Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN TUẤN HẢI (Chủ biên) LÊ TRỌNG HƯNG – ĐẶNG MINH NGỌC GIÁO TRÌNH SỬA CHỮA MÁY TÍNH Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2021
  2. LỜI GIỚI THIỆU Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ tin học hiện nay, ở bất kỳ một lĩnh vực nào cũng xuất hiện các phần mềm ứng dụng hoạt động dựa trên các máy vi tính để hỗ trợ trong công việc, giúp cho chúng ta giải quyết nhanh chóng nhiều vấn để được đặt ra.... Với sự ưu việt như thế, các nhà sản xuất đã liên tục cho ra đời các ứng dụng mới cả về phần mềm lẫn phần cứng. Để theo kíp đà phát triển chung và đồng thời tiết kiệm được về mặt kinh tế, chúng ta mong rằng có thể tự lắp ráp, sửa chữa và nâng cấp cho phù hợp với từng điều kiện làm việc riêng. Trong qua trình sử dụng chúng ta cũng không tránh khỏi những hỏng hóc không muốn xảy ra với chiếc máy tính của mình. Cuốn giáo trình ”SỬA CHỮA MÁY TÍNH” được biên soạn nhằm mục đích giới thiệu cho các em học sinh, sinh viên các nghành nghề sữa chữa máy tính, cũng như làm cuốn sách tham khảo đối với các kỹ thuật viên sửa chữa máy tính các kiến thức về máy vi tính trong lĩnh vực lắp ráp, sửa chữa và khắc phục các sự cố về phần cứng và phần mềm. Với cách trình bày chi tiết từng thiết bị linh kiện, nguyên lý hoạt động, cách sửa chữa và khắc phục các sự cố máy tính, giáo trình này sẽ giúp ích cho các độc giả nhiều thông tin bổ ích nhất. Tuy đã cố gắng biên soạn một cách kỹ lưỡng, do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong những ý kiến phê bình đóng góp của các chúng ta đọc để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 2021 Chủ biên: Ths.Nguyễn Tuấn Hải 1
  3. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 Chương 1 Các thành phần chính của máy tính................................................ 6 1.1. Giới thiệu .................................................................................................... 6 1.2. Cấu tạo và chức năng của các thiết bị máy tính ......................................... 7 Chương 2 Quá trình khởi động máy tính ....................................................... 15 2.1. Hệ thống cấp bậc trong máy tính ............................................................. 15 2.2. Tìm hiểu các hệ điều hành thông dụng .................................................... 18 2.3. Khảo sát hệ điều hành MS - DOS ........................................................... 26 2.4. Quá trình khởi động của máy ................................................................... 31 Chương 3 Sơ lược về kiểm tra trước khi sửa chữa máy tính........................ 39 3.1. Qui trình chẩn đoán và giải quyết sự cố máy tính ................................... 39 3.2. Đánh giá đúng hiệu năng làm việc của máy ............................................ 44 3.3. Xử lý máy bị nhiễm virus......................................................................... 46 Chương 4 Rom BIOS ....................................................................................... 51 4.1. Thiết lập các thông số cho BIOS ............................................................. 52 4.2. Các tính năng của BIOS ........................................................................... 58 4.3. Những thiếu sót của BIOS và vấn đề tương thích ................................... 59 4.4. Nâng cấp BIOS......................................................................................... 60 Chương 5 Bộ xử lý trung tâm và các chipset .................................................. 63 5.1. Giới thiệu các loại CPU ........................................................................... 63 5.2. Giải quyết hỏng CPU ............................................................................... 73 5.3. Giới thiệu các loại Chipset ....................................................................... 74 5.4. Giải quyết hỏng hóc Chipset .................................................................... 77 Chương 6 Bo mạch chính ................................................................................. 80 6.1. Giới thiệu các loại Mainboard .................................................................. 80 6.2. Các thành phần chính trên Mainboard ..................................................... 81 6.3. Giải quyết sự cố trên Mainboard.............................................................. 84 2
  4. Chương 7 Bộ nhớ trong .................................................................................... 89 7.1. Giới thiệu .................................................................................................. 90 7.2. Cách tổ chức bộ nhớ trong máy tính ........................................................ 94 7.3. Giải quyết sự cố bộ nhớ ......................................................................... 100 Chương 8 Thiết bị lưu trữ .............................................................................. 104 8.1. Nhiệm vụ và đặc điểm của thiết bị lưu trữ ............................................. 104 8.2. Đĩa từ ...................................................................................................... 105 8.3. Đĩa quang ............................................................................................... 107 8.4. Băng từ ................................................................................................... 110 8.5. Bộ nhớ Flash .......................................................................................... 111 Chương 9 Sử dụng các phần mềm chuẩn đoán ............................................ 116 9.1. Cài đặt phần mềm................................................................................... 116 9.2. Sử dụng phần mềm để chẩn đoán lỗi ..................................................... 119 9.3. Cách khắc phục các lỗi thường gặp ....................................................... 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 135 3
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sửa chữa máy tính Mã mô đun: MĐ 17 Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: + Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học kiến trúc máy tính, kỹ thuật điện tử và môđun Lắp ráp và cài đặt máy tính. - Tính chất: + Là mô đun chuyên ngành bắt buộc. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Sử dụng các công cụ chuẩn đoán và khắc phục các lỗi của PC. - Xác định chính xác các linh kiện của PC - Hiểu được những hệ kiến trúc và bo mạch giao tiếp của các hệ thống PC. - Xác định được hiệu năng của bộ xử lý. - Giải quyết được các vấn đề về nâng cấp hệ thống như đĩa cứng, bộ nhớ, CPU.... - Biết được các nguyên nhân gây ra và cách giải quyết được các sự cố thường gặp trong những loại máy PC khác nhau. - Bình tĩnh, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. - Tự tin, cẩn thận khi tiếp nhận máy tính để sửa chữa NỘI DUNG MÔ ĐUN Thời gian TT Thực hành, thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm nghiệm, thảo số thuyết luận, bài tập tra* Các thành phần chính của 1 8 3 5 máy tính 2 Quá trình khởi động máy tính 10 5 4 1 4
  6. 3 Sơ lược về kiểm tra trước khi 8 3 5 sửa chữa máy tính 4 ROM BIOS 10 3 6 1 5 Bộ xử lý trung tâm và các 10 3 7 chipset 6 Bo mạch chính 10 2 8 7 Bộ nhớ trong 10 3 7 8 Thiết bị lưu trữ 10 4 5 1 9 Các phần mềm chuẩn đoán 14 4 10 Cộng 90 30 57 3 5
  7. Chương 1 Các thành phần chính của máy tính Giới thiệu : Bài học này giúp cho người học phân biệt được các thiết bị máy tính cơ bản, phân biệt được các chủng loại từng thiết bị để lắp ráp đáp ứng yêu cầu công việc. Sự hoạt động của máy tính là sự kết hợp của phần cứng và phần mềm. Phần cứng là tập hợp các linh kiện vật lý và cách bố trí, kết nối chúng để tạo nên một hệ thống máy tính. Phần mềm là chương trình máy tính được xây dựng để can thiệp vào phần cứng nhằm đáp ứng một công việc cụ thể nào đó. Mục tiêu : - Biết phân biệt được các thiết bị máy tính cơ bản. - Biết phân biệt được các chủng loại từng thiết bị để lắp ráp đáp ứng yêu cầu công việc. - Hiểu được các thành phần, chức năng của máy tính Nội dung chính : 1.1. Giới thiệu Hình 1.1- Một số loại máy tính thông dụng Máy tính điện tử: là một loại thiết bị đặc biệt có thể được dùng để giải quyết một công việc do con người đặt ra thông qua việc thực hiện lần lượt các câu lệnh của một chương trình mô tả công việc đó. Để thực hiện một công việc như vậy, máy tính cần phải: - Tiếp nhận các số liệu ban đầu được đưa vào từ bên ngoài. - Thực hiện các phép tính cần thiết để xử lý các số liệu đó. - Lưu giữ các kết quả thực hiện theo một trật tự mong muốn. 6
  8. - Đưa ra thông tin về kết quả thực hiện chương trình ở dạng thích hợp để trao đổi với bên ngoài (con người hoặc các thiết bị khác). Do vậy, máy tính ngoài chức năng xử lý thông tin còn có các chức năng trao đổi vào/ra và chức năng nhớ. Ta có thể mô tả cấu trúc sơ bộ của một máy tính theo như sơ đồ hình 1.2 Hình 1.2- Sơ đồ các khối cơ bản của máy tính điện tử 1.2. Cấu tạo và chức năng của các thiết bị máy tính 1.2.1. Vỏ máy (case) Vỏ máy dùng để gá lắp các cấu kiện máy tính, bảo vệ máy và làm mát máy. Vỏ máy có dạng đứng (tower) và nằm (desktop). Hiện nay chủ yếu sử dụng loại vỏ ATX. Case thường có nguồn kèm theo nó phải phù hợp với yêu cầu của mainboard, từ nguồn điện đến kích thước. Case có dáng vẻ công nghiệp thích hợp. Phía trước của vỏ máy gồm: phím bật nguồn Power on, phím Reset, đèn power và đèn HDD. Các khoang để lắp ổ đĩa mềm, đĩa cứng, CD… Phía sau case là ổ cắm nguồn, quạt gió, các connector song song, nối tiếp, USB, các khe để cắm card mở rộng, ổ cắm keyboard, chuột. Phía trong gồm khoang rộng để gá mainboard, các khoang trên-sau để gá nguồn, các khoang trên- trước gá các ổ đĩa. Hình 1.3- Case dạng đứng Hình .1.4- Case nằm ngang 7
  9. 1.2.2. Bộ Nguồn Nguồn cung cấp cho máy vi tính là hộp kim loại, đầu vào là điện 220V hoặc 110V. Đầu ra là các nguồn khác nhau cung cấp cho MB và các ổ đĩa. Trong nguồn có lắp quạt làm mát máy. Nguồn máy PC hoạt động theo nguyên tắc switching nên gọn, nhẹ. Có hai loại nguồn ATvà ATX. Nguồn AT không điều khiển tắt được, không có điện +3.3V cung cấp cho CPU. Nguồn ATX có thể tắt được bằng phần mềm và có nguồn +3.3V cung cấp trực tiếp cho CPU. Nguồn ATX tiêu chuẩn có công suất 300W. Hình 1.5- Nguồn ATX quạt làm cánh Hình 1.6- Nguồn ATX quạt làm cánh bản rộng bản nhỏ 1.2.3. Bo mạch chính (Mainboard) slot slot panel shield SATA connectors: FDD 24-pin ATX 3Gb/s connector power connector Hình 1.7- Bo mạch chính (Mainboard) 8
  10. 1.2.3.1. Cấu tạo * Chipset cầu bắc (North Bridge) và Chipset cầu nam (South Birdge) Nhiệm vụ của Chipset: + Nhận biết, kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại vi lại với nhau. + Điều khiển tốc độ Bus cho phù hợp giữa các thiết bị. Ví dụ: CPU có tốc độ Bus là 400 MHz nhưng Ram có tốc độ Bus là 266 MHz, để hai thành phần này có thể giao tiếp với nhau thì chúng phải thông qua Chipset để thay đổi tốc độ Bus. Hình 1.8- Sơ đồ minh hoạ tốc độ Bus của các thiết bị liên lạc với nhau qua Chipset hệ thống . * Đế cắm CPU - Đế cắm CPU kiểu Socket – cho các máy Pentium 4 trở lên Hình 1.9-Đế cắm CPU - Socket 1155 9
  11. * Khe cắm bộ nhớ Ram: - Khe cắm DDRam (Double Data Rate Synchronous Dynamic Ram) => Chính là SDRam có tốc độ dữ liệu nhân 2. Hình 1.10- Khe cắm DDRam * Khe cắm mở rộng Hình 1.11- Khe cắm mở rộng - PCI (Peripheral Component Interconnect => Liên kết thiết bị ngoại vi) Đây là khe cắm mở rộng thông dụng nhất có Bus là 33MHz, cho tới hiện nay các khe cắm này vẫn được sử dụng rộng rãi trong các máy Pentium 4. - AGP (Accelerated Graphic Port) Cổng tăng tốc đồ hoạ, đây là cổng giành riêng cho Card Video có hỗ trợ đồ hoạ, tốc độ Bus thấp nhất của khe này đạt 66MHz 1X, - PCI Express, viết tắt là PCIe là một dạng giao diện bus hệ thống/card mở rộng của máy tính. Nó là một giao diện nhanh hơn nhiều và được thiết kế để thay thế giao diện PCI, PCI-X, và AGP cho các card mở rộng và card đồ họa. Khe cắm PCI Express (PCIe) hoàn toàn như PCI hay PCI Extended (PCI-X). * Các thành phần khác - Bộ nhớ Cache: 10
  12. Là bộ nhớ đệm nằm giữa bộ nhớ RAM và CPU nhằm rút ngắn thời gian lấy dữ liệu trong lúc CPU xử lý, có hai loại Cache là Cache L1 và Cache L2. Với các máy Pentium 2 Cache L1 nằm trong CPU còn Cache L2 nằm ngoài CPU. Từ các máy Pentium 3 và 4 Cache L1 và L2 đều được tích hợp trong CPU. Không như bộ nhớ RAM, bộ nhớ Cache được làm từ RAM tĩnh có tốc độ nhanh và giá thành đắt. - ROM BIOS (Read Only Memory Basic Input/Output System => Bộ nhớ chỉ đọc, lưu trữ các chương trình vào ra cơ sở) => Đây là bộ nhớ chỉ đọc được các nhà sản xuất Mainboard nạp sẵn các chương trình phục vụ các công việc: Khởi động máy tính và kiểm tra bộ nhớ Ram, kiểm tra Card Video, bộ điều khiển ổ đĩa, bàn phím ... + Tìm hệ điều hành và nạp chương trình khởi động hệ điều hành. + Cung cấp chương trình cài đặt cấu hình máy (CMOS Setup) Khi bạn vào chương trình CMOS Setup, phiên bản Default của cấu hình máy được khởi động từ BIOS, sau khi bạn thay đổi các thông số và Save lại thì các thông số mới được lưu vào RAM CMOS và được nuôi bằng nguồn Pin 3V, RAM CMOS là một bộ nhớ nhỏ được tích hợp trong Sourth Bridge. - Các cổng giao tiếp Hình 1.12- Các cổng giao tiếp trên Mainboard 1.2.3.2. Chức năng - Là bản mạch chính liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ máy vi tính thống nhất. - Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị trên. - Điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn chết hoặc cắm rời trên Mainboard. 1.2.4. Bộ xử lý (CPU) Bộ xử lý (processor) có chức năng thực hiện các phép tính toán. Các máy tính cá nhân thông dụng thường sử dụng bộ xử lý của Intel hay AMD. Các bộ xử lý ngày nay có tốc độ xử lý cao từ 2-3 GHz. Tập lệnh phong phú hơn đặc biệt là tập lệnh cho xử lý đồ họa 3 chiều. 11
  13. Hình 1.13- Bộ xử lý (CPU) của hãng Intel Hình 1.14- Bộ xử lý (CPU) của hãng AMD 1.2.5. Bộ nhớ trong (RAM, ROM) 1.2.5.1. Bộ nhớ trong (RAM) RAM (Random access Memory): là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, dùng để đọc, ghi tạm thời các chương trình và dữ liệu trong quá trình xử lí. Đặc điểm: - Dữ liệu bị mất khi tắt máy hoặc mất điện. Hình 1.15- Bộ nhớ trong SDRAM Hình 1.16- Bộ nhớ trong DDRAM 2 H Hình 1.17- Bộ nhớ trong DDRAM 3 Hình 1.18- Bộ nhớ trong DDRAM 4 1.2.5.2. Bộ nhớ trong (ROM) ROM - Read-Only Memory: phần bộ nhớ chỉ đọc của máy tính, thường rất nhỏ và chứa các thông tin về cấu hình BIOS máy. Phần bộ nhớ này thường gắn chặt với mainboard. Hình 1.19- Bộ nhớ trong ROM 12
  14. 1.2.6. Bộ nhớ ngoài 1.2.6.1. Đĩa cứng (Hard disk drive (HDD)) Đĩa cứng là thiết bị cực kỳ quan trọng trong máy tính cá nhân. Đĩa cứng lưu trữ hệ điều hành, các chương trình ứng dụng và dữ liệu của người sử dụng máy. Khi bộ nhớ vật lý (RAM) hết dung lượng, hệ điều hành còn sử dụng tệp tin tráo đổi trên đĩa cứng như một bộ nhớ ảo. Vì vậy đĩa cứng có vai trò quyết định rất lớn đến tốc độ, sự ổn định và an toàn dữ liệu cho người sử dụng. Đĩa cứng có dung lượng nhớ rất lớn và tốc độ đọc/ghi rất nhanh Hình 1.20- Đĩa cứng chuẩn ATA Hình 1.21- Đĩa cứng chuẩn SATA Hình 1.22- Đĩa cứng di động 1.2.6.2. Đĩa mềm (FDD) Đĩa mềm là thiết bị lưu trữ có dung lượng nhỏ (1.44 MB). Tốc độ truy cập rất chậm so với đĩa cứng. Đĩa mềm thuận tiện cho việc di chuyển các tài liệu kích thước nhỏ như các văn bản. Hình 1.23- Đĩa mềm 13
  15. 1.2.6.3. Đĩa quang (CD/DVD): - Được sử dụng bằng công nghệ ánh sáng laser. - Dung lượng đĩa CD khoảng 600 – 800MB; DVD khoảng 4GB Hình 1.25- Đĩa DVD Hình 1.24- Đĩa CD BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Nêu các thành phần cơ bản của máy tính và chức năng của các thành phần đó? 2. Dựa vào các đặc trưng nào để nhận biết các thành phần, thiết bị của máy tính. 3. So sánh phần cứng máy tính (Hardware) và phần mềm máy tính (Software)? 4. RAM là gì? Có mấy loại RAM cơ bản? Khi nâng cấp RAM cần phải chú ý những điều gì? 5. Kể tên các dòng sản phẩm Chip CPU của hãng Intel có trên thị trường mà bạn biết? 14
  16. Chương 2 Quá trình khởi động máy tính  Mục tiêu: - Hiểu sự phân cấp trong hệ thống máy tính - Hiểu được quá trình khởi động của từng hệ điều hành - Phân biệt các hệ thống cấp bậc trong PC. - Liệt kê công dụng của các hệ điều hành thông dụng. - Nắm được các chức năng của hệ điều hành MS-DOS hoặc Windows. - Vẽ chu trình khởi động máy. - Tin thần ham học hỏi, suy luận chính xác, hợp logic.  Nội dung chính 2.1. Hệ thống cấp bậc trong máy tính Mục tiêu: - Nêu được hệ thống cấp bậc trong máy tính - Trình bày được các hệ thống trong máy tính 2.1.1. Phần cứng Phần cứng tạo nên cốt lõi của một máy PC, không có máy tính nào là không có phần cứng bao gồm các mạch điện tử, các ổ đĩa, các bo mạch mở rộng, các bộ nguồn, các thiết bị ngoại vi, những dây và cáp nối giữa chúng với nhau. Không chỉ bản thân PC, nó còn bao gồm cả monitor, bàn phím, máy in... Bằng cách gởi những thông tin số hoá đến những cổng hoặc địa chỉ khác nhau trong bộ nhớ, nó có thể điều tác (điều động và tác động) lên hầu như mọi thứ có nối với CPU của máy. Đáng tiếc là, việc điều khiển phần cứng là một quá trình khó khăn, đòi hỏi phải có sự hiểu biết cặn kẽ về kiến trúc điện tử (và kỹ thuật số) của PC. Làm thế nào mà Microsoft có thể phát triển hệ điều hành mà hoạt động được trên máy ATdùng chip 286 cũng như máy đời mới dựa trên chip Pentium? Do bởi mỗi nhà chế tạo PC đều thiết kế hệ thống mạch điện điện tử trong máy của họ (đặc biệt là mạch điện của bo mạch chính) một cách khác biệt, nên hầu như không thể nào tạo ramột hệ điều hành "vạn năng" (dùng được cho mọi máy) mà không có một phương tiện giao tiếp (interface) nào đó giữa hệ điều hành chuẩn ấy và những phần cứng vô cùng đa dạng trên thi trường. Phương tiện giao tiếp này được thực hiện bởi BIOS (Basic Input/Output System) 15
  17. 2.1.2. BIOS Nói một cách đơn giản, BIOS là một tập hợp các đoản trình hay dịch vụ (service), theo cách gọi chính thức của các nhà lập trình, vốn được thiết kế để điều hành từng tiểu hệ thống (subsystem) phần cứng chính của PC (tức các tiểu hệ thống hiển thị hình, đĩa, bàn phím, v v..), có một tập hợp các lời gọi (call) chuẩn, ban đầu được IBM phát minh ra để gọi ra thực hiện các dịch vụ này của BIOS và "người" ban ra những lời gọi đó chính la hệ điều hành. Khi hệ điều hành yêu cầu một dịch vụ BIOS chuẩn, đoản trình BIOS cụ thể sẽ thực hiện chức năng (hay hàm function) thích hợp, vốn được chuẩn bị sẵn cho tiểu hệ thống phần cứng tương ứng. Như vậy, mỗi kiểu thiết kế PC cần phải có BIOS riêng của nó khi dùng phương pháp này, BIOS đóng vai trò như một "chất keo" cho phép các phần cứng khác nhau (và cũ kỹ) đều làm việc được với chỉ một hệ điều hành duy nhất. Ngoài các dịch vụ ra, BIOS còn chạy một chương trình tự kiểm tra (POST: Power On Self Test) mỗi lần máy được khởi động. Chương trình POST này kiểm tra các hệ thống chính của PC trước khi cố gắng nạp một hệ điều hành. Bởi vì BIOS là riêng cho từng kiểu thiết kế PC cụ thể, nên nó nằm trên bo mạch chính, dưới dạng một IC bộ nhớ chỉ đọc (ROM). Các máy đời mới hiện nay thì dùng những con ROM có thể ghi lại bằng điện được (gọi là "Flash" ROM), vốn cho phép BIOS được cập nhật mà không cần phải thay chip ROM BIOS. Vì lý do đó, chắc hẳn chúng ta đã thấy BIOS gọi là phần dẻo (Firmware) chứ không phải phần mềm (software). Sự hữu hiệu và chính xác của mã chương trình BIOS sẽ có một tác động sâu sắc lên hoạt động tổng thể của PC, các đoản trình càng tốt thì sẽ dẫn đến hiệu năng hệ thống càng tốt, còn các đoản trình BIOS không hiệu quả có thể dễ dàng làm sa lầy hệ thống. Các bug (lỗi phần mềm) trong BIOS có thể có những hậu quả nghiêm trọng sau đó đối với hệ thống (mất mát các tập tin và hệ thống bị treo chẳng hạn) 2.1.3. Hệ điều hành Hệ điều hành: thuật ngữ tiếng Anh gọi là “Operating System”. + Góc độ người dùng: - Hệ điều hành là hệ thống các chương trình cho phép khai thác thuận tiện các tài nguyên của hệ thống tính toán (máy tính). - Tài nguyên: CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi, chương trình. + Người lập trình: - Hệ điều hành là môi trường cho phép người lập trình xây dựng các ứng dụng phục vụ các nhu cầu thực tiễn. 16
  18. + Hệ điều hành phục vụ hai chức năng rất quan trong các máy PC hiện đại. Hệ điều hành tương tác với và cung cấp một phần mở rộng cho BIOS. Phần mở rộng này cung cấp cho các ứng dụng một tuyển tập phong phú các Function điều khiển đĩa và xử lý các tập tin ở mức cao. Chính số lượng các hàm liên quan tới đĩa này đã khiến tên của hệ điều hành này có thêm thuật ngữ disk phía trước (disk operating system - DOS). Khi một chương trình ứng dụng cần thực hiện việc truy cập đĩa hoặc xử lý file, lớp Dos này sẽ thực thi hầu hết các công việc đó. Nhờ khả năng truy cập vào một thư viện các hàm thường dùng thông qua Dos, người ta có thể viết các chương trình ứng dụng mà không cần phải kết hợp phần mã lệnh dành cho những function phức tạp như vậy vào trong bản thân chương trình ứng dụng đó. Trong hoạt động thực tế, hệ điều hành và BIOS phối hợp nhau chặt chẽ để mang lại các ứng dụng khả năng truy cập dễ dàng vào các tài nguyên của hệ thống. + Hệ điều hành hình thành một môi trường (environment hoặc shell) để thông qua đó mà thi hành các ứng dụng được và cung cấp một giao diện người dùng (interface, tức một phương tiện để giao tiếp với người dùng), cho phép chúng ta và khách hàng của chúng ta tương tác với PC. Hệ điều hành MS-DOS dùng giao diện kiểu dòng lệnh, được điều khiển bởi bàn phím, với các dấu hiệu tiêu biểu là dấu nhắc đợi lệnh (command-line prompt, chẳng hạn c:>\_) mà những người dùng máy tính lâu năm hẳn đã quá quen thuộc. Ngược lại, các hệ điều hành thuộc họ windows lại được cung cấp một giao diện người dùng đồ hoạ (graphic user interface - GUI), trông cậy vào các ký hiệu và hình tượng vốn được người dùng chọn bằng con chuột hay các thiết bị điểm trỏ khác. 2.1.4. Các chương trình ứng dụng Cuối cùng mục tiêu của máy tính là thi hành các chương trình ứng dụng (các chương trình xử lý từ chương, xử lý bảng tính, các trò chơi...). Hệ điều hành nạp và cho phép người dùng khởi chạy (các) ứng dụng họ cần. Nếu (các) ứng dụng ấy đòi hỏi tài nguyên hệ thống trong khi chạy, nó sẽ thực hiện một lời gọi dịch vụ thích hợp đến DOS hoặc BIOS; DOS và BIOS, đến lượt nó sẽ truy cập function cần thiết và gửi thông tin nào cần thiết về lại cho ứng dụng đang gọi. Những hoạt động thực tế của một cuộc trao đổi như vậy phức tạp hơn đã mô tả ở đây. Chúng ta đã có một cái nhìn khái quát về hệ thống cấp bậc trong một PC thông thường và đã hiểu được cách thức mà mỗi lớp đó tương tác với nhau. 17
  19. 2.2. Tìm hiểu các hệ điều hành thông dụng Mục tiêu. - Liệt kê được công dụng của các hệ điều hành thông dụng Một máy tính muốn “chạy” được cần phải cài lên nó một Hệ Điều Hành (HDH) Hiện nay có rất nhiều HDH để chúng ta sử dụng nhưng tập trung vào 3 mảng lớn nhất là Windows, Mac OSX và Linux. Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về Windows và các phiên bản đang được hỗ trợ hiện nay. Microsoft Windows là tên của các dòng phần mềm hệ điều hành độc quyền của hãng Microsoft. Lần đầu tiên Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành mang tên Windows (Cửa sổ) là vào tháng 11 năm 1985 với những tính năng thêm vào Hệ điều hành đĩa từ Microsoft giao diện dụng bộ đồ hoạ thân thiệt với người dùng. 2.2.1. Hệ điều hành Windows 7, Windows 8, Windows 10 Windows 7 là một bản nâng cấp đáng giá nhất của Windows sau phiên bản “vang bóng một thời” là Windows XP, nó được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 22/10/2009. Windows 7 ra đời tương thích với rất nhiều phần cứng cho phép nó hoạt động mượt mà cũng như khai thác hết sức mạnh phần cứng mà các phiên bản trước không làm được Hình 2.1. Giao diện Windows 7 Windows 7 được phát hành với các phiên bản chính: - Starter: Phiên bản rút gọn các tính năng cao cấp, không cầu kì về giao diện, gọn nhẹ, thích hợp với các máy netbook, hướng tới đối tượng là người mua mới netbook, người mới làm quen với máy vi tính, người có thu nhập thấp. 18
  20. - Home Basic: Lược bỏ một số các chức năng giải trí nâng cao (như Media Center) ở bản Home Premium, thích hợp với các loại netbook, máy tính cá nhân, công ty vừa và nhỏ, hướng tới đối tượng là người mua mới netbook, gia đình có thu nhập trung bình. - Home Premium: Các chức năng giải trí, giao tiếp, kết nối ở mức khá tốt, thích hợp với các máy netbook thế hệ mới, máy tính cá nhân (PC), máy tính xách tay (Laptop), hướng tới người sử dụng là các hộ gia đình, công ty vừa và nhỏ. - Professional: Các chức năng kết nối mạng văn phòng cũng như kết nối mạng đầy đủ, hướng tới các công ty lớn, các doanh nhân thường xuyên làm việc với máy vi tính để trao đổi dữ liệu. - Ultimate và Enterprise: Tập hợp đầy đủ các chức năng của tất cả các phiên bản kia cộng lại, giúp người dùng có được một sức mạnh toàn năng trong trao đổi thông tin và giải trí mọi lúc mọi nơi, hướng tới các cá nhân, tổ chức muốn một giải pháp trọn vẹn cho việc hoạt động máy vi tính của họ. Điểm khác biệt gần như duy nhất của Ultimate và Enterprise nằm ở chỗ Enterprise mang đến giải pháp về giá và hỗ trợ toàn diện hơn Ultimate. Vì vậy, Ultimate hướng đến các cá nhân sử dụng, còn Enterprise hướng vào môi trường có tính chất cộng đồng, tương tự như Professional. Cùng với đó, trong khi Ultimate là phiên bản thương mại toàn cầu, còn Enterprise không được bán lẻ mà chỉ dành cho các tổ chức đặt mua với số lượng lớn. Thin PC: Dành cho máy có cấu hình thấp (nhẹ gần bằng windows XP), tất nhiên sẽ bị lượt bỏ một số phần không cần thiết lắm trong Windows. Với sự đa dạng của mình Window 7 nhanh chóng chiếm được thị phần và trở thành HDH được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Microsoft đã khai tử sớm Window 7 vào ngày 13/1/2015 để dọn đường cho sự ra đời của thế hệ Window mới. Windows 8 kế nhiệm Windows 7, được chính thức ra mắt vào 26 tháng 10 năm 2012. Một số thay đổi đáng kể đã được thực hiện trên Windows 8, bao gồm giao diện Metro mới (sau đổi thành Modern vì lý do bản quyền) thích hợp cho các thiết bị cảm ứng. Khi Windows mới được khởi động, màn hình Start sẽ hiện ra thay cho màn hình Desktop thường thấy. Trên màn hình bắt đầu là các Live Tile, Live Tile này sẽ liên tục chuyển động để cập nhật thông tin mà người dùng không cần phải mở ứng dụng. Khi nhấn chuột vào một ô Live Tile, ứng dụng Modern sẽ được mở ra dưới dạng toàn màn hình và thường có giao diện tối ưu cho cảm ứng. 19
nguon tai.lieu . vn