Xem mẫu

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH TIN HỌC CƠ SỞ Trình độ: Cao đẳng QUẢNG NINH, 2015 1
  2. I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Bài 1: Các khái niệm cơ bản 1. 1. Thông tin và xử lý thông tin 1.1.1. Thông tin Thông tin (Information): Tồn tại một số định nghĩa về thông tin, tuy nhiên không có một định nghĩa nào tổng quan, chặt chẽ, đầy đủ, chính xác. Thường thì người ta chỉ đưa ra các khái niệm về thông tin. Tuy nhiên trong các lĩnh vực khác nhau thì khái niệm này cũng khác nhau. - Định nghĩa của Brilen: “Thông tin là sự nghịch đảo của entropi.” - Định nghĩa của Shanol: “Thông tin là quá trình liên hệ nhằm loại bỏ sự bất định” - Định nghĩa của Gluscop: “Thông tin bao gồm tất cả các tri thức mà con người trao đổi cho nhau và cả những tri thức độc lập với con người”. Qua các định nghĩa ta thấy rằng thông tin có thể tạo ra được, có thể truyền, nhận, có thể lưu giữ và có thể xử lý. Người nào có nhiều thông tin về một đối tượng thì đố tượng đó càng ít bất định đối với người đó. Nội dung thông tin là những tri thức do thông tin mang lại. Cùng một thông tin nhưng những người khác nhau sẽ thu nhận những nội dung và mức độ nội dung khác nhau. Thông tin về một sáng kiến cải tiến kỹ thuật chắc chắn sẽ mang lại nội dung phong phú hơn, sâu sắc hơn cho chuyên gia kỹ thuật mà mang lại nội dung nghèo nàn hơn, ít ý nghiã hơn cho chuyên gia ở lĩnh vực khác. Thông tin có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Nó giúp cho con người tăng thêm sự hiểu biết và làm căn cứ cho những quyết định cụ thể trong mọi lĩnh vực. Ðơn vị nhỏ nhất dùng để đo thông tin là bit. Bit là chữ viết tắt của Binary digiT. Một bit tương ứng với một chỉ thị hoặc một thông báo nào đó về 1 sự kiện có trong 2 trạng thái có số đo khả năng xuất hiện động thời là Tắt(Off) / Mở(On) hay Ðúng(True) / Sai(False). Ví dụ 1. Một mạch đèn có 2 trạng thái là: - Tắt (Off) khi mạch điện qua công tắc là hở - Mở (On) khi mạch điện qua công tắc là đóng 2
  3. Trong tin học, người ta thường sử dụng các đơn vị đo thông tin lớn hơn sau: Tên gọi Ký hiệu Giá trị Byte B 8 bit KiloByte KB 210 B = 1024 Bytes MegaByte MB 220 B GigaByte GB 230 B TetraByte TB 240 B Bảng 1. Bảng đơn vị đo thông tin 1.1.2. Dữ liệu Dữ liệu (data) là cái mang thông tin, dữ liệu có thể là các dấu hiệu ( kí hiệu, văn bản, chữ viết, chữ số….), các tín hiệu ( điện, từ, quang, nhiệt độ, áp suất…. ) hoặc các cử chỉ hành vi ( nóng giận, sốt ruột, tươi cười…) khi nhìn thấy một người đang tươi cười hành vi đó có thể cho chúng ta tin rằng người đó rất vui. Đọc được nội dung của một cuốn sách khoa học ta biết thêm được nhiều kiến thức mới đó là thông tin ta có được do cuốn sách mang lại Một hệ thống thông tin (information system) là một tiến trình ghi nhận dữ liệu, xử lý nó và cung cấp tạo nên dữ liệu mới có ý nghĩa thông tin, liên quan một phần đến một tổ chức, để trợ giúp các hoạt động liên quan đến tổ chức. 1.1.3. Xử lý thông tin * Sơ đồ tổng quát của một quá trình xử lý thông tin Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính hay bằng con người đều được thực hiện theo một quy trình như sau: Dữ liệu (data) được nhập ở đầu vào (input). Máy tính hay con người sẽ thực hiện quá trình xử lý nào đó để nhận được thông tin ở đầu ra (output). Quá trình nhập dữ liệu, xử lý và xuất thông tin đều có thể được lưu trữ (Hình 3.). Nhập dữ liệu Xử lý Xuất dữ liệu ( Input) ( Processing) ( Output) 3
  4. Lưu trữ ( Storage) Hình 1: Sơ đồ tổng quát của một quá trình xử lý thông tin * Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử Thông tin là kết quả bao gồm nhiều quá trình xử lý các dữ liệu và thông tin có thể trở thành dữ liệu mới để theo một quá trình xử lý khác tạo ra thông tin mới hơn theo ý đồ của con người. Con người có nhiều cách để có dữ liệu và thông tin. Người ta có thể lưu trữ thông tin qua tranh vẽ, giấy, sách báo, hình ảnh trong phim, băng từ, ... Trong thời đại hiện nay, khi lượng thông tin đến với chúng ta càng lúc càng nhiều thì con người có thể dùng một công cụ hỗ trợ cho việc lưu trữ, chọn lọc và xử lý lại thông tin gọi là máy tính điện tử (computer). Máy tính điện tử giúp con người tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tăng độ chính xác cao trong việc tự động hoá một phần hay toàn phần của quá trình xử lý dữ liệu hay thông tin. 1.2. Phần cứng, phần mềm và công nghệ thông tin 1.2.1. Phần cứng (Hardware) Phần cứng là các thành phần vật lý của máy tính bao gồm các thiết bị điện tử, cơ khí. (Có thể được hiểu đơn giản là tất cả các phần trong một hệ máy tính mà chúng ta có thể nhìn thấy hoặc sờ được) Ví dụ: Bàn phím, chuột , bộ vi xử lý… 1.2.2. Phần mềm (Software) Phần mềm là các chương trình được viết ra để can thiệp vào máy tính bắt máy tính thực hiện một công việc nào đó mà con người yêu cầu. Nói cách khác toàn bộ các chương trình chạy trên máy tính được gọi là phần mềm máy tính. Ví dụ: Phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm nghe nhạc… 1.2.3. Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, 4
  5. lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá... của con người. Bài 2: Cấu trúc cơ bản của hệ thống máy tính 2.1. Phần cứng 2.1.1. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU) Đơn vị xử lý trung tâm (CPU) hay còn gọi là bộ vi xử lý. Nó là bộ não của máy tính. Công việc chính là tính toán và điều khiển mọi hoạt động trong máy tính. Hình 2: Bộ vi xử lý Bộ xử lý trung tâm chỉ huy các hoạt động của máy tính theo lệnh và thực hiện các phép tính. CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học và logic, và một số thanh ghi. - Khối điều khiển (CU: Control Unit) là trung tâm điều hành máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt. - Khối tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic-Logic Unit) bao gồm các thiết bị thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, ...) 5
  6. - Các thanh ghi (registers) được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính. 2.1.2 Thiết bị nhập * Bàn phím Ðể thể hiện những lá thơ, những con số, hay các ký tự đặc biệt bằng máy tính, người ta dùng bàn phím nối với máy tính, kích hoạt ứng dụng thích hợp rồi gõ các phím nào cần gõ cho ra các từ, câu muốn có. Khi bạn gõ - nhấn một ký tự nào trên bàn phím, trên màn hình sẽ hiện ra chữ ấy (giả định đang trong trình ứng dụng thích hợp). Các phím mũi tên, Alt, Ctrl, Enter… không gửi một chữ nào cho máy mà là các lệnh đặc biệt nào đó. Hình 3 : B * Thiết bị chỉ điểm - Pointing Device Hàng triệu người dùng máy tính hiện nay dùng bàn phím để gõ các chữ cái và con số, nhưng để ra lệnh cho máy, định vị con trỏ, họ không chỉ dùng bàn phím mà còn dùng một thiết bị đặc biệt thông dụng khác gọi là : con chuột - mouse. Con chuột dùng để chuyển dịch một ký hiệu hay một đối tượng được chọn từ nơi này sang nơi khác trên màn hình. Con chuột thường được thể hiện thông qua con trỏ trên màn hình. Khi người sử dụng di chuyển con chuột trên mặt bàn thì con trỏ cũng di chuyển trên màn hình. 6
  7. Một con chuột có một, hai, hay ba nút nhấn có thể dùng để gởi các tính hiệu đến máy tính. Nhiều người dùng không quan tâm đến con chuột - cũng chẳng sao, nhưng ngày càng nhiều các chương trình ứng dụng đặt con chuột vào vị trí quan trọng để điều khiển chương trình. Cũng như nhiều linh kiện khác, chuột cũng có nhiều chủng loại với cấu tạo và điểm mạnh yếu khác nhau nhưng cùng có chung nhiệm vụ. - Con chuột chuẩn: gồm các nút nhấn ở trên và một hòn bi ở dưới, nó có cấu tạo nhỏ gọn nối máy tính bởi một sợi dây, có thể dịch chuyển dễ dàng và đó cũng là nhiệm vụ của nó. - Con chuột bóng - Trackball: nó cũng gồm các thành phần như trên, nhưng viên bi lại hướng lên trên. Thường được chế tạo to lớn khó di chuyển chuột được, tác vụ di chuyển chuột thực hiện trực tiếp bằng chính người dùng dùng tay lăn viên bi, nút nhấn vẫn không thay đổi chức năng. Hình 9 : Chuột loại Trackball a. Phần cứng (Hardware) có thể được hiểu đơn giản là tất cả các phần trong một hệ máy tính mà chúng ta có thể thấy hoặc sờ đượcPhần cứng gồm các phần cơ bản: - Khối xử lý trung tâm CPU. - Bộ nhớ trong : RAM, ROM. - Bộ nhớ ngoài: + Ổ đĩa cứng (HDD) + Ổ đĩa quang (CD, DVD), đĩa CD, đĩa DVD + Ổ đĩa mềm (FDD), đĩa mềm - Bo mạch chủ (Mainboard) - Các thiết bị vào : bàn phím, chuột, máy quét... 7
  8. - Các thiết bị ra : màn hình, máy in, máy vẽ .... Phần cứng máy tính là một hệ thống mở, nghĩa là ngoài những phần tối thiểu bắt buộc phải có, nếu cần người ta vẫn có thể bổ sung thêm những chi tiết khác phục vụ cho các yêu cầu cụ thể. b. Phần mềm (Software) Phần mềm là các chương trình được viết ra để can thiệp vào máy tính bắt máy tính thực hiện một công việc nào đó mà con người yêu cầu. Có rất nhiều loại phần mềm: Phần mềm hệ thống, hệ điều hành, các chương trình tiện ích, các chương trình điều khiển thiết bị và các chương trình ứng dụng. 1.2. Hệ điều hành - Đối tượng tác động của hệ điều hành 1.2.1. Hệ điều hành: Hệ điều hành là một hệ chương trình giúp giao tiếp giữa người máy và đồng thời quản lý các tiến trình, tài nguyên của máy tính. 1.2.2. Vai trò chức năng của hệ điều hành a. Quản lý thông tin vào ra Khi xử lý thông tin, dữ liệu ban đầu được nhận vào bởi các thiết bị vào hoặc từ các tệp (file) trong bộ nhớ ngoài, qua các khâu xử lý rồi được đưa ra các thiết bị ra hoặc lại được ghi vào bộ nhớ ngoài dưới dạng tệp. Hệ điều hành sẽ điều phối các thông tin có mặt ở những chỗ cần thiết khi cần. b. Kiểm tra, quản lý các thiết bị Trong quá trình máy tính làm việc Hệ điều hành luôn nắm chắc thông tin về các thiết bị. Nếu thiết bị nào đó hỏng, ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của máy tính, hệ điều hành sẽ dừng máy và đưa ra thông báo trên màn hình. c. Quản lý và phân phối tài nguyên Tài nguyên của máy là bộ nhớ và các thiết bị mà các chương trình có thể khai thác khi chạy. Khi có nhiều chương trình cùng chạy và cùng khai thác cùng một số thiết bị, hệ điều hành sẽ phân phối thời gian sử dụng bộ nhớ và các thiết bị chung một cách hợp lý sao cho không có sự chồng chéo, tắc nghẽn để các chương trình đều có thể làm việc một cách bình thường. d. Quản lý các tệp tin Các thông tin được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài dưới dạng các tập tin. Các tập tin lại được lưu trữ trong các thư mục hay các cặp hồ sơ (Folder). Hệ điều hành quản lý các tệp và các thư mục hay các các cặp hồ sơ này. Hệ điều hành cho phép tạo, xóa, sao chép, di chuyển, đổi tên… các tệp và các thư mục. 8
  9. e. Bảo mật Hệ điều hành có thể chống thay đổi hoặc không cho phép người không biết mật khẩu sử dụng một số tệp tin nào đó. 1.2.3. Đối tượng tác động của hệ điều hành a. Ổ đĩa (Driver) Là nơi chứa các đĩa khi chúng được gắn vào máy để làm việc. Về mặt Logic ổ đĩa được ký hiệu bằng các chữ cái kèm với dấu hai chấm phía sau: A:, B:….khi giao tiếp với máy ta có thể đánh chữ in, chữ thường máy đều chấp nhận. - Ổ đĩa mềm: Là nơi chứa đĩa mềm, ổ đĩa mềm được ký hiệu là A:, B:….và chỉ hoạt động khi có đĩa ở trong. - Ổ đĩa cứng: Về mặt Logic, đĩa cứng có thể chia thành nhiều ổ đĩa con và các ổ con được ký hiệu bằng chữ cái từ C trở đi kèm theo dấu hai chấm: Ví dụ: C:, D:… - Ổ đĩa CD – ROM: Là nơi chứa đĩa CD – ROM khi đĩa này được lắp vào máy để làm việc, ổ đĩa CD – ROM thường có 2 loại. Loại vừa đọc vừa ghi và loại chỉ đọc được mà không thể ghi thông tin lên đĩa, ổ đĩa CD – ROM được ký hiệu bằng chữ cái tiếp theo chữ cái cuối cùng đã được dùng để ký hiệu các ổ đĩa mềm và ổ đĩa cứng có kèm dấu hai chấm. Ví dụ máy tính có ổ đĩa mềm A:. Các ổ đĩa cứng C:, D:, E:… Nếu máy được lắp thêm ổ đĩa CD – ROM thì ổ CD – ROM được gán một cách tự động cho cái tên là F:, trong đó chữ F là chữ cái tiếp theo chữ cái E trong bảng chữ cái, ổ đĩa CD – ROM cũng chỉ hoạt động khi có đĩa ở trong. Cũng có thể đặt thêm cho ổ đĩa một nhãn nào đó theo ý người dùng để tiện cho việc quản lý và xử lý thông tin. Ví dụ có thể đặt một nhãn gợi mở nội dung thông tin chứa trong ổ đĩa hoặc đặt một nhãn ghi tên người sử dụng để phân chia khu vực trong trường hợp nhiều người cùng sử dụng chung một máy. b. Tệp (file) Là một tập hợp dữ liệu có quan hệ với nhau theo một cấu trúc Logic nhất định và được lưu trữ trên đĩa theo một quy cách, dưới một cái tên. Tệp gồm hai phần được phân cách bởi dấu (.). Đó là phần tên và phần mở rộng. Phần tên là phần đứng trước dấu chấm, là phần bắt buộc phải có, tối đa dài 255 ký tự, có thể có dấu cách nhưng không chứa các ký tự đặc biệt như !,?,:,…. Hoặc một số từ riêng của hệ thống như CON, NUL, LPTn với n = 1.2.3… Phần tên là phần bắt buộc phải có. Phần mở rộng hay phần đuôi là phần đứng sau dấu chấm. Phần này để chỉ loại tệp. Tuy nhiên phần mở rộng là phần không bắt buộc phải có. 9
  10. c. Thư mục (Folder hay Directory) Thư mục là nơi lưu trữ các tệp và các thư mục con của nó. Thư mục gốc là thư mục không thuộc một thư mục nào cả. Mỗi thư mục, trừ thư mục gốc, đều phải thuộc một thư mục nào đó được gọi là thư mục mẹ của nó. Dưới góc độ lưu trữ thông tin, Desktop, My Computer và các ổ đĩa cũn được coi là các thư mục. Tuy nhiên không thể thực hiện một số lệnh xử lý thư mục và tệp thông thường như sao chép, copy, xóa, tạo thêm nội dung…bằng các lệnh trong hệ chương trình quản lý File và thư mục của hệ điều hành lên Desktop và các Icon của Desktop do hệ thống tạo ra, lên My Computer do hệ thống tạo ra (trong đó có các ổ đĩa) như người ta vẫn thực hiện đối với các thư mục thông thường. Ở góc độ khác, khi không được coi là các thư mục chúng vẫn chịu tác động của những lệnh riêng. Ví dụ có thể Format đĩa. Tên thư mục được đặt theo quy tắc tên phần chính của tệp. Riêng với các ổ đĩa ngoài các chữ cái và dấu hai chấm người dùng còn có thể đặt thêm cho nó một nhãn. Nhãn đĩa, tên các thư mục và phần chính của các tên nên đặt gợi mở nội dung của chúng và không quá rắc rối để tiện cho việc quản lý các dữ liệu và các thông tin. Các thư mục được bố trí theo sơ đồ phân cấp dạng cây. Quy ước: Để cho gọn, khi nói về một lệnh có thể tác động lên cả ổ đĩa, thư mục hay tệp, ta gọi chung các đối tượng này là đối tượng chịu tác động hay đối tượng. 10
  11. Bài 2: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 2.1.Cài đặt Windows XP Khi máy vi tính không khởi động được hoặc hoạt động không ổn định, hay bị treo máy do hệ điều hành windows XP bị lỗi, do bị nhiễm Virus quá nhiều, hoặc khi bạn muốn có một bản Windows hoàn toàn mới, giải pháp cài đặt mới lại windows xp là cách tốt nhất. Cách bước cài đặt mới lại Windows XP trên ổ đĩa C:, ổ dĩa thường được dùng để cài hệ điều hành. Khi cài đặt, Windows cũ và các chương trình, dữ liệu trên ổ dĩa này sẽ bị xóa sạch nhưng sẽ không làm mất dữ liệu trên các ổ dĩa khác: 1.Trước tiên hãy bật máy vi tính lên, đừng quan tâm nhiều đến những gì hiện ra trên màn hình. Cho đĩa Windows XP vào ổ đĩa CD, khởi động (Restart) lại máy bằng cách nhấn nút Reset hoặc tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del. 2. Khi xuất dòng chữ nhắc chọn khởi động từ CD-ROM, nhấn một phím bất kỳ trên bàn phím để đồng ý. 3. Chương trình cài đặt Windows trên dĩa CD sẽ chạy và tiến hành cài đặt, lúc này bạn không thể sử dụng chuột được cho nên hãy sử dụng bàn phím. Khi hiện ra màn hình Welcome to Setup, đừng chọn Repair mà hãy nhấn phím Enter để tiếp tục. 11
  12. 4. Tại màn hình Windows XP Licensing Agreement, bạn có thể đọc nếu muốn, sau đó nhấn phím F8. 5. Màn hình kế tiếp sẽ thông báo là ổ dĩa C đã được cài đặt Windows XP và cho bạn lựa chọn Repair Windows XP, tuy nhiên do muốn cài lại mới nên nhấn phím Esc để chọn "không sửa Windows". 6. Trong màn hình kế tiếp chọn ổ dĩa C (Partition1) là ổ dĩa đã cài Windows trước đây, nhấn phím Enter để cài đặt. 12
  13. 7. Chương trình sẽ cảnh báo là việc cài đặt trên ổ dĩa đã có hệ điều hành, nhấn phím C để tiếp tục. 8. Xuất hiện bảng cho phép lựa chọn định dạng cho ổ dĩa này, nếu ổ dĩa cứng còn mới và tốt hãy chọn Format the partition using the NTFS file system để định dạng nhanh, nếu ổ dĩa cứng đã cũ nên chọn Format the partition using the NTFS file system để định dạng kỹ hơn và kiểm tra lỗi dĩa cứng. Sau khi chọn xong nhấn phím Enter để tiếp tục. 13
  14. Chương trình sẽ định dạng lại ổ dĩa C và tiến hành cài đặt mới Windows XP. Sau khi cài đặt lại Windows thì cũng cần phải cài đặt lại toàn bộ chương trình điều khiển (driver) cho các thiết bị phần cứng . Trong những bước cài đặt này bạn sẽ không sử dụng chuột được cho nên hãy sử dụng các phím mũi tên tên bàn phím để di chuyển khi lựa chọn. Với cách cài đặt này thì toàn bộ dữ liệu trên ổ đĩa C: (ổ đĩa cài đặt Hệ điều hành) sẽ bị xóa sạch cho nên cần phải sao lưu các dữ liệu trên ổ dĩa này trước khi cài đặt 2.2. Màn hình giao diện của Windows Nếu máy cài Windows XP, sau khi bật điện Windows XP sẽ tự khởi động. Nếu máy còn được cài thêm hệ điều hành khác, trên màn hình sẽ xuất hiện danh sách các hệ điều hành có thể khởi động. Người dùng cần phải khẳng định muốn khởi động hệ điều hành nào. Nếu không sau thời gian chờ máy sẽ khởi động hệ điều hành mặc định. Kết thúc quá trình khởi động, màn hình ban đầu của Windows XP sẽ xuất hiện ra hoàn chỉnh. Màn hình này được gọi là Destop. Trên Destop có các ShortCut gồm các biểu tượng (Icon). Các ShortCut này cho phép truy cập nhanh các chương trình ứng dụng. Có thể gọi là “biểu tượng chương trình” hay “ biểu tượng” để chỉ ShortCut chứ không thuần túy chỉ là Icon. Thanh ngang nằm phía dưới màn hình, đó là thanh tác vụ (Taskbar). Thanh này có thể được di chuyển sang cạnh các thanh khác của hình chưc nhật màn hình. Nhưng thông thường Windows nói chung và Windows XP nói riêng đặt nó nằm phía dưới. Có lẽ đây là vị trí thuận mắt nhất và cũng tiện sử dụng nhất. Trên thanh Taskbar còn có một số biểu tượng chương trình, một số thông số về trạng thái của hệ thống. Nhìn vào đây ta có thể biết những chương trình nào, tệp nào đang được mở, hiện tại là mấy giờ theo đồng hồ máy, loa, máy in…có làm việc hay không. Trên thanh Taskbar có một nút lệnh đặc biệt , đó là nút Start, đây là một lối vào để gọi các chương trình cũng như nối ra khỏi Windows. Hình 1: Màn hình Desktop 14
  15. Hình 2: Thanh tác vụ ( Taskbar) *Một số thao tác cụ thể: Cách dùng chuột: Chuột (Mouse) thường có hai nút, nút trái và nút phải. Một số chuột còn có cả nút giữa. Tuy nhiên nút giữa ít được dùng, nó được chế tạo dành cho các chương trình đặc biệt khi mà hai nút chuột vẫn chưa đủ. Nhiều chuột còn có một bánh xe nhỏ nằm bên cạnh hoặc bên trên để giúp người dùng thay đổi nhanh nội dung hiển thị trên màn hình. Khi viên bi ở bụng chuột lăn hoặc khi hình ảnh mà bộ phận quang học dưới bụng chuột cảm nhận (đối với chuột quang) có sự thay đổi, vị trí của con chuột trên màn hình sẽ thay đổi. Muốn trỏ chuột vào một đối tượng nào đó ta xoa chuột trên mặt phẳng sao cho con trỏ chuột chạy đến đối tượng đó. Thao tác này đối với máy tính xách tay được thực hiện bằng cách lăn viên bi hoặc xoa nhẹ ngón tay trên bề mặt một tấm dạ nhỏ trên mặt máy. Các thao tác thông thường đối với chuột là: Kích chuột (click), kích đúp (Double Click) và rê (Drag). Ta hãy thống nhất nội dung của thao tác này. - Kích chuột: ấn thả nhanh nút trái chuột. Để chỉ thao tác kích nút phải, cần nói rõ kích nút chuột phải. - Kích đúp: ấn thả nhanh nút trái chuột hai lần. - Rê: Trỏ chuột vào đối tượng muốn rê, ấn và giữ nút trái chuột đồng thời dịch trỏ chuột tới vị trí mới rồi thả. Khảo sát màn hình Desktop và thanh Taskbar, khi trỏ chuột vào nút Start dòng chữ “Click here to begin” (kích chuột vào đây để bắt đầu) hiện nhắc nhở người dùng rằng đó là một lối vào để bắt đầu làm việc. Một khái niệm khác cũng hay gặp khi làm việc với máy tính, đó là Menu. Menu (thực đơn) là danh sách các lệnh và các nhóm lệnh để người dùng lựa chọn. Chọn một số lệnh tức là ta gọi tên lệnh đó. Chọn một nhóm lệnh, danh sách các lệnh trong nhóm sẽ hiện ra. Có thể trong nhóm lệnh lại có các nhóm lệnh con, có nghĩa là về thực chất nhóm lệnh cũng chính là menu con. Khi kích vào nút Start hiện ra. 15
  16. Hình 3: Menu Start Trong menu này ta thấy có các nhóm lệnh và các lệnh sau: - Nhóm Programs: Là nhóm chứa các chương trình đã được cài đặt, đây là một lối vào để tìm và cho chạy một chương trình. - Nhóm Favourities: Là một nhóm chương trình giúp kết nối với những trang Web. - Nhóm Documents: Là nhóm chứa các File đã được mở gần nhất trước đó. Từ nhóm này có thể nhanh chóng mở lại File vừa được đóng lại để tiếp tục làm việc. - Nhóm Settings: Là nhóm thiết lập và điểu chỉnh môi trường làm việc.Vào đây ta có thể kiểm tra và cài đặt chương trình điều khiển các thiết bị hoặc thay đổi chế độ làm việc của quần chúng. Thay đổi cách hiển thị con số, ngày giờ, thay đổi múi giờ… - Nhóm Search: Là nhóm chứa các lệnh tìm kiếm, giúp tìm kiếm một đối tượng nào đó trong phạm vi cho trước. - Lệnh Help: Là lệnh gọi chương trình trợ giúp, khi làm việc với Windows XP nếu gặp khó khăn ta có thể vào đây để tìm lời giải đáp cho những vấn đề vướng mắc. - Lệnh Run: Là lệnh cho chạy một chương trình. Đây là một lối vào để cho chạy một chương trình khá tiện lợi, nhất là khi ta chưa thiết lập biểu tượng chương trình cho nó hoặc chưa đưa nó vào danh sách các chương trình trong một nhóm nào đó thuộc Menu Start. 16
  17. - Lệnh Log Off : Khi máy được cài đặt nhiều lối vào cho nhiều người sử dụng khác nhau, đây là nơi cho phép chuyển từ người sử dụng này sang người sử dụng khác mà không cần khởi động máy. - Lệnh Shut Down: Là lệnh cho phép khởi động lại máy hoặc tắt máy một cách an toàn. Trên đây là nội dung vắn tắt của Menu Start. Trong các nhóm lệnh, nhất là trong nhóm Programs, lại có các lệnh và nhóm lệnh con. Trong các nhóm lệnh con lại có các lệnh và nhóm lệnh con nữa. Vì vậy nói đến Menu Start ta phải hiểu rằng đó là một cây với gốc là nút Start cùng với những cành nhánh phong phú của nó nữa. Nói đến thay đổi nội dung của Menu Start ta phải hiểu rằng có thể đó là những thay đổi bên trong cành nhánh của nó. Bây giờ ta chuyển sang hiệu chỉnh nội dung thanh Taskbar, menu Start và Destop: Kích nút phải chuột vào nền của thanh Taskbar, một menu hiện ra có các mục mà khi chọn chúng ta sẽ nhận được những kết quả sau: - Toolbar: Là một nhóm các mục chọn + Address: Hiện dòng địa chỉ trên thanh Taskbar + Links: Hiện tên những trang web để có thể kết nối nhanh với chúng Taskbar + Desktop: Hiện những biểu tượng hay dùng của Desktop trên thanh + Quick Launch: Hiện thị những biểu tượng chương trình hay dùng trên thanh Taskbar để gọi cho nhanh. + New Toolbar: Nội dung các ổ đĩa hiện ra, ta chọn một ổ đĩa hay một thư mục cho hiển thị trên thanh Taskbar để khi cần tìm thông tin trong ổ đĩa hay trong thư mục để cho nhanh. + Cascade Windows: Khi có nhiều cửa sổ cùng được mở, các cửa sổ sẽ được xếp lợp lên nhau. +Title Windows Horizontaly: Khi có nhiều cửa sổ cùng được mở, các cửa sổ sẽ được xếp cạnh nhau theo chiều ngang. + Title Windows Vertically: Khi có nhiều cửa sổ cùng được mở, các cửa sổ sẽ được xếp cạnh nhau theo chiều dọc. 2.3. Một số thao tác khi sử dụng Windows Khi làm việc với windows XP ta sẽ gặp rất nhiều cửa sổ. Tuy nhiên hình thức các cửa sổ này và các thao tác với chúng lại có rất nhiều điểm giống nhau. Có thể chia các cửa sổ ra làm hai loại. Cửa sổ chính và cửa sổ con. Cửa sổ chính của chương trình là cửa sổ làm việc của chương trình. Ngoài các cửa sổ chính trong quá trình làm việc khi giao tiếp với máy chương trình còn đưa ra các cửa sổ con hay còn gọi là các hội thoại. Ta sẽ nghiên cứu những thành phần chính của các loại cửa sổ này. 17
  18. 2.3.1. Cửa sổ chính của chương trình a. Thanh tiêu đề Thanh tiêu đề là thanh trên cùng của cửa sổ. Trên thanh này có tiêu đề của cửa sổ, đó là tên chương trình đang chạy, tên file đang mở. Bên phải của thanh tiêu đề còn có 3 nút. - Nút thu nhỏ (Minimize): Là nút có một gạch ngang. Kích vào nút thu nhỏ, cửa sổ sẽ thu nhỏ cực tiểu, chỉ còn là một ô tiêu để tối màu nằm trên thanh Taskbar. Kích vào ô tiêu đề này cửa sổ được mở ra như cũ đồng thời ô tiêu đề của nó trên Taskbar sáng lại. Chú ý rằng kích vào ô tiêu đề trên Taskbar, trạng thái thu nhỏ cực tiểu và trạng thái mở ra trên màn hình sẽ chuyển đổi cho nhau. - Nút phóng to (Maximize): Là nút có hình chữ nhật ở giữa. Kích vào nút phóng to của cửa sổ sẽ được mở rộng hết cỡ, tức là choán hết màn hình đồng thời nút phóng to biến thành nút phục hồi (restore) là nút có hai hình chữ nhật lợp lên nhau. Kích vào nút phục hồi, cửa sổ lại được thu nhỏ như trước lúc được phóng to. - Nút đóng cửa sổ (Close): Là nút có dấu gạch chéo. Kích vào nút này cửa sổ sẽ được đóng lại, tức là chương trình tương ứng sẽ được đóng lại. Trước khi đóng chương trình đôi khi trene màn hình xuất hiện câu hỏi có chắc chắn muốn thoát khỏi chương trình không? Có muốn ghi lại hiện trạng File đang làm việc không? Cần trả lời các câu hỏi đó. Khi cửa sổ không choán hết màn hình, bằng cách rê thanh tiêu đề ta có thể di chuyển cửa sổ đến vị trí mới. Bên trái cùng của thanh tiêu đề có biểu tượng của chương trình. Kích vào biểu tượng này xuất hiện một Menu trong đó có các lệnh phóng to, thu nhỏ, di chuyển, thay đổi kích thước của cửa sổ. Khi có nhiều cửa sổ cùng được mở (tức là nhiều chương trình cùng được chạy), tại mỗi thời điểm chỉ có một cửa sổ được gọi là cửa sổ hiện thời. Đó là cửa sổ chương trình đang hiện ở mặt trước. Thanh tiêu đề của cửa sổ hiện thời có màu đậm hơn thanh tiêu đề của các cửa sổ khác. Muốn một cửa sổ trở thành cửa sổ hiện thời, ta kích vào thanh tiêu đề của nó. b. Thanh menu Thông thường trong các cửa sổ của các ứng dụng còn có một thanh menu. Đó là thanh ghi tên các nhóm lệnh và các lệnh giúp giao tiếp với ứng dụng (Thanh bên dưới của thanh tiêu đề của cửa sổ). Trong các nhóm lệnh lại có các nhóm lệnh con và các lệnh. Sau đây là cách vào menu và các lệnh. * Dùng chuột: Kích chuột vào tên nhóm lệnh hoặc tên lệnh quan tâm. Nếu là nhóm lệnh, nội dung của nhóm sẽ hiện ra. Nếu là lệnh lệnh đó sẽ được gọi. Trong nhóm lệnh trỏ chuột vào nhóm lệnh con, nội dung của nhóm lệnh con sẽ hiện ra, việc chọn cứ thể tiếp diễn cho đến khi lệnh cần thiết được gọi. * Dùng bàn phím: 18
  19. - Cách 1: Gõ phím F10, con trỏ màn hình sẽ biến mất, đồng thời tên nhóm lệnh đầu tiên sẽ nổi lên như một nút lệnh giống như khi ta trỏ chuột vào tên nhóm lệnh này. Dùng các phím mũi tên phải, trái, lên, xuống di chuyển dải màu đến tên nhóm lệnh hoặc tên lệnh quan tâm, gõ Enter. Quá trình cứ thế tiếp diễn cho đến khi lệnh cần thiết được gọi. - Cách 2: Gõ tổ hợp Alt+ chữ cái có gạch chân trong tên lệnh hoặc nhóm lệnh quan tâm. Nếu là nhóm lệnh, nội dung nhóm lệnh hiện ra, nếu là lệnh lệnh sẽ được gọi. Tiếp theo có thể dùng chuột hoặc dùng bàn phím để chọn lệnh hoặc nhóm lệnh con bằng các cách đã nói trên. Hoặc giữ nguyên phím Alt, gõ tiếp phím chữ có gạch chân trong tên nhóm lệnh hoặc lệnh quan tâm trong menu con mới hiện ra. Quá trình cứ thế tiếp diễn cho đến khi lệnh cần thiết được gọi. Trong đại đa số các trường hợp, đều có thể kích chuột phải lên đối tượng muốn thao tác để xuất hiện một menu nhỏ trong đó có một số lệnh thích hợp với nhiệm vụ đang làm, rồi chỉ việc chọn lệnh đó. Menu nhỏ này được gọi là menu tắt. Chú ý: Quan sát các lệnh trong menu ta thấy - Nếu lệnh bị mờ thì lúc đó lệnh chưa có điều kiện để thực hiện. Ví dụ khi đang làm việc với Microsoft Word, nếu chưa đánh dấu đoạn văn bản hay một đối tượng nào khác trong văn bản, lệnh Copy trong menu Edit sẽ bị mờ vì máy không biết phải Copy cái gì? - Nếu sau tên lệnh có dấu 3 chấm thì khi gọi lệnh lệnh do chưa đủ thông tin để thực hiện, chương trình sẽ yêu cầu người dùng vào tên File, hoặc khẳng định tên File mặc định. Có thông tin này lệnh ghi File lên đĩa mới thực hiện được. - Nếu bên phải tên lệnh có ghi một phím hoặc một tổ hợp phím thì khi đang làm việc với chương trình chỉ cần gõ tổ hợp phím này lệnh sẽ được thực hiện. c. Thanh công cụ Thanh công cụ là thanh chứa các nút lệnh để người dùng có thể gọi các lệnh một cách nhanh chóng (thanh dưới thanh menu của cửa sổ). Nội dung của thanh công cụ có thể được thay đổi tùy ý, tức là ta có thể cho ẩn bớt đi những nút lệnh ít dùng cho công việc hiện tại, hoặc cho những nút lệnh rất hay dùng. Cách gọi lệnh bằng nút lệnh: Kích chuột vào nút lệnh Chú ý: - Nếu nút lệnh bị mờ thì tại thời điểm đó lệnh chưa có đủ điều kiện để thực hiện. - Khi mới làm việc với chương trình chưa phân biệt được các nút lệnh, hãy trỏ chuột vào các nút lệnh tên lệnh sẽ hiện ra. d. Thanh trạng thái Là thanh chứa những thông tin về trạng thái hiện tại của phiên làm việc (thanh cuối cùng của cửa sổ). Ví dụ như trong cửa sổ của Microsoft Word, nhìn 19
  20. vào thanh trạng thái ta có thể biết được văn bản đang soạn có mấy trang, ta đang ở trang thứ mấy, con trỏ màn hình đang ở dòng bao nhiêu, cột bao nhiêu… e. Thanh cuốn ngang và thanh cuốn dọc Thanh cuốn ngang nằm ở phía dưới vùng làm việc của màn hình. Trên thanh cuốn ngang có con trượt ngang và các nút dịch trái, dịch phải. Thanh cuốn dọc nằm ở cạnh phải vùng làm việc của màn hình. Trên thanh cuốn dọc có con trượt dọc và các nút dịch lên, dịch xuống. Bằng cách rê các con trượt hoặc kích vào các nút dịch lên, dịch xuống, dịch trái, dịch phải ta có thể thay đổi nội dung hiển thị trên màn hình một cách linh hoạt và mau chóng. Trong một số trường hợp thanh cuốn chỉ xuất hiện khi cửa sổ không đủ chỗ để hiển thị hết thông tin trong nó. Khi đó thanh cuốn ngang chỉ xuất hiện khi kích thước chiều ngang không đủ lớn để hiển thị nội dung trong cửa sổ theo chiều ngang, thanh cuốn dọc chỉ xuất hiện khi kích thước chiều dọc không đủ lớn để hiển thị nội dung trong cửa sổ theo chiều dọc f. Vùng làm việc Thành phần quan trọng nhất của cửa sổ là vùng làm việc của nó. Đó là phần rộng nhất ở giữa cửa sổ. Ngoài ra các cửa sổ còn có thể có các bộ phận khác phục vụ cho phiên làm việc, ví dụ như: Thước ngang, thước dọc, thanh công cụ vẽ ở các cửa sổ các chương trình soạn thảo văn bản. Chú ý rằng: Nói chung nội dung và vị trí của các thành phần trong cửa sổ có thể biến đổi. Muốn di chuyển vị trí của một thành phần nào đó ta chỉ cần rê đối tượng đến chỗ mới. Muốn thay đổi nội dung hoặc cho ẩn hiện một thành phần nào đó thường ta vào Menu View. 2. 3.2. Các cửa sổ con Khi giao tiếp với máy chương trình thường đưa ra các cửa sổ con. Sau đây là các thành phần thường có của cửa sổ con và cách thao tác với chúng. a. Nhóm các nút lệnh Trong một hộp thoại có thể có các nút lệnh mà kích vào nó sẽ có lệnh sẽ được thực hiện. Ví dụ: - Nút Back: Trở lại trạng thái trước nó - Nút Next: Chuyển sang trạng thái tiếp theo - Nút Cancel: Bỏ qua thao tác vừa thực hiện 20
nguon tai.lieu . vn