Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NGOẠI NGỮ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ CÁC MẪU QUẢNG CÁO NGHỀ: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MĐ 17
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 4 BÀI 1 ..................................................................................................................... 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢNG CÁO.................................................. 6 1. Lịch sử ngành quảng cáo .............................................................................. 6 2. Các yêu cầu đặc thù đối với quảng cáo ...................................................... 15 3. Phân loại quảng cáo..................................................................................... 18 Các loại hình quảng cáo phổ biến ................................................................... 18 4. Các phương thức tạo lập quảng cáo. .......................................................... 19 BÀI 2 ................................................................................................................... 32 CHẾ BẢN MẪU QUẢNG CÁO TRÊN TRANG ĐIỆN TỬ............................. 32 1. Vai trò và xu hướng quảng cáo trên các trang tin điện tử. .......................... 32 2. Thiết kế các quảng cáo tĩnh ......................................................................... 35 3. Thiết kế các quảng cáo động . .................................................................... 39 4. Thử nghiệm các mẫu thiết kế trên trang tin điện tử .................................... 46 BÀI 3 ................................................................................................................... 49 CHẾ BẢN MẪU QUẢNG CÁO TRÊN BÁO, TẠP CHÍ.................................. 49 1. Vai trò và xu hướng quảng cáo trên báo và tạp chí. .................................. 49 2. Thiết kế mẫu quảng cáo trên báo và tạp chí............................................... 51 3. In thử các mẫu quảng cáo............................................................................ 62 BÀI 4 ................................................................................................................... 65 CHẾ BẢN CÁC MẪU QUẢNG CÁO TRÊN TỜ RƠI, TỜ GẤP..................... 65 1. Vai trò và xu hướng quảng cáo bằng các tờ rơi, tờ gấp. ............................. 65 2. Thiết kế các mẫu tờ rơi tờ gấp. .................................................................. 67 3. In và gấp thử các mẫu quảng cáo. ............................................................... 75 BÀI 5 ................................................................................................................... 78 CHẾ BẢN MẪU QUẢNG CÁO CÓ KÍCH THƯỚC LỚN .............................. 78 1. In và gấp thử các mẫu quảng cáo. ............................................................... 78 2. Thiết kế các mẫu quảng cáo trên tấm lớn ................................................... 79 3. Thiết kế các mẫu quảng cáo động trên màn hình lớn. ................................ 83 4. Thiết kế mẫu quảng cáo động trên băng rôn điện tử ................................... 86 Mục tiêu:.......................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 90
  4. LỜI GIỚI THIỆU Thiết kế các mẫu quảng cáo là việc thiết kế ra các sản phẩm bằng cách sử dụng các phần mềm đồ họa và kỹ năng thiết kế, dàn trang trên một máy tính cá nhân để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Kiến thức môn học thiết kế các mẫu quảng cáo bao gồm các kiến thức nâng cao của việc sử dụng các phần mềm ứng dụng thiết kế đồ họa để tạo ra các sản phẩm riêng biệt trong từng liinhx vực, mỗi mỗi dòng sản phẩm có thể dựa trên đặc thù yêu cầu của khách có thế phân loai các sản phẩm để chế bản ra các mẫu quảng cáo cơ bản . Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.
  5. MÔ ĐUN : THIẾT KẾ CÁC MẪU QUẢNG CÁO Mã số môn học: MĐ 17 Vị tri, tính chất mô đun: - Vị trí: Là mô đun được bố trí sau các môn học chung và các môn học hoặc mô đun cơ sở chuyên ngành; chú ý bố trí sau khi người học học xong mô đun nhập môn chế bản điện tử. - Tính chất: Là mô đun thuộc phần chuyên ngành bắt buộc.. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: Trình bày được các kiến thức và kỹ năng nâng cao dùng để chế bản các ấn phẩm chuyên nghiệp như tạo lập các trang chế bản với đồ hoạ và các lớp đồ hoạ, tạo lập các chế bản cho những tài liệu dài và tạo và sử dụng các định dạng cao cấp. - Về kỹ năng: Thực hiện kỹ năng tạo lập và sử dụng đồ hoạ và các lớp đồ hoạ, làm việc với các tài liệu dài; trộn dữ liệu; tạo bảng mục lục, bảng chỉ mục; tạo lập một số ấn phẩm chuyên dụng sử dụng nội bộ và tạo lập các ấn phẩm nhằm mục đích quảng cáo. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập Nội dung mô đun: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Những vấn đề chung về quảng cáo 10 10 0 Chế bản mẫu quảng cáo trên trang tin 2 20 4 14 2 điện tử Chế bản mẫu quảng cáo trên báo, tạp 3 20 4 14 2 chí Chế bản mẫu quảng cáo trên tờ rơi tờ 4 20 4 14 2 gấp Chế bản mẫu quảng cáo có kích thước 5 20 6 14 lớn Cộng 90 28 56 6
  6. BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢNG CÁO Mã bài: MĐ17-01 Giới thiệu: Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Mục tiêu: - Nắm được các yêu cầu đặc thù đối với từng loại quảng cáo; - Hiểu được lịch sử phát triển của ngành quảng cáo; - Biết phân loại và cách thức tạo ra các kiểu quảng khác nhau.. Nội dung chính: 1. Lịch sử ngành quảng cáo . Mục tiêu: - Nắm được các khái niệm cơ bản về quảng cáo - Hiểu được lịch sử phảt triển của ngàng quảng cáo . Giới thiệu về đồ họa Lịch sử phát triển ngành quảng cáo thế giới Trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay, Quảng cáo được xem như công cụ tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ngày nay loại hình quảng cáo đã phát triển và đa dạng rất nhiều, từ những tấm quảng cáo, standee, hộp đèn led quảng cáo truyền thống cho đến social media, ad network, video ads,….. Tất cả đều chung một mục đích duy nhất đó là tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu hoặc sự hiện diện của thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
  7. Vậy bạn đã biết ngành quảng cáo bắt đầu từ khi nào ? Lịch sử phát triển của ngành quảng cáo đã qua bao nhiêu giai đoạn ? Sau đây sẽ là 1 số thông tin nho nhỏ cho bạn biết về ngành quảng cáo ! Ngành quảng cáo đã có lịch sử hình thành từ thuở sơ khai. Khi xã hội loại người còn chưa phát triển và hình thành một cách rõ ràng :  Cụ thể là vào khoảng 4000 năm trước công nguyên người nguyên thủy lúc bấy giờ đã sử dụng đá hoặc nhựa cây để khắc hoặc vẽ lên các phiến đá lớn những chiến tích hoặc chỉ đơn giản là nhưng ý tưởng ban đầu của họ. Để lưu lại cho những nhóm người ở một nơi khác biết đến rằng nơi họ đã từng lưu trú lại đó. Đó chính là sự khởi đầu cho ngành quảng cáo hoặc cụ thể hơn đó là hình thức quảng cáo Billboard ngày nay. Đến mãi 1000 năm sau đó. Tức khoảng thời gian 3000 năm trước công nguyên một người Ai Cập cổ đại đã dán một tờ thông báo lên bức tường thành Thebes và được xem là tổ tiên của ngành quảng cáo.
  8. Khoảng thời gian 100 năm trước công nguyên. Người ROMA cổ đại đã phổ biến hình thức Poster và các chiến dịch quảng bá chính trị, Đây cũng là thời điểm khai sinh hình thức Negative Ads ( tức quảng cáo bôi nhọ đối thủ ) Nhiều thập kỷ trôi qua và ngành quảng cáo cũng theo đó hình thành năm 1704 một người tên William Caxton in một quảng cáo cho cuốn sách và ghim chúng lên cửa nhà thờ ở Anh. Đến năm 1835 Bảng quảng cáo Billboard đầu tiên chính thức xuất hiện ở New York để giới thiệu cho một buổi biểu diễn của rạp xiếc ở đây. Năm 1922 phát triển hình thức vô tuyến quảng cáo bằng cách phát tin quang Radio về bản tin
  9. Đây cũng là dấu mốc đầu tiên cho hình thức quảng cáo trực tuyến và online ngày nay Lịch sử ngành quảng cáo hiện đại Từ những năm 1941 – 1942 bắt đầu đánh dấu cho sự phát triển về quảng cáo khi thời điểm đó xuất hiện phim quảng cáo đầu tiên. Vào ngày 01/07/1941 đài New Your WNBT là tiền thân cho đài truyền hình NBC News ngày nay đã cho ra đời 1 đoạn phim quảng cáo trước trận bóng chày. Đây là đoạn quảng cáo cho hãng đồng hồ Bulova . Đoạn clip chỉ dài 10 giây và chi phi phải trả là 4$. Từ đây mở ra một trang mới cho ngành quảng cáo truyền hình và cũng là cuộc cách mạng vô tuyến sau này. Giai đoạn năm 1949 – 1973 Giai đoạn phát triển cực thịnh của ngành quảng cáo khi ông tổ ngành quảng cáo David Ogilvy đã đặt nền móng và phát triển chuyên môn ngành quảng cáo. Ông xây dưng những nguyên tắc cho việc quảng cáo là luôn xem khách hàng là mục tiêu lớn nhất trong ngành quảng cáo. Câu nói “ Khách hàng không phải là kẻ ngu ngốc mà đó là vợ của bạn” thể hiên giá trị trong nguyên tắc quảng cáo của ông. Cuốn sách “LỜI TỰ THÚ CỦA BẬC THẦY QUẢNG CÁO” lúc bấy giờ vẫn luôn là quy tắc bất dịch cho đến tận ngày nay.
  10. Năm 1957 hãng máy bay nổi tiếng Boeing áp dụng hình thức quảng cáo và phổ biến nó rộng rãi cho ngành hàng không . Việc quảng cáo nhắm đến các khách hàng trong suốt chuyến bay. Sau khoảng thời gian đó, Tạp chí hàng không Skymall ra đời đánh dấu ngành quảng cáo báo chí. Mãi đến năm 1990 ngành quảng cáo ngã sang một trang mới khi cụm từ “World Wide Web” ra đời đánh dấu sự phát triển lớn và bước nhảy vọt. Khi quảng cáo xuất hiện trên web và được tính phí giống như thời radio còn thịnh hành.
  11. 1994 là năm xuất hiện của digital marketing chủ yếu là thông qua mail và SMS Năm 1996 Adnetworks là cụm từ được phát triển khi nó giúp kết nối người mua quảng cáo và người bán quảng cáo trên giao diện và nền tảng thương mại điện từ tiện lợi và nhanh chóng . 2008 chính là năm xuất hiện của các quảng cáo trên diện thoại thông minh. ( chi tiết sẽ có ở bài viết tiếp theo) Thế kỷ 21 Quảng cáo tiếp tục phát triển trong tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, bảng hiệu quảng cáo, quảng cáo rao vặt,quảng cáo in ấn và trực tuyến…
  12. Viral marketing sử dụng mạng xã hội để nâng cao nhận thức thương hiệu. Kỹ thuật này bao gồm việc tạo ra các video, sách điện tử, trò chơi flash tương tác, tin nhắn văn bản… Nếu một thông điệp tiếp thị được chọn là một môi trường xã hội, thông điệp của mình sẽ được nhận được hàng triệu phản hồi Niche tiếp thị là quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người trong các nhóm nhân khẩu học cụ thể với các nhu cầu và mong muốn cụ thể Xây dựng thương hiệu nổi tiếng bằng việc sử dụng một người nổi tiếng xác nhận hoặc quảng bá cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Nó có khả năng gây tương tác cao vì khán giả thích chú ý đến những người nổi tiếng, sao chép kiểu tóc của họ hay phong cách quần áo của họ và ngưỡng mộ những việc họ làm.Ví dụ như George Foreman đóng quảng cáo, trong đó ông bán một vỉ thuốc, hoặc Britney Spears bán nước hoa. Email quảng cáo, nên sử dụng hạn chế, có kế hoạch, tránh tính trạng spam thành thư rác, dễ gây phiền toái đến khách hàng. Những Quảng cáo gây sốclàm nhiễu loạn khán giả, dao động vượt ra ngoài quảng cáo thường được sử dụng để làm cho nổi bật cái gì đó.Một số quảng cáo gây sốc có nội dung tình dục gợi ý và ảnh khoả thân. Nó nhằm mục đích giúp mọi người nhớ đến một quảng cáo đặc trưng. Quảng cáo tương tác sử dụng phương tiện truyền thông trực tuyến để hướng người tiêu dùng đối với sản phẩm, nhãn hiệu, dịch vụ, các nhóm chính
  13. trị… bằng cách gây tác dụng trực tiếp đến khách hàng ngay lập tức trên màn hình quảng cáo.  Thông điệp quảng cáo được nhúng trong những tin nhắn tiếp thị đặt bên trong các sản phẩm thông dụng như trò chơi video hoặc các bài báo để gây sự chú ý với các độc giả đối với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu. Tiếp thị du kíchlà cách tiếp cận bất thường như cuộc gặp gỡ diễn ra tại những nơi công cộng, quà tặng của các sản phẩm như chiếc xe được bao phủ với những thông điệp quảng bá thương hiệu và quảng cáo tương tác, nơi người xem có thể tương tác để trở thành một phần của thông điệp quảng cáo. Liên kết quảng cáolà quảng cáo cho một quảng cáo khác.Ví dụ, một Công ty quảng cáo sẽ quảng cáo cho người xem để xem một quảng cáo cho một sản phẩm mới. Quảng cáo theo ngữ cảnh nhấn mạnh quảng cáo không phô trương, theo ngữ cảnh có liên quan trên một trang web nhằm giúp người sử dụng.Điều này đã đưa xu hướng tăng đối với quảng cáo tương tác. Nhiều trang web, bao gồm cả các công cụ tìm kiếm Google, quảng cáo theo ngữ cảnh hiện tại. Có quyền biểu quyết của người tiêu dùng thông qua tin nhắn văn bản và các tương tác khác của mạng xã hội như Facebook, g+, linkined, twitter
  14. 2011 – cho đến nay Programmatic đã dần xuất hiện và chiếm tổng ngân sách cho tất cả các dự án về digital trên toàn thế giới. Tổng Kết Trải qua rất nhiều giai đoạn hình thành và phát triển công nghệ quảng cáo đã đạt những tầm cao nhất định và không ngừng đi lên. Thế nhưng dù là quảng cáo truyền thống hay hiện đại thì chúng vẫn có chỗ dứng nhất định và vai trò quan trọng cho từng mục đích quảng cáo. Tuy nhiên chúng đều có chúng mục đích duy nhất đó là hướng đến khách hàng.
  15. Trước năm 1986 Việt Nam là một nước kém phát triển với nền kinh tế bao cấp và mơ hình kinh tế Hợp Tác Xã và kinh tế quốc doanh là chủ yếu. Từ khâu sản xuất đến tiêu dùng đều theo kế hoạch định sẳn, hàng hóa sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu vấn đề phân phối bị kiểm soát bằng chế độ tem phiếu, vì vậy hoạt động quảng cáo chưa được quan tâm. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần VI tháng 12 năm 1986 chủ trương chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới, thời kỳ cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa, các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh dần được thừa nhận và tạo điều kiện hoạt động. Sau một thời gian thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế đã có chuyển biến tích cực, hoạt động sản xuất phát triển mạnh khoa học kỹ thuật được áp dụng vào trong sản xuất ngày càng được chú trọng, sản phẩm làm ra càng nhiều và bắt đầu có sự cạnh tranh giữa những nhà sản xuất cùng mặt hàng về vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Thị trường mua bán ngày càng được mở rộng hơn, hàng hố nước ngồi thâm nhập vào thị trường trong nước và ngược lại hàng hoá trong nước cũng đã mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước. Sự cạnh tranh của các nhà sản xuất ngày càng trở nên căng thẳng và để đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm các nhà sản xuất đã tìm cách quảng bá cho sản phẩm của mình, chính vì vậy nhu cầu về quảng cáo ngày càng mạnh. Hiện nay hoạt động quảng cáo ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, sang tạo hơn, đa dạng hơn xuất hiện ngày càng nhiều công ty dịch vụ quảng cáo với nhiều hình thức quảng cáo: ápphích, tờ rơi, panơ, biển hiệu… 2. Các yêu cầu đặc thù đối với quảng cáo Mục tiêu: - Hiểu được các đặc điểm của quảng cáo. Cách thức làm việc của ngành Quảng cáo Cách thức làm việc ở đây được chia làm 2 phần: 1. Cách các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong làm việc với nhau 2. Cách nội bộ công ty quảng cáo làm việc Đầu tiên, sẽ là cách các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong làm việc. Dựa trên các đối tượng ở phần trước, ngành quảng cáo phải làm việc theo mô hình bên dưới.
  16. Như vậy, dòng chảy công việc sẽ gồm 3 khối: khối Client, khối Agency và khối Supporters. Trong đó, Agency luôn là đối tượng đứng giữa điều phối truyền thông. Về công việc, không có gì đáng nói ở mối quan hệ giữa Agency và khối Supporters, các vấn đề thường gặp chỉ xoay quanh luồng thông tin và thanh toán. Cái thú vị của ngành Quảng cáo nằm trong phần cách làm việc với Client. Nói một chút về lịch sử ngành Quảng cáo (không kể những phần màu mè cổ đại), Quảng cáo sơ khởi vẫn còn là một ngành quyền lực khi khách hàng phải tìm đến agency. Một agency có thể nói là đầu tiên đã đầu cơ không gian trống trên báo, và bán lại cho khách hàng. Agency chỉ việc đưa nội dung của Client lên báo, còn lại nội dung là gì, trình bày thế nào agency còn chẳng quan tâm. Cho nên lúc đó còn chẳng có role nào như mô hình trên. Nhưng, thời đại ngày nay, chuyện đó là viển vông đối với ngành Quảng cáo. Họ cần khách hàng. Và người làm việc trực tiêp với khách hàng là Account.
  17. Khác với thời đại trước, yêu cầu của Client cũng ngày một đa dạng hơn, phát triển đồng thời với lý thuyết Marketing. Họ không còn "tôi muốn đăng báo" nữa, mà là tôi muốn dùng Quảng cáo & truyền thông với 4 mục đích (Objectives) sau: 1. Tạo nhu cầu về sản phẩm - Category Need 2. Tăng nhận diện thương hiệu - Brand Awareness 3. Truyền đạt tính cách thương hiệu - Brand Attitude 4. Kêu gọi hành động - Brand Purchase Intention Tùy vào quy mô của Client, cùng khả năng của Client's side Marketing/Brand Executive mà Account sẽ tiếp nhận hoặc dẫn dắt họ để đưa ra một bản giao tiếp chính thức, gọi là Client Brief với nhu cầu được gói gọn lại trong 4 mục đích bên trên. Client Brief sẽ là kim chỉ nam định hướng cho các sản phẩm truyền thông mà Agency sẽ "sản xuất". Và kể từ sau khi nhận Client Brief, tất cả trách nhiệm thuộc về agency. Điều này có nghĩa là nó bao hàm cả khối Suppliers theo góc nhìn của Client. Ngoài ra, các Client cũng thỉnh thoảng đưa ra những Brief không dành cho một Agency cụ thể, mà kêu gọi "đấu thầu". Các Account nhận Brief về, giải Brief và cùng đi "Pitch" để xác định xem ai sẽ là đơn vị có năng lực gần với yêu cầu của Client nhất mà hợp tác. Cũng xin lưu ý rằng, quy mô của Client ảnh hưởng rất nhiều đến góc nhìn của bạn về ngành Quảng cáo. Nếu thích thú ngành Quảng cáo vì sự fancy của nó, thì 80% (tương đối) là bạn đang dựa trên góc nhìn của Agency làm việc với Client là Big Corporate. Nếu bạn đang làm việc ở một agency nhưng "vỡ mộng" thì cũng 80% (tương đối) là bạn đang dựa trên góc nhìn của Agency làm việc với Client là Tiny Company - công ty siêu nhỏ. Chúng ta cùng tìm hiểu phần thứ hai là cách thức làm việc của nội bộ Agency. Diễn dịch từ cấu trúc một công ty sản xuất thông thường, Account có thể được xem như vai trò Sale & Marketing. Vậy sau khi có đơn hàng của khách hàng rồi thì sao? Tiến hành sản xuất chứ sao! Ví dụ ở đây chia là 3 nhánh, vì tùy đặc tính hoạt động Quảng cáo của Agency mà sẽ có các bước "sản xuất" khác nhau, nhưng cơ bản nhất có thể phân biệt thành team Creatives và team Operation. Creatives chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm "cảm tính", Operation chịu trách nhiệm sản xuất các sản
  18. phẩm "lý tính". Vì có sự khác biệt đó, nên cách thức truyền đạt thông tin cũng phải khác nhau. Creative Brief sẽ được viết cho team Creatives, với sự xuất hiện thường xuyên của tính từ. Client Brief sẽ được truyền toàn bộ hoặc một phần cho team Operation, với sự xuất hiện thường xuyên của cụm từ mô tả, thường đi kèm số lượng. Sau khi nhận được Brief của mình, mỗi team cũng sẽ có những cách hành động khác nhau: Creatives team: Copy chịu trách nhiệm về nội dung nói chung, Art chịu trách nhiệm về phần hình ảnh nói chung. Còn cụ thể thế nào các bạn có thể tìm hiểu ở các bài viết khác. Một lưu ý nhỏ ở phân này là: trong team Creative luôn có Creative Director, thì chữ Director ở đây có ý nghĩa là "định hướng" nhiều hơn là về chức danh. Operation team: tùy đặc tính Agency mà có các Operation tasks khác nhau. Vậy là chúng ta đã hiểu được cấu trúc bên trong, và cách mà ngành Quảng cáo tương tác với các bên liên quan. Đặc điểm chính của quảng cáo là. + Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện. + Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định. Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào người mua hàng. + Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. + Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng. + Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể 3. Phân loại quảng cáo Mục tiêu: - Hiểu được các đặc điểm của quảng cáo. - Phân loại được các dạng quảng cáo cơ bản. Các loại hình quảng cáo phổ biến Quảng cáo thương hiệu (brand advertising) Quảng cáo xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo nầy thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính.
  19. Quảng cáo địa phương (local advertising) Quảng cáo địa phương chủ yếu thông báo đến khách hàng rằng sản phẩm đang có mặt tại một điểm bán hàng nào đó nhằm lôi kéo khách hàng đến cửa hàng. (như quảng cáo khai trương của hàng hay quảng cáo của các siêu thị). Quảng cáo chính trị (political advertising) Chính trị gia thường làm quảng cáo để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình hoặc ủng hộ chính kiến, ý tưởng của minh. Các chiến dịnh vận động tranh cử tổng thống Mỹ là một ví dụ điển hình. Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising) Đây là hình thức quảng cáo nhằm hướng dẫn khác hàng làm thế nào để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. (chẳng hạn như niên giám những trang vàng). Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-respond advertising) Hình thức quảng cáo nầy nhằm để bán hàng một cách trực tiếp, khách hàng mua sản phẩm chỉ việc gọi điện thoại hoặc email, sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi. Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising) Loại hình quảng cáo nầy chỉ nhắm vào khách mua hàng là doanh nghiệp, công ty chứ không phải là người tiêu dùng. Chẳng hạn như quảng cáo các sản phẩm là nguyên liệu sản xuất, hoặc các sản phẩm chỉ dùng trong văn phòng nhà máy. Quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising) Loại hình quảng cáo nầy nhằm xây dựng sự nhận biết về một tổ chức, hay thu phục cảm tình hay sự ủng hộ của quầng chúng đối với một công ty, tổ chức. (chẳng hạn như quảng cáo của các tổ chức thuộc liên hợp quốc, hay quảng cáo của các công ty sản xuất thuốc lá nhằm làm cho hình ảnh công ty mình thân thiện với công chúng hơn) Quảng cáo dịch vụ công ích (public service advertising) Thường là quảng cáo hỗ trợ cho các chương trình, chiến dịch của chính phủ (như sinh đẻ kế hoạch, an toàn giao thông …) Quảng cáo tương tác (interact advertising) Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân người tiêu dùng. Thường người tiêu dùng sẽ trả lời bằng cách click vào quảng cáo hoặc chỉ lờ đi. 4. Các phương thức tạo lập quảng cáo. Mục tiêu:
  20. - Hiểu được các đặc điểm của phương thức quảng cáo, - Phân loại được các phương thức quảng cáo. Quảng cáo là một trong những hình thức hết sức quan trọng để thúc đẩy doanh số, bán hàng, dịch vụ của đơn vị mình. Hiện nay với sự phát triển của xã hội rất nhiều hình thức quảng cáo ra đời cũng làm cho chúng ta băn khoăn không biết nên chọn loại hình quảng cáo nài phù hợp với đơn vị mình. Bài viết này tôi xin giới thiệu những hình thức hay loại hình quảng cáo được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao hiện nay * Quảng Cáo Truyền Hình: Đây là hình thức có từ rất lâu những vẫn là loại hình quảng cáo đắt đỏ, hầu hết dành cho các đơn vị nhiều tiền, có đầu tư mạnh. Đây là hình thức quảng cáo tiếp cập được nhiều người sử dụng nhất, thời gian nhanh nhất * Quảng Cáo Trên Internet: Ngày nay internet là thứ không thể thiếu được đối với tất cả mọi người, dù người già tới trẻ nhỏ chính vì vậy quảng cáo trên internet mang lại hiệu quả rất cao. Quảng cáo trên internet hay còn gọi với cái tên dân dã "Quảng cáo trên mạng" có rất nhiều hình thức trong đó facebook và google là 2 hình thức mạnh và hiệu quả nhất hiện nay  Google: Quảng cáo google adword, Seo website, diễn đàn...  Facebook: Nhóm bán hàng, chạy quảng cáo bài viết, like,...
nguon tai.lieu . vn