Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NGOẠI NGỮ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ CÁC MẪU ĐẶC THÙ NGHỀ: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 20 …….. của ……………… Tam Điệp, năm 2018 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Chương trình khung quốc gia nghề Thiết kế đồ họa đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun, môn học. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các môđun, môn học đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Thiết kế các mẫu đặc thù là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu thiết kế và lập trình web trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Thanh Tam Điệp, 2018 2
  3. MỤC LỤC TRANG BÀI 1: CHẾ BẢN DANH THIẾP ...................................................................... 7 1. Các loại danh thiếp và yêu cầu đối với danh thiếp .......................................... 8 1.1. Danh thiếp là gì? ......................................................................................... 8 1.2. Những yêu cầu cơ bản ................................................................................. 8 2. Chế danh thiếp cá nhân ................................................................................ 10 3. Chế bản thiếp cưới, thiếp mời....................................................................... 14 BÀI 2: CHẾ BẢN NHÃN MÁC HÀNG HÓA................................................. 28 1. Các yêu cầu đối với nhãn mác hàng hóa ....................................................... 28 2. Chế bản nhãn mác trên túi bao bì................................................................. 42 2.1. Trước khi bắt tay vào thiết kế bao bì ......................................................... 45 2.1.1. Xác định sản phẩm ................................................................................. 45 2.1.2. Thu thập thông tin .................................................................................. 47 2.2. Quy trình thiết kế bao bì ............................................................................ 48 2.2.1. Thấu hiểu các lớp bao bì ......................................................................... 49 2.2.2. Lựa chọn kiểu bao bì .............................................................................. 51 2.2.3. In bao bì sản phẩm.................................................................................. 51 2.2.4. Sắp xếp cấu trúc thông tin ...................................................................... 52 2.2.5. Đánh giá thiết kế tem nhãn ..................................................................... 53 2.2.6. Thu thập feedback về tem nhãn của sản phẩm ........................................ 54 2.2.7. Định dạng file thiết kế bao bì.................................................................. 54 2.3. Mẹo thiết kế bao bì đẹp ............................................................................. 55 2.3.1. Giữ sự đơn giản trong thiết kế ................................................................ 55 2.3.2. Tư duy sáng tạo trong thiết kế tem nhãn ................................................. 55 2.3.3. Giữ sự bí ẩn của bao bì (đừng vội khoe hết vẻ đẹp) ................................ 56 2.3.4. Suy nghĩ về tính trường tồn của bao bì sản phẩm.................................... 57 2.3.5. Cung cấp giá trị cho khách hàng ............................................................. 58 2.3.6. Bền vững và khác biệt hóa bao bì ........................................................... 59 2.3.7. Xây dựng câu chuyện xoay quanh bao bì sản phẩm ................................ 60 3
  4. 2.3.8. Chọn màu sắc nổi bật cho tem nhãn sản phẩm ........................................ 61 Quy định về việc thể hiện nội dung trên bao bì................................................. 61 3. Chế bản nhãn mác trên chai/lọ...................................................................... 65 4. Chế bản nhãn mác trên thùng/hộp ............................................................... 74 BÀI 3: CHẾ BẢN MẪU LOGO ...................................................................... 78 1. Các yêu cầu đối với logo .............................................................................. 79 1.1. Định nghĩa về logo .................................................................................... 79 1.2. Phân loại ................................................................................................... 80 1.2.1. Logo tượng trưng ................................................................................... 80 1.2.2. Logo dạng chữ ........................................................................................ 81 1.2.3. Logo dựa trên kí tự ................................................................................. 81 1.2.4. Logo trừu tượng ..................................................................................... 82 1.3. Nguyên tắc thiết kế .................................................................................... 82 1.3.1. Nguyên tắc ............................................................................................. 82 1.3.2. Tầm quan trọng ...................................................................................... 95 1.3.3. Chìa khóa thành công cho một bản thiết kế logo hoàn hảo ..................... 95 1.4. Quy trình thiết kế logo ............................................................................... 95 1.4.1. Thiết lập mục tiêu logo ........................................................................... 96 1.4.2. Nghiên cứu ............................................................................................. 97 1.4.3. Tìm kiếm sáng tạo .................................................................................. 97 1.4.4. Tinh chỉnh các chi tiết và đưa ra phiên bản logo hoàn thiện .................... 98 1.4.5. Thử nghiệm ............................................................................................ 98 1.4.6. Bản hướng dẫn ....................................................................................... 99 2. Chế bản logo theo chủ đề ........................................................................... 103 2.1. Thiết kế logo trong kinh doanh ............................................................... 103 2.2. Thiết kế logo theo phong thủy ................................................................. 105 2.3. Logo ngành thời trang, trang sức ............................................................. 111 2.4. Thiết kế logo trường học và các công ty giáo dục .................................... 112 2.5. Thiết kế logo điện thoại, viễn thông ........................................................ 113 2.6. Thiết kế logo âm nhạc ............................................................................. 114 4
  5. 2.7. Thiết kế logo khách sạn - resort ............................................................... 116 2.8. Thiết kế logo công ty du lịch ................................................................... 116 BÀI 4: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÃN MÁC HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG .... 118 1. Phân tích nhãn mác trên túi bao bì .............................................................. 118 2. Phân tích nhãn mác trên chai/lọ .................................................................. 118 3. Phân tích nhãn mác trên thùng/hộp ............................................................. 118 BÀI 5: PHÂN TÍCH MỘT SỐ LOGO THỊ TRƯỜNG ................................. 120 1. Phân tích các logo ...................................................................................... 120 2. Tập tạo/sửa logo theo yêu cầu .................................................................... 121 BÀI 6: PHÂN TÍCH YÊU CẦU QUẢNG CÁO ............................................ 122 1. Các yêu cầu đặc thù đối với quảng cáo ....................................................... 122 2. Phân loại quảng cáo.................................................................................... 122 3. Các phương thức tạo lập quảng cáo ............................................................ 123 BÀI 7: CHẾ BẢN MẪU QUẢNG CÁO TRÊN TRANG TIN ĐIỆN TỬ .............. 125 1. Vai trò và xu hướng quảng cáo trên các trang tin điện tử ............................ 125 1.1. Vai trò của quảng cáo .............................................................................. 125 1.3. Tầm quan trọng của quảng cáo ................................................................ 126 1.4. Xây dựng thương hiệu ............................................................................. 126 1.4.1. Khái niệm thương hiệu ......................................................................... 126 1.4.2. Quản lý thương hiệu ............................................................................. 127 2. Thiết kế các quảng cáo tĩnh ........................................................................ 127 3. Thiết kế các quảng cáo động ...................................................................... 130 1. Thử nghiệm các mẫu thiết kế trên trang tin điện tử ............................ 131 BÀI 8: CHẾ BẢN MẪU QUẢNG CÁO TRÊN BÁO, TẠP CHÍ .................. 134 1. Vai trò và xu hướng quảng cáo trên báo và tạp chí ..................................... 134 2. Thiết kế mẫu quảng cáo trên báo và tạp chí ................................................ 136 3. In thử các mẫu quảng cáo ........................................................................... 148 BÀI 9: CHẾ BẢN MẪU QUẢNG CÁO TRÊN TỜ RƠI TỜ GẤP ............... 151 1. Vai trò và xu hướng quảng cáo bằng các tờ rơi, tờ gấp ............................... 151 2. Thiết kế các mẫu tờ rơi tờ gấp .................................................................... 153 5
  6. 3. In và gấp thử các mẫu quảng cáo ................................................................ 157 BÀI 10: CHẾ BẢN MẪU QUẢNG CÁO CÓ KÍCH THƯỚC LỚN ............. 158 1. Vai trò và xu hướng quảng cáo kích thước lớn ........................................... 158 2. Thiết kế các mẫu quảng cáo trên tấm lớn .................................................... 159 3. Thiết kế các mẫu quảng cáo động trên màn hình lớn .................................. 165 4. Thiết kế mẫu quảng cáo động trên băng rôn điện tử ................................... 165 6
  7. MÔ ĐUN: THIẾT KẾ CÁC MẪU ĐẶC THÙ Mã mô đun: MĐ 26 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Là mô đun được bố trí sau các môn học chung và các môn học hoặc mô đun cơ sở chuyên ngành; chú ý bố trí sau khi học xong mô đun chế bản điện tử cơ bản. Có thể bố trí học sau hoặc song hành với mô đun chế bản điện tử nâng cao. - Tính chất: Là mô đun chuyên ngành tự chọn. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để chế bản các mẫu đặc thù. + Trình bày được các khái niệm cơ bản về các mẫu đặc thù, các bước tạo các mẫu - Về kỹ năng: Tạo được các ấn phẩm dùng cho các lĩnh vực khác nhau như tạo nhãn mác hàng hóa, tạo mẫu logo, tạo mẫu danh thiếp hoặc quảng cáo. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. Nội dung của mô đun: Trích trong chương trình dạy nghề đã xây dựng của mô đun tương ứng và cụ thể hóa cho phù hợp nội dung giáo trình. Cụ thể như sau: BÀI 1: CHẾ BẢN DANH THIẾP Mã bài: MĐ 26 – 01 Giới thiệu: - Bài học này trình bày các khái niệm và thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực thiết kế và chế bản các mẫu đặc thù. - Trình bày các loại danh thiếp và yêu cầu đối với danh thiếp. - Trình bày quá trình chế bản danh thiếp cá nhân và chế bản thiếp cưới, thiếp mời. Mục tiêu: 7
  8.  Nắm được các yêu cầu đối với danh thiếp, biết các chế bản một danh thiếp theo yêu cầu của khách hàng. Nội dung: 1. Các loại danh thiếp và yêu cầu đối với danh thiếp 1.1. Danh thiếp là gì?  Danh thiếp là loại thiếp nhỏ ghi họ tên, thường có kèm theo nghề nghiệp, chức vụ, địa chỉ, dùng để giao dịch. Dù bạn là một cá nhân làm việc tự do hay một doanh nghiệp, thì hình thức Danh thiếp – Namecard – Cardvisit rất quan trọng trong công việc kinh doanh. Thiết kế Danh thiếp – Namecard – Cardvisit như thế nào để đạt được hiệu quả cao trong công việc.  Một tấm Danh thiếp – Namecard – Cardvisit giống như một profile thu nhỏ, nó sẽ thu hút khách hàng tiềm năng là tạo cho bạn những cơ hội kinh doanh lớn. Thiết kế, thông điệp, … tất cả những thứ đó sẽ gây ấn tượng với khách hàng chuyển tải chúng tới khách hàng, mọi người chỉ liếc qua một chút hãy tạo cơ hội cho họ tìm hiểu thêm về công việc của bạn qua danh thiếp, không cần phải thiết kế lằng nhằng thậm chí với những Danh thiếp – Namecard – Cardvisit đơn giản vẫn có thể gây ấn tượng với khách hàng.  Danh thiếp – Namecard – Cardvisit thường được in trên giấy, có kích thước thông dụng là 5,5 × 9,0 cm. Tuy nhiên, cũng có một số người chọn kích thước khác lạ như 5,0 × 9,0 cm hay 11 × 9 cm gập đôi, tất nhiên, dù kích thước thế nào cũng phải đảm bảo yếu tố gọn nhẹ của danh thiếp.  Về mặt thiết kế, danh thiếp có 2 loại là danh thiếp đứng và danh thiếp ngang.  Về mặt chất liệu, danh thiếp thường được in trên giấy có định lượng từ 220 gram đến 300 gram. Nhưng với công nghệ ngày càng hiện đại, cho phép in danh thiếp trên cả nhựa mỏng hay ghi lên đĩa miniCD. 1.2. Những yêu cầu cơ bản  Font chữ: dễ đọc với cỡ chữ đủ lớn, không dùng quá nhiều font chữ.  Tên công ty: Chữ không chân, gần gũi, có thể in đậm  Tên người: Chữ không chân, trang trọng, lớn hơn hoặc bằng “Tên công ty”, in đậm  Chức vụ: Font chữ nhẹ hơn “Tên người” 8
  9.  Tên công ty: Nằm vị trí nổi bật, dễ nhìn. Nên đặt trên cùng, bên phải hoặc ở giữa Các thông tin cần có:  Tên người  Chức vụ  Số điện thoại (Giao dịch/ cá nhân)  Số fax, email, website  Logo, slogan của công ty : Logo là đối tượng lớn nhất, nổi bật nhất trên danh thiếp  Màu sắc: Danh thiếp màu trắng là sự lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên một số trường hợp màu sắc sẽ giúp name card của bạn nổi bật hơn. Có thể sử dụng bất kỳ màu nào nhưng bắt buộc phải có sự tương phản giữa chữ và nền. - Vì vậy, mục đích của một tấm danh thiếp không chỉ dừng lại ở việc giao dịch, nó còn phục vụ các nhu cầu giao lưu, kết bạn, mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết hay chỉ đơn giản là giới thiệu, khẳng định bản thân, doanh nghiệp, tổ chức.  Tính thống nhất với bộ nhận diện thương hiệu Một bộ nhận diện thương hiệu gồm bao gồm: logo, tên thương hiệu, slogan, tư liệu trong văn phòng, các ấn phẩm truyền thông,.... 9
  10. Chính vì một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố, vì vậy sự đồng bộ, thống nhất không chỉ được tạo nên chỉ nhờ một hay hai thứ, nó phải là sự thống nhất trên cả bộ sản phẩm, tư liệu trong văn phòng, các sản phẩm truyền thông, marketing,... Trong một hệ thống chung như vậy, một mình chiếc danh thiếp nổi bật hoặc kém nổi trội hơn là điều nên tránh. Sợi dây liên kết các yếu tố với nhau có thể là màu sắc, kiểu chữ, và đặc biệt là logo của thương hiệu trên mỗi vật phẩm của công ty. 2. Chế danh thiếp cá nhân  Trong thời buổi phát triển và cạnh tranh hiện nay, ngoài các doanh nghiệp và những người kinh doanh có nhu cầu sử dụng danh thiếp, có thể nói bất cứ ai mang theo tấm danh thiếp bên mình đều có thể chứng tỏ được sự chuyên nghiệp của bản thân. Từ sinh viên, đến giáo viên dạy kèm, người mẫu, nhà báo, blogger, hay nhiếp ảnh gia (photographer), đều đua nhau sử dụng danh thiếp cá nhân.  Thấy được nhu cầu sử dụng danh thiếp cá nhân ngày càng cao, việc thiết kế các mẫu danh thiếp đã mở rộng dịch vụ cung cấp các mẫu danh thiếp đẹp mắt cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng danh thiếp cá nhân để giới thiệu bản thân và công việc của mình. Sau đây là một số mẫu danh thiếp cá nhân thông dụng. * Danh thiếp cá nhân cho sinh viên:  Bạn nghĩ thế nào nếu có thể đăng tải CV của mình lên internet và sử dụng một mẫu card visit cá nhân thật độc đáo để gây ấn tượng cho mọi người trong những dịp tham gia các lớp học, sự kiện và hội nghị? Danh thiếp cá nhân cho sinh viên * Danh thiếp cá nhân cho giáo viên, gia sư: 10
  11.  Một tấm name card độc đáo sẽ giúp bạn chứng tỏ sự chuyên nghiệp và xây dựng lòng tin cho các đối tượng mà bạn muốn giới thiệu trong tương lai. Nếu bạn là một giáo viên chuyên nghiệp và uy tín, sao lại không chứng tỏ điều đó qua tấm card visit cá nhân của mình? Danh thiếp cá nhân cho giáo viên, gia sư *Danh thiếp cá nhân cho model, người mẫu, PG (promotion girls):  Giữ liên lạc và xây dựng quan hệ luôn là mấu chốt quan trọng cho dù bạn là một model, PG nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Sao lại không sử dụng phương tiện trao đổi thông tin chuyên nghiệp nhất bằng cách trao tay một mẫu card visit đẹp mắt để tạo ấn tượng với mọi người? Danh thiếp cá nhân cho model, người mẫu, PG (promotion girls) *Danh thiếp cá nhân cho nhà báo, cộng tác viên, copy writer, blogger, planner: 11
  12.  Nếu bạn đang làm một nghề tự do như phóng viên, cộng tác viên viết báo, blogger, youtuber, planner… Bạn có nghĩ rằng trao đổi một tấm card visit độc đáo sẽ giúp làm tăng giá trị bản thân và công việc của bạn lên tầm cao hơn và chuyên nghiệp hơn không? Danh thiếp cá nhân cho nhà báo, cộng tác viên, copy writer, blogger, planner *Danh thiếp cá nhân cho nhiếp ảnh gia (photographer):  Làm việc trong một môi trường nghệ thuật, việc sở hữu một tấm card visit thật đẹp và độc đáo hoàn toàn xứng đáng với giá trị công việc của bạn. Cho dù bạn là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư, chuyên nghiệp, hay sỡ hữu một studio chụp ảnh, việc không sử dụng danh thiếp sẽ là một thiếu sót rất lớn của bạn. 12
  13. Danh thiếp đặc biệt cho những ai yêu photography, lomography, instant camera *Danh thiếp cá nhân theo phong cách Timeline của Facebook:  Mạng xã hội Facebook đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Nếu bạn là admin, hay là một cá nhân đặc biệt, sao lại không trang bị cho mình một mẫu danh thiếp mang phong cách Timeline của Facebook để tạo ấn tượng cho mọi người xung quanh? Danh thiếp cá nhân theo phong cách Timeline của Facebook *Danh thiếp cá nhân dành cho các fan của iPhone :  Nếu bạn là một fan của Apple, sao lại không sở hữu một tấm danh thiếp được thiết kế như một chiếc iPhone để tạo ấn tượng với mọi người? iPhone thì đã có nhiều người sử dụng, nhưng name card iPhone thì chưa chắc ai cũng có !!! 13
  14. Danh thiếp dành cho các fan của iPhone 3. Chế bản thiếp cưới, thiếp mời  Nhằm đáp ứng nhu cầu sở hữu cho mình những tấm thiệp cưới hoàn hảo cho ngày vui của đa số cô dâu chú rể, tấm thiệp hồng luôn được thiết kế, thay đổi theo từng năm. Sau đây là một số mẫu thiệp cưới mới ra mắt với kiểu dáng, họa tiết và màu sắc đa dạng hơn, độc đáo.  Thiết kế thiệp cưới theo phong cách giản dị  Có rất nhiều cặp uyên ương đề cao sự giản dị trong thiết kế thiệp cưới của mình với phương châm “đơn giản mà đẹp” những mẫu thiệp này nhấn mạnh về phần họa tiết đơn giản nhưng không quá cầu kỳ cộng thêm màu sắc hài hòa lại rất được lòng khá nhiều cô dâu chú rể. 14
  15.  Thiết kế thiệp theo phong cách passport  Tấm hộ chiếu (hay passport) là vật đầu tiên mọi người thường nghĩ đến khi di du lịch. Vì vậy, hình ảnh này hoàn toàn có thể ứng dụng vào làm thiệp cưới. Khi nhận được tấm thiệp mới giống như hộ chiếu, chắc chắn các vị khách sẽ cảm thấy thú vị và tưởng tượng như họ được mời tham dự một chuyến du lịch đặc biệt ấn tượng. 15
  16. Người nhận thiệp sẽ có cảm giác sẽ được đu du lịch khi nhận thiệp mời từ bạn  Thiết kế thiệp cưới in cô dâu chú rể - Là một xu hướng mới của các nước phương tây, thiệp cưới in hình cô dâu chú rể rạng ngời nụ cười hạnh phúc bên nhau đang gây sốt trên thị trường thiệp cưới Việt. Chất liệu thường dùng để in thiếp theo phong cách này thường là giấy bìa có độ dày vừa phải với các màu sắc trẻ trung, trầm ấm như màu be, màu tím, màu xanh da trời. Điểm nhấn của tấm thiệp là hình ảnh cô dâu và chú rể hạnh phúc bên nhau sẽ khiến khách mời cảm thấy thân quen, gần gũi, ấm áp. 16
  17.  Thiệp cưới hình bao thư - Ngày xưa khi mọi người muốn gửi thư cho người thân,bạn bè thì thường sử dụng bao bì thư để gửi nhằm mục đích thông báo tin tức và thể hiện sự trang trọng của người gửi đối với người nhận, ở thời buổi công nghệ phát triển rộng rãi như hiện nay việc gửi thư được sử dụng qua mạng internet rất ít dùng bao thư để gửi nhưng không vì thế mà bao thư mất đi vẻ đẹp cũng như sự trang trọng của nó. Chính vì thế Ý Tưởng đã cho ra mắt bộ sưu tập thiệp cưới hình bao thư, phong bì được thiết kế với phong cách cổ điển, con tem sẽ in hình cưới của hai bạn kèm theo những chiếc nơ xinh xắn, đảm bảo tấm thiệp của bạn sẽ trở nên sang trọng. 17
  18. Thiệp cưới hình bao thư sẽ mang lại sự gần gũi và thân thiết đối với người nhận  Thiệp cưới mùa hè - Vào mùa hè ở Việt Nam chúng ta thường phải chịu cái nóng rất oi bức,sự mát mẻ là thứ chúng ta cần vào mùa hè, nắm được nhu cầu tâm lý đó thiệp cưới Ý Tưởng đã thiết kế ra bộ sưu tập chào hè với phong nền bao thư là một màu xanh nước biển tươi mát, thiệp mời và thiệp báo được viết lên trên đôi dép đi tắm biển mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng mỗi khi đi tắm biển được thắt nơ chính giữa nhìn cực kỳ xinh xắn, đây là thiết kế độc đáo này Ý Tưởng dành tặng cho lứa tuổi teen. 18
  19.  Thiệp cưới khắc laser Đây là sản phẩm mới và mang tính nghệ thuật rất cao Sau đây là một số mẫu thiệp mới về laser: 19
  20. 20
nguon tai.lieu . vn