Xem mẫu

  1. BM31/QT02/NCKH&HTQT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA 2D NGÀNH/NGHỀ: THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ WEBSITE TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA 2D NGÀNH/NGHỀ: THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ WEBSITE TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Võ Thị Lắm Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Công nghệ thông tin Email: vothilam@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Thiết kế đồ họa 2D được biên soạn theo đề cương Chương trình đào tạo của Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo trình giới thiệu giao diện, công cụ, các lệnh trong phần mềm Illustraotor CS6. Phần mềm Illustrator có độ chính xác và uyển chuyển cao, dễ dàng áp dụng từ các mẫu thiết kế nhỏ cho đến các dự án lớn và phức tạp. Ngoài ra, Adobe Illustrator còn phối hợp rất tốt với các phần mềm thuộc lĩnh vực đồ họa khác. Từ những công cụ, các lệnh trong Illustrator, bạn sẽ tạo ra được những sản phẩm như: tạo logo, poster, vẽ bản đồ, hình minh họa, thiệp, bao bì, tạo tranh hoạt hình và các công việc yêu cầu thiết kế khác. Cuốn sách này dùng làm tài liệu học tập cho học sinh bậc trung cấp ngành Thiết kế và Quản lý website. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Công nghệ thông tin, đồng nghiệp, hội đồng đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhà trường để cuốn giáo trình sớm được hoàn thành. Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn Chủ biên Võ Thị Lắm
  5. Mục lục Tổng quan về phần mềm Illustrator .....................................................................1 1.1 Không gian làm việc .............................................................................................. 1 1.2 Các Panel Tools, Preferenves và Presets ............................................................... 3 1.3 Làm việc với menu File .........................................................................................6 1.4 Công cụ quan sát ..................................................................................................15 Layer và các công cụ vẽ ....................................................................................19 2.1 Panel Layer ..........................................................................................................19 2.2 Công cụ Selection ................................................................................................ 26 2.3 Công cụ vẽ tự do ..................................................................................................28 2.4 Công cụ Pen .........................................................................................................33 MỘT SỐ BÀI TẬP ỨNG DỤNG .............................................................................41 Các phép biến đổi đối tượng...............................................................................44 3.1 Bảng Pathfinder ...................................................................................................44 3.2 Transform đối tượng ............................................................................................ 47 MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG .................................................................................52 Màu sắc và Đường viền ......................................................................................55 4.1 Màu tô nền và tô viền .......................................................................................... 55 4.2 Panel Color ..........................................................................................................58 4.3 Panel picker..........................................................................................................60 4.4 Panel Swatch ........................................................................................................61 MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG .................................................................................64 Brush VÀ Symbol .............................................................................................. 71 5.1: Brush ...................................................................................................................71 5.5.1. Bảng Brush..................................................................................................71 5.1.2. Các thư viện Brushes ..................................................................................72 5.1.3. Tạo Brush ....................................................................................................73 5.2: Symbol ................................................................................................................77 5.2.1. Bảng điều khiển Symbols ...........................................................................77 5.2.2. Các thư viện Symbol ...................................................................................78 5.2.3. Ánh xạ ảnh Symbol vào các đối tượng 3D .................................................79 5.2.4. Tạo symbol..................................................................................................81 MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG .................................................................................82 Các lệnh hiệu chỉnh ............................................................................................ 85 6.1 Tạo mặt nạ Clipping Mask ..................................................................................85 6.2 Tô màu chuyển sắc Gradient ...............................................................................89 MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG .................................................................................94 Text và hiệu ứng .................................................................................................96 7.1 Các dạng công cụ Type........................................................................................96 7.2 Text theo đường path ........................................................................................... 99
  6. 7.3 Làm cong text bằng Envelope Distort ...............................................................101 7.4 Chuyển đổi text thành outline ............................................................................104 7.5 Hiệu ứng cho đối tượng .....................................................................................104 BÀI TẬP ÁP DỤNG ...............................................................................................108
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA 2D Mã môn học: MH2101402 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 41 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 30 giờ; Kiểm tra: 4 giờ) Đơn vị quản lý môn học: Khoa Công nghệ Thông tin I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: là môn học được bố trí học kỳ 1 – cơ sở - Tính chất: là môn học lý thuyết thuộc nhóm môn học bổ sung II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức:  Trình bày cách sử dụng công cụ trong Illustrator.  Mô tả giao diện làm việc trong Illustrator  Phân biệt các lệnh trong bảng Pathfinder.  Phân biệt các hiệu ứng trong Illustrator.  Vận dụng các công cụ và hiệu ứng để tạo ra sản phẩm trong Illustrator. - Về kỹ năng:  Ứng dụng được phần mềm Illustrator để thực hiện lại các sản phẩm đồ họa: hình minh họa, bao bì, quảng cáo, thiệp.  Tạo được các trang web trong Illustrator. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Làm việc nghiêm túc  Thích thú, tìm tòi, sáng tạo sản phẩm cho riêng mình III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Tên chương, mục Lý TT Tổng số nghiệm, thảo Kiểm tra thuyết luận, bài tập Bài 1: Tổng quan về 1 phần mềm Illustrator 10 6 4
  8. Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Tên chương, mục Lý TT Tổng số nghiệm, thảo Kiểm tra thuyết luận, bài tập Bài 2: Layer và các 2 15 6 9 công cụ vẽ Bài 3: Các phép biến 3 10 6 2 2 đổi đối tượng Bài 4: Màu sắc và 4 10 6 4 Đường viền Bài 5: Brush & 5 10 5 5 Symbol Bài 6: Các lệnh hiệu 6 10 6 2 2 chỉnh Bài 7: Text và hiệu 7 10 6 4 ứng Cộng 75 41 30 4 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Tổng quan về phần mềm Illustrator Thời gian: 10 giờ 1. Mục tiêu: − Mô tả được giao diện của Illustrator − Tắt /mở các panel − Thực hiện các thao tác trong meu File: lưu, tạo mới, import, export,... − Trình bày được các công cụ quan sát. 2. Nội dung: 1.1 Không gian làm việc 1.2 Các Panel Tools, Preferenves và Presets 1.3 Làm việc với menu File 1.4 Công cụ quan sát Bài 2: Layer và các công cụ vẽ Thời gian: 15 giờ 1. Mục tiêu: − Trình bày được ý nghĩa panel layer và thực hiện các thao tác trong bảng layer
  9. − Trình bày ý nghĩa công cụ Selection − Vẽ sản phẩm khi dùng công cụ tự do hoặc pen − Hiệu chỉnh được đường cong 2. Nội dung: 2.1 Panel Layer 2.2 Công cụ Selection 2.3 Công cụ vẽ tự do 2.5 Công cụ Pen Bài 3: Các phép biến đổi đối tượng Thời gian: 10 giờ 1. Mục tiêu: − Trình bày được ý nghĩa của bảng Pathfinder, Transform − Tắt, mở được bảng Pathfinder, Transform − Hàn, cắt, lấy phần giao, bỏ phần giao, chia cắt các đối tượng − Biến đổi được đối tượng 2. Nội dung: 3.1 Bảng Pathfinder 3.2 Transform đối tượng Bài 4: Màu sắc và Đường viền Thời gian: 10 giờ 1. Mục tiêu: − Trình bày được cách tắt, mở các bảng màu − Tô màu viền và màu nền cho đối tượng 2. Nội dung: 4.1 Màu tô nền và tô viền 4.2 Panel Color 4.3 Panel picker 4.4 Panel Swatch Bài 5: Brush & Symbol Thời gian: 10 giờ 1. Mục tiêu: − Trình bày cách tắt mở bảng Brush, Symbol − Tạo mới Brush và Symbol − Áp Brush cho đối tượng. − Áp Symbol cho đối tượng 3D 2. Nội dung:
  10. 5.1 Panel Symbol và Brush 5.2 Các thư viện Symbol và Brush 5.3 Ánh xạ Symbol vào đối tượng 3D 5.4 Tạo Symbol và Brush Bài 6: Các lệnh hiệu chỉnh Thời gian: 10 giờ 1. Mục tiêu: − Trình bày ý nghĩa của Clipping Mask − Cắt được hình bitmap − Tô màu chuyển cho đối tượng 2. Nội dung: 6.1 Tạo mặt nạ Clipping Mask 6.2 Tô màu chuyển sắc Gradient Bài 7: Text và hiệu ứng Thời gian: 10 giờ 1. Mục tiêu: − Trình bày các dạng công cụ Type − Tạo được text theo đường path − Biến dạng chữ theo đường bao − Chuyển text thành đối tượng − Tạo hiệu ứng cho đối tượng 2. Nội dung: 7.1 Các dạng công cụ Type 7.2 Text theo đường path 7.3 Làm cong text bằng Envelope Distort 7.4 Chuyển đổi text thành outline 7.5 Hiệu ứng cho đối tượng IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học máy tính 2. Trang thiết bị máy móc: máy chiếu, màn chiếu, hệ thống âm thanh 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: bảng, viết lông bảng hoặc phấn 4. Các điều kiện khác: máy cài phần mềm Illustrator
  11. V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: - Kiến thức:Trình bày lại ý nghĩa các công cụ và các hiệu ứng trong Illustrator - Kỹ năng: Vẽ các sản phẩm theo mẫu hoặc sản phẩm do tự học sinh sáng tạo bằng Illustrator - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận và chính xác trong các thao tác. 2. Phương pháp: Số cột Thời gian TT Phương pháp Hình thức kiểm thi tra Kiểm tra thường 01 Thực hành trên máy tính 2 xuyên 02 Kiểm tra định kỳ Thực hành trên máy tính 2 03 Thi kết thúc môn học Thực hành trên máy tính 90 phút VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học: Lớp chuyên ngành Thiết kế & Quản lý website 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên: Trình bày thao tác mẫu, đặt vấn đề - Đối với người học: Lắng nghe, ghi chép, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra 3. Những trọng tâm cần chú ý: Các phép biến đổi đối tượng Clipping Mask trước khi đem in ấn Chú ý một số hiệu ứng trong illustrator 4. Tài liệu tham khảo: TT Tên tên giả Tên sách – giáo trình NXB Năm XB Nguyễn Đức Tự học Illustrator CS6 trong NXB Hồng 2013 1 Hiếu thiết kế đồ họa Đức Nhiều tác giả Tự học Illustrator CS5 NXB Giao 2011 2 thông vận tải VL.Comp Hướng dẫn tự học NXB Tự điển 2012 3 Coreldraw X6 Bách khoa
  12. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN TS. Phạm Đức Khiêm Lê Như Dzi Nguyễn Thị Thanh Giang
  13. Bài 1: Tổng quan về phần mềm Illustrator TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM ILLUSTRATOR Giới thiệu: Trong bài học đầu tiên sẽ giới thiệu về giao diện của Adobe Illustrator. Nó cung cấp cho em cái nhìn tổng quan về phần mềm Illustrator và những thao tác cơ bản như: tạo, lưu, xuất file và tắt mở các panel. Mục tiêu: − Mô tả được giao diện của Illustrator − Tắt /mở các panel − Thực hiện các thao tác trong meu File: lưu, tạo mới, import, export,... − Trình bày được các công cụ quan sát. 1.1 Không gian làm việc Illustrator khi lần đầu khởi động sẽ có giao diện như sau: Hình 1.1 Giao diện Illustrator Thanh menu Thanh menu chứa các đường dẫn đến các tính năng công cụ và lệnh của Illustrator cũng như một nút để mở bridge, một menu để chọn một Layout và một menu tắt để chọn các cấu hình Workspace khác nhau. Thanh trạng thái: Thanh trạng thái (status bar) được đặt ở mép trái dưới cùng Artboard. Khi xuất hiện,vùng này hiển thị ba tính năng đặc biệt: Mức phóng đại hiện hành của Artboard (hoặc mức zoom), các nút định hướng Artboard và một vùng hiển thị thông tin như được minh họa trong hình dưới đây: - Phóng đại: Vùng phóng đại hiển thị mức độ phóng đại của tài liệu có thể là bất kì số giữa 3,13% và 6400%. Sử dụng nút menu xổ xuống để điều chỉnh xác lập độ phóng đại. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1
  14. Bài 1: Tổng quan về phần mềm Illustrator - Định hướng Artboard: Khi nhiều Artboard được phát hiện, các nút first, previous, next và last được kích hoạt, cho phép bạn nhanh chóng nhảy đến hoặc chọn artboard mong muốn trong Workspace. Mức phóng to/thu Artboard hiện tại Vùng hiển thị nhỏ Hình 1.2: Thanh trạng thái trong illustrator - Vùng hiển thị: Vùng này có thể được tùy biến thông qua menu con Show của menu để hiển thị công cụ, ngày tháng và thời gian hiện hành, số lần undo và redo, Color proFile của tài liệu hoặc trạng thái của File được quản lý. Artboard Artboard là vùng hình chữ nhật màu trắng hiện hành trong Workspace xác định những gì sẽ được in như trong hình phía dưới, các đối tượng có thể được đặt hướng đến mép hoặc thậm chí bên ngoài các ranh giới Artboard nhưng chỉ các đối tượng bên trong Artboard mới in ra. Illustrator sẽ cho lập kích thước của các Artboard mỗi lần bạn tạo một File mới. Hình 1.3 Vùng Artboard trong illustrator Tùy biến Workspace Các dự án (project) khác nhau thường có thể đòi hỏi các cấu hình khác nhau của các Panel và công cụ bên trong Workspace. Trong Illustrator ta có thể tạo lưu các Layout tùy ý riêng của bạn và tái sử dụng chúng bất kì khi nào để lưu Workspace tùy ý riêng của mình, đầu tiên thiết lập Workspace theo cách của ta mong muốn và làm theo các bước sau đây: Bước 1: Chọn Window | Workspace | New Workspace. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2
  15. Bài 1: Tổng quan về phần mềm Illustrator Hình 1.4 Tùy biến cho Workspace Bước 2: Trong hộp thoại New Workspace vừa mở ra, nhập một tên cho Workspace mới này và nhấn nút Ok. Hình 1.5 Đặt tên cho Wordspace Bước 3: Để sử dụng Workspace mới, chọn tên của nó từ menu Window | Workspace. 1.2 Các Panel Tools, Preferenves và Presets Panel Tools Panel Tools có thể được mở rộng, được thu gọn, được làm ẩn, hiển thị, được neo và được mở để đặt trôi nổi tự do trong Workspace. Để thấy một tooltip hiển thị tên và phím tắt của một công cụ (chẳng hạn như P cho công cụ Pen), đặt chuột lên trên bất kỳ biểu tượng công cụ. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 3
  16. Bài 1: Tổng quan về phần mềm Illustrator Hình 1.6 Bảng công cụ Với Panel Tools bạn có thể thực hiện các thao tác sau: - Để làm ẩn hoặc hiển thị Panel Tools, chọn Windows | Tools. - Để sử dụng một công cụ, nhấp biểu tượng của nó để chọn nó. - Để mở neo và di chuyển Panel Tools vào Workspace, nhấp và rê nó từ tab trên cùng của nó. - Để chuyển đổi giữa sự hiển thị một cột hay hai cột, nhấp mũi tên kép trong thanh tab ở phần trên cùng của Panel Tools. - Để mở hộp thoại Option của một công cụ, nhấp đôi biểu tượng của công cụ. Preferences Để truy cập hộp thoại preferences như hình dưới đây: KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 4
  17. Bài 1: Tổng quan về phần mềm Illustrator Hình 1.7 Bảng preferences Chọn Edit | Preferences | General và sau đó chọn một trong các tùy chọn từ hộp thoại. Presets Menu Edit chứa một danh sách các tùy chọn Preset liên quan đến các xác lập mặc định Illustrator sử dụng khi tạo các độ trong suốt được làm phẳng, tạo các ảnh tracings, in, tạo các File PDF và xuất các File SWF. - Các Preset transparency flattener: Khi một tài liệu chứa độ trong suốt, ta có thể xác định và tự động hóa các File được làm phẳng (flatte) như thế nào khi lưu và xuất File để in và dành cho File PDF cũng như xuất các File sang các định dạng khác nhau vốn không hỗ trợ độ trong suốt. Theo mặc định, có sẵn ba độ phân giải: high, medium và low. Sử dụng high cho tất cả bản in và cá bản in tử chất lượng cao; medium cho các bản in thử trên màn hình và các File in sang các máy in màu postScdipt; và low để xuất bản các File web xuất sang SVG, hoặc File cần xuất trên các máy in desktop đen trắng. - Presets Print: Khi in, bạn có thể tạo các xác lập in nhanh thông qua hộp thoại File | Print hoặc bạn có thể tạo và sử dụng Print Presets tùy ý hoặc các xác lập xuất để làm cho nội dung in phù hợp với các máy in cụ thể. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 5
  18. Bài 1: Tổng quan về phần mềm Illustrator Hình 1.8 Bảng tùy chỉnh trước khi in Illustrator có hai File Preset in: một default và hai là web | video | mobile. Biên tập các File này thông qua hộp thoại Print Presets. Hình 1.9 Bảng Print Preset - Các Preset adobe PDF: Tự tạo một PDF từ ảnh, có một số xác lập có thể chỉnh sửa để quyết định chất lượng và kích cỡ File của PDF. Những xác lập này được lưu trữ trong File adobe PDF Preset. Để ngăn làm mất dữ liệu khi mở lại các File PDF trong Illustrator, chọn Preset Illustrator deafult. Nếu không chọn high quality Print hoặc một trong các tùy chọn Preset khác để tạo các File PDF chất lượng cao. Điều chỉnh các xác lập này và tạo các Preset riêng của bạn thông qua hộp thoại adobe PDF Presets. - Các Preset SWF: SWF là định dạng File adobe flash được sử dụng khi xuất ảnh để đưa vào môt hoạt hình flash. Các tùy chọn Preset bao gồm flash Player version, loại xuất (export), chất lượng đường cong, tốc độ khuôn hình (frame) và nhiều hơn nữa. Để chỉnh sửa các Preset SWF hoặc tạo Preset SWF riêng của bạn, truy cập hộp thoại SWF Presets 1.3 Làm việc với menu File Lúc bắt đầu một dự án, điều đầu tiên mà bạn cần làm là tạo một tài liệu mới. Nó có thể là một File trống được thiết lập cho một dự án in, di động (mobile), video, web, hoặc bạn có thể bắt đầu với một trong nhiều File Illustrator miễn phí được cung cấp bởi adobe. Việc thiết lập File một cách phù hợp trước khi bắt đầu sẽ giúp bạn tránh được một số sai KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 6
  19. Bài 1: Tổng quan về phần mềm Illustrator sót thông thường. Trong chương trình này bạn sẽ học những kỹ năng quan trọng chẳng hạn như cách tạo các tài liệu, làm việc với các Template và lưu các project. 1.3.1 Tạo File mới Để chọn một tài liệu mới, chọn File | New từ menu chính, nhấn Ctrl + N. Hình 1.10 Menu tạo mới Hội thoại New document Trong hộp thoại document thiết lập loại tài liệu mà bạn cân bằng cách chọn một trong các profile tài liệu xác lập sẵn của Illustrtor hoặc bằng cách tạo profile tùy ý riêng của bạn. Để thay đổi xác lập tài liệu sau khi bạn bắt đầu làm việc, chọn File | Document setup. Hình 1.11 Bảng tạo file mới Thiết lập tài liệu bằng cách sử dụng các tùy chọn hộp thoại New document: - Name: Nhập một tên cho tài liệu ở đây. - Document profile: Menu xổ xuống này bao gồm các profile được tùy biến cho các tài liệu được chỉ định cho Print, web, mobile và devices, video và Film, basic RGB. Sử dụng mỗi profile mặc định hoặc làm một điểm khởi đầu cho việc tạo một profile tùy ý. - Number of Artboards: nhập vào số bản vẽ, số bản vẽ từ 2 trở lên thì spacing và columns được kích hoạt cũng như các nút để xác định dòng chảy của lưới và hướng Layout. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 7
  20. Bài 1: Tổng quan về phần mềm Illustrator - Size: Chọn một kích cỡ tài liệu như: letter, legal, tabloid hoặc các phong bì (envelope) A4,A3, A5 hoặc B4. - Width / height: Nhập chiều rộng chiều cao tùy ý của tài liệu ở đây bao gồm chữ viết tắt cho đơn vị đo mong muốn chẳng hạn như px, pt hoặc in. - Units: Chọn một đơn vị đo cho File và các thước đo tài liệu. Các tùy chọn bao gồm points, picas, inches, centimet, milimet hoặc pixel. - Orientation: Chọn hướng cho tài liệu portrait (thẳng đứng) hoặc Landscape (nằm ngang). - Bleed: Các tùy chọn bleed mặc định thường được xác định sang zero, điều này tốt cho hầu hết các tình huống. Tuy nhiên, khi thiết kế một dự án in đòi hỏi màu để mở rộng hoặc “bleed” (in chồm) sang mép của giấy (như bạn thường thấy với một tạp chí màu), xác lập một bleed ở đây. Các xác lập điển hình tối thiểu 0,25 inch. Các Profect có các link được in trên giấy quá khổ và sau đó được xén đi. Khi được xác lập. Các đường hướng dẫn bleed xuất hiện bên ngoài các mép của Artboard để hỗ trợ trong quá trình Layout. - Advanced: Nhấp biểu tượng mũi tên kép hướng xuống để thấy các xác lập nâng cao. + Color mode: Xác lập này quyết định vùng màu xuất của tài liệu chọn CMYK cho tất cả Profect Print và RGB cho bất kỳ web, mobile and devicas và video and Film. + Raster efects raster efects: Là các hiệu ứng bitmap đặc biệt (như một bóng đổ) được vẽ bằng pixel thay vì các vector. Chọn high (300 ppi) cho tất cả Profect Print, medium (150 ppi) cho các Profect trên màn hình và low (72 ppi) cho Profect web, mobile and devices và video and Fiml. + Transparency Gdid: Tùy chọn xuất hiện khi proFile video and Film được chọn để bạn có thể tạo tài liệu trên một nền trong suốt. Mở hoặc tắt lưới (Grid) ở đây hoặc chọn một tùy chọn để chỉnh sửa độ trong hoặc màu của lưới trong suốt. + Preview mode: Xác lập này quyết định ảnh xuất hiện trong wrokspace như thế nào. Ta có thể truy cập những tùy chọn này qua menu View. Chọn default để thấy ảnh dưới dạng các vector bằng màu đầy đủ. Chọn pixel để thấy ảnh như nó xuất hiện nếu ảnh đã được chuyển đổi từ vector thành rasterize (ảnh được pixel hóa). Chọn overPrint để xem trước tài liệu trên màn hình để thấy độ trong suốt, sự hòa trộn và in đè sẽ trông như thế nào trong bảng in được tách màu. + Enable oversized canvas: Nhấp hộp kiểm này để bật tính năng oversized nhằm cung cấp một canvas lớn hơn bình thường 29% (lớn hơn 14400 x 14400 pts). Tính năng không tương thích với các PDF. + Device central button: Nút này xuất hiện khi bạn chọn một proFile cho mobile and devices. Nhấp nó để khởi động devices central để xem trước File trong nhiều thiết kế di động mô phỏng khác nhau. 1.3.2. Làm việc với các Template Một Template là một File đặc biệt (có phần mở rộng File *.ait) cho phép bạn tạo một số File bản sao không giới hạn có chung các tính năng chẳng hạn như kích cỡ của Artboard, chế độ màu, các hiệu ứng raster,và thậm chí vị trí của các đường hướng dẫn (guide), text KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 8
nguon tai.lieu . vn