Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NGOẠI NGỮ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NHẬP MÔN CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ NGHỀ: THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 15 2
  3. MỤC LỤC BÀI 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ ...................................... 8 1. Sơ qua về lịch sử phát triển của ngành chế bản điện tử ..................................... 8 Giới thiệu về in offset ............................................................................................. 8 2. Những chức năng ưu việt của chế bản điện tử ................................................... 9 BÀI 2: CÁC THAO TÁC CƠ SỞ DÙNG TRONG CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ............. 11 1. Công tác chuẩn bị trước khi làm chế bản ......................................................... 11 2. Một số định nghĩa thường dùng trong chế bản điện tử .................................... 11 3. Các chế độ thao tác cơ sở ................................................................................. 12 4. Các thao tác cơ sở............................................................................................. 14 BÀI 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN TRONG CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ ......................... 16 1. Tạo và sắp xếp các tài liệu đơn giản ................................................................ 16 2. Một số kỹ thuật nâng cáo ................................................................................. 17 Bài 4: THAO TÁC VỚI KHUNG VÀ HÌNH VẼ ................................................... 18 1. Các thao tác đơn giản trên khuông ................................................................... 18 2. Nạp hình vẽ vào một khuông ........................................................................... 19 BÀI 5: VẼ ĐỒ THỊ TRONG CÁC TRANG CHẾ BẢN......................................... 20 1. Các công cụ vẽ hình ......................................................................................... 20 2. Vẽ các hình cơ bản ........................................................................................... 20 3. Một số kỹ thuật vẽ hình .................................................................................... 22 BÀI 6: BỐ TRÍ CÁC TRANG NỀN........................................................................ 23 1. Bố trí trang nền ............................................................................................. 23 2. Bố trí văn bản trong trang nền...................................................................... 23 3. Đánh số tự động các tiêu đề và thây đổi các bộ đếm ................................... 24 BÀI 7: BIẾN ĐẠNG CÁC THẺ ĐỊNH ĐẠNG ...................................................... 25 1. Tạo lập thẻ định dạng ....................................................................................... 25 2. Tạo lập và sửa đổi tờ bút pháp ......................................................................... 25 BÀI 8: TẠO MỘT CHẾ BẢN ẤN PHẨM .............................................................. 27 1. Tạo ra một án phẩm .......................................................................................... 27 2. Mở một ấn phẩm đã có ..................................................................................... 27 3
  4. 3. Biến dạng một ấn phẩm.................................................................................... 28 4. Sao chép các chương và các ấn phẩm .............................................................. 28 5. Làm bảng mục lục cho một ấn phẩm ............................................................... 28 BÀI 9: TỔ CHỨC LÀM CHẾ BẢN ........................................................................ 30 1. Tổ chức tài liệu ................................................................................................. 30 2. Thiết kế một tờ bút pháp .................................................................................. 30 3. Sắp xếp các tài liệu trong ấn phẩm................................................................... 30 4. Hiệu chỉnh văn bản trong ấn phẩm .................................................................. 32 BÀI 10: MỘT SỐ KỸ THUẬT THAO TÁC NÂNG CAO .................................... 34 1. Tạo ký tự lớn ở đầu dòng dạng dương và âm bản ........................................... 34 2. Các chỉ số của chú thích ................................................................................... 34 3. Các cách đặt dòng tiêu đề khác nhau ............................................................... 35 4. Tạo các biểu/bảng............................................................................................. 35 BÀI 11: TẠO LẬP CÁC BẢNG TRONG CHẾ BẢN ............................................ 37 1. Các đặc trưng của bảng .................................................................................... 37 2. Tạo các bảng..................................................................................................... 37 3. Nhập dữ liệu vào bảng ..................................................................................... 37 4. Nhập dữ liệu từ các files được tạo ra bằng các ứng dụng khác ....................... 38 5. Hiệu chỉnh bảng ............................................................................................... 38 BÀI 12: SOẠN THẢO CÔN THỨC TOÁN HỌC ................................................. 40 1. Cách soạn thảo công thức và phương trình đơn giản ....................................... 40 2. Cách soạn thảo công thức và phương trình phức tạp ....................................... 40 3. Điều khiển cách xuất hiện của công thức, phương trình.................................. 40 4. Hiệu chỉnh công thức/phương trình ................................................................. 41 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Nhập môn chế bản điện tử Mã mô đun: MĐ15 Thời gian thực hiện mô đun: 90 Giờ (Lý thuyết: 26 giờ; Thực hành, bài tập: 61 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) I. Vị trí tính chất mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học các môn học chung, các môn học và mô đun cơ sở. - Tính chất: Là mô đun chuyên ngành. II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: Người học trình bày được các kiến thức và kỹ năng dùng để chế bản các ấn phẩm như tạo lập các trang chế bản với đồ hoạ và các lớp đồ hoạ, tạo lập các chế bản cho những tài liệu dài và tạo và sử dụng các định dạng khác nhau. - Về kỹ năng: Rèn luyện các kĩ năng tạo lập và sử dụng đồ hoạ và các lớp đồ hoạ, làm việc với các tài liệu dài; trộn dữ liệu; tạo bảng mục lục, bảng chỉ mục; tạo lập một số ấn phẩm chuyên dụng sử dụng nội bộ và tạo lập các ấn phẩm nhằm mục đích quảng cáo. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. III. Nội dung mô đun: 2 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Thực hành, Số Kiểm Tên chương mục Tổng Lý thí nghiệm, TT tra số thuyết thảo luận, Bài tập Bài 1: Giới thiệu sơ lược về chế 4 4 bản điện tử 1. Sơ qua về lịch sử phát triển của 1 2 ngành chế bản điện tử 2. Những chức năng ưu việt của chế 2 bản điện tử Bài 2: Các thao tác cơ sở dùng 8 2 6 trong chế bản điện tử 1. Công tác chuẩn bị trước khi làm chế 0,5 0,5 bản 2 2. Một số định nghĩa thường dùng 0,5 0,5 trong chế bản điện tử 2.3 Các chế độ thao tác cơ sở 3 0,5 2,5 2.4 Các thao tác cơ sở 4 0,5 3,5 5
  6. Bài 3: Soạn thảo văn bản trong chế 10 2 8 bản điện tử 3 1. Tạo và sắp xếp các tài liệu đơn giản 4 1 3 2. Một số kỹ thuật nâng cao 6 1 5 Bài 4: Thao tác với các khung và hình vẽ 10 2 8 4 1. Các thao tác đơn giản trên khuông 4 1 3 2. Nạp hình vẽ vào một khung 6 1 5 Bài 5: Vẽ đồ thị trong các trang chế 8 2 5 1 bản 5 1. Các công cụ vẽ hình 2 0,5 1,5 2. Vẽ các hình cơ bản 2 0,5 1,5 3. Một số kỹ thuật vẽ hình 4 1 3 1 Bài 6: Bố trí các trang nền 8 2 6 1. Bố trí trang nền 2 0,5 1,5 6 2. Bố trí văn bản trong trang nền 4 1 3 3. Đánh số tự động các tiêu đề và 2 0,5 1,5 thây đổi các bộ đếm Bài 7: Biến dạng các thẻ định dạng 8 2 5 1 7 1. Tạo lập thẻ định dạng 3 1 2 2. Tạo lập và sửa đổi tờ bút pháp 5 1 3 1 Bài 8: Tạo một chế bản ấn phẩm 8 2 6 1 1. Tạo ra một án phẩm 1 0,5 0,5 2. Mở một ấn phẩm đã có 8 3. Biến dạng một ấn phẩm 1,5 0,5 1 4. Sao chép các chương và các ấn phẩm 1,5 0,5 1 5 Làm bảng mục lục cho một ấn phẩm 4 0,5 2,5 1 Bài 9: Tổ chức làm chế bản 8 2 6 1. Tổ chức tài liệu 2 0,5 1,5 9 2. Thiết kế một tờ bút pháp 2 0,5 1,5 3. Sắp xếp các tài liệu trong ấn phẩm 2 0,5 1,5 4. Hiệu chỉnh văn bản trong ấn phẩm 2 0,5 1,5 Bài 10: Một số kỹ thuật thao tác nâng 10 8 2 6 1 cao 6
  7. 1.Tạo ký tự lớn ở đầu dòng 10.2 1 0,5 0,5 Dạng dương và âm bản 2. Các chỉ số của chú thích 1 0,5 1,0 3. Các cách đặt dòng tiêu đề khác 2 0,5 1,5 nhau 4. Tạo các biểu/bảng 4 0,5 2,5 1 Bài 11: Tạo lập các bảng trong chế 5 2 3 bản 1. Các đặc trưng của bảng 1 0,5 0,5 2. Tạo các bảng 11 3. Nhập dữ liệu vào bảng 1 0,5 0,5 4. Nhập dữ liệu từ các files được tạo 1 0,5 0,5 ra bằng các ứng dụng khác 5. Hiệu chỉnh bảng 2 0,5 1,5 Bài 12: Soạn thảo công thức tóan 5 2 3 học 1. Cách soạn thảo công thức và 1 0,5 0,5 phương trình đơn giản 2. Cách soạn thảo công thức và 12 1 0,5 0,5 phương trình phức tạp 3. Điều khiển cách xuất hiện của 1 0,5 0,5 công thức, phương trình 4. Hiệu chỉnh công thức/phương 2 0,5 1,5 trình Cộng 90 26 60 4 7
  8. BÀI 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ MÃ BÀI: MĐ15 - 1 Mục tiêu 1. Sơ qua về lịch sử phát triển của ngành chế bản điện tử Giới thiệu về in offset Quy trình in offset: In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. Các ưu điểm của kỹ thuật in này là: Các ưu điểm của kỹ thuật in này là: - Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in. - Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám). - Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn. - Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in. In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp. Thậm chí một số sách kiểu này còn được in bằng các bản in được xếp từ các con chữ chì, đây là công nghệ in typo, một công nghệ khá cổ. Máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản đầu tiên ra đời ở Anh khoảng năm 1875 và đã được thiết kế để in lên kim loại. Trống offset làm bằng giấy các tông truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Khoảng 5 năm sau, giấy các tông được thay bằng cao su. Người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset cho in ấn trên giấy có thể là Ira Washington Rubel năm 1903. Ông đã tình cờ nhận thấy mỗi khi một tờ giấy không được đưa vào máy in thạch bản của ông một cách đúng nhịp, bản in thạch bản in lên trống in được bọc bằng cao su, và tờ giấy cho vào tiếp theo bị dính 2 hình: bản in thạch bản ở mặt trên và bản in do dính từ trống in ở mặt dưới. Rubel cũng nhận thấy hình ảnh in từ trống in cao su nét và sạch hơn vì miếng cao su mềm áp đều lên giấy hơn là bản in bằng đá cứng. Ông đã quyết định in thông qua các tấm bằng cao su. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho Công ty In ấn Tự động Harris. Các thiết kế của Harris, phát triển từ máy in gồm các trống quay, rất giống hình vẽ trong bài. Nó gồm một trống bản in tiếp xúc chặt với các cuộn mực in và nước. Một 8
  9. trống cao su tiếp xúc ngay bên dưới trống xếp chữ. Trống in ở bên dưới có nhiệm vụ ấn chặt tờ giấy vào trống cao su để truyền hình ảnh. Ngày nay, cơ chế cơ bản này vẫn được dùng, nhưng nhiều cải tiến đã được thực hiện, như thêm in hai mặt hay nạp giấy bằng cuộn giấy (thay vì các miếng giấy). Trong những năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho in ấn thương mại, sau khi nhiều cải tiến đã được thực hiện cho bản xếp chữ, mực in và giấy, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này. Nguyên lý in offset In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hoá để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Ngoài ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, tức là cùng phương với tờ in sẽ được in ra. 2. Những chức năng ưu việt của chế bản điện tử Qui trình in Offset Cấu tạo máy in offset Một máy in offset tờ rời gồm có các bộ phận chủ yếu như: một bộ phận cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm như bàn điểu khiển máy in. Thông thường một đơn vị in trong máy in offset tờ rời có ba trục chính cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực lên khuôn in. Ống bản: là một trục ống bằng kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước. Ống cao su: là môt trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in. Ống ép: là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác. Hệ thống làm ẩm: là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia như: axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác. Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in. Các thành phần quan trọng khác. Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu hay nhiều màu còn bao gồm các bộ phận sau: Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên. Các bộ phận trung chuyển (thông thường là các trục ống có nhíp kẹp giấy): có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in. Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy. Hệ thống làm ẩm 9
  10. Hệ thống làm ẩm trong in offset tờ rời cung cấp dung dịch làm ẩm gốc nước, hoặc dung dịch máng nước lên bề mặt khuôn in trước khi nó được chà mực. Dung dịch làm ẩm giữ cho phần tử không in trên khuôn được ẩm ướt do đó nó không bắt mực. Nó được chà lên toàn bộ bản in. Tuy nhiên, các phần tử không in bắt nước và đẩy mực trên khuôn, chúng được tạo ra theo cách hút bám một lớp mỏng gôm arabic trong quá trình chế tạo khuôn in, đó là hydrophilic, hay chất ưa nước, trong khi các phần tử in là hydropho¬bic, hay chất có khuynh hướng đẩy nước. Thực ra nước bản thân nó có thể được sử dụng để làm ẩm bản. Một vài máy in offset tờ rời có thể chọn sử dụng một mình nước để in các ấn phẩm số lượng ít. Tuy nhiên, lớp đẩy mực này dần dần lột ra khỏi khi khuôn in tiếp tục sử dụng trên máy. Các hoá chất trong dung dịch làm ẩm bổ sung thêm độ đẩy mực cho lớp này. Hệ thống truyền mực Hệ thống cung cấp mực in trong máy in offset tờ rời có 4 chức năng cơ bản sau: Dẫn mực từ lô máng mực đến khuông in. Tách lớp mực dày ra thành lớp mực mỏng đồng đều trên các lô truyền. Chà mực lên các phần tử in trên bản. Loại bỏ mực in tái lập trên lô chà từ các công việc in trước đó. Máng mực: chứa mực in cần cung cấp trong quá trình in. Lô chấm: là một lô chuyền luân phiên tiếp xúc giữa lô máng mực và lô đầu tiên của hệ thống cấp mực, thông thường là lô tán trong hệ thống cấp mực. Lô tán và lô sàn: là các lô chuyển động ăn khớp bằng bánh răng và dây sên không chỉ quay tròn được mà còn chuyển động qua lại theo phương ngang với trục ống từ trái qua phải Máng mực, hai thành bên hông máng mực, dao gạt và lô máng mực và làm nhiệm vụ chà dàn mỏng lớp mực in lên các lô và xoá các lớp mực in trước đó trên lô chà. Các lô trung gian: là các lô chuyển động được dựa vào sự tiếp xúc với các lô chuyển động khác có nối kết với bộ phận truyền chuyển động, các lô trung gian nằm ở giữa lô chuyền và lô chà, làm nhiệm vụ và định lượng mực cấp cho quá trình in; thường được gọi là lô định lượng – khi chúng tiếp xúc với hai lô khác hoặc được gọi là lô dằn – khi chúng chà tiếp xúc với một lô khác; ví dụ như lô tán. Các lô chà bản in: gồm 3-4 lô chà bản thường có đường kính khác nhau, tiếp xúc và chà mực lên bản in. 10
  11. BÀI 2: CÁC THAO TÁC CƠ SỞ DÙNG TRONG CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ MÃ BÀI: MĐ 15 - 02 Mục tiêu Nắm được nội dung các công việc cơ sở của chế bản điện tử; Biết cách thực hành những thao tác cơ bở trong chương trình chế bản điện tử 1. Công tác chuẩn bị trước khi làm chế bản Kiểm tra máy in, kiểm tra file xuất bản. Kiểm tra thông tìn đầu vào ra 2. Một số định nghĩa thường dùng trong chế bản điện tử Tờ bút pháp (style sheet) Tất cả văn bản trong ID đều nằm trong khung chưa gọi là khung văn bản (Text frame) nó tương tự như Text Box trong QuarkPress. Chỉ chỉnh sửa văn bản khi chọn công cụ Type Tool (T), còn khi chúng ta sử dụng công cụ Move Tool hay Direct Selection Tool chỉ thay đổi hình dáng hoặc tô màu cho cả khung văn bản. Khuông (frame) Nhập văn bản, các bạn có thể sử dụng Place đặt 1 tập tin văn bản, hoặc có thể copy rồi Paste trực tiếp vào khung văn bản Khi chọn công cụ đánh chữ thì xuất hiện trên thanh tùy biến một bảng có các tính năng tương tự như bên Illustrator Thẻ văn bản (style) Window / Type & Table / Character style Nó cũng thể hiện tính năng như bên trên thành tùy biến của trương chình có các tính năng như: Cỡ chữ - dãn chữ, dãn dòng ... giống như bản trong Illustrator mà các bạn đã từng làm quen Tệp chương (chapter) Window / Type & Table / Character 11
  12. Nó cũng thể hiện tính năng như bên trên thành tùy biến của trương chình có các tính năng như: Cỡ chữ - dãn chữ, dãn dòng ... giống như bản trong Illustrator mà các bạn đã từng làm quen Tệp ấn phẩm Paragraph và Character Styles Việc có thể tùy chỉnh paragraph và character sytyle là một ứng dụng tuyệt vời. Cửa sổ này thường ẩn, bạn có thể cho nó hiện lên bằng cách Window/typo&Table/... Bạn có thể chọn Style cho riêng mình they ý muốn bằng cách sử dụng các lựa chọn, và áp dụng với text chỉ bằng 1 lần nhấp chuột. Điều này rất quan trọng cho phần dàn 1 trang sách, nó thiết lập các mặc định của chữ khi nhập vào, có thể tạo được nhiều kiểu mặc định để thuận tiện cho công việc dàn trang. Ví dụ: Đặt mặc định cho phần chữ bài viết, và những font và cỡ chữ của các tít bài trong một quyển tạp chí hay một quyển sách. 3. Các chế độ thao tác cơ sở Chế độ khuông Ký tự đặc biệt 12
  13. Ký tự đặc biệt trong InDesign bao gồm ngày tháng, số trang, hay “page 1 of (x)”, bạn có thể chèn bằng tay (hoặc sửa đổi bất cứ khi nào cần). Chọn Type/Insert Special Character/... Trong những tài liệu nhỏ thì việc thay đổi khá dễ dàng, nhưng nếu làm việc với một tập tin từ 100-200 trang, thay đổi số trang sẽ là một rắc rối lớn. Để chèn ký tự đặc biệt, bạn vào menu Edit. Hoặc nhấp chuột phải vào vùng cần edit và chọn bảng để chèn nhiều biểu tượng. Chế độ đọan Glyphs Type/Glyphs(Alt+shift+F11) Với Glyphs bạn có thể khám phá những ký tự có trong một font chữ, nó khá tiện dụng khi bạn cần kiếm một biểu tượng, hoặc một chữ có dấu đặc bi Chế độ văn bản Trong hộp công cụ (Toolbox) chứa các công cụ chọn lựa, vẽ và chỉnh sửa. Với các công cụ này bạn sẽ biết đươc các tính năng chuyên biệt của chúng. Để chọn một công cụ, bạn chỉ cần click trỏ mouse vào công cụ đó ở hộp Toolbox hoặc có thể nhấn phím tắt từ bàn phím. Công cụ được chọn sẽ có tác dụng cho đến khi bạn chọn một 13
  14. công cụ khác. Một vài công cụ có hình tam giác nhỏ ở góc dưới phải để cho bạn biết còn có các công cụ ẩn phía dưới Các cách chọn các công cụ ẩn Nhấn giữ mouse trên công cụ có chứa công cụ ẩn (hoặc nhấp chuột phải lên nút có công cụ ẩn), sau đó di chuyển mouse chọn công cụ mong muốn trong menu sổ ra từ nút tam giác. Nhấn giữ Shift + phím tắt của công cụ, lập lại nhiều lần cho đến khi xuất hiện công cụ mà bạn muốn chọn Nhấn giữ Alt và click vào công cụ. Mỗi lần click các công cụ bị ẩn sẽ kế tiếp xuất hiện. Các công cụ trong thanh Toolbox: Chế độ đồ thị Công cụ chọn (Selection tool - ). Phím tắt: V. Công cụ chọn Direct (Direct selection tool - mũi tên trắng ). Phím tắt A. Công cụ di chuyển cả vùng trang làm việc (Page Tool - ) Phím tắt là Shift + P Công cụ xem khoảng cách (Gap Tool ). Phím tắt U Chế độ bảng Công cụ văn bản (Typo Tool ). Phím tắt (T) cho phép nhập văn bản bằng cách trực tiếp (gõ thẳng vào trang thiết kế ) hoặc copy từ các trình xử lý văn bản (Word), xử lý / sửa chữa các văn bản. Công cụ ẩn (Shift +T) cho phép gõ văn bản theo đường chúng ta tạo ra Công cụ vẽ nét (Line Tool - ) Phím tắt (\) cho phép vẽ các đường nét thẳng Nhóm công cụ Pen tool (phím tắt P): tạo các đường vẽ có hình dáng bất kỳ có thể đóng kín. Dùng kết hợp với các phím Control (hiệu chỉnh vị trí các nút), Alt (chỉnh góc nhọn / mịn), thêm bớt nút, vv... 4. Các thao tác cơ sở 14
  15. Chọn danh mục Tạo tài liệu mới (Ctrl + N) Chọn File/New/Document Cửa sổ New Document kết hợp cacs hộp thoại Document Setup và Margins and Columns, Giúp các bạn thiết lập cỡ trang, lề và cột tại một chỗ Các tùy chọn Facing Pages: Tùy chọn này để làm các trang trái và phải đối mặt nhau trong dải hai trang (hay còn gọi là trang đôi). Bỏ tùy chọn này thì sẽ có trang đơn hay mỗi trang đứng 1 mình không có trang trái hay phải. Marter Text Frame: Tùy chọn này tạo khung văn bản theo khích thước vùng biên trong các đừng chỉ lề phù hợp các thiết bị cột ban đã xác định khung văn bản chủ được thêm vào A-Master Các bước sắp xếp một tài liệu Mở một chương Page size: Tùy chọn khổ giấy cho sẵn hoặc chọn kích thước riêng theo chiều ngang(Width) và chiều cao(Height) mà bạn tự đặt. Orentation giúp bạn có thể xoay ngang hoặc đứng khổ mà không phải thay đổi lại kích thước. Collumns: Tùy chọn cho ta xác lập số lượng cột ở trong trang làm việc (Number). Gutter là khoảng cách giữa các cột Margins: Để bạn tạo lập khung của vùng làm việc, vùng làm việc trong file sẽ là những đường kẻ màu tím. Blend - Slug (click vào More Options): Để các vùng mở rộng bằng nhau taatsc cả các cạnh trên dưới. Hay trong thực tế người ta gọi nôm na là vùng bù xén 15
  16. BÀI 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN TRONG CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ MÃ BÀI: MĐ 15 - 03 Mục tiêu: Biết rõ có những thao tác soạn thảo văn bản nào có thể sử dụng trong khi làm chế bản điện tử; Rèn luyện kỹ năng thực hành các thao tác soạn thảo văn bản cơ sở và mở rộng 1. Tạo và sắp xếp các tài liệu đơn giản Tạo một tài liệu mới Margins: Để bạn tạo lập khung của vùng làm việc, vùng làm việc trong file sẽ là những đường kẻ màu tím. Blend - Slug (click vào More Options): Để các vùng mở rộng bằng nhau taatsc cả các cạnh trên dưới. Hay trong thực tế người ta gọi nôm na là vùng bù xén Khi làm việc bạn cảm thấy với kích thước hiện tại không phù hợp với thiết kế của bạn. Để giảm bớt công sức thiết lập và làm lại một file mới bạn có thể thay đổi chính trong trang bạn đang làm bằng cách: Thay đổi các thiết lập tài liệu Soạn thảo một văn bản đơn giản Chọn File / Document Setup (Alt + Ctrl + P) Các bạn chó thể thay đổi thông tin trang vào các ô tùy chọn rồi click OK để hoàn thành Thay đổi thiết lập về cột và lề của trang Biên tập một tài liệu Chọn Layout / Margins and Columns Xác định lại thông tin tùy chọn rồi click OK để hoàn thành Khi bạn chọn tùy chọn Facing Pages trong hộp thoại File/Document Setup, các dải trang được sắp xếp trong các dải (Spread) nhìn thấy như ở dạng quyển sách mở ra, hay gọi là trang đôi. Nó được sử dụng để dàn trang sách hay tạp chí nhưng ấn phẩm được in ở cả hai mặt. Chọn Palette Options trong manu Pages - Insert Pages: Thêm trang - Move Pages: Di chuyển trang - New Master: thêm trang Master Sắp xếp một tài liệu đơn giản 16
  17. 2. Một số kỹ thuật nâng cáo Thêm các dòng chú thích Tùy chọn tren bảng Pages (Window/Pages) 1 - Trang làm việc 2 - Trang Master 3 - Thay đổi kích thước trang 4 - Tạo trang mới 5 - Xóa trang Thêm các ký hiệu đặc biệt Trong quá trình dàn trang 1 ấn phẩm thì chúng ta không thể luôn phải làm lặp đi lặp lại một bước xếp số trang cho từng trang làm việc và những nội dung các trang giống nhau. Nên vì thế chúng ta làm những yếu tố cơ bản đó trên trang Master. Ví dụ trên giáo án này những chi tiết đồ họa làm cho giáo trình trở nên hấp dẫn hơn. Và được tách nội dung theo từng chương mà khi làm việc chúng ta không phải đánh lại hay copy - paste. Khi chúng ta đã tạo được Master theo ý muốn chúng ta có thể Insert Pages và chọn trang Master đó. Khi thiết lập trên trang Master chúng ta trở lại trang làm việc thì các đối tượng chúng ta thiết lập nó được khóa lại. Không ảnh hưởng tới việc trình bày. Muốn gỡ bỏ khóa giữ (Ctrl + Shift ) rồi chọn đối tượng cần gỡ ra khỏi Master tại trang đó. Kết hợp các tệp văn bản Đối với một ấn phẩm dàn trang thì không thể thiếu số trang, nó là 1 phần không thể thiếu, nó giúp người đọc theo dõi được nội dung trong đó 1 cách rõ ràng. Muốn tạo số trang các bạn sử dụng công cụ đánh Typo Tool (T). Sau đó đanh 1 ký tự bất kỳ và bôi đen ký tự đó sau đó chuột phải sẽ hiện ra bảng Options Chọn Insert Special Character/Markers/Current Page Number (Alt+Shift+Ctrl+N). Khi đó nó đã được mặc định là số trang. Dù cho bạn di chuyển bất cứ ở trang nào nó đều hiển thị số thứ tự của trang đó Lưu ý: Chúng ta nên sử dụng đánh số trang trên trang Master để tránh khi trình bày bị ảnh hưởng. Trong trương trình Indesign thì mặc định số trang bắt đầu là trang số 1. Nếu khi làm việc 1 file bị tách ra làm đôi do có 2 người cùng làm để kịp tiến độ công việc, nên có thể người thứ 2 bắt đầu từ số trang không phải trang 1 thì chúng ta chuyển số trang bắt đầu bằng cách nào? Chọn Layout/Numbering and Selection... sau đó chúng ta thay đổi Start Pages Selection bằng số trang chúng ta bắt đầu làm. 17
  18. Bài 4: THAO TÁC VỚI KHUNG VÀ HÌNH VẼ MÃ BÀI: MĐ15 - 04 Mục tiêu Hiểu được khuông hình là gì; Rèn luyện kỹ năng thao tác trên khuông đặc biệt là cách nạp hình vẽ vào khuông 1. Các thao tác đơn giản trên khuông Cách dựng không Vào File/place để mở cửa sổ nhập hình ảnh vào Indesign bằng cách click chuột vào phần nền trống trên trang làm việc hoặc vẽ 1 hình bằng công cụ hình học và Place trực tiếp vào nó. Chúng ra sẽ có được hình ảnh được hiển thị trong 1 khung hình học có thể co kéo kích thước. Giữ Ctrl + Shift chọn kéo từ góc các bạn sẽ kéo đều hình ảnh và chúng đồng dạng to hoặc nhỏ do ta kéo ra hay vào Giữ Ctrl khéo biến dạng hình ảnh Giữ Shift kéo đồng dạng khung hình học nhưng hình ảnh vẫn giữ nguyên kích thước Hiệu chỉnh tách riêng hình ảnh các bạn chọn công cụ Direct selection tool (A) 18
  19. Các hình ảnh trong Indesign đều hiển thị dưới dạng Link Khi muốn thay đổi hay chỉnh sửa link ta nhìn vào các công cụ 1 - 2 - 3 -4 1 - Thay thế hình ảnh đó bằng hình ảnh khác (Khi bên phía phải của link xuất hiện dấu (?) màu đỏ có nghĩa là hình ảnh đó đã bị mất đường dẫn và bạn phải tìm đường dẫn cho nó hoặc thay thế bằng hình ảnh mới) Dựng nhiều khuông 2 - Đi đến trang chưa hình ảnh đó Nạp văn bản vào khuông 3 - Update Link khi link bị thay đổi (Khi bạn chỉnh sửa hình ảnh trên phần mềm khác và save đè vào thì bên phải của phần link xuất hiện dấu tam giác màu vàng có dấu (!) là link đã bị thay đổi và bạn chấp nhận điều đó ấn vào update link) Các thao tác khác trên khuông 4 - Sửa link (Khi bạn muốn chỉnh sửa hình ảnh click vào đây và mở bằng chương trình chỉnh sửa Photoshop sau đó save bình thường thì hình ảnh sẽ thay đổi) 2. Nạp hình vẽ vào một khuông Nạp hình vẽ vào khuông InDesign cho phép import nhiều định dạng ảnh (JPEG, PNG, EPS, PICT, PDF, PSD, TIFF). Nếu bạn chuẩn bị một tập tin để in, chắc chắn các định dạng ảnh được chấp nhận. Nếu bạn đang sử dụng một định dạng file cho phép thiết lập độ phản giải thấp, ví dụ như JPEG, cần kiểm tra xem độ phân giải đã là 300 dpi (pixel per inch) và được lưu ở chế độ màu CMYK. 19
  20. Đừng kéo hình ảnh lớn hơn kích thước thật của chúng (ví dụ 3x4cm đừng kéo nó lên 4×6 cm), nó có thể gây vỡ hình. Để an toàn hơn, bạn tránh sử dụng JPG, dùng các định dạng để in như EPS và TIFF. Định dạng PSD xứng đáng đứng riêng. Việc import PSD vào InDesign cực kỳ hữu ích vì chúng sử dụng chung các nền tảng đồ họa. Các file PSD được nhập vào InDesign có thể giữ được độ Opacity, hoặc bạn có thể tắt, bật, chuyển các layer trong PSD fil Thay đổi kích thước và tỷ lệ hình vẽ trong khuông Công cụ bút chì (Pencil Tool - Phím tắt N ): tạo các đường vẽ có hình dáng bất kỳ và không đóng kín. Công cụ ẩn: BÀI 5: VẼ ĐỒ THỊ TRONG CÁC TRANG CHẾ BẢN MÃ BÀI: MĐ 21-05 Mục tiêu Hiểu được một số kỹ thuật vẽ hình cơ bản; Rèn luyện kỹ năng sử dụng các công cụ có sẵn trong các phần mềm chế bản điện tử để vẽ đồ thị. 1. Các công cụ vẽ hình Công cụ làm mịn đường vẽ (Smooth tool ): “vuốt” công cụ dọc theo đoạn cần làm mịn. Xác định vị trí tốt nhất của bức tranh trong khuông 2. Vẽ các hình cơ bản Dùng lưới điều khiển để vẽ Công cụ xoá(Erase Tood ): xoá bớt đường vẽ vừa tạo ra. Công cụ tạo khung ảnh chữ nhật (Rectangle Frame Tool ): tạo khung chứa hình ảnh 20
nguon tai.lieu . vn