Xem mẫu

  1. BÀI 5: BỘ LỌC VÀ CÁC HIỆU ỨNG BỘ LỌC Mã bài: MĐCNTT25-05 Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo các bộ lọc của photoshop ; - Sử dụng thành thạo các hiệu ứng của bộ lọc trong photoshop ; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung: 1. Giới thiệu về bộ lọc Filter (bộ lọc) là tập hợp các hiệu ứng đặc biệt để tạo nhiều hiệu quả trên ảnh nhằm mô phỏng các kết cấu hay biến hóa hình ảnh phong phú hơn, sinh động hơn. - Photoshop đã cung cấp cho chúng ta 1 Blur Tool, bên cạnh đó lại kèm thêm cả danh sách tùy chỉnh cho mỗi Blur. 2. Thao tác với các bộ lọc 2.1. Bộ lọc Blur Làm mờ vùng chọn hoặc toàn hình ảnh theo nhiều cách. Có tất cả là 14 loại. Các phiên bản Photoshop đời trước không có 3 loại đầu tiên. * Field Blur Đúng như tên gọi, lệnh này làm mờ theo từng vùng riêng biệt và rất hay là nó cung cấp cho khá nhiều tùy chỉnh. T 66
  2. rong cửa sổ của Field Blur, lệnh Undo (Ctrl + Z) không có tác dụng. Nút ngoài cùng, có thể chọn Blur Gallery để mở các tùy chọn hoặc Reset Workspace để đưa tất cả thông số Gallery trở về trạng thái mặc định (tuy nhiên, những ghim đang chỉnh vẫn được giữ nguyên trạng thái hiện tại). Khi rê chuột trên hình thì sẽ xuất hiện icon hình cái ghim, muốn chỉnh cho khu vực nào thì click chuột ngay khu vực đó, khu vực tùy chỉnh sẽ được đánh dấu bằng 1 nốt tròn lớn (khoảng 20px). Đừng sợ click sai! hoàn toàn có thể di chuyển, thêm, xóa các điểm ghim này. Khu vực bên phải, mục Blur Tools: có thể chọn 1, 2 hoặc cả 3 tùy chỉnh: - Field Blur: di chuyển thanh trượt Blur để điều chỉnh độ mờ cho từng điểm ghim của từng vùng riêng lẻ. Mặc định của từng ghim khi click chọn sẽ là điểm mờ, dĩ nhiên sau đó có thể tăng giảm độ mờ tùy ý cho từng vị trí ghim. - Iris Blur: hiệu ứng làm mờ cao cấp cho từng điểm ghim. + Bên trong cùng, điểm trung tâm là điểm ghim tùy chỉnh đã click chọn. + Vòng tròn dày biên màu xám mờ là vùng trung tâm hiển thị độ Blur. nhấn giữa chuột và xoay theo chiều kim đồng gồ trên vòng tròn này để tăng độ mờ, xoay theo chiều ngược lại là giảm và chỉnh Blur = 0 thì tọa độ này trở về nguyên trạng (dĩ nhiên là xung quanh phải có vài điểm ghim Blur khác thì mới thấy rõ sự khác biệt). + Tiếp theo là 4 điểm giới hạn vùng trung gian. có thể rê chuột vào 1 trong 4 điểm này để mở rộng/ thu hẹp vùng trung gian, mức độ thì tùy thuộc vào độ trái ngược giữa Blur của vùng trung tâm với các vùng bên ngoài. + Đường trắng ngoài cùng là đường khoanh vùng ảnh hưởng (mặc dù chính xác nên gọi là đường ranh giới vùng Blur nhưng tôi chỉ gọi nó là vùng ảnh hưởng của hiệu ứng, vì có thể là Blur từ mờ – rõ hoặc ngược lại từ rõ – Blur mờ như trong hình minh họa, đã “rõ” thì không thể gọi là “Blur” Drag chuột tại đường trắng để mở rộng hoặc thu hẹp vùng ảnh hưởng. 67
  3. Trên đường trắng này có 4 tiếp điểm vuông nhỏ, drag chuột tại 1 trong 4 điểm này để xoay hoặc biến dạng (thành hình tròn hoặc oval) vùng ảnh hưởng. Trên đường này còn có 1 điểm vuông lớn (tôi gọi là điểm mở rộng vùng ảnh hưởng), drag chuột tại điểm này để mở rộng vùng ảnh hưởng có dạng hình vuông / chữ nhật bo góc. - Tilt-Shift: Làm mờ từng vùng riêng biệt theo 1 đường thẳng (có thể là phương ngang/dọc/chéo). Lưu ý: nếu không sử dụng Field Blur, mà chỉ sử dụng 1 trong 2 hiệu ứng Iris hoặc chỉ riêng Tilt-Shift, thì điểm ghim click chọn mặc định sẽ là điểm rõ. Như trong hình minh họa lúc này tôi chỉ sử dụng một Tilt-Shift, các vùng xung quanh sẽ mờ theo 4 đường ranh giới. Khu vực giữa 2 đường ranh giới liền thẳng là khu vực trung tâm rõ nhất. Hai khu vực tiếp xúc giữa đường liền thằng và đường nét đứt là khu vực trung gian, mờ dần; và bên ngoài đường nét đứt là mờ nhất, thể hiện đúng nhất độ blur tùy chỉnh trên thanh trượt Blur. Có thể mở rộng hoặc thu hẹp vùng trung tâm hoặc vùng trung gian bằng cách drag chuột ngay trên đường đó. Trên đường thẳng phân vùng trung tâm (đường thẳng liền màu trắng) có 2 điểm tròn, drag chuột tại điểm này để xoay phương Blur theo cách muốn (như trong hình minh họa, đã xoay cho đường Blur xéo như vậy). Mục Blur Effects: (tôi khuyên nên để mặc định) - Light Bokeh: tăng độ sáng cho các chi tiết sáng trong khu vực làm mờ. - Bokeh Color: cân bằng màu cho vùng mờ, thường không biểu hiện rõ ràng, mức điều chỉnh quả thực không đáng kể, nên có thể không cần quan tâm. - Light Range: cân bằng sáng/ tối cho khu vực làm mờ. Nếu chỉnh mức Blur cao như trong hình minh họa của tôi thì hiệu ứng này hầu như không có tác dụng. Filter > Blur > Iris Blur hay Tilt-Shift đều là lặp lại 2 lệnh con của Field Blur 2.2. Bộ lọc Distort * Displace Biến dạng hình ảnh bằng một ảnh PSD. Đây là 1 lệnh hỗ trợ cho những lệnh khác chứ bản thân nó không tạo ra kết quả rõ ràng. Ứng dụng thường thấy là trong việc tạo hiệu ứng liên quan đến texture (chất liệu). * Pinch 68
  4. Xoáy vùng chọn. Amount (độ xoáy): nếu là số dương thì thóp lại từ tâm. Nếu là số âm thì phình ra từ tâm. * Polar Coordinates Chuyển vùng chọn từ tọa độ vuông góc sang tọa độ cực và ngược lại. Cửa sổ tùy chọn chỉ có 2 chế độ: + Rectangular to Polar (tọa độ vuông góc sang tọa độ cực): hình ảnh bị kéo giãn ra từ phía cạnh dưới và gom lại theo trục thẳng từ tâm hướng lên cạnh trên và vuông góc với cạnh dưới. + Polar to Rectangular (tọa độ cực sang tọa độ vuông góc): hình ảnh bị đảo ngược, phần phía trên giãn ra và gom dần về phía dưới. * Ripple Tạo hiệu ứng gợn sóng lăn tăn trên vùng chọn hoặc toàn hình ảnh. Amount (độ gợn sóng chung): + số dương (1 đến 999): đường nét ảnh có hướng sóng từ trái sang phải + số âm (-1 đến -999): đường nét ảnh có hướng sóng từ phải sang trái Lý thuyết là vậy, thực tế sóng gợn theo hướng nào thì cũng dùng như nhau thôi, tùy theo ngữ cảnh mà chọn để tạo sự liền mạch. 69
  5. Size (độ gợn của từng bước sóng): + Small: các nét bước sóng gợn nhẹ, nhuyễn. + Medium: (mặc định): nét bước sóng khá mạnh, gợn lăn tăn 2.3 Noise Là một nhóm các bộ lọc có chức năng chính là điều chỉnh các pixel trên hình ảnh bị hạt, tạo hạt hoặc khử hạt. * Add Noise Bộ lọc Add Noise có chức năng tạo hạt cho hình ảnh, làm hình ảnh trông như tranh cát hoặc giả lập độ mịn, độ nét… 2.4. Pixelate Pixelate là bộ lọc có chức năng pixel hóa hình ảnh, nói nôm na là phân mảnh hình ảnh thành các điểm ảnh (pixel) đơn sắc một cách đơn giản (vì điểm ảnh để nguyên bản không phải là cái mà chúng ta có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường . Pixelate có 7 bộ lọc con. 70
  6. 2.5. Render Là bộ lọc giả lập các kiểu nguồn sáng chiếu trên hình ảnh và tạo ra một số mẫu chất liệu trong thực tế như mây, sợi… Bộ lọc Render có 5 lệnh con. 2.6. Sharpen Có tác dụng làm sắc nét hình ảnh. Bao gồm 5 lệnh (bộ lọc) con. Cơ chế hoạt động của bộ lọc này là: làm sắc nét hình ảnh bằng cách “mài” sắt cạnh các pixel cấu tạo nên hình ảnh và tạo ra một số pixel mang màu sắc trung gian. 71
  7. 2.7. Bộ lọc Stylize Các bộ lọc Stylize tạo nên những hiệu ứng hội họa ấn tượng trên hình ảnh bằng cách thay thế các điểm ảnh hoặc tìm và nâng cao độ tương phản của các mảng màu trong ảnh. * Diffuse: Xáo trộn, phân tán các điểm ảnh gần nhau khiến cho vùng chọn bớt sắc nét. Không có mức độ cao thấp, chỉ có 4 chế độ: Normal (phân tán đều), Darken Only (chỉ phân tán vùng màu tối), Lighten Only (chỉ phân tán vùng màu sáng), Anisotropic (phân tán đều, mảnh và hơi mờ, tạo răng cưa nhẹ vùng biên màu). 72
  8. 3. Bài tập thực hành * Bài tập số 01: Ta có hình ảnh đá li ti (tìm thấy rất nhiều trên google), bình thường trông có hơi đơn điệu, ta tạo layer mới, tô chuyển sắc rồi dùng chế độ hòa trộn Multiply với Opacity 30%. S ave lại với tên “Stone.psd”. Mở palette Chanels, chọn kênh Red, click chuột phải chọn Duplicate Channel và đặt tên là Anpha (nói cách khác, Anpha là 1 bản copy của Red). Đứng tại kênh Anpha, chọn Filter > Blur > Gaussian blur, đặt Radius là 1.0 pixels. Lưu lại file này với tên “DisplacementMap.psd” (file này dùng làm map để áp vào file “Stone.psd”) Mở lại file “Stone.psd”, Merge 2 layer màu chuyển sắc và Background lại còn 1 layer cho đỡ rối. Tạo layer text gõ chữ gì tùy thích, chọn font chữ mập mạp chút thì kết quả sẽ đẹp hơn. Ở đây gõ HOMASG.COM, font UTM Nokia, màu trắng. Sau đó, click chuột phải vào layer text này, chọn Rasterize Layer. Đến phần chính rồi chọn Filter > Distort > Displace. Xuất hiện cửa sổ tùy chỉnh: Giải thích một chút về các thông số trong bảng tùy chỉnh trên: 73
  9. - Horizontal scale (dãn theo chiều ngang) và Vertical scale (dãn theo chiều dọc) sẽ dao động trong mức tối đa là 999 là tối thiểu là -999. - Mục Displacement Map: + Stretch To Fit: trải trang dùng làm Map ra cùng size với trang hiện hành. + Tile: Nếu trang dùng làm map có kích thước nhỏ hơn trang hiện hành thì chương trình sẽ lặp đi lặp lại file map đó (giống như đối với pattern) sao cho trải (lấp đầy) trang hiện hành. - Mục Undefined Areas: + Wrap Around: lấp đầy trang hiện hànhvới nội dung từ các cạnh đối diện của hình ảnh. + Repeat Edge Pixels: Mở rộng màu sắc của các điểm ảnh dọc theo cạnh của hình ảnh theo hướng nhất định. Đối với texture là ảnh sỏi đá, cỏ, lông thảm, vân gỗ… độ chênh lệch giữa các mảng không dễ nhận thấy thì các chế độ trên cũng không mấy khác biệt. Và ta có kết quả: * Bài tập số 02: Sử dụng bộ lọc Difference Clouds cho hình được tạo ra từ lệnh Clouds Và được kết quả: 74
  10. Màu sắc u tối và không được đẹp. Nhưng sẽ tìm thấy giá trị sử dụng nó khi quan sát hình dưới đây: Có hình hoa sen ban đầu thế này: Sau khi Duplicate Layer, áp lệnh Difference Clouds, sau đó dùng chế độ hòa trộn Color Burn với layer ban đầu thì được kết quả: 75
  11. BÀI 6: MẶT NẠ VÀ KÊNH Mã bài: MĐCNTT25-06 Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo các thao tác với mặt nạ trong photoshop ; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung: 1. Giới thiệu về mặt nạ ảnh Trong Photoshop, một mặt nạ (mask) là một kênh (trong Palette Channels) lưu trữ thông tin về một vùng chọn hay về sự hiển thị lớp, có thể ám chỉ đến chúng như là các kênh alpha. Bất kỳ lúc nào chúng ta tạo ra một vùng chọn phức tạp, hãy nghĩ đến việc lưu trữ nó như là một kênh alpha. 2. Các thao tác với mặt nạ 2.1. Tạo mặt nạ lớp Cách 1: Chọn Layer muốn che mặt nạ - Click biểu tượng (Add Layer Mask) ở phía dưới Palette Layer. Cách 2: Chọn Layer muốn che mặt nạ - Menu Layer / Add Layer Mask. Reveal All: Hiển thị tất cả. Hide All: Che tất cả. Reveal selection: Hiển thị phần bên trong vùng chọn. Hide selection: Che phần bên trong vùng chọn. * Cách sử dụng Layer Mask Chắc rằng Mask đang được kích hoạt (click vào Mask), ta có thể sử dụng bất cứ công cụ tạo hình (Brush, Type, Gradient ...) để vẽ lên Mask. Nếu Mask đang màu trắng, và phần tô vẽ là màu đen. Thì phần tô vẽ màu đen coi như bị xóa và có thể nhìn xuyên qua được . Nếu sử dụng Adjustment Layer thì phần tô màu đen xem như không có áp dụng phép hiệu chỉnh. * Liên kết Layer và Mask 76
  12. Layer và Mask là 2 phần độc lập nhau. Mặc định nó sẽ được liên kết bặng biểu tượng linked nằm giữa Layer và Mask. Nếu Layer được di chuyển nó sẽ kéo Mask di chuyển theo. Bằng cách click vào biểu tượng linked nằm giữa Layer và Mask. Ta có thể tạm thời ngưng kích hoạt liên kết. Ta có thể di chuyển Mask và Layer độc lập nhau. * Tạm thời không sử dụng Mask Ðể tạm thời "disable" Mask ta giữ phím shift và click vào Mask. Ðể kích hoạt trở lại ta cũng làm tương tự. 2.2. Tô màu lên mặt nạ lớp Ðể tạo vùng chọn (selection) bằng Quick Mask, ta click vào biểu tượng "Quick Mask" (hoặc nhấn phím Q). Sau đó tô vùng cần chọn, click biểu tượng "Quick Mask" (hoặc nhấn phím Q) lần nữa ta sẽ tạo được "đường kiến bò" là đường bao của vùng ta cần chọn. 77
  13. Khi ta có "đường kiến bò" là đường bao của vùng chọn, muốn tạo thành Layer Mask, chỉ cần Click vào biểu tượng "Add a Layer Mask". * Làm mềm đường biên của Mask Làm "mềm" đường biên của Mask nghĩa là làm gia tăng bề dày (Feather) mức độ đậm đặc ở tại vị trí đường biên. Ðể làm mền đường biên ta có thể thay đổi Feather của mask. Bề dày của đường biên tính px. Vào Window > Mask để mở bảng Mask Feather = 0 78
  14. Feather = 5 px 2.3. Loại bỏ mặt nạ lớp Ðơn giản chỉ click vào Mask và kéo vào thùng rác . Một hợp thoại xuất hiện cho các quyền lựa chọn: - Nếu chọn Apply: Mask sẽ được xóa và layer sẽ thay đổi như hiển thị hiện hành. - Nếu chọn Discard (phiên bản photoshop mới là Delete): Mask sẽ được xóa và layer sẽ hiển thị như lúc chưa áp dụng Mask. - Nếu chọn Cancel: Bỏ qua tác hoạt xóa Mask. * Hiển thị Mask Mask nằm cạnh layer như 1 "thumnail" đôi khi quá nhỏ để xem. Muốn hiển thị Mask, giữ phím Alt + double Click vào Mask. 79
  15. * Mức độ đậm đặc (density) của Mask Nếu muốn thay đổi độ đậm đặc (density) của Mask, thay vì tô màu đen ta có thể tô màu xám. Tùy theo mức độ xám ta được mức độ đậm đặc của Mask. Ví dụ nếu tô màu xám 50% (128), ta sẽ được Mask che chắn 50% và trong suốt 50%. * Vector Mask Mask cũng có thể là các dạng hình học được tạo ra từ các công cụ tạo Shape bằng cách vào Layer / Add Vector Masks / Reveal(hide) All. * Sử dụng nhiều Mask Ta có thể áp dụng nhiều Mask cùng lúc. Tuy nhiên trong mỗi một thời điểm chỉ có thể sử dụng 1 Mask mà thôi Mask nào ở phía trước được áp dụng mask ở phía sau muốn được áp dụng phải "disable" Mask ở trước . Tuy nhiên nếu có Vector Mask thì Vector Mask sẽ được ưu tiên áp dụng. Ví dụ minh họa sử dụng Mask và Vector Mask cùng lúc 80
  16. Ví dụ minh họa Disable Mask phía trước và phía sau * Ðể kết hợp nhiều Mask Muốn sử dụng nhiều Mask (không có Vector Mask) thì ta dùng Layer Group. Chọn Layer nhấn tổ hợp Ctrl+G để tạo Layer Group sau đó áp dụng Mask lên Group. 3. Bài tập thực hành * Bài tập số 01: Thực hiện tách nền ảnh sau đây: * Trình tự thực hiện tách nền: 81
  17. Bước Nội dung Thao tác Yêu cầu Mở ảnh cần tách 1 - Chọn File ð Open (Ctrl + O) - Mở được đúng ảnh nền - Chọn Window ð Channels ð - Chọn được kênh Chọn kênh có độ tương phản tốt có độ tương phản nhất, giữa nền và ảnh tốt nhất, Xác định kênh 2 - Nhân bản kênh chọn: Nhấn phải màu có độ tương chuột tại kênh ð Duplicate - Tạo ra kênh alpha phản tốt nhất Channel ð As: alpha ð OK từ kênh chọn - Chọn kênh alpha ð Image ð - Mở được hộp thoại Adjustments ðLevels (Ctrl + L), Levels, - Điều chỉnh mức độ tương phản Điều chỉnh độ trong Input Levels: Kết hợp 3 - Điều chỉnh được 3 tương phản mức điều chỉnh sao cho độ tương độ tương phản giữa phản giữa nền và ảnh là tốt nhất nền và ảnh tốt nhất ð OK (có thể thực hiện 2,3 lần) - Chọn Image ð Adjustments ð - Hoán đổi được Invert (Ctrl + I), màu nền và ảnh, 4 Hoán đổi vùng - Dùng công cụ Eyedropper lấy - Tô kín được chọn màu trắng (I), những vùng ảnh còn - Dùng công cụ Brush tô những màu xám vùng ảnh còn màu xám (B) - Giữ phím Ctrl ð Chọn kênh alpha, - Tạo được một Layer mới không 5 Nhân bản Layer còn màu nền (màu - Chọn kênh RGB, nền trong suốt) - Chọn Layer ð New ð Layer 82
  18. Bước Nội dung Thao tác Yêu cầu Via Copy (Ctrl + J) - Chọn File ð Save (Ctrl + S), Lưu file ảnh - Lưu được file ảnh 6 - Format: PNG(*.PNG;*.PNS) ð *.PNG *.PNG Save ð OK * Bài tập số 02: Thực hiện tách nền sau 83
  19. BÀI 7: LÀM VIỆC VỚI VĂN BẢN Mã bài: MĐCNTT25-07 Mục tiêu: - Thao tác nhập được text vào hình ảnh bằng tiếng việt ; - Tạo được hiệu ứng cho text. - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung chính: 1. Giới thiệu về văn bản trong Photoshop Text là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong Photoshop, cũng có thể chọn nhanh công cụ này bằng phím tắt T. Văn bản trong Photoshop sẽ làm rõ thêm các hình ảnh được xử lý. Giúp cho hình ảnh được tường minh hơn. 2. Các thao tác với công cụ Text * Công cụ Horizontal Type Tool Trước tiên tạo một file với thông số sau: Width: 800px, Height: 500px; Background: White, resolution: 72 Pixels/inch. – Sau khi chọn công cụ, sẽ chọn một số chức năng mà đã đánh dấu trên thanh tùy chọn như sau: Thanh tùy chọn công cụ Type Tool - A: Chọn font chữ. - B: Chọn kiểu chữ, tùy thuộc vào từng loại font. - C: Chọn cỡ (size) chữ. - D: Chọn chế độ canh lề trái, giữa hoặc phải, hình minh họa là chế độ canh giữa. - E: Chọn màu chữ. - F: Mở bảng Paragraph, để sử dụng nhiều chức năng khác. Sau khi chọn xong thực hiện như sau: Cách 1: 84
  20. Nhấp chuột vào file ảnh rồi gõ văn bản bình thường, lúc này trên Layer Panel, Photoshop CS6 sẽ tự động tạo thêm một layer text (hình thumbnail là chữ T) nằm trên layer Background. Chú ý: Khi nhập văn bản bằng cách này phải ngắt dòng bằng phím Enter, những phần vượt ngoài phạm vi file ảnh sẽ bị khuất đi. Khi gõ xong nội dung cần thiết bấm Ctrl – Enter hoặc chọn một công cụ khác bất kỳ (thường là công cụ Move) để thoát khỏi công cụ gõ văn bản Type Tool.Có thể chỉnh sửa lại nội dung đã nhập bằng cách nhấp đúp chuột vào hình thumbnail của layer trên Layer Panel (ngay hình thumbnail nhé, nếu nhấp kế bên là đổi tên layer chứ không phải sửa nội dung, càng không phải nhấp vào con mắt), khi đó công cụ Horizontal Type Tool sẽ được kích hoạt và có thể chỉnh sửa gì tùy ý từ font, màu, size… Hoặc bằng cách khác, chọn công cụ Horizontal Type Tool trước rồi nhấp chuột vào ngay dòng chữ trên file ảnh, khi đó muốn sửa chữ nào thì bôi chọn chữ đó, muốn chỉnh sửa gì đó thì cứ làm không ai cấm cản cả. Sửa xong rồi thì bấm Ctrl – Enter để thoát, không thoát thì coi chừng phải gõ lại từ đầu, muốn đặt dòng chữ ở đâu trên file ảnh là tùy ý, dùng công cụ Move Tool để dời nó đi. Có thể mở bảng Paragraph (nhấp chọn nút ở khu tôi đánh dấu F bên trên) để sử dụng thêm một số chức năng khác như kéo dãn khoảng cách chữ; khoảng cách dòng, chuyển thành chữ in hoa, chữ lũy thừa… bôi chọn chữ nào muốn chỉnh sửa rồi nhấp vào biểu tượng của nó. Cách 2: Nhấp giữ và rê chuột để tạo một khung chữ nhật rồi nhập văn bản vào đó. Bằng cách này thì văn bản sẽ tự xuống dòng trong phạm vi khung chữ nhật. Nếu văn bản quá dài thì phần dưới sẽ bị khuất, kéo khung rộng ra để hiển thị thêm. Có thể xoay cả đoạn văn bản đi một góc tùy ý bằng cách đưa trỏ chuột ra ngoài khung bao, gần vị trí nút vuông trung điểm của hai cạnh đứng, khi đó sẽ xuất hiện một mũi tên cong 2 đầu và rê chuột để xoay văn bản. Ngoài ra có thể uốn cong văn bản theo một dạng nào đó bằng cách chọn nó xong nhấp nút Create wrapped text trên thanh tùy chọn (biểu tượng nằm giữa chữ E và F trên hình mnh họa). Thay đổi các lựa chọn trong cửa sổ wrap text để xem kết quả. * Công cụ Vertical Type Tool: Cũng giống như Horizontal nhưng nó tạo ra chữ theo chiều dọc * Công cụ Horizontal Type Mask Cũng giống như Horizontal Type Tool, có thể nhập văn bản nhưng khi bấm Ctrl – Enter hoặc chọn công cụ Move để thoát khỏi công cụ này thì sẽ tạo ra một “vùng chọn dạng chữ” chứ không phải tạo ra chữ. 3. Các thuộc tính của Text * Sử dụng Palette Charater 85
nguon tai.lieu . vn