Xem mẫu

  1.   ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: MỸ THUẬT NGÀNH: THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ WEBSITE TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: MỸ THUẬT NGÀNH: THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ WEBSITE TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Diệp Xuân Yến Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Công nghệ thông tin Email: diepxuanyen@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình này đề cập tới các kiến thức cơ bản về thường thức mỹ thuật, hình họa, vẽ màu và các bước vẽ một bức tranh đơn giản. Đây là bước đầu nền tảng, chuẩn bị các các nhà sáng tạo tương lai khi tiếp cận những kiến thức cơ bản về mỹ thuật để ngày càng hoàn thiện hơn về cảm nhận tính thẩm mỹ trong trong hội họa cũng như trong nghề design. Do thời gian hạn hẹp nên ngoài một số tác phẩm do tôi vẽ minh họa thì còn nhiều tác phẩm của nhiểu tác giả khác nhau. Tôi trân trọng cảm ơn những tác giả có tác phẩm in trong giáo trình này tuy đã ghi chú rõ nguồn gốc tác phẩm và tác giả, nhưng vì không có điều kiện gặp xin phép trực tiếp, nên chân thành xin được lượng thứ và chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và học sinh sinh viên góp ý cho giáo trình TP.HCM, ngày 2 tháng 08 năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ biên Diệp Xuân Yến
  5. MỤC LỤC BÀI 1. THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT ........................................................................... 1 1.1. Giới thiệu môn học .................................................................................................. 1 1.1.1. Giới thiệu một số chất liệu trong hội họa ........................................................... 1 1.1.2. Họa cụ ................................................................................................................. 5 1.2. Các trường phái trong hội họa ............................................................................... 7 BÀI 2. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HÌNH HỌA ........................................................... 14 2.1. Khái niệm ............................................................................................................... 14 2.2. Nguồn gốc của hình họa ........................................................................................ 14 2.3. Vai trò của hình họa .............................................................................................. 15 2.4. Các yếu tố nghiên cứu của hình họa .................................................................... 15 2.4.1. Nét, mảng và hình khối .................................................................................... 15 2.4.2. Sáng tối và đậm nhạt ........................................................................................ 16 2.4.3. Tỷ lệ và cân đối ................................................................................................ 16 2.4.4. Phối cảnh .......................................................................................................... 16 2.5. Phương pháp vẽ hình họa ..................................................................................... 16 BÀI 3: KHỐI CƠ BẢN VÀ THỰC HÀNH VẼ KHỐI CƠ BẢN................................ 22 3.1. Khái niệm ............................................................................................................... 22 3.2. Các khối hình cơ bản............................................................................................. 22 3.2.1. Khối hình hộp ................................................................................................... 22 3.2.2. Khối hình cầu.................................................................................................... 23 3.2.3. Khối hình tam giác ........................................................................................... 23 3.2.4. Các khối hình biến thể ...................................................................................... 23 3.3. Vai trò của bóng .................................................................................................... 23 3.3.1. Các loại bóng .................................................................................................... 23 3.3.2. Các độ bóng ...................................................................................................... 23 3.3.3. Yêu cầu vẽ bóng ............................................................................................... 24 3.3.4. Cách đánh bóng ................................................................................................ 24 3.4. Thực hành vẽ khối cơ bản .................................................................................... 24 3.4.1. Vẽ khối vuông .................................................................................................. 24
  6. 3.4.2. Vẽ khối cầu ....................................................................................................... 26 BÀI 4: VẼ TĨNH VẬT .................................................................................................... 28 4.1. Vai trò của vẽ tĩnh vật ........................................................................................... 28 4.2. Phân tích mẫu ........................................................................................................ 28 4.3. Các lưu ý khi tiến hành vẽ .................................................................................... 28 4.4. Hình vẽ minh họa các bước dựng hình................................................................ 29 BÀI 5: VẼ MÀU............................................................................................................... 31 5.1. Nguyên lý màu sắc cơ bản .................................................................................... 31 5.1.1. Ba yếu tố của màu sắc ...................................................................................... 31 5.1.2. Hệ màu .............................................................................................................. 32 5.1.3. Vòng thuần sắc ................................................................................................. 33 BÀI 6: HÒA SẮC............................................................................................................. 35 6.1. Màu chủ đạo........................................................................................................... 35 6.2. Tính nóng lạnh của màu sắc ................................................................................. 35 6.3. Màu trung tính....................................................................................................... 36 6.4. Phối màu tương phản ............................................................................................ 37 6.5. Phối màu tương đồng ............................................................................................ 37 6.6. Phối màu bổ túc xen kẽ ......................................................................................... 38 BÀI 7: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO ............................................................................. 40 7.1. Kỹ thuật màu nước cơ bản ................................................................................... 40 7.2. Hình khối và ánh sáng .......................................................................................... 42 7.3. Hình minh họa các bước lên bài hoàn thiện ....................................................... 44 BÀI 8: VẼ TRANH PHONG CẢNH ............................................................................. 47 8.1. Luật xa gần............................................................................................................. 47 8.2. Nguyên tắc bố cục .................................................................................................. 47 8.3. Cần tránh trong bố cục tranh .............................................................................. 48 
  7. Bài 1. Thường thức mỹ thuật GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: MỸ THUẬT Mã môn học: MH 2101409 Đơn vị quản lý môn học: Khoa Công nghệ Thông tin Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Là môn học được bố trí ở học kỳ 1 - cơ sở. - Tính chất: Là môn học lý thuyết thuộc nhóm môn học bắt buộc Mục tiêu môn học: * Về kiến thức:  Trình bày được các bước dựng hình, lên bóng, nguyên lý màu sắc cơ bản.  Ứng dụng hình vẽ, màu sắc trong đời sống. * Về kỹ năng:  Thực hiện thành thạo vẽ chì, vẽ màu  Làm việc nhóm và cá nhân * Về thái độ:  Làm việc nghiêm túc  Thích thú, tìm tòi, sáng tạo sản phẩm cho riêng mình
  8. Bài 1. Thường thức mỹ thuật BÀI 1. THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT Giới thiệu: Trong bài học đầu tiên sẽ giới thiệu về chất liệu và các trường phái trong hội họa. Nó sẽ cung cấp cho các em một cái nhìn tổng quan về mỹ thuật, đồng thời các em sẽ biết mình cần trang bị những họa cụ nào phục vụ cho môn học mỹ thuật Mục tiêu: − Hiểu biết được một số chất liệu và các trường phái trong hội họa. − Trang bị được kiến thức về họa cụ phục vụ cho môn học mỹ thuật. 1.1. Giới thiệu môn học 1.1.1. Giới thiệu một số chất liệu trong hội họa Sơn dầu: Là một loại họa phẩm thường có dạng bột khô được nghiền kĩ với dầu lanh, dầu cù túc hay dầu óc chó. Sơn dầu có thể vẽ trên nền gỗ, kim loại, canvas (vải),... Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ thế kỷ 11, hội hoạ sơn dầu giữ địa vị rất quan trọng, là vinh quang của nhiều nền mỹ thuật. Khi bắt đầu biết vẽ, con người đã chú ý tìm kiếm những chất liệu tốt để vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp bền vững. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ. Nhưng phải đến thời anh em họa sĩ Jan van Ecyk (khoảng 1390- 1441) họ mới có thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu Hình 1.1 Bức tranh Nàng đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng Monalisa đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách Sơn dầu trên gỗ của thời gian. Một bức tranh sơn dầu có thể tồn tại tối Leonardo da Vinci thiểu 30 năm, trong điều kiện tốt được bảo quản thì lên Nguồn: wikipedia.org đến 80 - 100 năm. 1
  9. Bài 1. Thường thức mỹ thuật Tranh lụa: Là một trong những loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Nghệ thuật vẽ tranh lụa đã trải qua các giai đoạn thăng trầm, có lúc thoái trào tưởng chừng như biến mất. Nhưng khoảng 10 năm trở lại dây, tranh lụa bước vào giai đoạn hồi sinh và khẳng định sức sống mãnh liệt. Một trong những điểm mạnh kiến tranh lụa được giới chuyên môn đề cao và thu hút người yêu mỹ thuật chính là sự trong trẻo và êm diệu của màu sắc. Điểm khác biệt giữa tranh lụa và các chất liệu khác là tranh lụa được gọi tên theo đặc tính của chất liệu làm nền tranh chứ không theo chất liệu vẽ lên trên nền đó. Lụa là một chất liệu đặc biệt được làm từ tự nhiên, là tơ từ kén của con tằm. Và màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Khi vẽ lụa, người ta thường vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa, tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, họa sĩ phải rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màu ngấm vào từng thớ lụa. Điểm khác biệt nhất giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và tranh lụa hiện đại Việt Nam là ở chỗ: tranh lụa cổ thường được vẽ trực tiếp trên lụa khô, trong khi quá trình tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộm đi nhuộm lại màu lên mặt lụa. Hình 1.2 Bức tranh Điều bí mật (Secret 1) – 2018 Màu nước trên lụa Tác giả: Họa sĩ Nguyễn Thị Hoàng Minh 2
  10. Bài 1. Thường thức mỹ thuật Màu nước: Là một chất liệu phổ biến dùng trong hội họa. Màu nước hình thành do các sắc tố, thường dưới dạng bột, được hòa tan vào nước tạo ra một dung dịch có màu sắc. Giấy là chất liệu biểu diễn truyền thống và phổ biến nhất đi cùng với màu nước, ngoài ra còn có giấy cói, nhựa, giấy da, da, vải và gỗ. Các thuộc tính cơ bản của màu nước là tính trong suốt và nhẹ nhàng, cũng như tính thuần khiết và tính cường độ của các chất màu. Do các lớp màu mỏng luôn được đặt lên giấy và vì thế các lớp màu đó trở nên trong suốt đối với những tia sáng xuyên qua. Hình 1.3 Phố Sydney Hình 1.4 Trái dừa Ký họa màu nước trên giấy Ký họa màu nước trên giấy Hình 1.5 Bài luyện tập màu nước trên giấy 3
  11. Bài 1. Thường thức mỹ thuật Sơn mài: Được coi là một trong các chất liệu truyền thống trong hội họa ở Việt Nam. Từ kỹ thuật của nghề sơn ta thủ công truyền thống của Việt Nam được sự tìm tòi và phát triển của họa sỹ thành kỹ thuật sơn mài. Đầu thập niên 1930, các họa sĩ Việt Nam tại trường Mỹ Thuật Đông Dương đã phát hiện ra các vật liệu màu từ: vỏ ốc, trứng, tre…sau đó áp dụng kỹ thuật sơn mài vốn có để tạo thành những bức tranh sơn mài đúng nghĩa. Để tạo ra một bức tranh sơn mài hoàn chỉnh, các họa sĩ sơn mài truyền thống thường mất rất nhiều thời gian, trung bình khoảng 6 tháng. Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như:  Sơn: khai thác từ cây sơn ta, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó...  Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.  Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm...  Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp...  Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp... Hình 1.6 Chùa Thầy ở Bắc Bộ, 1939, sơn mài trên gỗ, 100cm x 200cm, Phạm Hậu Nguồn: tiasang.com.vn 4
  12. Bài 1. Thường thức mỹ thuật 1.1.2. Họa cụ  Bút chì 3B  Gôm  Cọ vẽ  Que đo  Bảng vẽ  Giấy vẽ  Màu nước  Pallet pha màu  Hũ rửa cọ  Khăn lau Hình 1.7 Bút chì. Hình 1.8 Cọ vẽ Hình 1.9 Que đo. Hình 1.10 Gôm. 5
  13. Bài 1. Thường thức mỹ thuật Hình 1.11 Bảng vẽ A3. Hình 1.12 Giất vẽ A3 Canson. Hình 1.13 Màu nước. Hình 1.14 Pallet pha màu Hình 1.15 Hũ rửa cọ vẽ Hình 1.16 Khăn lau 6
  14. Bài 1. Thường thức mỹ thuật 1.2. Các trường phái trong hội họa Khi tìm hiểu về mỹ thuật, nhiều người có chung những câu hỏi: “Trường phái hội họa là gì ?”. Từ những nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật chúng ta có thể biết rằng hội họa xuất hiện từ rất lâu, khi chữ viết của con người còn chưa xuất hiện thì hội họa đã xuất hiện rồi. Hội họa là loại ngôn ngữ truyền đạt ý tưởng bằng các tác phẩm sử dụng kỹ thuật và các phương pháp của người nghệ sĩ. Trong hội họa, thuật ngữ “trường phái” dùng để chỉ một phong cách, trong đó phân loại một nhóm các họa sỹ có chung những kỹ thuật và phương pháp thể hiện. Các trường phái hội họa ở trên thế giới là vô cùng nhiều, các trường phái xuất hiện ở bất cứ quốc gia nào, và ở bất cứ khoảng thời gian nào. Các trường phái sau đây là những trường phái nổi bật nhất, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Chứ không phải là toàn bộ các trường phái mỹ thuật trên thế giới.  Trường phái ấn tượng Các tên “ấn tượng” do nhà phê bình gọi theo bức tranh nổi tiếng Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc) của Claude Monet. Trong tiếng Pháp ấn tượng là Impressionnisme, trường phái ấn tượng là trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Trường phái hội họa Ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của hội họa. Hình 1.17 Bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc của danh họa Monet. (Nguồn destinasian)  7
  15. Bài 1. Thường thức mỹ thuật Thành phố Paris trong những thập niên 1850 vẫn là thành phố thời trung cổ với những con đường quanh co nhỏ hẹp, thiếu ánh sáng nhưng đầy chất thơ. Vào năm 1870, thành phố cũ đã bị phá bỏ thay vào đó là thủ đô hoàn toàn mới với những đại lộ dài, dãy tiệm cà phê, nhà hát, và đây được xem là thời kỳ hoàng kim của trường phái Ấn tượng. Những nét vẽ cọ có thể nhìn thấy kết hợp với sự pha trộn màu đặc sắc với nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi ánh sáng trong tranh được xem là đặc trưng của trường phái này. Các họa sĩ tiêu biểu của phong trào này có thể kể đến như Mary Cassatt, Paul Cezanne, Max Liebermann, Édouard Manet…  Trường phái hậu ấn tượng Ra đời sau trường phái ấn tượng là trường phái hậu ấn tượng. Bởi từ sau phong trào ấn tượng thì nhiều nghệ sĩ đã độc lập đi tìm những hướng sáng tác mới. Mặc dù ở giai đoạn này họ không có những phong cách giống nhau, nhưng vẫn được gọi chung là hậu ấn tượng. Thuật ngữ này cho nhà phê bình Anh Roger Fry đặt ra chỉ những họa sĩ như Paul Cézanne, Paul Gauguin, Vincent Van Gogh. Các nghệ sĩ của phong trào này từ chối rập khuôn theo chủ nghĩa ấn tượng và đi tìm những nét nổi bật cá tính của mình. Chính điều này đã tạo nên một nền nghệ thuật với tuyên ngôn thẩm mỹ khác nhau. Những tìm tòi của nghệ sĩ Hậu Ấn tượng là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của hội họa đương đại sau này. Hình 1.18 A Sunday Afternoon on the Île de la Grande Jatte (Georges Seurat), 1884 (nguồn: designs.vn)  8
  16. Bài 1. Thường thức mỹ thuật  Trường phái dã thú Nếu trường phái ấn tượng chỉ chú trọng ánh sáng mà quên đường nét cảnh vật nên trường phái Dã thú ra đời nhằm khắc phục nhược điểm trên. Trường phái Dã thú có sự chống đối mạnh mẽ với trường phái Ấn tượng, chống lại sự mất mát cho dùng quá nhiều ánh sáng, chống lại sự không theo quy luật không có dự tính trước. Tại triển lãm mùa thu ở Paris năm 1905 có một phòng tranh giới thiệu những tác phẩm mới, dữ dội về màu sắc. Người thưởng thức bức tranh đã có những phản ứng khác nhau. Phòng tranh đã được nhà phê bình LuisVauxcelles gọi là “Chuồng dã thú”, và cái tên Dã thú đã bắt đầu đi vào lịch sử hội họa Thế giới. Những màu sắc được trường phái này sử dụng dữ dội một cách cố tình. Khuynh hướng này ra đời đầu thế kỷ XX phát triển cao trào vào những năm 1905 – 1906 và chấm dứt trước thế chiến thứ Nhất. Hình 1.19 Woman with a Hat, 1905 (Henri Matisse) (Nguồn: henrimatisse.org)  9
  17. Bài 1. Thường thức mỹ thuật  Trường phái biểu hiện Trường phái Biểu hiện xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có đặc điểm nhấn mạnh trong thể hiện cảm tính, của chủ thế hoặc xúc cảm của người nghệ sĩ. Những cảm xúc này thường được gây ra bởi một sự kiện quan trọng nào đó, cũng có thể đó là sự giao lưu của nhiều người hoặc các xu hướng nghệ thuật khác nhau. Trường phái này biểu hiện trong nhiều dạng nghệ thuật từ hội họa, văn học, điện ảnh… Hình 1.20 The Scream (Edvard Munch), 1893 Sơn dầu, màu keo, phấn tiên trên bảng (Nguồn: vi.wikipedia.org)  10
  18. Bài 1. Thường thức mỹ thuật  Trường phái lập thể Chủ nghĩa lập thể hay còn gọi là trường phái lập thể là trường phái hội họa đã tạo ra cuộc cách mạng hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ XX. Trong các tác phẩm của họa sĩ lập thể, các đối tượng được mổ xẻ và phân tích trong một hình thức trừu tượng. Người nghệ sĩ không chỉ quan sát đối tượng ở một góc nhìn mà sẽ chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh tổng quan hơn. Và điều đặc biệt là các bề mặt này không theo quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh. Trường phái lập thể sinh ở Montmartre sau đó lan ra các họa sĩ khá và được nhà buôn tranh Henry Kahnweiler. Nó nhanh chóng được Hình 1.21 Weeping woman (Pablo Picasso) phố biến vào năm 1910 và được đặt (Nguồn: pablopicasso.org)  tên là chủ nghĩa lập thể. Các họa sĩ lập thể nổi tiếng của trường phái này là: Juan Gris, Georges Braque, Marcel Duchamp, Pablo Picasso, Liubov Popova, Marie Vassilieff, Fritz Wotruba… 11
  19. Bài 1. Thường thức mỹ thuật  Trường phái siêu thực Còn được gọi là surrealissm đã phô bày những tác phẩm nghệ thuật bằng tranh và chữ. Trường phải này nhấn mạnh đến sức mạnh của trí tuệ khi tạo ra những tác phẩm có ý nghĩa. Chủ thể rất bình dị được đặt trong phông màn bí ẩn, hùng vĩ làm bức tranh có ý nghĩa mới, tồn trạng thái không thực. Hình 1.22 The Persistence of Memory (Dali) (Nguồn: en.wikipedia.org)   Trường phái ấn tượng trừu tượng Đây là trường phái nghệ mới, hướng đến kiến trúc hiện đại. Chúng sử dụng những tài năng của các nghệ sĩ để thiết kế công trình, nhà cửa. Đây được xem là bước ngoặt trong kỳ nguyên lịch Mỹ. Xem các sản phẩm tranh trừu tượng Hình 1.23 She Wolf (1943) - J ackson (Nguồn: moma.org)  12
  20. Bài 1. Thường thức mỹ thuật  Trường phái Pop Art Trào lưu này xuất hiện ở Anh vào những năm 50 của thế kỷ XX. Nhưng nơi phát triển rực rỡ nhất lại là Mỹ. Những bức của trường phái Pop Art lấy từ những để tài bình dân, phổ biến với tất cả mọi như như: phim ảnh, nhãn hàng, bao bì… thậm chí cả đôi giày, tờ báo… Nhiều tác phẩm của trường phải này được thể hiện bằng máy tính, in bằng máy… Một số bức họa đắt giá được minh họa cho truyện tranh. Hình 1.24 Pop Art mang hơi hướng hiện đại với mảng màu sắc sống động (Nguồn: arena-multimedia.vn)  Câu hỏi và bài tập: 1. Phân biệt các trường phái hội họa 2. Nêu một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của trường phái Ấn tượng, dã thú, biểu hiện, lập thể, siêu thực, trừu tượng. 3. Nêu tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp họa sĩ Pablo Picasso 13
nguon tai.lieu . vn