Xem mẫu

  1. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ -----š›&š›----- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN :THIẾT KẾ ĐỒ HỌA QUẢNG VÀ IN ẤN NGHỀ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 245/QĐ-CĐNKTCN ngày 23 tháng 10 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Hà Nội, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU : MĐCNTT 21 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hiệnnayđồhoạứng dụng làmộttrongnhữngchươngtrìnhthông dụngnhất,nóđãgópphầnquantrọnglàm chogiaotiếpgiữaconngườivàmáytínhtrởnênthân thiệnhơn.Thậtvậy,giao diệnkiểuvănbản(text)đãđượcthaythếhoàntoànbằnggiaodiệnđồ hoạ,cùngvớicôngnghệ đaphươngtiện(multimedia)đãđưa ngànhCông NghệThông Tinsang một phiên bản mới. Cuốn tài liệugiảng dạynày, tôi muốn mang lại cho bạn đọc các cơsởlý thuyết , kỹ năng thực hành về đồ hoạ ứng dụngtừđơngiảnnhấtnhưcácthuật toánvẽđườngthẳng,đườngtròn,đagiác,kýtự.....Tiếp đến các kỹthuật xén tỉa,các phép biếnđổi đồ hoạ.... Chúng ta lần lượt làm quenvớithếgiớimàusắcthông quacáchệmàu:RGB,CMYK, HSV....Phứctạp hơnnữa là các phép chiếu, các phương pháp xây dựng đườngcong và mặtcong cho đốitượng. Tàiliệugồmsáu bài, trongđó bàimộtgiúpbạncócáinhìntổng quanvề đồ họa ứng dụng, định hướng tương lai cho lĩnh vực này. Các bài tiếp theo, mỗi bàisẽlàmộtvấnđềtừđơngiảnđếnphứctạp.Cuốimỗibàiđềucóphầnbàitậpcho chúngtakiểm tralạikiếnthứcvừađọcđược. Bốcụcrõràng,hìnhảnhphongphú,đadạng.Dùchobạnchưatừngbiếtvềđồhoạ ứn g dụn ghaybạnđãnhiềunămlàm việctronglĩnhvựcnày,bạnđềucóthểnhậnthấyrằngcuốnsách nàylà một bộ thamkhảo đầy đủ các thông tin hữu ích và có tính chất thực tiễn cao. Trongquátrìnhbiênsoạnmặcdùđãcốgắnghếtsức nhưngvẫn khôngtránhkhỏinhững sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từquý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Trần Thị Vinh 2. Tập thể Giảng viên Khoa CNT Mọi thông tin đóng góp chia sẻ xin gửi về hòm thư tranthivinhvnn@gmail.com, hoặc liên hệ số điện thoại 0978113529 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................................... 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ......................................................................................................... 5 BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM CORELDRAW ...................................................... 6 1. Giới thiệu chung về CorelDraw .......................................................................................... 6 2. Các thao cơ bản với phần mềm CorelDraw........................................................................ 6 3. Nhóm công cụ tạo hình cơ bản .............................................................................................. 15 4. Nhóm công cụ hỗ trợ vẽ chính xác ........................................................................................ 17 BÀI 2: CÔNG CỤ HIỆU CHỈNH VÀ LỆNH BIẾN ĐỔI ....................................................... 21 1. Công cụ Pick Tool ................................................................................................................. 21 2. Công cụ Outline Tool ........................................................................................................ 21 3. Công cụ Shape Tool ............................................................................................................... 23 BÀI 3: MÀU SẮC VÀ VĂN BẢN TRONG CORELDRAW ............................................ 31 1. Sơ lược về mô hình màu ........................................................................................................ 31 2. Các phương pháp tô màu........................................................................................................ 32 3. Tạo văn bản trong CorelDraw ............................................................................................... 35 BÀI 4: HIỆU ỨNG ................................................................................................................ 43 1. Các phương thức tạo hiệu ứng ............................................................................................... 43 3. Các Hiệu ứng Distortion, Contour, Lens, Transparancy, Power Clip ................................. 47 1. Thao tác Import....................................................................................................................... 59 2. Thao tác Export....................................................................................................................... 59 3. Chuyển đổi ảnh Vector sang Bitmap ..................................................................................... 60 5. Xuất file sang dạng tách màu ................................................................................................. 62 BÀI 6: THỰC HÀNH NÂNG CAO ..................................................................................... 63 1. Thiết kế danh thiếp, thiếp mời ............................................................................................... 63 2. Thiết kế biển quảng cáo ......................................................................................................... 66 3. Thiết kế logo, catalog ............................................................................................................. 72 4. Thiết kế con dấu...................................................................................................................... 72 5. Thiết kế menu thực phẩm, đồ uống ....................................................................................... 73 PHỤ LỤC CÁC PHÍM TẮT SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HỌA ......................... 75 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun:Thiết kế đồ họa quảng cáo và in ấn Mã mô đun: MĐCNTT 21 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Mô đun này thuộc các môn học cơ sở, được bố trí học trước các mô đun chuyên ngành. - Tính chất: là mô đun cơ sở chuyên môn nghề Công nghệ thông tin; - Ý nghĩa và vai trò mô đun này đảm bảo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của nghề. Mục tiêu của mô đun - Về kiến thức + Mô tả được điểm ảnh, độ phân giải, ảnh vector, ảnh bitmap, hệ màu trong đồ họa; + Lựa chọn được các thao tác, kỹ thuật trên đối tượng đồ hoạ vector bằng CorelDraw; + Sử dụng được các công cụ, phương pháp thiết kế trong Corel Draw để tạo các sản phẩm đồ họa đơn giản và thông dụng. - Về kỹ năng: + Thực hiện được các công cụ trong phần mềm CorelDraw để xử lý các đối tượng đồ họa cơ bản; + Sử dụng được các hiệu ứng, màu sắc, lệnh biến đổi trong tạo các đối tượng đồ họa; + Lựa chọn được các kỹ thuật, phương pháp trong phần mềm Corel Draw để tạo ra các sản phẩm: Logo, tờ rơi, card Visit, biển quảng cáo, các thông báo…; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường; + Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân; + Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm; + Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng; + Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp; + Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động. Nội dung của mô đun Thời gian (giờ) TT Tên các bài trong mô đun LT TH KT Tổng 1 Giới thiệu về phần mềm CorelDraw 5 3 2 2 Công cụ hiệu chỉnh và lệnh biến đổi 10 3 6 1 3 Công cụ tô màu và tạo văn bản 10 3 6 1 4 Hiệu ứng 10 2 8 5 Kết xuất hình ảnh 3 1 2 6 Thực hành nâng cao 22 3 18 1 Cộng 60 15 42 3 5
  6. BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM CORELDRAW Mã bài: MĐCNTT 21.01 Giới thiệu Corel hay còn gọi là CorelDraw là một phần mềm đồ họa vector, có chức năng gần giống với illustrator. Hiểu một cách đơn giản Corel là phần mềm cho phép người dùng sử dụng các công cụ có sẵn để có thể tạo ra những đối tượng vector khác nhau. Nếu chưa hiểu về đồ họa vector thì có thể hình dung như sau. Trong đồ họa thì người ta chia làm hai loại bao gồm bitmap và vector. Trong đó bitmap là cách quản lí ảnh hay đối tượng bằng các điểm ảnh(pixel).Ví dụ các bức ảnh chụp bằng điện thoại, máy ảnh.Hay các đối tượng khác được xuất ra dưới dạng bitmap như jpg, png, jpeg. Còn với vector thì hình ảnh được tạo ra bởi các thuật toán tô màu dựa trên giới hạn của các đường line khi người dùng tạo ra trong quá trình sử dụng các phần mềm đồ họa vector. Và một điều đặc biệt của đồ họa vector đó là có thể thu phóng đối tượng của mình ở bất kì một kích thước nào mà không lo bị vỡ hình. Mục tiêu Học sinh làm quen với phần mềm Corel Draw Học sinh sử dụng được các công cụtạo hình cơ bản, công cụ hỗ trợ vẽ… Nội dung 1. Giới thiệu chungvề CorelDraw * Các phiên bản của CorelDraw hiện nay CorelDRAW 12 CorelDRAW x3 CorelDRAW x4 CorelDRAW x5 CorelDRAW x6 CorelDRAW x7 CorelDRAW x8 CorelDRAW 2017 CorelDRAW 2019 CorelDRAW 2020 Trong tài liệu nay sử dụng CorelDRAW x8 Phiên bản hiện thời của CorelDraw Graphics Suite X8 chứa các gói sau: CorelDraw® X8: Phần mềm biên tập đồ họa vectơ và chỉnh sửa trang. Corel® PHOTO-PAINT™ X8: Phần mềm chỉnh sửa ảnh. Corel® CAPTURE™ X8: Cho phép nhiều chế độ thu nhận hình ảnh. Corel® CONNECT™: Công cụ tìm kiếm nội dung. Corel® PowerTRACE™ X8: Chuyển đổi ảnh raster sang đồ họa vectơ. Corel® Website Creator™*: Công cụ thiết kế Website. PhotoZoom Pro 4†: Công cụ cho việc mở rộng hình ảnh kỹ thuật số. ConceptShare™: Công cụ tương tác trực tuyến. 2. Các thao cơ bản với phần mềm CorelDraw Giao diện khởi động của CorelDRAW với các vùng làm việc chính: 6
  7. Một số các chi tiết trên giao diện khởi động: Tạo file mới: Ctrl + N hoặcFile - New 7
  8. Giao diện làm việc CorelDRAWX8 Thay đổi màu sắc giao diện làmviệc: Đểthayđổigiaodiệnlàmviệc,CorelDRAWX8chophépthayđổimàusắcvới4 màuchính.CácbạnvàoTool/Option(Ctrl+J) - Workspace -Appearance(Mặcđịnh themesửdụnglàLight,nêndùngmàublacksẽdễsửdụnghơn). 8
  9. Thanh Menu Trong mỗi thanh menu: · Lệnhbịmờlàlệnhkhôngthểthựchiệndochưa thỏa mãn điềukiện · Chứcnăngmàuđensángrõlàchứcnăngcóthể thựchiện. · Chứcnăngcódấu...cuốilàchứcnăngsaukhi nhấp vào thì cần thực hiện các điều kiện ràng buộc. Tóm tắt các lệnh trong công cụ Toolbox, đây là thanh công cụ quan trọng nhất trong Corel với 16 nhóm công cụ mặc định: 9
  10. Phân loại đối tượng trong CorelDraw Phân loại: Có 4 loại đối tượng cơ bản - Đối tượng là chữ viết – Text - Đối tượng là các hình Corel cho sẵn - Đối tượng là các hình được xây dựng bởi các công cụ vẽ hình – người dùng tự vẽ - Đối tượng bảng (Table). Chuyển đổi qua lại giữa các đối tượng: Tất cả các dạng đối tượng đều có thể đưa về dạng đối tượng tự vẽ bằng các nhấp Ctrl + Q (Convert to Curves) Các thao tác cơ bản với CorelDraw Lưu file File - Save -Save As… (Ctrl +S) Nhấp chọn biểu tượng trên thanh công cụ Standard Hộp thoại lưu file xuất hiện 10
  11. CorelDRAW chỉ đọc được những file có phiên bản ngang hoặc thấp hơn phiên bản đang được sử dụng, vì vậy lúc lưu file cho sang máy có phiên bản CorelDRAW thấp hơn cần hạ phiên bản bằng hoặc thấp hơn máy đọc file. Mở các công cụ hỗ trợ - Thước: Vào View - Ruler - cho phép bạn xem và đo kích thước các đối tượng đang hiển thị trên màn hình làm việc. - Đường lưới: Vào View - Grid -Document Grid - khi bạn nhấp chọn công cụ hỗ trợ này thì vùng làm việc sẽ được chia nhỏ bới một hệ thống đường lưới, điều này giúp cho bạn có thể làm việc một cách chính xác hơn với các đối tượng. - Đường hướng dẫn vị trí: vào View\ Guidelines - đường dẫn, nằm ở vị trí thanh thước, để có guidelines, nhấp chuột và thanh thước rồi rê vào vùng làm việc.Để xóa, nhấp chọn và nhấn Delete. Tất cả công cụ hỗ trợ này chỉ có tác dụng trên màn hình, chúng sẽ không hiển thị khi chúng ta in ấn. Tạo chế độ bắt dính View - Snap to - Snap to Objects: Bắt dính View - Snap to - Guide lines: Đường lưới 11
  12. Chế độ này cho phép các chúng ta đưa một đối tượng đến gần đường lưới, Guidelines hay một đối tượng nào đó thì đối tượng tự động bắt dính lấy, chúng ta sử dụng chế độ này khi cần tạo một vị trí chính xác để đặt đối tượng. Để huỷ bỏ các chế độ, vào lại đường dẫn cũ và huỷ bỏ tùy chọn. Định dạng trang thiết kế Cách 1: Chọn công cụ Pick tool, không chọn đối tượng nào, trên thanh Property chúng ta có: Cách 2: Vào menu Layout - chọn Page setup Tô màu nền cho trang thiết kế + Nhấp menu Layout - Page Background + No back ground: không có màu nền + Solid: tô một màu + Bitmap: tô nền trang thiết kế bằng hình ảnh Nhãn trang Khi kích chuột phải vào nhãn trang hoặc nhấp vào menu Layout, chúng ta có một số chức năng như sau: + Rename page: Đặt tên trang + Insert page after: Chèn thêm 1 trang vào sau trang hiện tại + Insert page before: Chèn thêm một trang vào trước trang hiện tại + Delete page: Xóa trang + Switch page Orientation: Đổi hướng trang dọc, ngang Thao tác căn chỉnh vị trí các đối tượng Để căn chỉnh các đối tượng, dùng công cụ Picktool bao chọn các đối tượng (Hoặc nhấp phím Shift lần lượt chọn các đối tượng). Đối tượng chọn cuối cùng sẽ được dùng làm tiêu chuẩn để các đối tượng khác căn chỉnh theo. Các phím sử dụng cho căn chỉnh: L: Căn trái R: Căn phải 12
  13. C: Căn giữa theo chiều thẳng đứng oy B: căn bằng bên dưới đối tượng T: Căn bằng vị trí trên đối tượng E: Căn giữa theo chiều ngang ox P: căn đồng tâm các đối tượng với nhau và với trang in Có thể kết hợp nhiều lệnh theo chiều ox và oy đồng thời Quản lý đối tượng - Quản lý nhóm trong CorelDRAW: Đối với các đối tượng bất kz: Sau khi tạo lập đối tượng, muốn gộp lại thành nhóm để quản lý: Dùng Pick tool đánh dấu các đối tượng cần gộp nhóm. Nhấp Ctrl + G (Hoặc nhấp chọn biểu tượng Group trên thanh công cụ): Trong trường hợp nếu các đối tượng chọn tất cả là Text thì bắt buộc phải nhấp Ctrl + G Để rã cách đối tượng (Bỏ Group) chúng ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + U hoặc nút công cụ: Đối với riêng Text: Corel quản lý theo các đoạn văn bản hoặc textbox. Để tách đạn văn bản ra thành nhiều đoạn: Nhấp chọn đoạn văn bản và nhấp Ctrl + K, Nhấp liên tục đoạn chữ sẽ tách nhỏ ra thành các kỹ tự riêng biệt. Để nối các đoạn văn bản: Nhấp Ctrl + L. Các lớp hiển thị Một đối tượng chúng ta nhìn thấy trên màn hình là tổng hợp của các lớp. Ví dụ như hình ảnh hình bình hành có 2 màu xanh - đỏ bên dưới. Nó có thể là tổ hợp của hai hình bình hành màu đỏ và màu xanh, trong đó hình màu xanh gần với mắt hơn và che đi phần của hình màu đỏ Mặc định trong Corel, đối tượng nào được tạo ra sau cùng sẽ nằm bên trên đối tượng được tạo ra trước đó.Ví dụ như màu xanh nằm trên và che đi 1 phần màu đỏ. Để thay đổi các trật tự trên chúng ta dùng các tổ hợp phím: Ctrl - Shift + PgUp: Đưa đối tượng lên trên trên cùng. Ctrl - Shift + PgDn: Đưa đối tượng xuống dưới dưới cùng. 13
  14. Sao chép đối tượng Có 3 phương pháp sao chép đối tượng trong 1 hay nhiều tập tin: Sử dụng sao chép truyền thống: Chọn biểu tượng cần sao chép, nhấp Copy (Ctrl +C), sau đó nhấp Paste (Ctrl + V) để nhân đôi đối tượng, dán vào vị trí mới. Dùng công cụ Pick Tool, nhấp chọn đối tượng, sau đó rê chuột tới vị trí mới, nhấp chuột phải trước khi thả chuột trái (hoặc nhấp phím Space rồi thả chuột trái). Dùng phím +: chọn đối tượng, sau đó trên bàn phím số, nhấp phím +, đối tượng sẽ được nhân đôi và chồng khít lên đối tượng ban đầu. Object Manager Tool - Object Manager hoặc Windows/Dockers/Objectmange dùng để quản lý đối tượng theo Layer – Lớp 14
  15. Với Object Manager chúng ta có thể quản lý toàn bộ các đối tượng trong vùng làm việc, như thêm, bớt, xóa, tổ chức các Object, tổ chức Layer, cài đặt trang, cài đặt hiển thị cho CorelDRAW X8. 3. Nhóm công cụ tạo hình cơ bản Nút: (Node) - Là những điểm hình vuông (nhỏ) nằm cuối của một phân đoạn (thẳng hay cong). - Đưa chuột vào nút, chuột sẽ biến đổi thành hình mũi tên đen và dấu cộng. Đây chính là cách đơn giản để nhận biết nút. Điểm uốn Có 3 loại điểm uốn, chúng ta có thể thấy ở trên thanh Property: - Make Node a Cusp: tạo một điểm uốn nhọn. - Make Node smooth: tạo một điểm uốn trơn. - Make Node Symmetrical: tạo một điểm uốn đối xứng. Điểm khiển Mỗi nút trên đường cong (khi chọn nút đó bằng shape tool), sẽ xuất hiện điểm khiển. Sử dụng điểm khiển kết hợp với điểm uốn để tạo ra những đường cong khác nhau Biến đường thẳng thành đường cong - Vẽ một đoạn thẳng. 15
  16. - Đưa chuột đến một trong hai điểm đầu mút, chuột sẽ biến thành một mũi tên đen với dấu cộng, đây chính là điểm nút của đoạn thẳng. - Nhấp vào công cụ Shape tool trên thanh công cụ (đoạn thẳng biến đổi thành mộtđường màu nhạt, điều này cho biết nó đã sẵn sàng để biến đổi). - Chọn nút được vẽ cuối cùng (bên phải) của đoạn thẳng, sau đó nhấp vào biểu tượng Convertline to curve , hai điểm khiển sẽ xuất hiện, rê điểm khiển để biến đổi đoạn thẳng thành đường cong theo ý của bạn. * Chọn nút - Dùng công cụ Shape tool nhấp vào nút - Để chọn nhiều nút, rê Shape tool bao quanh các nút cần chọn hoặc nhấn giữ phím Shift, nhấp chọn lần lượt các nút. Để biến đổi các hình khác như hình chữ nhật, hình tròn..thành các đường cong tự do, nhấp vào menu Arrange - Convert to curve (Ctrl + Q) sau đó thực hiện như đối với đoạn thẳng. Thêm nút, bớt nút - Dùng công cụ Shape tool nhấp vào điểm cần thêm nút hoặc nhấp vào nút muốn xóa - Nhấp đôi hoặc nhấp vào các biểu tượng thêm nút, bớt nút trên thanh Property Nối hai nút thành một nút - Chọn 2 nút cần nối, (hai nút này phải nằm ở hai đầu mút của đối tượng hoặc thuộc hai đốitượng khác nhau). - Nhấp vào biểu tượng Join two Nodes Nối hai nút bằng một đoạn thẳng - Chọn 2 nút cần nối - Nhấp vào biểu tượng Extend curve to close - Rê chuột để kéo Nếu hai nút nằm trên hai đối tượng riêng biệt, phải kết hợp chúng lại bằng cách nhấp Arrange - Combine trước khi nối 16
  17. 4. Nhóm công cụ hỗ trợ vẽ chính xác - Công cụ Freehand (F5): Chọn công cụ Freehand trên hộp công cụ. - Vẽ đoạn thẳng: Nhấp vào một điểm nào đó trên trang Drawing để bắt đầu và nhấp vào một điểm khác để kết thúc (xác định điểm đầu - điểm cuối). Giữ phím Ctrl khi vẽ, bạn sẽ có các đường thẳng theo chiều ngang, chiều thẳng đứng hoặc đoạn thẳng có góc tạo với phương nằm ngang 15 độ, 30- 45- 60 độ… - Vẽ đường gấp khúc: Nhấp đôi tại điểm cuối của đoạn thẳng, bạn sẽ có một đoạn thẳng mới nối vào đoạn cũ. Nếu điểm nhấp cuối cùng trùng với một điểm khác (chuột biến thành mũi tên đen chỉ xuống), bạn sẽ có một đối tượng khép kín. - Vẽ đường bất ký: Rê công cụ - Công cụ 2 - Point Line: Vẽ đường thẳng bằng cách xác định điểm đầu điểm cuối. Có thể kết hợp với phím Ctrl. - Công cụ Bezier: + Vẽ đoạn thẳng: Nhấp vào một điểm nào đó để bắt đầu và nhấp vào một điểm khác để kết thúc. + Vẽ đường cong: Nhấp và giữ chuột sau khi xác định điểm đặt. Khi vẽ có thể kết hợp với phím C và click đúp chuột khi vẽ. Nhấp Enter hoặc Space để kết thúc. - Công cụ Artistic Media (I): Chọn trên thanh Property các kiểu hình sau: Preset: Giúp vẽ các kiểu đường cong bằng các loại hình nét cọ Brush: Vẽ nét theo các loại hình đặc biệt như kiểu mũi tên.. Sprayer: Vẽ với các hình đặc biệt như cá vàng, lá cây, bong bóng, kẹo.. Calligraphic: Vẽ bằng đầu bút dẹt. Pressure: Vẽ bằng đầu bút tròn 17
  18. Độ mềm của nét Độ lớn của nét Các kiểu nét Công cụ Pen Cách vẽ tương tự như công cụ Bezier nhưng khi di chuyển công cụ, có một đoạn nét kéo theo như công cụ Freehand tool, Lúc vẽ có thể kết hợp với phím Ctrl và Alt để tăng thêm sự hiệu quả. Nhấp đôi hoặc nhấp phím Space để kết thúc. Công cụ Polyline, Point Curve, Smart Drawing, Smart fill Công cụ Polyline: Cách vẽ tương tự như công cụ Freehand tool nhưng cho phép vẽ các đoạn thẳng liên tiếp. Công cụ Point Curve: Nhấp tại một điểm để bắt đầu, rê chuột đến địa điểm mới – thả chuột Tiếp tục kéo chuột, một cung tròn kéo theo, nhấp để kết thúc Công cụ Smart Drawing: Vẽ thông minh Vẽ hình dạng bất kỳ, phần mềm sẽ đoán ý đồ của người dùng để dựng nên hình đó. Công cụ Smart fill: Lấp đầy thông minh Lấy đường biên xung quanh vùng được chọn để xây dựng nên 1 hình mới. Nhóm hình khối cho sẵn Vuông, tròn, đa giác, sao….. Kết hợp với thanh công cụ để vẽ các hình mà phần mềm đã xây dựng. Lúc vẽ nhấn phím Ctrl kết hợp với chuột sẽ được các hình cân đối. 18
  19. 5. Bài tập thực hành Bài tập số 01: Sử dụng công cụ FreeHand Tool và Bezier Tool kết hợp chức năng bắt điểm lưới vẽ các mẫu hình sau: Bài tập số 02: Sử dụng công cụ tạo hình cơ bản kết hợp chức năng bắt điểm lưới vẽ các mẫu hình sau đó tô màu mẫu hình kín palette màu. Bài tập số 03: Sử dụng các công cụ cơ bản vẽ các mẫu hình, sau đó tô màu mẫu hình kín bằng palette màu Bài tập 04:Thực hành vẽ quả bóng đá. 19
  20. Bài tập 05:Sử dụng công cụ vẽ cơ bản kết hợp với chức năng bắt điểm lưới, công cụ hiệu chỉnh đồng thời sử dụng công cụ Shape vẽ lại các mẫu hình sau: 20
nguon tai.lieu . vn