt khoát, câu văn theo lối chủ động, dễ hiểu đồng thời phải có sức thuyết phục để chỉ thị được chấp nhận trong thực tế. Mẫu Chỉ thị TÊN CƠ QUAN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: /2009/CT-... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........., ngày ... tháng .... năm ... CHỈ THỊ ..................................... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Nơi nhận: QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ - …………; CỦA NGƢỜI KÝ - …………; (Chữ ký, dấu) - Lưu: VT, TC. Nguyễn Văn A - 19 -
  20. 5.4. Thông tƣ: - Thông tƣ: Là văn bản dùng để hướng dẫn, giải thích các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ là văn bản dùng để hướng dẫn, giải thích các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ hoặc hướng dẫn thực hiện những quy định về quản lý thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách. phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ hoặc hướng dẫn thực hiện những quy định về quản lý thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách. - Thông tƣ liên tịch: Trong trường hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cùng phối hợp với nhau hoặc phối hợp với một cơ quan trung ương của đoàn thể nhân dân để quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Nội dung: + Phần mở đầu. + Phần nội dung. + Phần kết thúc. Phần mở đầu: Nêu những lý do ban hành Thông tư. Có thể là văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên, những chế độ, chính sách, hay vấn đề nhất định nào đó cần hướng dẫn giải thích. Phần nội dung: Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được ban hành để hướng dẫn, thực hiện những quy định được Luật, Nghị quyết của Chủ Tịch nước, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ giao thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách. Thông tư thường được viết bằng văn “điều khoản”. Phần kết thúc: Trong phần tổ chức thực hiện cần xác địn rỏ trách nhiệm thi hành của từng cấp, từng ngành, giới hạn, phạm vi áp dụng của các thông tư, quy định hiệu lực thời gian, chế độ tổng kết, thỉnh thị, báo cáo. Thông tư chỉ dùng cho Bộ, liên Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ hoặc giữa cơ quan Chính phủ với các cơ quan trung ương và đoàn thể nhân dân. - 20 -
nguon tai.lieu . vn