Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Tin Học NGHỀ KHÔNG CHUYÊN TIN HỌC Trình độ Cao đẳng – Trung cấp (Ban hành theo Quyết Định số: 70/QĐ-CĐN, ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Tên tác giả: Huỳnh Thanh Sang Năm ban hành: 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Hệ điều hành Windows và phần mềm ứng dụng trong bộ Microsoft Office của hãng Microsoft đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Đối với nhiều trƣờng học và doanh nghiệp, kỹ năng sử dụng hệ điều hành và các ứng dụng tin học văn phòng không còn là điều xa lạ, ngoài tầm với, mà là một sự cần thiết tuyệt đối chuyên dùng để soạn thảo các loại văn bản, sách vở, tạp chí ... phục vụ cho công tác văn phòng. Cung cấp đầy đủ các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng và dễ sử dụng. Khả năng đồ họa khá mạnh, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking and Embeding) bạn có thể chèn đƣợc nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài liệu word nhƣ biểu đồ, bảng tính, ... Ngoài ra nó cũng đƣợc sử dụng phổ biến trong công tác giảng dạy. Giáo trình đƣợc biên soạn gồm 3 chƣơng để giảng dạy môn tin học trình độ Cao đẳng (75 giờ) và 2 chƣơng trình độ Trung cấp (30 giờ và 60 giờ) của các nghề không chuyên ngành tin học. Chƣơng 1: Hệ điều hành Windows Chƣơng 2: Soạn thảo văn bản với Microsoft Word Chƣơng 3: Sử dụng bảng tính với Microsoft Excel Trong quá trình biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của các trƣờng Đại học, các trung tâm và qua thực tiễn giảng dạy. Do khả năng có hạn và giáo trình đƣợc biên soạn lần đầu nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để giáo trình ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! An Giang, ngày 25 tháng 5 năm 2018 Tham gia biên soạn Huỳnh Thanh Sang
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời mở đầu ............................................................................................................. Chƣơng 1: Hệ điều hành windows .....................................................1 I. LÀM VIỆC VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS ......................................... 1 1. Màn hình chính của hệ điều hành ................................................................. 1 2. Màn hình cửa sổ chƣơng trình ứng dụng ..................................................... 3 3. Các thao tác cơ bản ......................................................................................... 4 II. QUẢN LÝ THƢ MỤC VÀ TẬP TIN VỚI WINDOWS EXPLORER .... 5 1. Khái niệm tập tin, thƣ mục và ổ đĩa ............................................................. 5 2. Giới thiệu Windows Explorer ........................................................................ 6 3. Một số thao tác cơ bản .................................................................................... 7 Chƣơng 2: Soạn thảo văn bản với Microsoft Word ....................19 I. GIỚI THIỆU VÀ LÀM VIỆC VỚI VĂN BẢN .......................................... 19 1. Giới thiệu ........................................................................................................ 19 2.Làm việc với văn bản ..................................................................................... 23 II. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN ............................................................................. 26 1. Định dạng trang giấy, lề trang và in văn bản ............................................. 28 2. Định dạng ký tự ............................................................................................. 29 3. Định dạng đoạn.............................................................................................. 30 4. Định dạng Tab ............................................................................................... 31 5. Định dạng khung và tô màu nền văn bản ................................................... 32 6. Định dạng chia cột ......................................................................................... 34 7. Định dạng DropCap ...................................................................................... 35 III. CHÈN ĐỐI TƢỢNG VÀO VĂN BẢN ..................................................... 36 1. Chèn ký hiệu .................................................................................................. 36 2. Chèn Header và Footer ................................................................................. 36 3. Chèn bảng ...................................................................................................... 37 4. Chèn chữ nghệ thuật ..................................................................................... 39 5. Chèn hình ảnh................................................................................................ 40 6. Chèn hình vẽ .................................................................................................. 41 Chƣơng 3: Sử dụng bảng tính với Microsoft Excel .......................51 I. GIỚI THIỆU VÀ LÀM VIỆC TRÊN BẢNG TÍNH .................................. 51 1. Giới thiệu ........................................................................................................ 51 2. Làm việc với bảng tính ................................................................................. 54 3. Làm việc với ô và khối ô ............................................................................... 56 4. Làm việc với dữ liệu ...................................................................................... 58 II. SỬ DỤNG HÀM ........................................................................................... 65 1. Giới thiệu ........................................................................................................ 65 2. Sử dụng hàm .................................................................................................. 67 III. CƠ SỞ DỮ LIỆU ........................................................................................ 73 1. Sắp xếp dữ liệu............................................................................................... 73 2. Lọc dữ liệu với Advanced Filter .................................................................. 74
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học:TIN HỌC Mã môn học: MH05 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí: Môn Tin học là môn học bắt buộc trong chƣơng trình dạy nghề trình độ cao đẳng. - Tính chất: Môn Tin học là một trong những nội dung đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Mục tiêu của môn học + Về kiến thức: - Trình bày đƣợc các kiến thức cơ bản về hệ điều hành Windows. - Trình bày đƣợc các kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft Word. - Trình bày đƣợc các kiến thức cơ bản về bảng tính trên phần mềm Microsoft Excel. + Về kỹ năng: - Làm đƣợc các thao tác cơ bản trên hệ điều hành windows, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Làm đƣợc các thao tác cơ bản, soạn thảo đƣợc các văn bản trên Microsoft Word, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Làm đƣợc các thao tác cơ bản, sử dụng đƣợc hàm vào các bảng tính trên Microsoft Excel, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. + Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có ý thức tổ chức kỷ luật trong hoạt động nghề nghiệp. - Rèn luyện lòng yêu nghề, tƣ thế tác phong công nghiệp, tính kiên trì, sáng tạo trong công việc.
  5. CHƢƠNG 1: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Giới thiệu: Chƣơng này cung cấp cho học sinh, sinh viên các khái niệm cơ bản, tổng quan về hệ điều hành, bên cạnh đó còn cung cấp cho học sinh, sinh viên khai thác các tài nguyên trên máy tính nhƣ thƣ mục, tập tin và thực hiện một số thao tác cơ bản trên hệ điều hành nhƣ: sao chép, di chuyển, đổi tên, tìm kiếm ,…. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc các kiến thức cơ bản hệ điều hành Windows - Làm đƣợc các thao tác cơ bản trên hệ điều hành windows - Yêu thích, làm việc chủ động, hiệu quả trên hệ điều hành windows Nội dung chính: I. LÀM VIỆC VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Windows 7 là một trong những hệ điều hành đƣợc sử dụng rộng rãi nhất hiện nay của Microsoft. Windows 7 tƣơng thích với rất nhiều thiết bị phần cứng, cho phép nó hoạt động mƣợt mà và ổn định, khai thác hết sức mạnh phần cứng nhằm tối ƣu hiệu quả sử dụng máy tính. 1. Màn hình chính của hệ điều hành: Màn hình chính của Windows đƣợc gọi là Desktop, cũng là vùng làm việc chính, chứa các biểu tƣợng và thanh tác vụ. Các biểu tƣợng (Icons) Màn hình chính (Desktop) Nút Show Desktop Nút Start Thanh tác vụ (TaskBar) - Các biểu tƣợng (Icon): biểu tƣợng hình ảnh đại diện cho một chƣơng trình ứng dụng nào đó. Ví dụ: Computer, Recycle Bin…. - Lối tắt (Shortcut): là một tập tin đặc biệt liên kết đến một chƣơng trình ứng dụng, . . để thực hiện nhanh trình ứng dụng. Có thể tạo nhiều shortcut cho một trình ứng dụng. Có thể thay đổi hình dáng của biểu tƣợng, khi xóa một shortcut không ảnh hƣởng đến trình ứng dụng nằm trên đĩa. - Thanh tác vụ (TaskBar) : thanh công việc nằm dƣới đáy màn hình chứa các nút biểu tƣợng của các chƣơng trình ứng dụng đang chạy, giúp ngƣời sử dụng dễ 1
  6. dàng chuyển đổi qua lại các trình ứng dụng đó. Thanh tác vụ chứa các nút Start, Pin, các ứng dụng đang mở và các ứng dụng thƣờng trú, ngày giờ hệ thống. + Nút Start: cho phép ngƣời dùng truy cập tất cả các chƣơng trình, lệnh trong hệ thống, quản lý các thiết bị, tùy chỉnh hệ thống. Nút Start + Pin: Nơi đặt các ứng dụng thƣờng dùng, giúp ngƣời dùng với một thao tác nhấp chuột đơn giản có thể gọi đƣợc ứng dụng. Bạn có thể đặt hoặc gỡ bỏ ứng dụng bằng cách nhấp phải trên ứng dụng chọn lệnh Pin to/Unpin. + Các ứng dụng đang mở: Quản lý các ứng dụng đang hoạt động, bạn có thể cho hiện, ẩn hay đóng ứng dụng. + Các ứng dụng thƣờng trú, ngày giờ: Vùng bên phải thanh tác vụ, chứa các ứng dụng đƣợc chạy tự động khi hệ điều hành windows khởi động (Action Center, Volumn Control, Network Connection,…) chứa ngày giờ hệ thống và nút Show Desktop. Bảng thể hiện các chƣơng trình đang chạy cùng hệ điều hành 2
  7. Nhấp chuột vào góc phải ngày giờ, xuất hiện bảng. 2. Màn hình cửa sổ chƣơng trình ứng dụng Hầu hết các chƣơng trình ứng dụng của Windows khi đƣợc mở thƣờng hiển thị dƣới dạng một cửa sổ. Mỗi cửa sổ thƣờng bao gồm các thành phần sau : Thanh tiêu đề, thanh trình đơn, các thanh công cụ, thanh cuộn ngang và dọc . . . Có nhiều cách để mở chƣơng trình ứng dụng: + Nhấp đúp lên biểu tƣợng của chƣơng trình ứng dụng trên màn hình chính (Desktop). + Nhấp chọn biểu tƣợng của chƣơng trình ứng dụng trong phần Pin. + Nhấp vào nút Start, chọn các chƣơng trình ứng dụng đƣợc liệt kê trong Start Menu. a) Các thành phần chính trong cửa sổ chƣơng trình ứng dụng - Thanh tiêu đề (Title bar): thƣờng chứa tên ứng dụng, tên tập tin (có thể có hoặc không) và các nút lệnh thu nhỏ, phóng to, đóng ứng dụng. - Vùng chứa các thực đơn lệnh dạng Ribbon. - Vùng làm việc chính. - Thanh cuộn màn hình. - Vùng trạng thái: hiển thị các thông số, trạng thái làm việc. Thu nhỏ Phóng lớn Thanh tiêu đề Đóng Thực đơn lệnh Vùng làm việc chính Thanh cuộn Thanh trạng thái b) Thao tác cơ bản với cửa sổ ứng dụng * Thoát ứng dụng (Close) : Chọn một trong các cách sau: - Nhấp chuột vào nút Close (góc trên bên phải cửa sổ). - Bấm tổ hợp phím Alt-F4. 3
  8. - Nhấp vào menu File\Close. - Nhấp phải vào thanh tiêu đề của chƣơng trình đang mở chọn Close. * Ẩn tất cả các cửa sổ ứng dụng : Nhấp vào nút Show Desktop ở cuối bên phải thanh Taskbar. Lặp lại thao tác này để hiện các cửa sổ ứng dụng. * Chuyển đổi giữa các cửa sổ của các ứng dụng đang mở : Thực hiện 1 trong 2 cách sau: - Bấm giữ phím Alt, nhấn phím Tab lần lƣợt để chọn chƣơng trình muốn chuyển qua để làm việc. - Nhấp chọn ứng dụng tƣơng ứng trên thanh Taskbar. * Phóng to cửa sổ ra toàn màn hình: nhấp lên nút Phóng to (Maximize). * Phục hồi kích thƣớc trƣớc đó của cửa sổ: Nhấp lên nút Phục hồi (Restore Down). * Di chuyển -Trỏ chuột đến thanh tiêu đề của cửa sổ. - Nhấp và giữ chuột để di chuyển cửa sổ đến vị trí mới. 3. Các thao tác cơ bản a) Thiết lập giao diện, hình nền cho màn hình chính Windows 7 chứa đựng trong nó nhiều gói giao diện mới, cho phép ngƣời dùng có thể thiết lập giao diện phù hợp sở thích cá nhân với các hình nền phong phú, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh tƣơng ứng. Ngƣời dùng có thể tải về nhiều giao diện mới hoặc tạo giao diện cho riêng mình một cách dễ dàng. Để thay đổi giao diện, nhấp phải chuột trên màn hình chính (Desktop) chọn lệnh Personalize. + Chọn các Themes có sẵn trong Aero Themes hay có thể tại các Themes mới trong phần My Themes – Get more Themes online. + Desktop Background : Chọn hình nền cho Desktop, có thể quy định thời gian thay đổi trong mục Change picture every. + Windows Color : Các tùy chọn thay đổi màu cho khung cửa sổ ứng dụng, Start Menu và TaskBar. 4
  9. b) Sắp xếp các đối tƣợng trên màn hình chính Để sắp xếp các đối tƣợng trên màn hình, nhấp phải chuột trên màn hình chính (Desktop) chọn lệnh Sort by, chọn cách sắp xếp sau : - Name: sắp xếp theo tên. - Size: sắp xếp theo kích cỡ. - Item type: sắp xếp theo loại. - Date modified: sắp xếp theo ngày sửa đổi. c) Xem thông tin hệ thống máy tính Để xem thông tin về hệ thống của máy tính, ta nhấp phải chuột trên biểu tƣợng Computer rồi chọn Properties. Cửa sổ System sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về máy tính nhƣ : Hệ điều hành, tên bộ xử lý, dung lƣợng bộ nhớ, tình trạng kích hoạt MS Windows,….. II. QUẢN LÝ THƢ MỤC VÀ TẬP TIN VỚI WINDOWS EXPLORER 1. Khái niệm tập tin, thƣ mục và ổ đĩa a) Tập tin Tập tin (File) là nơi tổ chức và lƣu trữ thông tin trên đĩa của hệ điều hành. Các thông tin lƣu trữ thƣờng là chƣơng trình và dữ liệu. Mỗi tập tin đều có tên riêng, vị trí lƣu trên đĩa và những thuộc tính riêng. 5
  10. Tên tập tin do ngƣời sử dụng đặt ra, ban đầu tên tập tin chỉ bao gồm 8 ký tự và phần mở rộng là 3 ký tự, hiện nay tên tập có độ dài tùy thuộc vào hệ thống tập tin và Hệ điều hành, trong một số trƣờng hợp có thể đặt tên có dấu tiếng Việt. Mỗi tập tin đƣợc đặt một tên duy nhất, hai tập tin trong một mục không đƣợc trùng tên . Tập tin gồm 2 phần : Phần tên (Name) và phần mở rộng (Extension) đƣợc ngăn ở giữa có một dấu chấm. - Phần tên : là phần bắt buộc phải có, có thể đƣợc cách nhau bởi khoảng trống . . . - Phần mở rộng : Thƣờng do chƣơng trình ứng dụng tự đặt vào Ví Dụ : VANBAN.DOCX ; BANGTINH.XLSX ; DANHSACH.TXT ; HINH.BMP…… * Ký hiệu đại diện: - Dấu ? : đại diện cho một ký tự bất kỳ trong phần tên tập. - Dấu * : đại hiện cho một dãy ký tự bất kỳ trong phần tên tập. b) Thƣ mục Để dễ dàng quản lý tập tin ngƣời ta để các tập tin có chung đặc tính nào đó (nhƣ cùng một chủ đề, cùng tác giả, cùng một đề án . . .) vào một nhóm riêng và cất giữ trong một vùng riêng trên đĩa gọi là thƣ mục. Mỗi ổ đĩa trên một máy tính có thể đƣợc xem là một thƣ mục. Trong mỗi thƣ mục có thể chứa các tập tin hay thƣ mục khác. Nhƣ vậy theo cách tổ chức nhƣ trên, dữ liệu đƣợc lƣu trữ trong máy tính theo dạng phân cấp. Lưu ý : Sau khi cài đặt hệ điều hành Windows, thì trên thƣ mục gốc của ổ đĩa khởi động có thƣ mục Windows, ta tuyệt đối không xóa hoặc thực hiện các thao tác trên thư mục này vì có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. c) Ổ đĩa : Ổ đĩa là thiết bị của máy tính dùng để truy nhập đĩa từ. Mỗi ổ đĩa có một tên xác định. Ổ đĩa mềm thƣờng có tên A và B; ổ đĩa cứng có tên C, D, . . . Ổ đĩa hiện hành là ổ đĩa mà CPU làm việc trên nó, khi bật máy khởi động, ổ đĩa nào khởi động thì là ổ đĩa hiện hành (Nếu khởi động từ ổ mềm A : thì ổ hiện hành là A; nếu khởi động từ ổ đĩa cứng thì ổ đĩa hiện hành là C :). 2. Giới thiệu Windows Explorer a) Khởi động: Có thể thực hiện một trong những cách sau: - Nhấp chọn Windows Explorer trên thanh tác vụ. - Nhấp phải chuột trên nút Start, sau đó chọn Open Windows Explorer. - Nhấn tổ hợp phím Windows + E. b) Giao diện: Windows Explorer có hai vùng chính: + Cửa sổ trái thể hiện cấu trúc cây thƣ mục: Trình bày cấu trúc thƣ mục của các đĩa cứng và các tài nguyên kèm theo máy tính, bao gồm các ổ đĩa cứng, ổ đĩa DVD hay thƣ mục. Những thƣ mục có dấu tam giác trắng xuất hiện ở trƣớc cho biết đối tƣợng đó còn chứa những thƣ mục khác trong nó nhƣng không đƣợc hiển thị. Nếu nhấp vào dấu này thì Windows Explorer sẽ hiển thị cấu trúc câu của các thƣ mục chứa trong thƣ mục đó. Khi đó, dấu tam giác trắng sẽ đổi thành dấu tam giác đến và nếu nhấp vào dấu này thì cây thƣ mục sẽ đƣợc thu gọn trở lại. 6
  11. + Cửa sổ phải liệt kê nội dung của thƣ mục đƣợc chọn tƣơng ứng bên cửa sổ trái. (1) Cửa sổ trái: Cây thƣ mục, thƣ viện của ngƣời dùng. (2) Back anh Forward buttons: Nút lùi và tiến tới. (3) Toolbar: Thanh công cụ. (4) Address bar: Thanh địa chỉ. (5) Column headings: Tiêu đề cột (hiển thị trong chế độ Details view). (6) Cửa sổ phải: Trình bày danh sách các thƣ mục, tập tin. (7) The Search box: Hộp tìm kiếm. (8) Detail pane: Ngăn thuộc tính chi tiết.         c) Các nút lệnh trên thanh công cụ + Organize: Chứa các lệnh thƣờng dùng nhƣ Cut, Copy, Paste. + Open: Mở thƣ mục hiện hành. + Include in library: Khai báo thƣ mục hiện hành vào thƣ viện ngƣời dùng. + Share with: Thiết lập các quyền truy cập dành cho ngƣời dùng chung. + New Folder: Tạo thƣ mục mới. + More options: Thay đổi chế độ hiển thị cửa sổ phải. + Show the preview pane: Mở cửa sổ xem nhanh tập tin hiện hành . 3. Một số thao tác cơ bản a) Tạo thƣ mục - Chọn ổ đĩa hoặc thƣ mục chứa thƣ mục cần tạo. - Bấm phải chuột tại khoảng trống chọn New\Folder. - Nhập tên cho thƣ mục mới tạo, nhấn Enter kết thúc. 7
  12. * Nếu tạo tập tin phần mở rộng txt: Chọn New\ Text Document. b) Mở thƣ mục, tập tin: Chọn một trong những cách sau: - Nhấp đúp lên biểu tƣợng của tập tin hoặc thƣ mục. - Nhấp phải chuột lên biểu tƣợng thƣ mục hoặc tập tin chọn Open. - Chọn tập tin hoặc thƣ mục rồi nhấn phím Enter. c) Chọn thƣ mục, tập tin Để làm việc với các thƣ mục và tập tin nhất thiết bạn phải chọn chúng trƣớc. Có nhiều cách để chọn. - Chọn một thƣ mục hoặc tập tin : chỉ cần bấm trỏ chuột vào thƣ mục hoặc tập tin đổi màu là đƣợc chọn. - Chọn nhiều thƣ mục và tập tin đứng liền nhau : có thể thực hiện một trong những cách sau : - Giữ Shift và mở rộng khối chọn bằng các phím mũi tên. - Đƣa trỏ chuột ra vùng trống kéo phủ lên các đối tƣợng cần chọn. - Chọn nhiều thƣ mục hoặc tập tin không liền nhau : Giữ phím Crtl và bấm các đối tượng muốn chọn. d) Đổi tên Thƣ mục, tập tin Đổi tên (Reaname) thực hiện một trong những cách sau: - Nhấp chuột phải lên biểu tượng thư mục hoặc tập tin, chọn Rename, sau đó nhập tên mới cho thƣ mục hoặc tập tin, nhấn Enter kết thúc. - Nhấp chuột lên biểu tượng thư mục hoặc tập tin, nhấn phím F2, sau đó nhập tên mới cho thƣ mục hoặc tập tin, nhấn Enter kết thúc. e) Xóa Thƣ mục, tập tin Xóa (Delete) : thực hiện một trong những cách sau : - Nhấp chọn lên biểu tƣợng thƣ mục hoặc tập tin muốn xóa rồi nhấn phím Delete trên bàn phím. - Nhấp phải chuột lên biểu tƣợng thƣ mục hoặc tập tin muốn xóa và chọn Delete. 8
  13. Hộp thoại thông báo khi xóa : - Nếu xóa bằng phím Delete thì xuất hiện hộp thoại thông báo , nếu xóa bằng chức năng này ta có thể phục hồi. - Nếu xóa bằng tổ hợp phím Shift + Delete thì xuất hiện hộp thoại thông báo, nếu xóa bằng cách này ta không thể phục hồi. f) Phục hồi thƣ mục, tập tin đã xóa trong Recycle Bin - Nhấp đúp vào biểu tƣợng Recycle Bin trên màn hình chính (Desktop). - Chọn các đối tƣợng (thƣ mục hoặc tập tin) muốn phục hồi. - Nhấp phải chuột lên đối tƣợng (thƣ mục hoặc tập tin) chọn lệnh Restore. g) Sao chép thƣ mục, tập tin Để sao chép trƣớc tiên cần chọn những đối tƣợng (thƣ mục, tập tin) muốn sao chép, sau đó thực hiện một trong những cách sau: 9
  14. Cách 1 : - Bấm chuột phải vào đối tượng muốn sao chép và chọn Copy. - Bấm chuột phải tại ổ đĩa hoặc thƣ mục muốn chép đến, chọn Paste. Cách 2 : - Chọn đối tƣợng sau đó bấm phím Ctrl và giữ chuột đƣa đến ổ đĩa hoặc thƣ mục muốn chép đến. Cách 3 : - Chọn đối tƣợng, bấm Ctrl + C. - Di chuyển điểm chọn đến ổ đĩa hay thƣ mục, bấm Ctrl + V. Cách 4 : - Sau khi đã chọn đối tƣợng, chọn Organize\Copy. - Di chuyển đến ổ đĩa hoặc thƣ mục, sử dụng menu Organize\Paste. h) Di chuyển thƣ mục, tập tin Di chuyển (Move) thực hiện một trong những cách sau : Cách 1 : + Bấm chuột phải vào đối tượng muốn di chuyển và chọn Cut. + Bấm chuột phải tại ổ đĩa hoặc thƣ mục muốn di chuyển đến, chọn Paste. Cách 2 : + Bấm chuột trái đồng thời giữ chuột trong khi kéo sau đó thả đối tƣợng đến ổ đĩa hay thƣ mục . Cách 3 : + Chọn đối tƣợng, bấm Ctrl + X. + Di chuyển điểm chọn đến ổ đĩa hay thƣ mục, bấm Ctrl + V. Cách 4 : + Sau khi đã chọn đối tƣợng, chọn Organize\Cut. + Di chuyển điểm chọn đến ổ đĩa hoặc thƣ mục, sử dụng menu Organize \Paste. i) Tìm kiếm: Trong windows 7 chức năng tìm kiếm (Search) sẽ tìm hầu nhƣ tất cả những gì có trên máy tính của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ cần gõ vài chữ cái trong hộp tìm kiếm và bạn sẽ thấy một danh sách các thƣ mục, các loại tài liệu nhƣ văn bản, bảng tính, hình ảnh, nhạc, phim hay các tập tin loại khác. Ngoài ra còn có thể tìm kiếm những lệnh hay tác vụ của hệ điều hành Windows trực tiếp từ menu Start, việc này giúp bạn có thể nhanh chóng thiết lập các lựa chọn, tùy chỉnh hệ thống cho máy tính của mình. * Tìm kiếm trong menu Start Bƣớc 1: Search trong menu Start cho phép truy cập nhanh đến tất cả các thƣ mục, tập tin và các thiết lập trong máy tính. Bƣớc 2: Nhập từ khóa cần tìm vào khung Search programs anh files, danh sách các chƣơng trình, dữ liệu hay các tác vụ của Control Panel sẽ hiện ra. 10
  15. Bƣớc 3: Enter hoặc nhấp chọn See more results để hiện cửa sổ liệt kê thêm các kết quả tìm kiếm. * Tìm kiếm trong Windows Explorer - Nhập từ khóa cần tìm vào khung Search, danh sách các tập tin, thƣ mục sẽ hiện ra bên cửa sổ phải. - Các từ khóa tìm kiếm sẽ đƣợc tô màu trên các đối tƣợng tìm đƣợc Có thể dùng dấu * để tìm kiếm tất cả các tập tin có phần mở rộng giống nhau. Ví dụ: “*.ini”. * Sử dụng bộ lọc tìm kiếm trong Windows Explorer Nhấp chuột vào khung tìm kiếm của Windows Explorer để hiển thị danh sách các từ khóa đƣợc sử dụng gần nháy, bộ lọc tìm kiếm sẽ hiện ra ngay bên dƣới các từ khóa đó. Có thể lọc theo kích thƣớc (Size) hay theo thời gian (Date modified). - Lọc theo kích thƣớc (Size) Bƣớc 1: Đến nơi cần tìm. Bƣớc 2: Nhập từ khóa vào khung search. Bƣớc 3: Nhấp chọn lệnh Size để hiện bảng liệt kê các kích cỡ. Bƣớc 4: Chọn theo phạm vi Size cần tìm kiếm. 11
  16. - Lọc theo thời gian (Date modified) Bƣớc 1: Đến nơi cần tìm. Bƣớc 2: Nhập từ khóa vào khung search. Bƣớc 3: Nhấp chọn lệnh Date modified để hiện bảng Select a date or date range. Bƣớc 4: Chọn theo phạm vi thời gian theo các cách sau: + A long time ago: đã lâu, không nhớ thời gian chính xác. + Earlier this year: đầu năm nay. + Earlier thi month: Đầu tháng này. + Last Week: Tuần trƣớc. + Earlier this Week: Đầu tuần. + Yesterday: Ngày hôm qua. 12
  17. k) Cách nén và giải nén tập tin nén bằng WinRAR: WinRAR là một chƣơng trình giúp nén và giải nén các tập tin dạng nén, các tập tin này đƣợc nén bằng một kỹ thuật đặc biệt làm cho kích thƣớc nhỏ lại để thuận tiện trong việc lƣu trữ hoặc trao đổi trên mạng Internet. Ngoài ra, WinRAR có thể nén cùng lúc nhiều tập tin và thƣ mục lại thành một tập tin nén duy nhất để giúp cho việc lƣu trữ chúng đƣợc thuận tiện. * Cách tạo các tập tin nén Sau khi cài đặt, chức năng của WinRAR sẽ luôn xuất hiện mỗi khi nhấn nút phải chuột vào bất cứ tập tin hay thƣ mục nào. Chức năng này giúp tạo nhanh một tập tin nén từ các tập tin hay thƣ mục đang chọn. Chọn một hay nhiều tập tin hoặc thƣ mục và nhấn nút phải chuột, xuất hiện một Menu với các chức năng cơ bản của WinRAR: + Add to archive...: Mở chƣơng trình WinRAR để tạo tập tin nén với nhiều lựa chọn khác. + Add to "tên_tập_tin.rar": Tạo nhanh tập tin nén và lấy tên của chính đối tƣợng đƣợc chọn. + Compress and email...: Mở chƣơng trình WinRAR để tạo tập tin nén và sau đó gởi tập tin nén này thông qua Email. + Compress to "tên_tập_tin.rar" and email: Tạo nhanh tập tin nén, lấy tên của chính đối tƣợng đƣợc chọn và sau đó gởi tập tin nén này thông qua Email. Các lựa chọn cơ bản trong WinRAR 1 2 3 4 7 5 6 8 13
  18. 1. Đặt tên cho tập tin nén. 2. Tạo hoặc áp dụng các thông số nén có sẵn. 3. Chọn định dạng (phần mở rộng) cho tập tin nén, mặc định là .rar, nếu chọn .zip thì có thể mở tập tin nén này bằng các chƣơng trình giải nén khác có hỗ trợ định dạng .zip. 4. Chọn tỉ lệ nén, Store là chỉ lƣu trữ (không nén, giữ nguyên dung lƣợng) và Best là nén cao nhất (tập tin nén sẽ có dung lƣợng nhỏ nhất nhƣng quá trình thực hiện nén và giải nén sẽ lâu nhất), Normal là bình thƣờng (lựa chọn tốt nhất cho dung lƣợng và tốc độ). 5. Định kích thƣớc dung lƣợng cho tập tin nén để vừa với các thiết bị lƣu trữ, có thể chọn hoặc nhập vào giá trị tùy ý. Nếu tập tin nén có dung lƣợng lớn thì sẽ đƣợc chia ra thành nhiều tập tin có dung lƣợng bằng với giá trị đƣợc chọn và đƣợc đặt số thứ tự. 6. Các lựa chọn cho phép thêm vào, thay thế hoặc so sánh nội dung của các tập tin nén. Nên giữ nguyên mặc định. 7. Các lựa chọn thêm cho việc nén tập tin, nên giữ nguyên mặc định. Sau khi chọn xong các lựa chọn nhấn Ok để tiến hành tạo tập tin nén. Tập tin nén sẽ có biểu tƣợng của chƣơng trình Winrar. 8. Đặt mật khẩu (Password) cho tập tin nén: Đây là mật khẩu bảo vệ ngăn không cho ngƣời khác mở đƣợc tập tin nén, đƣợc dùng để lƣu trữ các tài liệu quan trọng. Mỗi khi mở tập tin nén đã đƣợc đặt mật khẩu thì sẽ xuất hiện thông báo yêu cầu nhập mật khẩu, phải nhập đúng mật khẩu mới giải nén đƣợc tập tin này. * Cách giải nén các tập tin nén Cách 1 - Giải nén có lựa chọn Nhấp đúp chuột vào tập tin nén, khi xuất hiện cửa sổ của chƣơng trình WinRAR chọn các tập tin và thƣ mục nào muốn giải nén sau đó nhấn vào nút Extract to và chọn nơi chứa các tập tin này, nhấn Ok để giải nén. 14
  19. Cách 2 - Giải nén nhanh Nhấn nút phải chuột vào tập tin nén và chọn: + Extract files...: Giải nén vào nơi tùy chọn, sẽ xuất hiện cửa sổ cho phép chọn. + Extract here: Giải nén ngay tại nơi chứa tập tin nén này. + Extract to tên_tập_tin: Tạo một thƣ mục có tên giống tập tin nén và giải nén vào đó. Nếu tập tin đã đƣợc đặt mật khẩu thì sẽ xuất hiện hộp thoại, phải nhập đúng mật khẩu và nhấn Ok để giải nén. Có thể chỉ chọn giải nén một (hoặc vài) trong số nhiều tập tin hoặc thƣ mục bên trong tập tin nén. Nếu tập tin nén có nhiều phần do lựa chọn kích thƣớc ở bƣớc số 5 khi tạo tập tin nén thì khi giải nén phải để đầy đủ tất cả các phần này cùng chung một chỗ với nhau thì mới giải nén đƣợc. Cách giải nén cũng giống nhƣ trên, chƣơng trình sẽ tự động tìm và ghép các phần khác lại nếu có. 15
  20. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài tập 1: Thực hiện các yêu cầu sau: 1. Mở một cửa sổ chƣơng trình: Nhấp đúp vào biểu tƣợng Computer trên màn hình Desktop, cửa sổ Computer đƣợc mở ra, đồng thời một biểu tƣợng của cửa sổ Computer xuất hiện trên thanh TaskBar. 2. Thu cực tiểu cửa sổ: Nhấp nút Minimize, cửa sổ đƣợc thu thành biểu tƣợng trên TaskBar, nhấp vào biểu tƣợng này trên Taskbar cửa sổ lại đƣợc mở ra. 3. Phóng cực đại cửa sổ: Nhấp nút Maximize, cửa sổ đƣợc phóng to chiếu toàn màn hình. Lúc này nút Maximize biến thành nút Restore, nhấp nút Restore cửa sổ đƣợc trả lại kích cỡ ban đầu. 4. Di chuyển cửa sổ bằng chuột: Nhấp trên thanh tiêu đề và kéo đi, nhả chuột tại vị trí mới để kết thúc thao tác. 5. Thay đổi kích cỡ cửa sổ bằng chuột: Đƣa con trỏ đến một trong 4 cạnh hoặc một trong 4 góc của cửa sổ, chú ý con trỏ biến thành mũi tên 2 đầu, giữ trái chuột và kéo rê ra hoặc vào, bạn sẽ thấy kích cỡ cửa sổ thay đổi, nhả chuột kết thúc thao tác. 6. Đóng cửa sổ: Nhấp nút Close hoặc Alt+ F4. Chú ý biểu tƣợng cửa sổ cũng biến mất trên thanh Taskbar. Bài tập 2 : 1. Trên ổ đĩa D hãy tạo nhánh thƣ mục sau : DAIHOC KINHTE SUPHAM TONGHOP KETOAN QTKD TINHOC ANHVAN Hướng dẫn : Nhấp phải chuột trên khoảng trống của ổ đĩa D chọn New\Folder nhập vào tên DAIHOC rồi Enter và tiếp tục thực hiện cho các thƣ mục khác theo nhánh trên. 2. Tạo tập tin Thisinh.txt lƣu tại thƣ mục QTKD có nội dung sau : Ho va ten : Ngay sinh : Noi sinh : Hướng dẫn : Chọn thƣ mục QTKD nhấp phải chuột chọn New\Text Document. 3. Tạo tập tin Baithi.txt lƣu tại thƣ mục KETOAN có nội dung sau : Cho biet cach sao chep dia menu trong Windows 4. Chép thƣ mục TINHOC vào thƣ mục TONGHOP. 16
nguon tai.lieu . vn