Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT BỊ NGOẠI VI NGHỀ: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA Trình độ : trung cấp (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, năm ban hành 20..
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, sự phát triển của Khoa học chuyên nghành kỹ thuật đã ảnh hưởng rất lớn tới ngành Công nghệ thông tin. Khoa học đã mở ra nhiều cơ hội tốt cho các nhà nghiên cứu, phát triển ứng dụng kỹ thuật. Tuy nhiên việc áp dụng khoa học trong kỹ thuật chuyên môn mới chính là vấn đề chính trong các ứng dụng trên, Thiết bị ngoại vi là khâu cơ bản, nền tảng phát triển. Thiết bị ngoại vi máy tính phát triển trên cơ sở các vi mạch điện tử theo nguyên tắc vật lý cơ bản. Thiết bị ngoại vi ngày một hoàn thiện hơn từ tính năng , công suất,... một công nghệ đang rất thịnh hành trên thị trường. Tài liệu này được thiết kế theo từng mô đun/ môn học thuộc hệ thống mô đun/môn học của một chương trình, để đào tạo hoàn chỉnh nghề kỹ thuật đồ họa ở cấp trình độ Trung Cấp và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo, cũng có thể được sử dụng cho đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu và giáo trình khác nhưng tác giả không khỏi tránh được những thiếu sót và hạn chế. Tác giả chân thành mong đợi những nhận xét, đánh giá và góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Nội dung chính của môn học: Chương 1: Giới thiệu chung về các thiết bị ngoại vi Chương 2: Máy chụp ảnh Chương 3: Máy quét ảnh (quét phẳng) Chương 4: Máy in màu kỹ thuật số Chương 5: Các thiết bị lưu trữ An Giang, ngày...tháng...năm 20... Tham gia biên soạn Lê Hữu Tính 1
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 MỤC LỤC ............................................................................................................. 2 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ............................................................................ 3 CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI ................ 5 I. Máy chụp ảnh cơ và số ...................................................................................... 5 II.Máy quét ảnh ..................................................................................................... 6 III.Máy in kỹ thuật số ............................................................................................ 7 CHƯƠNG 2: MÁY CHỤP ẢNH .......................................................................... 9 I. Cài đặt ................................................................................................................ 9 II. Hướng dẫn sử dụng......................................................................................... 11 III. Các chế độ chụp ảnh cơ bản: ......................................................................... 12 CHƯƠNG 3: MÁY QUÉT ẢNH ........................................................................ 14 I. Cấu tạo, nguyên tắc quét ảnh ........................................................................... 14 II. Cài đặt, hướng dẫn sử dụng ............................................................................ 15 III. Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa ................................................... 17 CHƯƠNG 4: MÁY IN MÀU KỸ THUẬT SỐ ........................................................18 I. Cấu tạo, nguyên tắc in ấn ..........................................................................................18 II.Các công nghệ in màu phổ biến ...................................................................... 19 III.Cài đặt, hướng dẫn sử dụng............................................................................ 21 IV.Bảo trì sửa chữa các hư hỏng thường gặp...................................................... 23 CHƯƠNG 5: CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ .................................................................25 I.USB ổ cứng rời...........................................................................................................25 II.Lưu Trữ công nghệ đám mây .......................................................................... 26 THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN ......................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 32 2
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên mô đun: THIẾT BỊ NGOẠI VI Mã mô đun: MH12 Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 15 giờ, thực hành, thí nghiệm, thảo luận: 41giờ, kiểm tra: 4 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC 1. Vị trí: được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, các môn học, mô đun chuyên ngành bắt buộc. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc. 3. Ý nghĩa môn học: Giúp học sinh năm vững các thiết bị ngoại vi, cài đặt và sử dụng đồng thời có thể sửa chữa bảo trì một số lỗi thường gặp. II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC 1. Về kiến thức: - Lựa chọn được các thiết bị ngoại vi phù hợp với công việc, biết cách cài đặt và sử dụng các thiết bị đúng cách. 2. Về kỹ năng: - Cài đặt được các thiết bị ngoại vi với máy tính, sử dụng thành thạo, bảo trì và sửa chữa được một số hư hỏng thường gặp của thiết bị. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính tích cực, tự giác, sáng tạo, nghiêm túc trong giờ học. III. NỘI DUNG MÔN HỌC 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: Thời gian (giờ) Thực Tên các bài trong hành, thí TT Tổng Lý Kiểm môn học nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập 1 Chương 1: Giới thiệu chung về các 3 3 thiết bị ngoại vi I. Máy chụp ảnh cơ và số 1 II. Máy quét ảnh màu 1 III. Máy in màu kỹ thuật số 1 2 Chương 2: Máy chụp ảnh 10 3 7 I. Cài đặt 1 1 II. Hướng dẫn sử dụng 1 3 III. Các kỹ thuật chụp ảnh cơ bản 1 3 3
  5. 3 Chương 3: Máy quét ảnh (quét 15 3 10 2 phẳng) I. Cấu tạo, nguyên tắc quét ảnh 1 2 II. Cài đặt, hướng dẫn sử dụng 1 4 III. Các hư hỏng thường gặp và 1 2 cách sửa chữa 4 Chương 4: Máy in màu kỹ thuật số 25 4 19 2 I. Cấu tạo, nguyên tắc in ấn 1 2 II. Các công nghệ in màu phổ biến 1 4 III. Cài đặt, hướng dẫn sử dụng 1 6 IV. Bảo trì, sửa chữa các hư hỏng 1 7 2 thường gặp 5 Chương 5: Các thiết bị lưu trữ 5 2 3 I. USB, ổ cứng rời 1 1 II. Lưu trữ công nghệđám mây 1 2 7 Ôn tập 2 2 Cộng 60 15 41 4 4
  6. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI GIỚI THIỆU Bài Giới thiệu chung về các thiết bị ngoại vi gồm tổng cộng 10 giờ học, trong đó có 4 giờ lý thuyết nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học về các linh kiện cơ bản, giúp cho người học có thể có kiến thức cơ bản về các thiết bị phục vụ nghề đồ họa. 6 giờ thực hành tạo cho người học các kỹ năng cơ bản. Trước khi học chương này, người học cần phải có kiến thức cơ bản về máy tính. MỤC TIÊU Trình bày được các khái niệm về máy ảnh, máy quét hình và máy in màu kỹ thuật số, các thiết bị và phương pháp lưu trữ thông dụng hiện nay. Lựa chọn các thiết bị ngoại vi phù hợp với yêu cầu công việc. Rèn luyện tính tích cực, tự giác, sáng tạo và nghiêm túc trong học tập. NỘI DUNG: I. Máy chụp ảnh cơ và số: 1. Máy ảnh cơ : Máy ảnh cơ được gọi tắt là máy cơ hay còn gọi bằng cái tên máy ảnh chụp phim là loại máy ảnh đã có từ rất lâu, máy ảnh cổ được chụp bằng phim, không sử dụng liên quan đến điện nào cả. Với máy cơ để có được hình ảnh đep thì nguồn sáng là yếu tố chính và quan trọng cùng với sự kết hợp với phim sẽ cho bạn được những tấm ảnh ưng ý. Để có những bức ảnh đẹp thì độ nhạy của phim kết hợp nguồn sáng thông qua hai bộ phận là tốc độ chớp và cửa điều sáng bắt hình ảnh vào phim, qua khâu in phóng thành tấm ảnh. Các yếu tố trên kết hợp đúng với nhau thì mới tạo ra được tấm hình hoàn hảo. 2. Máy ảnh số: Máy ảnh số là tên gọi tắt của máy ảnh kĩ thuật số là một máy ảnh để thu và lưu giữ hình ảnh tự động thay vì phải dùng phim ảnh giống như máy cơ nhưng đặc biệt nó được sử dụng bằng điện. Những máy chụp ảnh số đời mới thường có nhiều chức năng, ví dụ như có thể ghi âm, quay phim. Độ phân giải của máy chụp ảnh số được quyết định bởi bộ cảm biến, đó là phần đổi ánh sáng thành những tín hiệu rời rạc. Bộ cảm biến gồm hàng triệu lỗ nhỏ. Những lỗ nhỏ này phản ứng với một màu ánh sáng tùy theo kính lọc màu của nó. Mỗi lỗ đó gọi là một pixel. Độ phân giải của ảnh không chỉ phụ thuộc vào số pixel mà còn phải tùy thuộc vào kích thước của cảm biến, chất lượng của ống kính. Nhưng quá nhiều pixel sẽ làm giảm chất lượng của hình ảnh. 3. Sự khác biệt giữa máy ảnh cơ và máy ảnh số : a. Cơ chế hoạt động : Máy ảnh xách tay Nhật sẽ cho bạn biết vài điều về cơ chế hoạt động của hai loại máy. Máy cơ thu nhận hình bằng phim. Còn riêng máy ảnh số thì sử dụng có thiết bị thu nhận hình ảnh mặc. Máy cơ còn vận hành cơ học mặc dù điện tử nay đã trở nên phổ biến. 5
  7. Những công tắc và bánh xe của máy cơ được lắp đặt một cách trật tự làm cho máy cơ thêm phần chắc chắn nhưng dễ hư hỏng khi va chạm với nhau, vì vậy nhìn nó có vẻ nặng nề và cồng kềnh hơn. Ngược lại, máy ảnh số lại dùng cảm biến hình ảnh để tạo ra tín hiệu điện, có nhiều chức năng điều chỉnh, phù hợp với từng trường hợp nhằm tạo ra những hình ảnh đẹp nhất. Ngoài ra máy ảnh số hiện nay đã ra nhiều mẫu mã dễ dàng lựa chọn. b. Độ nhạy sáng: Với máy ảnh cơ, phải chọn loại phim sao cho phù hợp với điều kiện ánh sáng nơi chụp. Mỗi một loại phim dành riêng cho mỗi trường hợp chụp ảnh khác nhau. Ngay khi phim được lắp vào máy, độ nhạy sáng xem như cố định, không thay đổi được. Ngược lại, máy ảnh kỹ thuật số có chức năng điều chỉnh độ nhạy sáng dựa theo thang ISO hay máy ảnh sẽ tự động chỉnh độ nhạy sáng sao cho phù hợp. Vì thế, bạn có thể tự mình điều chỉnh theo từng hình. Tuy nhiên, độ nhạy sáng của máy ảnh kỹ thuật số thường thấp hơn so với máy ảnh cơ. c. Lưu trữ ảnh: Máy ảnh cơ chỉ lưu được hình từ 35 – 40 trên mỗi cuộn phim trong khi đó máy ảnh số có thể lưu được hàng trăm, hàng nghìn tấm hình trên thẻ nhớ. Đối với máy cơ, việc lưu hình là vĩnh viễn trên phim, phim thì không thể tái sử dụng và không thể xóa được hình. Vì thế ảnh được lưu vào phim trắng đen hay màu, âm bản hay dương bản,…là phải quyết định kỹ trước khi chụp hình. Hơn thế, việc rửa hình cũng mất thời gian. Về máy ảnh số, hình ảnh có thể được xem ngay trên màn hình LCD. Bạn có thể chụp được nhiều tấm với nhiều kiểu khác nhau, có thể xóa những hình không ưng ý. d. Chất lượng hình ảnh: Ngay từ đầu, khi so sánh cả hai loại máy thì rõ ràng chất lượng hình ảnh của máy ảnh kỹ thuật số kém hơn so với máy cơ về màu sắc, độ tương phản,…Nhưng ngày nay, công nghệ hiện đại, nên nhiều loại máy ảnh kỹ thuật số đã được cải tiến bằng cách nâng độ megapixel lên nhiều lần. e. Chức năng phụ: Các loại máy ảnh cơ có thêm một số chức năng phụ như hệ thống dữ liệu được lưu trữ trên phim hay các chế độ in ảnh thông minh của phim APS để ghi những thông tin bổ trợ cho tấm ảnh. Khác với máy cơ, thì nhiều loại máy ảnh kỹ thuật số hiện đại có thể quay video clip. Một số máy ảnh có thêm chức năng sử dụng như ghi âm,… II. Máy quét ảnh màu: Scanner là một thiết bị có khả năng quét ảnh và lưu vào đĩa cứng của PC dưới dạng các file ảnh, và thiết bị này đang dần trở nên thông dụng cho người dùng PC thông thường. Vì vậy, trước khi chọn một máy Scanner, hãy cùng tìm hiểu thêm một chút về loại thiết bị này, vốn cũng khá đa dạng về chất lượng, tốc độ, driver và các phần mềm kèm theo. 1. Độ phân giải quang học: Được tính bằng điểm/inch (dpi - dots per inch), tức là số điểm mà máy quét có thể nhận biết được trên 1 inch. Thông thường, để hiển thị ảnh trên Web, in 6
  8. hình thẻ thì độ phân giải 100 dpi là đủ; với các tác vụ như nhận dạng văn bản thì 300dpi là chuẩn, và đa số các máy scanner thông thường trên thị trường đều hỗ trợ được các độ phân giải này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quét các tấm ảnh lớn, hoặc phóng lớn các ảnh nhỏ thì độ phân giải cần thiết phải là 1200 –2400 dpi. Với các bức ảnh có độ phân giải cao, dễ dàng biên tập chỉnh sửa lại, tuy nhiên chúng thường có kích thước lớn hơn bình thường. Như một tấm ảnh 4x6 inch 1200dpi chiếm đến 25MB trên đĩa cứng. Hơn nữa, thời gian quét ảnh ở độ phân giải cao thường tốn khá nhiều thời gian. 2. Transparency adapter: Để quét các đoạn slide, phim đòi hỏi máy scanner phải có Transparency adapter một nguồn sáng dùng để chiếu xuyên qua phim. Thiết bị này có thể được tích hợp trên nắp máy scanner, hoặc ở dạng bộ phận gắn rời được đặt trên mặt kính của máy. Để nhận biết các đoạn text lớn, quét nhiều trang tài liệu vượt quá kích thước mặt kính của máy, có thể sử dụng thiết bị cấp tài liệu tự động này nhằm tinh chỉnh tài liệu nằm ngay ngắn trên mặt kính. Thiết bị này có thể đóng vai trò là nắp scanner. Tuy nhiên, đối với các máy quét có bộ phận tự động này thì giá có thể sẽ cao. 3. Chuẩn giao tiếp (Interface): Các loại scanner ngày nay sử dụng cổng USB, thường là USB 2.0, đồng thời đa số máy scanner đều tương thích với các cổng USB 1.1 cũ. Tuy nhiên, sự khác biệt về tốc độ là không nhiều khi so sánh USB 2.0 với USB 1.1. Ngoài ra, hiện nay còn có các loại scanner không dây, có tốc độ khá tốt và giá thành thì thường cao hơn các loại thông thường, vốn chỉ sử dụng cho người dùng chuyên nghiệp. 4. Độ sâu màu sắc (Color depth): Đây chính là số lượng màu của ảnh mà máy quét có thể nhận ra được, thường đo bằng đơn vị bits per pixel. Thông thường thì máy quét nhận ra nhiều điểm ảnh hơn so với khả năng lưu lại ảnh của trình điều khiển. Internal hoặc hardware color đặc trưng cho khả năng nhận ảnh của máy scanner, còn external hoặc true color là thông số cho biết khả năng nhận dữ liệu từ scanner của trình driver. Với các nhu cầu thông thường, các máy có độ sâu màu thực (true color depth) 24 bit là khá tốt. 5. Bộ cảm biến: Các máy scanner ngày nay thường có bộ cảm biến thuộc 2 loại: CCD và CIS. Công nghệ cảm biến CCD là cũ hơn, thường được dùng trong các máy camera kĩ thuật số. CIS là công nghệ mới hơn, dù cho hình ảnh không tốt bằng CCD, nhưng các máy scanner sử dụng CIS đang trở nên rất thông dụng vì ít hao năng lượng (cấp điện qua cổng USB) và có kích thước nhỏ gọn. III. Máy in màu kỹ thuật số: In kỹ thuật số là phương pháp in 2D hiện đại nhất hiện nay, nó được sử dụng để in các hình ảnh kỹ thuật số sắc nét, có độ phân giải cao, giúp cho ra những sản phẩm ngay lập tức với số lượng lớn và chất lượng cao. Quá trình in kỹ thuật số được thực hiện nhanh chóng bởi máy in hiện đại mà không cần bất kỳ công đoạn thủ công nào. 7
  9. Hiện nay có rất nhiều công nghệ in kỹ thuật số hiện đại như: In phun, in UV, in chuyển nhiệt, in laser... Mỗi loại in kỹ thuật số khác nhau sẽ phù hợp với các loại vật liệu khác nhau. Nhưng chúng đều có đặt điểm chung là chỉ phù hợp để in số lượng nhỏ, vừa phải và nhiều hình in khác nhau, còn khi in số lượng lớn thì chi phí in ấn khá cao. Hầu như bất kỳ phương pháp in ấn nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó, ưu điểm của công nghệ in này là nhược điểm của công nghệ in kia và ngược lại. Do đó, điều quan trọng nhất là mà người sử dụng quan tâm đó là phương pháp in ấn nào phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình. Dưới đây là những ưu nhược điểm của phương pháp in kỹ thuật số cần biết. 1. Ưu điểm của in kỹ thuật số: In được màu chuyển sắc: Ưu điểm nổi bật của phương pháp in kỹ thuật số là in được màu chuyển sắc, có độ chính xác cực kỳ cao, giống như thật và thời gian in ấn nhanh, thao tác đơn giản. Người sử dụng có thể in hình lấy ngay trong một vài phút mà không cần phải chờ đợi lâu. Giá rẻ và nhanh chóng: Giá thành tương đối rẻ và nhanh chóng khi in số lượng nhỏ. In được nhiều hình: Dễ dàng in được nhiều hình khác nhau hay thay đổi bản thiết kế nếu gặp lỗi và có thể in lại ngay lập tức. In được nhiều kích thước: Với những máy in kỹ thuật số khổ lớn, các bạn có thể in ra sản phẩm với mọi kích thước mong muốn, các bạn có thể in các sản phẩm có kích thước vài milimet cho đến vài mét, đồng thời bạn có thể chia nhỏ hình in ra và dễ dàng ghép lại. In được trên nhiều loại vật liệu: In kỹ thuật số có thể in được trên hầu hết chất liệu, độ dày mỏng của vật liệu không phải là vấn đề. Bạn có thể in được trên những vật liệu mỏng như giấy hay dày như gỗ, gốm sứ, kính, kim loại... Tiết kiệm nhân công: Nhiều xưởng in kỹ thuật số chỉ cần một người đã có thể vận hành trơn tru cả hệ thống, do đó rất tiết kiệm chi phí nhân công, giảm giá thành sản phẩm. 2. Nhược điểm: Chi phí đầu tư lớn: Nhược điểm lớn nhất của phương pháp in kỹ thuật số là chi phí đầu tư máy móc ban đầu khá lớn, khó lấy lại vốn nếu như không tín toán kỹ chi phí phải bỏ ra và lợi nhuận khi hoạt động. Không thể in trên một số loại vật liệu: Một số chất liệu khó có thể in bằng phương pháp in kỹ thuật số được. Tất nhiên là vẫn có thể in nếu như đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại khá tốn kém. Không hiệu quả kinh tế khi in số lượng lớn: Khi in số lượng lớn(1 hình làm rất nhiều bản) thì lúc này in kỹ thuật số tỏ ra kém hiểu quả kinh tế hơn những phương pháp in khác. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 1. Trình bày đặc điểm máy quét ảnh màu? 2. Hãy nêu ưu nhược điểm máy in kỹ thuật số? 3. So sánh máy ảnh cơ và máy ảnh số? 4. Trình bày cấu tạo máy in màu? 8
  10. CHƯƠNG 2: MÁY CHỤP ẢNH GIỚI THIỆU Bài máy chụp ảnh tổng số tiết học là 10 giờ, trong đó có 3 giờ lý thuyết nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học về cách sử dụng máy chụp ảnh, giúp cho người học có thể nắm được nguyên lý hoạt động của máy chụp ảnh. 7 giờ thực hành tạo cho người học các kỹ năng cơ bản chụp các bức ảnh. Trước khi học bài này, người học cần phải có kiến thức cơ bản về các loại máy quét, máy chụp ảnh màu... MỤC TIÊU - Trình bày được các bước cài đặt và sử dụng máy ảnh, các kỹ thuật chụp ảnh cơ bản. - Cài đặt được, sử dụng được máy ảnh, chụp được ảnh với các kỹ thuật khác nhau. - Rèn luyện tính tích cực, tự giác, sáng tạo và nghiêm túc trong học tập. NỘI DUNG I. CÀI ĐẶT: 1. Chuẩn bị: Kiểm tra xem có đầy đủ các thiết bị kèm theo máy hay không, danh sách các thiết bị này được in trên hộp máy. Các bộ phận thông thường được kèm theo máy là: Dây đeo, Pin, bộ sạc, dây USB (kết nối với máy vi tính), dây AV (kết nối với Tivi), thẻ nhớ, dĩa CD chương trình và sách hướng dẫn. Xem sách hướng dẫn để biết thêm thông tin của máy, vị trí và chức năng của các nút... trong lúc này có thể lắp Pin vào thiết bị sạc để sạc Pin nếu máy ảnh số sử dụng Pin sạc, nếu sử dụng loại Pin Li-ion thì thời gian sạc có thể mất khoảng 2 đến 3 tiếng. Gắn dây đeo vào máy nếu muốn. Lắp Pin vào máy, lưu ý đúng cực Pin. Lắp Thẻ nhớ vào máy, lưu ý lắp đúng chiều và nhẹ nhàng. 2. Các thao tác cơ bản: Cầm máy bằng tay phải, lòng bàn tay ôm sát vào phần thân bên hông máy, các ngón tay giữ phần phía trước máy, ngón trỏ đặt vào vị trí nút chụp còn ngón cái đặt ở vị trí nút Zoom (phóng to, thu nhỏ) và dùng để nhấn các nút phía sau 9
  11. máy. Tay trái chủ yếu dùng để đỡ máy và sử dụng một số nút bên trái, lưu ý không được để tay che đèn Flash hoặc ống kính. Nhấn nút On/Off để mở máy nếu máy sử dụng nút nhấn hoặc gạt qua vị trí On nếu máy sử dụng nút gạt. Lưu ý khi mở máy thì ống kính sẽ chạy ra, tránh không được để thấu kính chạm vào tay hoặc các vật khác. Đặt hoặc chuyển nút trạng thái sang vị trí chụp (hình cái máy ảnh). Nhấn nút Display để điều khiển tạng thái tắt mở của màn hình LCD. Thông thường khi lần đầu tiên mở máy màn hình Date and Time sẽ xuất hiện để yêu cầu chỉnh lại ngày giờ cho đúng. Chỉnh ngày giờ hiện tại cho máy bằng cách nhấn nút mũi tên lên xuống hay trái phải để lựa chọn và sau cùng là nhấn nút Ok hay Set để chấp nhận. Chuyển nút chọn chế độ chụp (Mode) sang chế độ muốn chụp, đối với người mới sử dụng thì nên để chế độ tự động (Auto). Nhấn nút Zoom - (W) hoặc + (T) để điều chỉnh phóng to, thu nhỏ khung hình chụp thích hợp. Có thể nhìn vào màn hình LCD hay ống ngắm tùy ý. Nhấn nhẹ nút chụp xuống phân nữa để máy tự động lấy nét (Focus), giữ tay vài giây khi nào thấy đèn xanh trên màn hình (hoặc nằm kế bên ống ngắm) hiện lên là có thể nhấn nút chụp xuống hết để chụp. Lưu ý nếu đèn xanh nhấp nháy thì không nên chụp vì đó là tín hiệu báo cho biết máy không thể lấy nét được và hình chụp sẽ bị mờ. 3. Thưởng thức tác phẩm: Sau khi chụp thì hình sẽ hiện trên màn hình vài giây, lúc này có thể xem để đánh giá thực tế hình chụp như thế nào. Nếu xem không kịp hoặc muốn xem lại hình đã chụp, hãy nhấn hoặc gạt nút trạng thái sang vị trí xem (hình tam giác xanh) (hoặc có thể dùng nút xem nhanh nếu có). Dùng nút mũi tên trái phải để chuyển ảnh và nhấn nút Zoom để phóng to, thu nhỏ ảnh. Nút có biểu tượng thùng rác (Delete) dùng để xóa ảnh nếu muốn. Đặt hoặc chuyển nút trạng thái sang vị trí chụp (hình chiếc máy ảnh) để tiếp tục. Sau một khoảng thời gian lâu không chụp thì màn hình LCD có thể tự động tắt để tiết kiệm năng lượng, nếu muốn chụp lại chỉ cần nhấn vào bất cứ nút nào (thông thường là nút chụp) màn hình sẽ trở lại bình thường. 10
  12. Tắt máy bằng cách gạt nút sang vị trí Off hay nhấn nút On/Off và giữ vài giây. Ảnh sau khi chụp xong sẽ được lưu trong thẻ nhớ, có thể tắt máy và rút thẻ nhớ ra đem đi in ảnh hay copy vào máy vi tính tùy ý. II.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: 1. Shooting Mode (Các chế độ chụp): Hầu hết các máy ảnh số đều có nút chọn chế độ chụp và thường có dạng xoay tròn lần lượt với các chức năng sau: Auto: Chụp tự động hoàn toàn, tất cả các thông số đều do máy quyết định, các nút chức năng khác đều bị vô hiệu. Chế độ này thích hợp với người mới sử dụng, chưa nắm rõ các chức năng của máy. M Manual: Điều chỉnh tay, người dùng có thể sử dụng tất cả các nút chức năng của máy để thiết lập các thông số như tốc độ chụp, độ mở của ống kính (khẩu độ), ánh sáng... Chế độ này thích hợp với những người chuyên nghiệp, biết cách tính toán các thông số để chụp được tấm ảnh như ý. P Program: Chương trình lập sẵn, máy sẽ tự tính toán và đưa ra các thông số đã được lập trình sẵn, chỉ có một số ít nút chức năng hoạt động để hỗ trợ thêm. Đây là chế độ bán tự động, thích hợp với người dùng muốn sử dụng chế độ tự động nhưng muốn thiết lập thêm vài thông số (ánh sáng, đèn Flash...) để phù hợp với điều kiện thực tế. Tv (S): Ưu tiên tốc độ, người dùng sẽ chọn tốc độ muốn chụp và máy sẽ tính toán thông số khẩu độ của ống kính để đạt được độ sáng cần thiết. Chế độ này thích hợp để chụp các cảnh có tốc độ cao (chụp đối tượng đang chuyển động...). Av (A): Ưu tiên khẩu độ, người dùng sẽ chọn khẩu độ muốn chụp và máy sẽ tính toán thông số tốc độ của ống kính để đạt được độ sáng cần thiết. Chế độ này thích hợp để nhấn mạnh đối tượng muốn chụp (chỉ có đối tượng chính rõ nét còn các đối tượng khác và hậu cảnh bị mờ...). 2. Các chức năng mở rộng: Hình máy quay Movie: Quay video, có thể sử dụng chế độ này để thư những đoạn phim bằng máy ảnh số, tùy theo máy mà thời gian cho phép thu khác nhau, có hoặc không có âm thanh. 11
  13. Hình cô gái Portrait: Chụp chân dung, máy sẽ tính toán để làm nổi bật chân dung (hoặc đối tượng) muốn chụp. Chế độ này thích hợp chụp ảnh chân dung. Hình ngọn núi Landscape: Phong cảnh, máy sẽ điều chỉnh độ nét vô cực để toàn bộ cảnh chụp sẽ có độ nét cao. Chế độ này dùng để chụp phong cảnh. Hình người với ngôi sao hay trăng Night Scene: Cảnh đêm, máy sẽ tính toán các thông số ánh sáng và tốc độ chụp để làm sáng đối tượng được chụp và hậu cảnh xung quanh. Chế độ này dùng để chụp lúc trời tối, ban đêm. Hình người chạy Fast Shutter (Sport): Chụp tốc độ nhanh, máy sẽ chụp với tốc độ cao và đồng thời tính toán các thông số để đảm bảo có đủ ánh sáng cho ảnh chụp. Chế độ này dùng để chụp các đối tượng đang di chuyển nhanh. Slow Shutter: Chụp tốc độ chậm, máy sẽ chụp với tốc độ thấp và đồng thời tính toán các thông số để đảm bảo cho ảnh chụp không bị quá sáng. Chế độ dùng để chụp các đối tượng đang di chuyển và làm nhòe các đối tượng này để tạo cảm giác đối tượng đang di chuyển. Stitch Assist (Panorama): Chụp toàn cảnh, dùng chế độ này để chụp 2 hoặc nhiều cảnh liên tiếp kế nhau sau đó ráp nối lại thành một cảnh duy nhất rộng hơn mức cho phép của máy ảnh. SCN (Special Scene): Chọn chế độ này sau đó sử dụng các nút mũi trên trái hoặc phải để chọn tiếp các kiểu chụp được lập trình sẵn dành cho các cảnh đặc biệt: Foliage: Chụp cây, hoa, lá... Snow: Chụp giữa trời có tuyết. Beach: Chụp ở bãi biển. Fireworks: Chụp pháo hoa. Underwater: Chụp dưới nước. Indoor: Chụp trong nhà. Kids & Pets: Chụp trẻ em và các con vật. Night Snapshot: Chụp cảnh ban đêm. 3. Các chế độ chụp khác (Drive Mode): Một hình chữ nhật Single Shooting: Chế độ chụp 1 ảnh, đây là chế độ chụp thông thường, mỗi khi nhấn nhút chụp chỉ có một ảnh được chụp. Hình chữ nhật xếp chồng Continuous Shooting: Chế độ chụp nhiều ảnh liên tiếp, đây là chế độ chụp đặc biệt, khi nhấn nhút chụp máy sẽ chụp liên tiếp nhiều ảnh cho đến khi nào không nhấn nút chụp nữa mới ngưng. Hình cái đồng hồ kim rõ dài Chụp hẹn giờ (Self-timer): Chọn chế độ này để định thời gian cho máy tự chụp. Hình bông hoa tulip Cận cảnh (Macro): Chụp các đối tượng ở khoảng cách rất gần, khoảng từ 5cm đến 50cm III. Các kỹ thuật chụp ảnh cơ bản: AUTO : (Automatic): Tự động – máy sẽ tự động điều chỉnh lấy nét, cân bằng trắng, tốc độ trập màn hình, tự động tắt hay bật đèn Flash…( Đây là chế độ thường dùng cho dòng máy du lịch). Av: (Aperture Value): Ưu tiên độ mở- có thể điều chỉnh được độ mở của ống kính (sử dụng trong môi trường thiếu sáng) 12
  14. Tv: (Shutter Speed): Ưu tiên màn trập – có thể điều chỉnh được tốc độ màn trập. M: (Manual): Chế độ chụp chỉnh tay: cân bằng trắng, độ nhạy sáng ISO, mức đèn Flash, khẩu độ mở… P: (Programme): lập trình AF:(Stitch Assist): Hổ trợ nối ảnh (Panorama): ghép ảnh. Movies: Quay phim video. Play Mode: chế dộ xem lại ảnh và video. SCN: Scence - Chế độ cảnh đặc biệt. Night Scence: cảnh đêm trong điều kiện thiếu ánh sáng. Portrait: Chụp chân dung. Landscape: chụp phong ảnh, ở ngoài trời. Sport: Chụp thể thao. Under water: Chụp dưới nước( phải có vỏ nhựa bọc máy – không bao gồm theo máy).Fireworks: Chụp cảnh pháo hoa. Indoor: Chụp trong nhà. TẮT BẬT MỘT SỐ CHỨC NĂNG. Macro: Tắt chế độ chụp cận cảnh: chụp văn bản, chụp vật thể gần. Lưu ý: khi chụp cận cảnh phải tắt đèn flash, chế độ tiêu cự để về wide (không zoom). Flash: Tắt bật đèn flash: đèn luôn bật, đèn tự động, đèn chống mắt đỏ, đèn tắt. Continues: Chụp liên tiếp( sử dụng trong chế độ thể thao hoặc kids & pet). SelfTime: Tắt bật chế độ chụp hẹn giờ (10s, 2s, hoặc tự đặt thời gian) Erase/ Delete: Xoá ảnh và video. Func/ Set: Ở chế độ chụp hoặc quay video, nhấn nút Func/set để cài đặt chất lượng ảnh, video, và cỡ ảnh, video. Ở chế độ xem lại nhấn Func/ set có chức năng xác nhận hành động giống như phím enter của bàn phím máy tính. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2 1. Trình bày chế đô chụp ảnh TV, AV trong máy ảnh kỹ thuật số? 2. Trên máy ảnh kỹ thuật số, thiết lập chế độ gì, thông số thế nào để chụp được ảnh mặt trời có hình sao? 3. Trình bày các thao tác cơ bản trước khi chụp ảnh? 4. Giải thích các chế độ chụp ảnh Auto, Manual, Program ? 5.Giải thích các chức năng sau trong máy ảnh kỹ thuật số: Macro, Flash, Continues, SelfTime, Erase/ Delete, Func/ Set ? 13
  15. CHƯƠNG 3: MÁY QUÉT ẢNH GIỚI THIỆU Bài máy quét ảnh gồm tổng số tiết học là 15 giờ, trong đó có 3 giờ lý thuyết nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học về nguyên tắc hoạt động của máy quét. Giúp cho người học có thể phân tích được nguyên lý quét ảnh. 10 giờ thực hành tạo cho người học các kỹ năng cơ bản cài đặt được, sử dụng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp, 2 giờ kiểm tra để cũng cố kiến thức người học. Trước khi học chương này, người học cần phải có kiến thức cơ bản về các máy quét ảnh . MỤC TIÊU - Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy quét. - Cài đặt được, sử dụng được và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp. - Rèn luyện tính tích cực, tự giác, sáng tạo và nghiêm túc trong học tập. NỘI DUNG I. CẤU TẠO, NGUYÊN TẮC QUÉT ẢNH: 1. Cấu tạo của máy scan Máy scan gồm ba bộ phận chính: Thấu kính nhạy quang, cơ cấu đẩy giấy cho phép có thể tiến hành scan ở một vùng xác định trên trang, và mạch logic điện tử dùng để biến đổi ánh sáng phản xạ thành hình ảnh điện tử. Với các công nghệ thiết kế khác nhau, máy scan có thể ghi lại các hình đen-trắng, theo thang độ xám, hoặc màu của nguồn sáng phản xạ. Các máy scan đơn giản nhất thì ghi hình theo dạng thức đen – trắng, loại tinh vi hơn có thể ghi các mức màu xám khác nhau hoặc ghi màu. Đối với máy scan đen trắng, máy chỉ ghi sự khác biệt về cường độ sáng bằng hai trạng thái: có chấm hoặc không (đen hoặc trắng). Với cùng bức ảnh đó, các máy scan thang màu xám biến đổi cường độ ánh sáng phản xạ thành một loạt các điểm (pixel) có độ xám khác nhau. 14
  16. Đối với máy scan màu, các loại máy cũ dùng cơ chế scan ba lần để ghi lại các sắc màu bằng cách rọi lần lượt lên tài liệu các nguồn sáng đó, lục, và xanh. Trong khi đó, các mẫu máy mới dùng công nghệ scan một lần hiệu quả hơn. Thông tin màu thu được thông qua các bộ lọc đặc biệt trong CCD hoặc nhờ các lăng kính ba màu có thiết kế đặc biệt . Thành phần quan trọng thứ hai của máy scan là cơ cấu phân phối tài liệu vào bộ phận cảm biến quang. Các phần tử cảm biến quang chạy trên mặt giấy là một quá trình cơ học có thể gây ra méo hình điện tử. 2. Nguyên lý hoạt động của máy scan: Bộ phận quan trọng thứ ba của máy scan là mạch logic dùng để chuyển đổi các thông tin scan được thành ảnh số. Tuỳ mục đích sử dụng, bạn có thể scan một hình với các độ phân giải khác nhau để truyền fax, để biến đổi văn bản bằng OCR, hoặc để dùng với chương trình chế bản. Các thuật toán cài bên trong máy scan sẽ gọt giũa kết cấu tổng thể của hình ảnh này bằng cách sửa các chi tiết và loại trừ méo dạng do quá trình scan cơ học gây ra. Tất cả máy Scan làm việc với cùng một nguyên lí phản xạ ánh sáng hoặc truyền dẫn. Hình ảnh được đặt úp xuống bên trong Scanner nó có bao gồm nguồn sáng chiếu vào hình ảnh và những thiết bị cảm biến để thu nhận ánh sáng phản xạ từ nguồn sáng tới hình ảnh. Trong tường hợp máy ảnh kỹ thuật số, nguồn sáng là mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo. Hiện nay, hầu hết các nhà sx chuyển sang sử dụng đèn Cahothe lạnh, không sử dụng sợi tóc bóng đèn như đèn huỳnh quang. Bóng có nhiệt độ thấp và hoạt động vô cùng đáng tin cậy. Cuối năm 2000, đèn Xeon được sử dụng làm nguồn sáng. Sản phẩm dùng đèn Xeon có độ tin cậy cao, nguồn sáng có phổ ánh sáng rộng bền vững và nhanh chóng thiết lập. Tuy nhiên nguồn ánh sáng Xeon có công suất tiêu thụ năng lượng cao hơn so với ống đèn Cathode lạnh. Ánh sáng trực tiếp từ đèn tới bộ cảm biễn để chúng đọc được những giá trị ánh sáng. Scanner CCD (Charge-Coupled Device: nó là thiết bị đo sáng thu nhỏ mà xác định cường độ ánh sáng được tương ứng với cường độ của điện áp tương tự.) Những ánh sáng được phản xạ hoặc truyền qua những hình ảnh tới bộ phận cảm biến để chuyển đổi thành những điện áp tương ứng với cường độ ánh sáng. Bộ phận ADC sẽ chuyển đổi tính hiệu mức điện áp từ dạng tương tự thành dạng số. II. CÀI ĐẶT, HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: 1. Cách kết nối máy scan với máy tính chạy windows 7: Bước 1: Thường thì khi mua máy scan về, kèm sẵn đĩa cài đặt Driver dành cho máy tính. Trong trường hợp không có thì cần tải phần mềm Softi Scan to PDF từ trang chủ của nhà sản xuất. Ở hệ điều hành win 7, cài đặt máy sử dụng Driver máy scan đúng loại vì chạy win khác nhau thì Driver cũng khác. 15
  17. Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị xong phần mềm, người dùng cần kết nối máy tính với máy scan có cổng USB hoặc HDMI. Vào Start, chọn Devices and Printers và máy tính hiện lên một giao diện. Nhấn vào giao diện đó, chọn Add a printer -> Add a local printer. Tiếp theo là click chuột vào mục Next. Chọn thiết bị scan muốn kết nối với máy tính Bước 3: Ở hộp hội thoại, chọn hãng sản xuất máy quét ảnh trên thanh công cụ phía bên trái, vào Manufacturer rồi Printer để chọn tên máy quét. Một danh sách tên máy quét tương ứng với driver cài đặt được hiện lên. Bước 4: Tích chọn Print a test page để chạy thử và hoàn tất quá trình khi nhấn Finish. 2. Hướng dẫn sử dụng: 16
  18. Nếu máy tính không hiện danh sách tên máy quét thì vào mục Have Disk - > OK -> Next để cài đặt. Ở mục Printer name, gõ tên máy vào, đợi trong giây lát và click mục Share this printer so that other on (Nếu muốn chia sẻ máy in với máy tính khác, không muốn chia sẻ thì chọn Do not share this printer). Tiếp tục nhấn Next là được. III. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA CHỮA: 1. Chất lượng hình ảnh kém: Đây là lỗi rất hiếm gặp, thường là khi mặt kính của máy Scan không được vệ sinh hoặc bảo trì đúng cách. 2. Sự cố thứ tự xử lý dữ liệu: Lỗi này thường xảy ra khi bị thiếu bộ nhớ và máy cần phải chạy quá nhiều ứng dụng để cho ra kết quả như mong muốn. 3. Thời gian in chậm: thời gian in chậm có thể là do hình ảnh có độ phân giải cao, cần sử dụng nhiều dữ liệu hơn và thời gian xử lý lâu hơn. Do đó, nếu không cần hình ảnh chất lượng quá cao, có thể chọn in với chất lượng Normal hoặc Draft. Đồng thời, hãy kiểm tra lại cài đặt tốc độ trong máy. 4. Scan ảnh không nét, sai màu, bị nhòe:Để khắc phục lỗi này, nên ngừng scan và kiểm tra các thiết lập Brightness, contrast, gamma trong driver. 5. Hình ảnh Scan không hiển thị: Cần kiểm tra xem máy đang ở chế độ scan mặt trước hay mặt sau tránh trường hợp bạn không đặt giấy vào khay không đúng với hướng mà bạn đã thiết lập. 6. Scan User Interface không chạy: Là lỗi driver không tương thích. Khắc phục bằng cách vào control panel để gỡ driver cũ rồi cài lại Driver mới tương thích với cấu hình máy và khởi động lại máy và tiến hành scan bình thường. 7. Máy Scan ngừng hoạt động khi đang sử dụng, scan một nửa rồi dừng lại Nếu gặp lỗi này trước hết nên tắt máy scan, kiểm tra lại nguồn điện của máy scan xem có bị lỗi gì không và nếu bình thường thì tiến hành kiểm tra cáp kết nối và cổng USB của máy tính. 8. Máy scan phát ra tiếng ồn lớn: Khi máy scan đang sử dụng mà phát ra tiếng ồn lớn bạn cần tắt máy, tạm dừng scan để kiểm tra xem có dị vật gì bị rơi vào trong máy scan hay không. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 3 1. Nêu các bước sử dụng phần mềm Softi Scan to PDF để thực hiện quét tài liệu? 2. Giải thích các lỗi về hình ảnh khi scan ? 3. Trình bày nguyên lý hoạt động máy quét ảnh (Scan)? 4. Trình bày các bước kết nối máy quét và máy tính? 17
  19. CHƯƠNG 4: MÁY IN MÀU KỸ THUẬT SỐ GIỚI THIỆU Bài máy in màu kỹ thuật số gồm tổng số tiết học là 25 giờ, trong đó có 4 giờ lý thuyết nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, các công nghệ in màu. Giúp cho người học có thể phân tích được nguyên lý hoạt động của mạch. 19 giờ thực hành tạo cho người học các kỹ năng cơ bản Cài đặt được, sử dụng được và sửa chữa được các hư hỏng của máy in màu , 2 giờ kiểm tra để cũng cố kiến thức người học. Trước khi học chương này, người học cần phải có kiến thức cơ bản về các loại máy in màu. MỤC TIÊU - Trình bày được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, các công nghệ in màu phổ biến. - Cài đặt được, sử dụng được và sửa chữa được các hư hỏng của máy in màu. - Rèn luyện tính tích cực, tự giác, sáng tạo và nghiêm túc trong học tập. NỘI DUNG I. CẤU TẠO, NGUYÊN TẮC IN ẤN: 1. Cấu tạo, nguyên tắc in: Máy in màu là thiết bị in ấn được sử dụng khi người dùng cần in những nội dung dạng hình ảnh và chữ có nhiều màu sắc. Máy in màu gia đình, văn phòng (không phải loại máy in màu thương mại chuyên dụng tại xưởng in, nhà in) hiện nay thường sử dụng 2 công nghệ chính là in phun màu và in laser màu. Cấu tạo máy in màu về cơ bản gồm các bộ phận như sau cho từng loại máy in phun màu và máy in laser màu: Cấu tạo máy in phun màu Cấu tạo máy in laser màu Máy in phun màu gồm các bộ phận Máy in laser màu gồm các bộ phận chính: chính:  Nguồn phát tia laser: Dùng để chiếu tia  Đầu in với các vòi phun mực: Dùng laser. để phun mực in lên giấy in.  Hệ thống thấu kính hội tụ và gương:  Motor bước đầu máy in: Dùng để di Dùng để điều khiển chùm tia laser. chuyển đầu in trên giấy in.  Trống từ: Dùng để hút mực in, tham gia  Hộp mực: Dùng để chứa mực in. vào quá trình tạo nội dung in dạng mực in  Khay giấy: Dùng để chứa giấy in. và chuyển mực sang giấy in.  Cụm sấy: Dùng để sấy nóng mực in giúp mực bám chắc vào giấy in. 18
  20.  Hộp mực: Dùng để chứa mực in.  Khay giấy: Dùng để chứa giấy in. 2. Nguyên lý hoạt động của máy in màu: Nguyên lý hoạt động của máy in phun màu và máy in laser màu như sau: Nguyên lý hoạt động của máy in phun Nguyên lý hoạt động của máy in laser màu màu Máy in phun màu hoạt động dựa bằng Máy in laser màu hoạt động bằng cách sử cách sử dụng các đầu phun nhỏ phun dụng tia laser, hệ thống gương để xử lý nội mực lỏng lên giấy theo nội dung cần in dung in và quét lên trống in, sau đó dùng ấn để tạo thành bản in hoàn chỉnh. trống in có từ tính và cụm sấy tác dụng nhiệt để chuyển mực in dạng bột lên giấy theo nội dung in ấn để tạo thành bản in hoàn chỉnh. II. CÁC CÔNG NGHỆ IN MÀU PHỔ BIẾN: 1. Các loại Máy in màu : Hiện nay trên thị trường có khá nhiều mẫu máy in màu văn phòng, gia đình với cách phân loại đa dạng, ngoài cách chính là dựa trên công nghệ in (gồm máy in phun màu và máy in laser màu) thì có thể kể đến thêm một số tiêu chí phân loại phổ biến khác như: Dựa trên khổ giấy in: Gồm máy in màu khổ hẹp (in được các cỡ giấy từ A4 trở xuống) và máy in màu khổ rộng (in được các cỡ giấy A3, A2, A1, A0). Dựa trên số màu mực in sử dụng: Gồm máy in màu 4 màu (dùng 4 màu CMYK là Cyan - xanh lơ, Magenta - hồng sẫm, Yellow - vàng, Key - đen), máy in màu 6 màu (ngoài 4 màu CMYK có thể thêm màu xanh lá cây và màu cam hoặc màu xanh lơ nhạt và hồng sẫm nhạt), máy in màu 8 màu (ngoài 6 màu còn thêm màu vàng nhạt và màu đen nhạt). Dựa trên chức năng: Gồm máy in màu đơn năng (chỉ in) và máy in màu đa năng (có thể in và kết hợp thêm một hoặc một số chức năng như photocopy, scan, fax). Dựa trên khả năng đảo mặt giấy tự động: Gồm máy in 1 mặt in màu (không có khả năng đảo mặt giấy tự động) và máy in 2 mặt in màu (có khả năng đảo mặt giấy tự động). Dựa trên khả năng kết nối: Gồm máy in màu qua mạng LAN (kết nối với máy tính chủ), máy in màu qua mạng network (kết nối qua mạng có dây), máy in màu wifi (kết nối qua mạng không dây). 19
nguon tai.lieu . vn