Xem mẫu

  1. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI ThS. Vũ Việt Dũng, ThS. Bùi Tất Hiếu
  2. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI  ThS. Vũ Việt Dũng ThS. Bùi Tất Hiếu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TIN HỌC NGÀNH: CÁC NGÀNH HỆ CAO ĐẲNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Lưu hành nội bộ) Ban hành kèm theo Quyết định số: ……. /QĐ-CĐDLHN ngày … tháng … năm ……… của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 4Hà Nội, 2018
  3. LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, Tin học là một ngành khoa học không thể thiếu đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, việc ứng dụng Tin học trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là rất cần thiết, nó không chỉ đi sâu vào lĩnh vực quản lý như kế toán, ngân hàng, kinh doanh sản xuất, du lịch mà còn cả các lĩnh vực khác như giải trí, tin tức... giải quyết nhiều bài toán phức tạp mà không có nó con người giải quyết vô cùng khó khăn, nhờ có Tin học mà mọi chuyện khó khăn ấy trở nên dễ dàng. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo là rất cần thiết, một trong những yếu tố quan trọng là hệ thống giáo trình, đặc biệt với ngành đang phát triển mạnh mẽ như Tin học. Vì vậy, chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình “Tin học” với mục đích giúp bạn đọc, sinh viên, học sinh có những kiến thức nhất định về môn Tin học, nhằm sử dụng thành thạo máy tính, tin học văn phòng và ứng dụng Tin học trong công tác quản lý, đáp ứng nhu cầu học tập, vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Với bố cục, dẫn dắt vấn đề, các bước thực hiện kèm ví dụ minh hoạ và những bài tập mẫu được sắp xếp từ cơ bản đến nâng cao, cho học viên tiếp cận một cách nhanh nhất. Giáo trình được biên soạn dùng để giảng dạy môn Tin học của Nhà trường và được chia thành 2 phần, 8 chương như sau: Phần 1: Đại cương về Tin học Chương 1: Thông tin và dữ liệu Chương 2: Tổng quan về máy tính Chương 3: Hệ điều hành Windows XP Phần 2: Soạn thảo văn bản Microsoft Word 2003 Chương 4: Tổng quan về soạn thảo văn bản Chương 5: Định dạng văn bản Chương 6: Bảng biểu Chương 7: Một số chức năng đặc biệt 5
  4. Chương 8: Bảo vệ và in ấn văn bản Phụ lục: Luyện tập 10 ngón tay trên bàn phím Để cuốn giáo trình này đến tay bạn đọc, chúng tôi xin chân thành cảm ơn những đồng nghiệp của chúng tôi trong khoa Công nghệ thông tin du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã có những đóng góp quý báu để chúng tôi hoàn thiện cuốn giáo trình này. Trong khi biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng rất nhiều nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được nhữnh ý kiến đóng góp của bạn đọc nhằm hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Ths. Vũ Việt Dũng 2. Đồng chủ biên Ths. Bùi Tất Hiếu 3. ThS. Trần Thị Hồng Lê 4. ThS. Lê Trung Kiên 5. ThS. Phạm Thị Huyên 6. ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga 7. ThS. Trần Văn Thuỳ 8. ThS. Nguyễn Thị Thu 9. ThS. Lê Thị Chung 10. ThS. Hoàng Thị Châm 6
  5. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................... 3 PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIN HỌC ............................................................................ 14 CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU ....................................................................... 15 1.1 . THÔNG TIN .............................................................................................................. 15 1.1.1. Khái niệm thông tin: ............................................................................................... 15 1.1.2. Một số tính chất của thông tin: .............................................................................. 16 1.1.2.1. Tính định hướng của thông tin: ............................................................................. 16 1.1.2.2. Tính tương đối của thông tin: ................................................................................. 16 1.1.2.3. Tính thời điểm của thông tin: ................................................................................. 16 1.1.2.4. Tính cục bộ của thông tin: ...................................................................................... 17 1.1.3. Vật mang tin: ........................................................................................................... 17 1.1.4. Dữ liệu: ..................................................................................................................... 18 1.1.5. Hệ đếm:..................................................................................................................... 18 1.1.5.1. Hệ cơ số 10 (Hệ thập phân) .................................................................................... 18 1.1.5.2. Hệ cơ số 2 (Hệ nhị phân) ........................................................................................ 18 1.1.5.3. Hệ cơ số 8 (Hệ bát phân) ........................................................................................ 19 1.2. CÁC ĐƠN VỊ ĐO THÔNG TIN ............................................................................... 22 1.3. XỬ LÝ THÔNG TIN: ................................................................................................ 25 1.3.1. Thông tin ban đầu và thông tin dẫn xuất: ............................................................. 25 1.3.1.1. Thông tin ban đầu: ................................................................................................. 25 1.3.1.2. Thông tin dẫn xuất: ................................................................................................. 25 1.3.2. Quá trình xử lý thông tin: ....................................................................................... 26 1.3.2.1. Thu thập. ................................................................................................................. 26 1.3.2.2. Xử lý. ...................................................................................................................... 26 1.3.2.3. Lưu trữ thông tin..................................................................................................... 27 1.3.2.4. Truyền tin. .............................................................................................................. 27 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH .................................................................. 28 2.1. SƠ ĐỒ CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ: ............................ 28 2.2. CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG ................................ 28 2.2.1. Thiết bị đầu vào: ...................................................................................................... 28 2.2.2. Thiết bị đầu ra: ........................................................................................................ 29 2.2.3. Bộ nhớ. ...................................................................................................................... 30 7
  6. 2.2.3.1. Bộ nhớ trong. .......................................................................................................... 30 2.2.3.2. Bộ nhớ ngoài ........................................................................................................... 31 2.2.4. Bộ số học và logic (ALU: Arithmetic Logic Unit) ................................................. 31 2.2.5. Bộ điều khiển (CU: Control Unit) .......................................................................... 32 2.3. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM. ............................................................................... 32 2.3.1. Phần cứng (Hardware) ............................................................................................ 32 2.3.2. Phần mềm (Software) .............................................................................................. 32 2.4. HỆ ĐIỀU HÀNH ......................................................................................................... 32 2.4.1. Khái niệm .................................................................................................................. 32 2.4.2. Các hệ điều hành phổ biến ...................................................................................... 33 2.4.2.1. MS-DOS (MicroSoft Disk Operating System) ....................................................... 33 2.4.2.2. Windows 3.1, Windows 3.11, Windows for WorkGroup ....................................... 33 2.4.2.3. Windows 9x ............................................................................................................ 33 2.4.2.4. Windows NT/2000 .................................................................................................. 34 2.4.2.5. Unix......................................................................................................................... 34 2.5. TỔ CHỨC VÀ LƯU GIỮ THÔNG TIN TRÊN MÁY ............................................ 34 2.5.1. Ổ đĩa (Volume) ......................................................................................................... 35 2.5.2. Thư mục (Directory/ Folder) .................................................................................. 35 2.5.3. Tập tin (File) ............................................................................................................. 36 2.6. CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH ........................................................................................ 36 2.6.1 Thế hệ 1 (1946  1959) .............................................................................................. 36 2.6.2. Thế hệ 2 (1960  1969) ............................................................................................. 36 2.6.3. Thế hệ 3 (1970  1979) ............................................................................................. 36 2.6.4. Thế hệ 4 .................................................................................................................... 37 2.6.5. Thế hệ 5 ..................................................................................................................... 38 CHƯƠNG 3 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP.............................................................. 39 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................................ 39 3.2. GIAO DIỆN ĐỒ HOẠ ................................................................................................ 40 3.2.1. Nút start .................................................................................................................... 40 3.2.2. Thanh Taskbar ......................................................................................................... 41 3.2.3. Icons........................................................................................................................... 44 3.2.4. Biểu tượng My computer. ....................................................................................... 46 3.2.5. Recycle Bin................................................................................................................ 46 3.2.6. Desktop ...................................................................................................................... 47 8
  7. 3.2.6.1. Thay đổi kiểu dáng của cửa sổ: .............................................................................. 47 3.2.6.2. Thay đổi ảnh nền của Desktop ............................................................................... 47 3.2.6.3. Thiết lập chương trình bảo vệ màn hình ................................................................. 48 3.2.7. Windows Explorer ................................................................................................... 48 3.2.7.1. Thay đổi hình thức hiển thị trên khung phải: ......................................................... 49 3.2.7.2. Hiện, ẩn cây khung trái: .......................................................................................... 50 3.3. CHUỘT VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHUỘT ................................................................. 51 3.3.1. Giới thiệu :................................................................................................................ 51 3.3.2. Cách sử dụng chuột ................................................................................................. 51 3.4. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS ...................... 52 3.4.1. Giao diện chung của cửa sổ Windows ................................................................... 52 3.4.2. Chạy chương trình bằng lệnh RUN trên menu Start ........................................... 52 3.4.3. Tìm kiếm thông tin .................................................................................................. 53 3.4.4. Thay đổi cách biểu diễn ngày, giờ, số, tiền tệ ........................................................ 53 3.4.4.1. Thiết lập dữ liệu kiểu số ......................................................................................... 54 3.4.4.2. Thiết lập dạng mặc định Time ................................................................................ 54 3.4.4.3. Thiết lập dữ liệu kiểu Date ..................................................................................... 55 3.5. CÁC THAO TÁC VỀ TỆP VÀ THƯ MỤC ............................................................. 55 3.5.1. Tạo tệp, thư mục:..................................................................................................... 55 3.5.2. Đổi tên tệp, tên thư mục:......................................................................................... 56 3.5.3. Di chuyển tệp, thư mục ........................................................................................... 56 3.5.4. Sao chép tệp, thư mục ............................................................................................. 56 3.5.5. Xoá tệp, thư mục ...................................................................................................... 57 PHẦN 2: SOẠN THẢO VĂN BẢN WORD 2003.......................................................... 58 CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN ............................................ 58 4.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................................. 58 4.1.2. Cách gõ tiếng Việt theo chế độ Telex ..................................................................... 59 4.1.3. Cách gõ tiếng Việt theo chế độ VNI ....................................................................... 59 4.1.4. Giới thiệu bộ gõ vietkey........................................................................................... 60 4.1.5. Khởi động Word ...................................................................................................... 61 4.1.6. Thoát khỏi soạn thảo văn bản. ............................................................................... 61 4.2. GIỚI THIỆU MÀN HÌNH SOẠN THẢO. ............................................................... 62 4.2.1. Thanh tiêu đề (Title bar) ......................................................................................... 62 4.2.2. Thanh menu chính (Main menu) ........................................................................... 62 9
  8. 4.2.3. Thanh công cụ (Standard)....................................................................................... 63 4.2.4. Thanh định dạng (Formatting) ............................................................................... 63 4.2.5. Thước kẻ (Ruler) ...................................................................................................... 64 4.2.6. Vùng làm việc (Text area) ....................................................................................... 64 4.2.7. Thanh cuốn dọc và ngang (Horizontal &Vertical Scroll bar) ............................. 64 4.2.8. Thanh trạng thái (Status bar) ................................................................................. 64 4.3. CÁC THAO TÁC ĐỐI VỚI FILE VĂN BẢN ......................................................... 65 4.3.1. Lưu giữ văn bản ....................................................................................................... 65 4.3.2. Mở tài liệu ................................................................................................................. 65 4.3.3 Đóng văn bản đang mở ............................................................................................. 66 4.3.4. Thiết lập trang văn bản ........................................................................................... 66 4.3.4.1. Thiết lập khổ giấy ................................................................................................... 66 4.3.4.2. Thiết lập lề văn bản ................................................................................................. 67 CHƯƠNG 5 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN ............................................................................. 68 5.1. DI CHUYỂN CON TRỎ VĂN BẢN ......................................................................... 68 5.1.1. Di chuyển con trỏ văn bản bằng bàn phím ............................................................ 68 5.1.2. Di chuyển con trỏ văn bản bằng Chuột.................................................................. 69 5.2. ĐÁNH DẤU MỘT KHỐI VĂN BẢN (CHỌN VĂN BẢN) ..................................... 69 5.2.1. Đánh dấu khối văn bản dùng chuột. ...................................................................... 69 5.2.2. Đánh dấu văn bản dùng bàn phím ......................................................................... 70 5.2.3. Sửa và xoá văn bản ................................................................................................. 70 5.3. SAO CHÉP VÀ DI CHUYỂN VĂN BẢN. ................................................................ 71 5.3.1. Sao chép văn bản. ..................................................................................................... 71 5.3.2. Di chuyển văn bản .................................................................................................... 71 5.4. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN ............................................................................................ 71 5.4.1.Thay đổi kiểu chữ ...................................................................................................... 71 5.4.1.1. Dùng menu .............................................................................................................. 71 5.4.1.2. Dùng bàn phím ........................................................................................................ 72 5.4.1.3. Dùng thanh công cụ: ............................................................................................... 72 5.4.2. Định dạng đoạn văn bản (Paragraph) ................................................................... 72 5.4.2.1. Dùng menu .............................................................................................................. 72 5.4.2.2. Dùng bàn phím ........................................................................................................ 74 5.4.2.3. Dùng thanh công cụ ................................................................................................ 74 CHƯƠNG 6 BẢNG BIỂU ................................................................................................. 75 10
  9. 6.1. TẠO BẢNG ................................................................................................................. 75 6.2. CHỈNH SỬA BẢNG BIỂU ........................................................................................ 76 6.2.1. Di chuyển con trỏ văn bản trong bảng .................................................................. 76 6.2.2. Nhập văn bản ........................................................................................................... 76 6.2.3. Chọn hàng, cột, ô ..................................................................................................... 76 6.2.3.1. Chọn hàng. .............................................................................................................. 76 6.2.3.2. Chọn cột.................................................................................................................. 77 6.2.3.3. Chọn ô .................................................................................................................... 77 6.2.3.4 Cách chọn toàn bộ bảng biểu ................................................................................... 78 6.2.4. Thay đổi độ rộng của cột, chiều cao của hàng ...................................................... 78 6.2.4.1. Thay đổi độ rộng của cột ........................................................................................ 78 6.2.4.2. Thay đổi chiều cao của hàng .................................................................................. 78 6.2.5. Nhập và tách ô. ........................................................................................................ 79 6.2.5.1. Nhập ô .................................................................................................................... 79 6.2.5.2. Tách ô ..................................................................................................................... 79 6.2.6. Thêm hàng, cột, ô ..................................................................................................... 80 6.2.6.1. Thêm ô .................................................................................................................... 80 6.2.6.2. Thêm hàng .............................................................................................................. 80 6.2.6.3. Thêm cột ................................................................................................................. 81 6.2.7. Xoá ô, hàng, cột ........................................................................................................ 82 6.2.7.1. Xoá ô ...................................................................................................................... 82 6.2.7.2. Xoá hàng ................................................................................................................. 82 6.2.7.3. Xoá cột .................................................................................................................... 82 6.2.8. Chỉnh cho các cột có độ rộng, các hàng có chiều cao bằng nhau. ....................... 82 6.2.9. Tạo các đường viền cho bảng ................................................................................. 83 6.2.9.1 Tạo đường viền cho bảng biểu ................................................................................ 83 6.2.9.2 Ẩn đường viền của bảng biểu .................................................................................. 84 6.2.10. Lặp lại tiêu đề của bảng ........................................................................................ 84 6.2.11. Sắp xếp thông tin trong bảng ............................................................................... 84 6.2.12. Tạo danh sách trong bảng .................................................................................... 85 6.2.13. Tính toán đơn giản trong bảng biểu .................................................................... 86 6.2.14. Thay đổi hướng của văn bản trong ô. .................................................................. 87 CHƯƠNG 7 MỘT SỐ CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT ......................................................... 88 7.1. CHÈN KÝ TỰ ĐẶC BIỆT........................................................................................ 88 11
  10. 7.2. CHÈN TRANH, CHỮ NGHỆ THUẬT .................................................................... 89 7.2.1. Chèn tranh ................................................................................................................ 89 7.2.1.1 Đặt chế độ hiển thị tranh .......................................................................................... 89 7.2.1.2 Chỉnh sửa tranh ........................................................................................................ 90 7.2.1.3 Xoá tranh: ................................................................................................................. 91 7.2.2. Chèn chữ nghệ thuật ................................................................................................ 91 7.2.2.1 Đặt chế độ hiển thị chữ ............................................................................................ 92 7.2.2.2. Chỉnh sửa kích cỡ chữ ........................................................................................... 92 7.3. CHIA VĂN BẢN THÀNH CỘT BÁO ...................................................................... 93 7.4. TẠO CHỮ HOA ĐẦU CỘT BÁO. ............................................................................ 94 7.5. TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ. ..................................................................................... 95 7.5.1. Tìm kiếm ................................................................................................................... 95 7.5.2. Thay thế. ................................................................................................................... 96 7. 6. CHỨC NĂNG SỬA CHỮA TỰ ĐỘNG................................................................... 97 7.7. VẼ ĐỒ HOẠ TRONG WORD .................................................................................. 98 7.7.1. Lấy thanh công cụ để vẽ .......................................................................................... 98 7.7.2. Các chức năng .......................................................................................................... 98 7.8. ĐẶT ĐỘ DÀI CỦA PHÍM TAB ................................................................................ 99 7.9. TẠO BULLET AND NUMBERING ....................................................................... 100 7.10. CHỨC NĂNG ĐẾM TỪ......................................................................................... 101 7.11. CÁC THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC .................................................. 101 7.11.1 Thẻ View ................................................................................................................ 101 7.11.2 Thẻ General ........................................................................................................... 103 7.11.3 Thẻ Spelling & Grammar..................................................................................... 104 7.11.4 Thẻ File Locations ................................................................................................. 105 7.11.5. Thẻ User Information .......................................................................................... 106 7.11.6. Thẻ Save ................................................................................................................ 107 CHƯƠNG 8 BẢO VỆ VÀ IN ẤN VĂN BẢN ............................................................... 108 8.1. TRỘN VĂN BẢN ...................................................................................................... 108 8.1.1. Khái niệm: .............................................................................................................. 108 8.1.2. Các bước trộn văn bản .......................................................................................... 108 8.2. CHÈN SỐ TRANG VÀO VĂN BẢN ...................................................................... 111 8.3. BẢO VỆ VĂN BẢN .................................................................................................. 112 8.3.1. Bảo vệ tài liệu khi mở ............................................................................................ 112 12
  11. 8.3.2. Bảo vệ tài liệu khi sửa chữa .................................................................................. 113 8.4. IN ẤN VĂN BẢN ...................................................................................................... 114 8.4.1. Xem trước khi in .................................................................................................... 114 8.4.2. Hiệu chỉnh văn bản trong chế độ Print Preview ................................................. 114 8.4.3. Ngăn ngừa tài liệu nhảy sang trang mới khi chỉ còn ít dòng ............................. 114 8.4.4. Lựa chọn in trang chẵn hay trang lẻ.................................................................... 115 8.4.5. In văn bản ............................................................................................................... 115 LUYỆN TẬP 10 NGÓN TAY TRÊN BÀN PHÍM ....................................................... 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 137 13
  12. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: TIN HỌC Mã môn học: Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Là môn học thuộc nhóm kiến thức chung trong chương trình đào tạo hệ trung cấp Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. - Tính chất: Là môn học lý thuyết kết hợp với thực hành, đánh giá kết quả bằng hình thức thi hết môn. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được các kiến thức cơ bản về thông tin và dữ liệu, xử lý thông tin, máy tính điện tử, hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ, kỹ năng sử dụng máy vi tính. + Thành thạo cách trình bày một đoạn văn bản, cách chèn một bảng biểu vào trong văn bản, cách chèn các đối tượng vào văn bản... + Trình bày được cách in một văn bản và một số thao tác nâng cao trong văn bản. - Về kỹ năng: + Áp dụng các kiến thức đã học để trình bày văn đáp ứng yêu cầu thực tế. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có trách nhiệm trong công việc, yêu nghề. Nội dung môn học: 14
  13. PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIN HỌC CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Mục tiêu Sau khi học xong chương 1, người học sẽ: - Trình bày được các khái niệm về thông tin và dữ liệu. - Thành thạo cách chuyển đổi giữa các hệ đếm. - Mô tả được quá trình xử lý thông tin. 1.1 . THÔNG TIN 1.1.1. Khái niệm thông tin: Thông tin theo nghĩa thông thường là một thông báo hay một bản tin nhận được làm tăng sự hiểu biết của đối tượng nhận tin về một vấn đề nào đó, là sự biểu hiện mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng hay một quá trình nào đó. Theo nghĩa rộng triết học có thể hiểu thông tin là tính trật tự và tổ chức của các hệ thống vật chất; là phạm trù phản ánh sự vận động và tương tác của các hiện tượng, sự vật và tư duy; là phạm trù phản ánh nội dung và hình thức vận động của các sự vật và hiện tượng... Có nhiều dạng thông tin khác nhau: Hình ảnh, âm thanh, các ký tín hiệu... Cho dù ở dạng thức nào thông tin đều mang một nét chung nhất: Thông tin là yếu tố cơ bản của quá trình vận động để điều khiển một hệ thống nào đó, hệ thống này có thể là trong tự nhiên, trong xã hội hoặc tư duy. Ví dụ: Một người đầu bếp đang chế biến một món ăn. Trước khi làm việc anh ta phải biết mình chuẩn bị làm cái gì và làm như thế nào? Trong quá trình làm việc anh ta luôn luôn nhận được thông tin từ các dụng cụ và sản phẩm đang làm dở qua các giác quan của mình. Thông qua việc phân tích bằng kiến thức và bằng kinh nghiệm nghề nghiệp anh ta chọn ra một số quyết định nào đó dựa trên 15
  14. thông tin vừa thu được, rồi qua bàn tay thực hiện quyết định đó của mình để ra được thành phẩm cần thiết. Hình thành quá trình: Thu thập thông tin - Xử lý - Truyền tin - Nhận tin - Xử lý thông tin mới ... là một quá trình liên tục tiếp diễn, một chu trình kín, vận động trong một hệ thống nhất định. Như ví dụ ở trên đó là hệ thống sản xuất riêng của người đầu bếp bao gồm ba yếu tố: người làm việc (chủ thể), dụng cụ và nguyên liệu (đối tượng điều khiển) và các nhiệm vụ chi phối. Qua đó thấy rằng thông tin gắn liền với việc điều khiển một hệ thống nhất định. Đối với hệ thống kinh tế xã hội thì từ điều khiển được thay bằng thuật ngữ quản lý. Ở đâu có điều khiển là ở đó có thông tin. Vì vậy thông tin là một phạm trù triết học rất rộng, có nắm được thông tin mới làm chủ được vấn đề quản lý. 1.1.2. Một số tính chất của thông tin: 1.1.2.1. Tính định hướng của thông tin: Thông tin luôn phản ánh mối quan hệ nguồn tin và nơi nhận tin. Trong quản lý kinh tế xã hội đó là mối quan hệ giữa người tạo ra và người sử dụng. Quá trình vận động của thông tin luôn được định hướng. Trong điều kiện không có người sử dụng, khái niệm thông tin mất ý nghĩa, vì thông tin có nghĩa là đưa tới người sử dụng tin tức về một cái gì đó mà trước đây người đó chưa biết. Điều đó có nghĩa là chỉ những tin tức mới, làm giầu "kho tàng" của người nhận mới là thông tin. 1.1.2.2. Tính tương đối của thông tin: Qua phân tích hệ thống đã khẳng định tính bất định của thông tin mà bản chất là: Thông tin nhận được phần lớn là sự phản ánh không đầy đủ, thiếu hụt về đối tượng, nhất là thông tin về hệ thống kinh tế xã hội (chưa nói đến tính sai lệch, méo mó) của thông tin. 1.1.2.3. Tính thời điểm của thông tin: Thế giới luôn luôn vận động. Khi người nhận được thông tin từ nơi phát có nghĩa là đã có một khoảng thời gian để thông tin đi từ nơi phát đến nơi nhận. Trong khoảng thời gian đó, hiện tượng hay sự vật được thông báo tới đã vận động biến đổi khác trước. Những thay đổi đó phụ thuộc vào thời gian từ nơi phát 16
  15. đến nơi nhận và phụ thuộc cụ thể vào hiện tượng, sự vật đang được xem xét. Thông tin nhận được là bức tranh trong quá khứ của đối tượng được thông báo. Ví dụ: Thông tin về giá cả của một loại hàng được phát đi buổi sáng, đến chiều người nhận tin mới nhận được, thì tại thời điểm đó giá trên thị trường có thể đã khác đi nhiều nhất là đối với các loại hàng hoá đặc biệt. Chính vì vậy mọi báo cáo, thư từ, trao đổi... trong thực tế luôn phải ghi kèm ngày giờ và trong thời đại ngày nay nhiều thông tin phải ghi cả phút giây. 1.1.2.4. Tính cục bộ của thông tin: Một thông tin gắn liền với quá trình điều khiển một hệ thống nào đó. Vì vậy một bản tin là một thông tin quan trọng đối với hệ thống này nhưng có thể hoàn toàn không có ý nghĩa đối với một hệ thống khác. 1.1.3. Vật mang tin: Hình thức cụ thể của thông tin còn gọi là vật mang tin. Vật mang tin rất phong phú và đa dạng. Có thể là ngôn ngữ, là các chữ số, các ký hiệu, mã hiệu, bảng hiệu, xung điện... Có thể nói thông tin là linh hồn còn vật mang tin là vỏ vật chất của thông tin. Để phân biệt rõ thông tin với vật mang tin, thường người ta dùng thuật ngữ “Nội dung tin” và “Vật mang tin”. Nội dung tin bao giờ cũng có một vật mang tin nào đó. Trên một vật mang tin có thể mang nhiều thông tin và ngược lại một nội dung tin có thể có nhiều vật mang tin. Thông tin từ nơi phát tới nơi nhận thường hay thay đổi vật mang tin. Ví dụ: Ông giám đốc A gửi một bức điện cho ông giám đốc B. Đầu tiên ông ta đọc nội dung cần gửi đi cho cô thư ký - Thông tin có vật mang tin là ngôn ngữ nói - Cô thư ký đánh máy lại - Thông tin gửi đi có vật mang tin là ngôn ngữ viết trên giấy - Ra tới bưu điện, bức điện được chuyển sang vật mang tin mới là các tín hiệu điện từ để truyền đi - Khi ông giám đốc B nhận được nó lại chuyển về dạng ngôn ngữ viết. Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý rất cần có những vật mang tin phù hợp và con người là đối tượng nhận tin, do đó hình thức thông tin góp phần giúp người nhận tin nhận hết và nhanh chóng tiếp nhận những thông tin được cung cấp. 17
  16. Ví dụ: Một bài giảng rườm rà, dùng các từ ngữ khó hiểu có thể gây cho người nghe trạng thái chán nản, không tiếp thu được các thông tin bên trong và không lĩnh hội được đâu là nội dung chính của bài giảng. 1.1.4. Dữ liệu: Dữ liệu là khái niệm rộng hơn của thông tin. Những ý nghĩa rút ra từ dữ liệu là thông tin. Có thể nói thông tin là kết quả từ dữ liệu. Hai thuật ngữ này không đồng nghĩa mặc dù vậy chúng vẫn thường được dùng thay đổi cho nhau. 1.1.5. Hệ đếm: Hệ đếm là tổng thể các ký hiệu và quy tắc viết và đọc các số. Thông thường các số được biểu diễn bằng hệ đếm thập phân. Các ký hiệu để biểu diễn số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 được gọi là các chữ số hệ thập phân và 10 được gọi là cơ số của hệ. 1.1.5.1. Hệ cơ số 10 (Hệ thập phân) Dùng 10 ký tự để biểu diễn bao gồm các ký tự từ 0  9. VD : 123170(10) = 1 x 102 + 3 x 101 + 7 x 100 = 100 + 30 + 7 =137 1.1.5.2. Hệ cơ số 2 (Hệ nhị phân) Dùng 2 ký tự để biểu diễn đó là ký tự 0 và ký tự 1. a. Đổi từ hệ cơ số 2 sang hệ cơ số 10 VD: 111101,11(2) = ?(10) Ta tiến hành như sau : 151413120110,1-11-2 = 1x25 + 1x24 + 1x23 + 1x22 + 0x21 + 1x20 + 1x2-1 + 1x2-2 = 32 + 16 + 8 + 4 + 0 + 1 + 0,5 + 0,25 = 61,75 Vậy 111101,11(2) =61,75(10) 18
  17. b. Đổi từ hệ cơ số 10 sang hệ cơ số 2 VD: 61,75(10) =?(2) Ta tiến hành như sau: Phần nguyên : 61 2 1 30 2 0 15 2 1 7 2 1 3 2 1 1 2 1 0 Vậy 61(10) = 111101(2) Phần thập phân: 0,75 x 2 =1,5 lấy 1 0,5 x 2 =1,0 lấy 1 Vậy 0,75(10) = 0,11(2) Kết quả 61,75(10) =111101,11(2) 1.1.5.3. Hệ cơ số 8 (Hệ bát phân) Dùng 8 ký tự để biểu diễn đó là ký tự 0  7 a. Đổi từ hệ cơ số 8 sang hệ cơ số 10 VD: 142,5(8) = ?(10) Ta tiến hành như sau : 124120,5-1 = 1 x 82 + 4 x 81 +2 x80 + 5 x 8-1 = 64 + 32 + 2 + 0,625 = 98,625 Vậy 142,5 (8) = 98,625 (10) 19
  18. b. Đổi từ hệ cơ số 10 sang hệ cơ số 8 VD: 98,625(10) = ?(8) Ta tiến hành như sau: Phần nguyên : 98 8 2 12 8 4 1 8 1 0 Vậy 98(10) = 142 (8) Phần thập phân : 0,625 x 8 = 5,0 lấy 5 Kết quả : 98,625 (10) = 142,5 (8) 1.1.5.4. Hệ cơ số 16 (Hệ thập lục phân) Dùng 16 ký tự để biểu diễn, các ký tự dùng để biểu diễn từ 09 và AF. Trong đó: A = 10 C = 12 E = 14 B = 11 D = 13 F = 15 a. Đổi từ hệ cơ số 16 sang hệ cơ số 10 VD: 2F,A(16) = ?(10) Ta tiến hành như sau: 21F0,A-1 = 2 x 161 + 15 x160 + 10 x 16-1 = 32 +15 + 0,625 =47,625 Vậy 2F,A(16) = 47,625(10) 20
  19. b. Đổi từ hệ cơ số 10 sang hệ cơ số 16 VD: 47,625(10) = ?(16) Ta tiến hành như sau Phần nguyên : 47 16 15 2 16 2 0 Vậy 47(10) = 2F(16) Phần thập phân 0,625 x16 =10,0 lấy 10 mà 10 = A Vậy 0,625(10) = 0,A(16) Kết quả 47,625(10) = 2F,A(16) 21
  20. BẢNG SO SÁNH GIỮA CÁC HỆ ĐẾM Thập phân Nhị phân Bát phân Thập lục 0 0 0 0 1 1 1 1 2 10 2 2 3 11 3 3 4 100 4 4 5 101 5 5 6 110 6 6 7 111 7 7 8 1000 10 8 9 1001 11 9 10 1010 12 A 11 1011 13 B 12 1100 14 C 13 1101 15 D 14 1110 16 E 15 1111 17 F 16 10000 20 10 17 10001 21 11 1.2. CÁC ĐƠN VỊ ĐO THÔNG TIN Để tính toán phương tiện lưu trữ, xử lý và truyền tin người ta dùng nhiều hình thức để đo độ lớn vật lý của thông tin. Thông thường gọi là chiều dài bản tin. Nếu thông tin được thể hiện bằng văn bản trên giấy người ta có thể tính theo số trang hoặc theo số chữ. Nếu bản tin được phát trên ngôn ngữ nói thì có thể đo bằng thời gian phát. Trong Tin học thống nhất dùng đơn vị bít để đo độ lớn vật lý của một thông tin. Mỗi một ký hiệu vật lý dùng để biểu diễn thông tin được mã hoá sang 22
nguon tai.lieu . vn