Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Mạng Căn Bản NGHỀ: LẬP TRÌNH MÁY TÍNH, TIN HỌC ỨNG DỤNG, KỸ THUẬT SỬA CHỮA LẮP RÁP MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số:70/QĐ-CĐN ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Tên tác giả : Thái Kim Ngân Năm ban hành: 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình này phục vụ cho Học sinh sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng chuyên ngành Lập trình máy tính, Tin học ứng dụng và Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính. Giáo trình gồm những nội dung chính như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về mạng máy tính, lịch sử phát triển cũng như các dịch vụ mạng máy tính. Chương 2: Khái quát về mô hình OSI, quá trình đóng gói dữ liệu, quá trình truyền nhận dữ liệu của các máy tính trong hệ thống mạng. Chương 3: Giới thiệu về môi trường truyền dẫn, các loại thiết bị phổ biến được dung trong việc xây dựng một hệ thống mạng thực tế. Chương 4: Chương này sẽ giới thiệu về các loại kiến trúc mạng phổ biến và Phương thức hoạt động của từng loại kiến trúc) Chương 5: Giới thiệu về các bộ giao thức hiện nay đang được sử dụng và chi tiết về cách thức hoạt động của giao thức TCP/IP. Chương 6: Tìm hiểu về các sự cố mạng thường gặp và cách khắc phục sự cố. Chương 7: Chương này sẽ giới thiệu khái quát về hệ điều hành mạng, các dịch vụ tiêu biểu trong hệ điều hành mạng như: Dịch vụ in ấn, quản trị cơ sở dữ liệu, quản lý người dùng,… Giáo trình không chỉ đề cập đến những vấn đề cơ sở lý luận mà còn trình bày một số kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để thiết kế và cài đặt các mạng máy tính. Hy vọng sẽ có ích cho các em học sinh sinh viên và những người muốn xây dựng các hệ thống tin học ứng dụng phục vụ cho sản xuất, quản lý trong các doanh nghiệp. Có thể còn nhiều thiếu sót trong trình bày và biên soạn do khả năng, trình độ, nhưng người biên soạn mạnh dạn giới thiệu tài liệu này và mong nhận được sự góp ý của mọi người. An Giang, ngày 5 tháng 4 năm 2018 Tham gia biên soạn Thái Kim Ngân 1
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời giới thiệu----------------------------------------------------------------------1 2. Mục lục-----------------------------------------------------------------------------2 Chƣơng 1: Giới thiệu chung về mạng -------------------------------------------5 I. Lịch sử mạng máy tính ----------------------------------------------------------5 II. Định nghĩa mạng máy tính ----------------------------------------------------6 III. Phân loại mạng máy tính -----------------------------------------------------6 1. Phân loại theo khoảng cách địa lý -----------------------------------------6 2. Phân loại theo kiến trúc mạng sử dụng -----------------------------------7 3. Phân loại theo hệ điều hành mạng -----------------------------------------7 IV. Giới thiệu các mạng máy tính thông dụng nhất --------------------------7 1. Mạng cục bộ --------------------------------------------------------------------7 2. Mạng diện rộng với kết nối Lan To Lan ----------------------------------7 3. Liên mạng Internet -----------------------------------------------------------8 4. Mạng Intranet -----------------------------------------------------------------8 V. Các dịch vụ mạng ----------------------------------------------------------------8 1. Giới thiệu các loại hệ điều hành mạng. -----------------------------------8 2. Giới thiệu các dịch vụ mạng. ------------------------------------------------8 Chƣơng 2: Mô hình OSI -----------------------------------------------------------10 I. Chức năng của các tầng (lớp) trong mô hình tham chiếu OSI ----------10 1. Giới thiệu mô hình OSI ------------------------------------------------------10 2. Nêu chức năng của các tầng trong mô hình OSI ------------------------10 II. Quá trình đóng gói dữ liệu (tại máy gửi) -----------------------------------11 III. Quá trình truyền dữ liệu từ máy gửi đến máy nhận --------------------12 IV. Chi tiết quá trình xử lý tại máy nhận---------------------------------------12 Chƣơng 3: Phƣơng tiện truyền dẫn và các thiết bị mạng -------------------14 I. Giới thiệu về môi trƣờng truyền dẫn -----------------------------------------14 1. Khái niệm môi trƣờng truyền dẫn -----------------------------------------14 2. Tần số truyền thông ----------------------------------------------------------14 3. Các đặc tính của phƣơng tiện truyền dẫn --------------------------------14 II. Phân loại cáp mạng -------------------------------------------------------------15 1. Cáp đồng trục băng tần cơ sở-----------------------------------------------15 2. Cáp đồng trục băng rộng ----------------------------------------------------16 3. Cáp xoắn đôi -------------------------------------------------------------------18 4. Cáp quang ----------------------------------------------------------------------18 III. Đƣờng truyền vô tuyến -------------------------------------------------------19 1. Sóng vô tuyến (radio) ---------------------------------------------------------19 2. Sóng viba ------------------------------------------------------------------------19 3. Hồng ngoại----------------------------------------------------------------------19 IV. Các thiết bị mạng ---------------------------------------------------------------20 1. Card giao tiếp mạng ----------------------------------------------------------20 2. Bộ chuyển tiếp Repeater -----------------------------------------------------20 3. Bộ tập trung HUB -------------------------------------------------------------21 2
  5. 4. Bộ tập trung SWITCH -------------------------------------------------------22 5. Modem---------------------------------------------------------------------------22 6. Router ---------------------------------------------------------------------------22 Chƣơng 4: Tô pô mạng ------------------------------------------------------------25 I. Định nghĩa tô pô mạng ----------------------------------------------------------25 II. Các kiểu kiến trúc mạng chính -----------------------------------------------25 1. Mạng bus------------------------------------------------------------------------25 2. Mạng star -----------------------------------------------------------------------26 3. Mạng ring -----------------------------------------------------------------------26 4. Mạng mesh ---------------------------------------------------------------------26 III. Các kiểu kiến trúc mạng kết hợp -------------------------------------------27 1. Star – Bus -----------------------------------------------------------------------27 2. Star – Ring ----------------------------------------------------------------------27 Chƣơng 5: Các bộ giao thức ------------------------------------------------------29 I. Tổng quan về giao thức ----------------------------------------------------------29 1. Định nghĩa giao thức (protocol) mạng ------------------------------------29 2. Giao thức hƣớng kết nối và giao thức không kết nối ------------------29 3. Giao thức có khả năng định tuyến và giao thức không có khả năng định tuyến ------------------------------------------------------------------------------29 II. Bộ giao thức TCP/IP ------------------------------------------------------------30 1. Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP ----------------------------------------30 2. Chức năng chính về các tầng trong bộ giao thức TCP/IP -------------31 3. Quá trình đóng/mở gói dữ liệu trong TCP/IP ---------------------------32 4. Một số giao thức cơ bản trong bộ giao thức TCP/IP -------------------39 Chƣơng 6 : Các phƣơng pháp khắc phục sự cố -------------------------------43 I. Các sự cố mạng thƣờng gặp ----------------------------------------------------43 II. Cách khắc phục sự cố-----------------------------------------------------------44 Chƣơng 7 : Hệ điều hành mạng --------------------------------------------------47 I. Cài đặt hệ điều hành mạng -----------------------------------------------------47 1. Giới thiệu về hệ điều hành Windows server 2008. ----------------------47 2. Cài đặt hệ điều hành Windows server 2008. -----------------------------47 II. Quản lý tài khoản ngƣời dùng ------------------------------------------------52 1. Phân loại ngƣời dùng. --------------------------------------------------------52 2. Tạo tài khoản ngƣời dùng. --------------------------------------------------55 3. Phân quyền cho ngƣời dùng ------------------------------------------------60 III. Quản trị máy in -----------------------------------------------------------------60 1. Cài đặt máy in. -----------------------------------------------------------------60 2. Phân quyền sử dụng máy in. ------------------------------------------------62 IV. Quản lý dữ liệu. -----------------------------------------------------------------64 1. Quản lý dữ liệu tập trung. ---------------------------------------------------72 2. Quản lý dữ liệu phân tán ----------------------------------------------------75 Các thuật ngữ chuyên môn --------------------------------------------------------78 Tài liệu tham khảo ------------------------------------------------------------------79 3
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: MẠNG CĂN BẢN Mã môn học: MH31 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: -Vị trí: + Thuộc nhóm môn: Cơ sở + Vị trí của môn học: Môn học được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung. -Tính chất: Môn cơ sở bắt buộc -Ý nghĩa và vai trò của môn học: trang bị cho học sinh, sinh viên đầy đủ các kiến thức và kỹ năng về hệ thống mạng máy tính, khả năng thiết kế, quản trị và bảo trì mạng LAN vừa và nhỏ. Mục tiêu của môn học: -Về Kiến thức: + Hiểu biết lịch sử mạng máy tính + Nêu được chức năng, cách hoạt động của mô hình OSI, TCP/IP. + Trình bày được các tô pô mạng. + Nắm vững các kiến thức về thiết bị mạng + Trình bày nguyên tắc hoạt động của hệ thống mạng LAN. -Về kỹ năng: + Nhận dạng chính xác các thành phần trên mạng. + Cài đặt hệ thống mạng + Phụ trách quản lý một mạng máy tính tại cơ quan xí nghiệp. + Biết chuẩn đoán và sửa chữa các sự cố cơ bản trên hệ thống mạng. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Làm việc nhóm. + Tăng tính chia sẻ và làm việc cộng đồng. 4
  7. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG Giới thiệu: Chương học này sẽ khái quát cho Sinh viên học sinh quá trình hình thành và phát triển mạng máy tính, những kiến trúc cơ bản về mạnh máy tính, những kiểu phân loại mạng máy tính, cùng với đó là các dịch vụ mạng cơ bản trên hệ thống. Mục tiêu: - Trình bày được sự hình thành và phát triển của mạng máy tính - Phân loại và xác định được các kiểu thiết kế mạng máy tính thông dụng Nội dung chính: I. LỊCH SƢ MẠNG MÁY TÍNH Từ đầu những năm 60 đã xuất hiện các mạng xử lý trong đó các trạm cuối (terminal) thụ động được nối vào một máy xử lý trung tâm. Vì máy xử lý trung tâm làm tất cả mọi việc: quản lý các thủ tục truyền dữ liệu, quản lý sự đồng bộ của các trạm cuối v.v…, trong khi đó các trạm cuối chỉ thực hiện chức năng nhập xuất dữ liệu mà không thực hiện bất kỳ chức năng xử lý nào nên hệ thống này vẫn chưa được coi là mạng máy tính. Giữa năm 1968, Cục các dự án nghiên cứu tiên tiến (ARPA – Advanced Research Projects Agency) của Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng dự án nối kết các máy tính của các trung tâm nghiên cứu lớn trong toàn liên bang, mở đầu là Viện nghiên cứu Standford và 3 trường đại học (Đại học California ở Los Angeless, Đại học California ở Santa Barbara và Đại học Utah). Mùa thu năm 1969, 4 trạm đầu tiên được kết nối thành công, đánh dấu sự ra đời của ARPANET. Giao thức truyền thông dùng trong ARPANET lúc đó đặt tên là NCP (Network Control Protocol). Giữa những năm 1970, họ giao thức TCP/IP được Vint Cerf và Robert Kahn phát triển cùng tồn tại với NCP, đến năm 1983 thì hoàn toàn thay thế NCP trong ARPANET. Trong những năm 70, số lượng các mạng máy tính thuộc các quốc gia khác nhau đã tăng lên, với các kiến trúc mạng khác nhau (bao gồm cả phần cứng lẫn giao thức truyền thông), từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng, gây khó khăn cho người sử dụng. Trước tình hình đó, vào năm 1984 Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã cho ra đời Mô hình tham chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở (Reference Model for Open Systems Interconnection - gọi tắt là mô hình OSI). Với sự ra đời của OSI và sự xuất hiện của máy tính cá nhân, số lượng mạng máy tính tính trên toàn thế giới đã tăng lên nhanh chóng.Đã xuất hiện những khái niệm về các loại mạng LAN, MAN. Tới tháng 11/1986 đã có tới 5089 máy tính được nối vào ARPANET, và đã xuất hiện thuật ngữ “Internet”. Năm 1987, mạng xương sống (backborne) NSFnet (National Science Foundation network) ra đời với tốc độ đường truyền nhanh hơn (1,5 Mb/s thay vì 56Kb/s trong ARPANET) đã thúc đẩy sự tăng trưởng của Internet. Mạng Internet dựa trên NSFnet đã vượt qua biên giới của Mỹ. Đến năm 1990, quá trình chuyển đổi sang Internet - dựa trên NSFnet kết thúc) NSFnet giờ đây cũng chỉ còn là một mạng xương sống thành viên của mạng 5
  8. Internet toàn cầu.Như vậy có thể nói lịch sử phát triển của Internet cũng chính là lịch sử phát triển của mạng máy tính. II. ĐỊNH NGHĨA MẠNG MÁY TÍNH Nói một cách ngắn gọn thì mạng máy tính là tập hợp các máy tính độc lập được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó. Khái niệm máy tính độc lập được hiểu là các máy tính không có máy nào có khả năng khởi động hoặc đình chỉ một máy khác) Các đường truyền vật lý được hiểu là các môi trường truyền tín hiệu vật lý (có thể là hữu tuyến hoặc vô tuyến). Các quy ước truyền thông chính là cơ sở để các máy tính có thể "nói chuyện" được với nhau và là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi nói về công nghệ mạng máy tính. III. PHÂN LOẠI MẠNG MÁY TÍNH 1. Phân loại theo khoảng cách địa lý a) Mạng cục bộ (LAN): Mạng LAN là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền thông mạng được nối kết với nhau trong một khu vực nhỏ như một toà nhà cao ốc, khuôn viên trường học, khu giải trí ... Đặc điểm của mạng LAN: - Băng thông lớn, có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim, hội thảo qua mạng. Mạng LAN - Kích thước mạng bị giới hạn bởi các thiết bị. - Chi phí các thiết bị mạng LAN tương đối rẻ. - Quản trị đơn giản. b) Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) Mạng MAN gần giống như mạng LAN nhưng giới hạn của nó là một thành phố hay một quốc gia) Mạng MAN nối kết các mạng LAN lại với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau (cáp quang, cáp đồng trục, sóng...) và các phương thức truyền thông khác nhau. Đặc điểm của mạng MAN - Băng thông mức trung bình, đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố hay quốc gia như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, các ứng dụng của các ngân hàng... - Do MAN nối kết nhiều LAN với nhau nên độ phức tạp cũng tăng, công tác quản trị sẽ khó khăn hơn. - Chi phí các thiết bị mạng MAN tương đối đắt tiền. c) Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) Mạng WAN (sự kết nối của các mạng LAN)bao phủ vùng địa lý rộng lớn có thể là một quốc gia, một lục địa hay toàn cầu. Mạng WAN thường là mạng của các công ty đa quốc gia hay toàn cầu, điển hình là mạng Internet. Do phạm vi rộng lớn của mạng WAN nên thông thường mạng WAN là tập hợp các mạng 6
  9. LAN, MAN nối lại với nhau bằng các phương tiện như: vệ tinh, sóng viba, cáp quang, cáp điện thoại... Đặc điểm của mạng WAN: - Băng thông thấp, dễ mất kết nối, thường chỉ phù hợp với các ứng dụng offline như e-mail, web, ftp ... - Phạm vi hoạt động rộng lớn không giới hạn. - Do kết nối của nhiều LAN, MAN lại với nhau nên mạng rất phức tạp và có tính toàn cầu nên thường là có tổ chức quốc tế đứng ra quản trị. - Chi phí cho các thiết bị và các công nghệ mạng WAN rất đắt tiền. d) Mạng Internet Mạng Internet là trường hợp đặc biệt của mạng WAN, nó cung cấp các dịch vụ toàn cầu như mail, web, chat, ftp và phục vụ miễn phí cho mọi người. Nếu lấy khoảng cách địa lý làm yếu tố phân loại mạng thì ta có mạng cục bộ (LAN), mạng đô thị (MAN), mạng diện rộng (WAN), mạng toàn cầu. 2. Phân loại theo kiến trúc mạng sử dụng Kiến trúc của mạng bao gồm hai vấn đề: hình trạng mạng (Network topology) và giao thức mạng (Network protocol) - Hình trạng mạng: Cách kết nối các máy tính với nhau về mặt hình học mà ta gọi là tô pô của mạng - Giao thức mạng: Tập hợp các quy ước truyền thông giữa các thực thể truyền thông mà ta gọi là giao thức (hay nghi thức) của mạng. Khi phân loại theo topo mạng người ta thường có phân loại thành: mạng hình sao, tròn, tuyến tính,.. (sẽ được học ở chương sau) Phân loại theo giao thức mà mạng sử dụng người ta phân loại thành mạng: TCP/IP, mạng NETBIOS... Tuy nhiên các cách phân loại trên không phổ biến và chỉ áp dụng cho các mạng cục bộ. 3. Phân loại theo hệ điều hành mạng Nếu phân loại theo hệ điều hành mạng người ta chia ra theo mô hình mạng ngang hàng, mạng khách/chủ hoặc phân loại theo tên hệ điều hành mà mạng sử dụng: Windows NT, Unix, Novell… IV. GIỚI THIỆU CÁC MẠNG MÁY TÍNH THÔNG DỤNG NHẤT 1. Mạng cục bộ Một mạng cục bộ là sự kết nối một nhóm máy tính và các thiết bị kết nối mạng được lắp đặt trên một phạm vị địa lý giới hạn, thường trong một toà nhà hoặc một khu công sở nào đó. Mạng có tốc độ cao 2. Mạng diện rộng với kết nối Lan To Lan Mạng diện rộng bao giờ cũng là sự kết nối của các mạng LAN, mạng diện rộng có thể trãi trên phạm vi một vùng, quốc gia hoặc cả một lục địa thậm chí trên phạm vi toàn cầu. Mạng có tốc độ truyền dữ liệu không cao, phạm vi địa lý không giới hạn. 7
  10. 3. Liên mạng Internet Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ là sự ra đời của liên mạng Internet. Mạng Internet là sở hữu của nhân loại, là sự kết hợp của rất nhiều mạng dữ liệu khác chạy trên nền tảng giao thức TCP/IP 4. Mạng Intranet Thực sự là một mạng INTERNET thu nhỏ vào trong một cơ quan/công ty/tổ chức hay một bộ/ngành..., giới hạn phạm vi người sử dụng, có sử dụng các công nghệ kiểm soát truy cập và bảo mật thông tin .Được phát triển từ các mạng LAN, WAN dùng công nghệ INTERNET V. CÁC DỊCH VỤ MẠNG 1. Giới thiệu các loại hệ điều hành mạng. Hệ điều hành mạng hay còn có tên gọi tắt là NOS: Network Operating System.Vì máy chủ thường phải đáp ứng một khối lượng rất lớn các yêu cầu từ các máy trạm nên nó cần có tốc độ rất nhanh và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc) Multitasking: Là kỹ thuật thực thi nhiều nhiệm vụ cùng lúc chỉ sử dụng một CPU, thực tế thì CPU không thể xử lý nhiều hơn một tiến trình cùng lúc, tuy nhiên CPU được tổ chức phân chia thời để thực hiện nhiều tiến trình, quá trình chuyển đổi giữa các tiến trình rất nhanh tạo cảm giác các tiến trình được xử lý đồng thời. Multiprocessing: Là kỹ thuật sử dụng nhiều CPU để xử lý một hoặc nhiều tiến trình, NOS sẽ thực hiện việc phân chia nhiệm vụ cho từng CPU cũng như quản lý quá trình thực hiện của từng CPU. Multiuser: Là kỹ thuật có thể cho nhiều người sử dụng cùng truy cập vào một thời điểm. Các hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay bao gồm: Microsoft Windows: Windows NT 3.51, NT 4.0, 2000, XP, 2003 và .NET. Novell NetWare: NetWare3.12, IntraNetWare 4.11, NetWare 5.0 và 5.1. Linux: Red Hat, Caldera, SuSE, Debian, và Slackware. UNIX: HP-UX, Sun Solaris, BSD, SCO, và AIX. 2. Giới thiệu các dịch vụ mạng. - Dịch vụ tệp (File services) cho phép chia sẻ tài nguyên thông tin chung, chuyển giao các tệp dữ liệu từ máy này sang máy khác) Tìm kiếm thông tin và điều khiển truy nhập. Dịch vụ thư điện tử E_Mail (Electronic mail) cung cấp cho người sử dụng phương tiện trao đổi, tranh luận bằng thư điện tử. Dịch vụ thư điện tử giá thành hạ, chuyển phát nhanh, an toàn và nội dung có thể tích hợp các loại dữ liệu. - Dịch vụ in ấn: Có thể dùng chung các máy in đắt tiền trên mạng. Cung cấp khả năng đa truy nhập đến máy in, phục vụ đồng thời cho nhiều nhu cầu in khác nhau.Cung cấp các dịch vụ FAX và quản lý được các trang thiết bị in chuyên dụng. - Các dịch vụ ứng dụng hướng đối tượng: Sử dụng các dịch vụ thông điệp (Message) làm trung gian tác động đến các đối tượng truyền thông. Đối tượng chỉ bàn giao dữ liệu cho tác nhân (Agent) và tác nhân sẽ bàn giao dữ liệu cho đối tượng đích. - Các dịch vụ ứng dụng quản trị luồng công việc trong nhóm làm việc: Định tuyến các tài liệu điện tử giữa những người trong nhóm. Khi chữ ký điện tử được xác nhận trong các phiên giao dịch thì có thể thay thế được nhiều tiến trình mới hiệu quả và nhanh chóng hơn. - Dịch vụ cơ sở dữ liệu là dịch vụ phổ biến về các dịch vụ ứng dụng, là các ứng dụng theo mô hình Client/Server. Dịch vụ xử lý phân tán lưu trữ dữ liệu phân 8
  11. tán trên mạng, người dùng trong suốt và dễ sử dụng, đáp ứng các nhu cầu truy nhập của người sử dụng. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy trình bày mục tiêu và ứng dụng mạng máy tính. 2. Hãy phát biểu các lợi ích khi nối máy tính thành mạng. 3. Trình bày các đặc trưng cơ bản của mạng cục bộ LAN (Local Area Networks), WAN (Wide Area Networks), MAN (Metropolitan Area Networks) và mạng Internet. 9
  12. CHƢƠNG 2: MÔ HÌNH OSI Giới thiệu: Mô hình OSI là một mô hình không thể thiếu trong môn học Mạng căn bản nói riêng, trong lãnh vực mạng nói chung. Bất kỳ một trao đỗi dữ liệu, kết nối dữ liệu nào cũng được thực thi và xây dựng trên nền tảng mô hình OSI. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm và cấu trúc của các lớp trong mô hình OSI - Trình bày được nguyên tắc hoạt động và chức năng của từng lớp trong mô hình Nội dung chính: I. CHỨC NĂNG CỦA CÁC TẦNG (LỚP) TRONG MÔ HÌNH OSI 1. Giới thiệu mô hình OSI Mô hình OSI được chia thành 7 tầng (lớp), mỗi tầng bao gồm những hoạt động, thiết bị và giao thức mạng khác nhau. - Application Layer: cung cấp các ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ mạng. Nó bao gồm các ứng dụng của người dùng - Presentation Layer (lớp trình bày): thoả thuận khuôn dạng trao đổi dữ liệu. - Session Layer (lớp phiên): cho phép người dùng thiết lập các kết nối. - Transport Layer (lớp vận chuyển): đảm bảo truyền thông giữa hai hệ thống. - Network Layer (lớp mạng): định hướng dữ liệu truyền trong môi trường liên mạng. - Data link Layer (lớp liên kết dữ liệu): xác định việc truy xuất đến các thiết bị. - Physical Layer (lớp vật lý): chuyển đổi dữ liệu thành các bit và truyền đi. 2. Nêu chức năng của các tầng trong mô hình OSI - Tầng 1: Tầng vật lý (Physical Layer): Điều khiển việc truyền tải thật sự các bit trên đường truyền vật lý. Nó định nghĩa các tín hiệu điện, trạng thái đường truyền, phương pháp mã hóa dữ liệu, các loại đầu nối được sử dụng. Tầng này chuyển đổi dữ liệu thành các bit và truyền đi. - Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Tầng kết nối dữ liệu) (Data-Link Layer): Tầng này đảm bảo truyền tải các khung dữ liệu (Frame) giữa hai máy tính. Nó cài đặt cơ chế phát hiện và xử lý lỗi dữ liệu nhận.Tầng này Mô Hình OSI xác định việc truy xuất đến các thiết bị. - Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer): Tầng này đảm bảo các gói tin dữ liệu (Packet) có thể truyền từ máy tính này đến máy tính kia cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp giữa chúng. Nó nhận nhiệm vụ tìm đường đi cho dữ liệu đến 10
  13. các đích khác nhau trong mạng.Tầng này định hướng dữ liệu truyền trong môi trường liên mạng. - Tầng 4: Tầng vận chuyển (Tầng chuyển tải)(Transport Layer): Tầng này đảm bảo truyền tải dữ liệu giữa các quá trình. Dữ liệu gởi đi được đảm bảo không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất, trùng lắp. Đối với các gói tin có kích thước lớn, tầng này sẽ phân chia chúng thành các phần nhỏ trước khi gởi đi, cũng như tập hợp lại chúng khi nhận được)Tầng này đảm bảo truyền thông giữa hai hệ thống. - Tầng 5: Tầng giao dịch (Tầng phiên làm việc) (Session Layer): Tầng này cho phép các ứng dụng thiết lập, sử dụng và xóa các kênh giao tiếp giữa chúng (được gọi là giao dịch). Nó cung cấp cơ chế cho việc nhận biết tên và các chức năng về bảo mật thông tin khi truyền qua mạng. Tầng này cho phép người dùng thiết lập các kết nối. - Tầng 6: Tầng trình bày (Presentation Layer): Tầng này đảm bảo các máy tính có kiểu định dạng dữ liệu khác nhau vẫn có thể trao đổi thông tin cho nhau. Thông thường các máy tính sẽ thống nhất với nhau về một kiểu định dạng dữ liệu trung gian để trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một dữ liệu cần gởi đi sẽ được tầng trình bày chuyển sang định dạng trung gian trước khi nó được truyền lên mạng. Ngược lại, khi nhận dữ liệu từ mạng, tầng trình bày sẽ chuyển dữ liệu sang định dạng riêng của nó. Tầng này thoả thuận khuôn dạng trao đổi dữ liệu. - Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application Layer): Đây là tầng trên cùng, cung cấp các ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ mạng. Nó bao gồm các ứng dụng của người dùng, ví dụ như các Web Browser (Netscape Navigator, Internet Explorer), các Mail User Agent (Outlook Express, Netscape Messenger, ...) hay các chương trình làm server cung cấp các dịch vụ mạng như các Web Server (Netscape Enterprise, Internet Information Service, Apache, ...), Các FTP Server, các Mail server (Send mail, MDeamon). Người dùng mạng giao tiếp trực tiếp với tầng này. Về nguyên tắc, tầng n của một hệ thống chỉ giao tiếp, trao đổi thông tin với tầng n của hệ thống khác) Mỗi tầng sẽ có các đơn vị truyền dữ liệu riêng: • Tầng vật lý: bit • Tầng liên kết dữ liệu: Khung (Frame) • Tầng Mạng: Gói tin (Packet) • Tầng vận chuyển: Đoạn (Segment) II. QUÁ TRÌNH ĐÓNG GÓI DỮ LIỆU (TẠI MÁY GỬI) Đóng gói dữ liệu là quá trình đặt dữ liệu nhận được vào sau header (và trước trailer) trên mỗi lớp. Lớp Physical không đóng gói dữ liệu vì nó không dùng header và trailer. Việc đóng gói dữ liệu không nhất thiết phải xảy ra trong mỗi lần truyền dữ liệu của trình ứng dụng.Các lớp 5, 6, 7 sử dụng header trong quá trình khởi động, nhưng trong phần lớn các lần truyền thì không có header của lớp 5, 6, 7 lý do là không có thông tin mới để trao đổi. Các dữ liệu tại máy gửi được xử lý theo trình tự như sau: - Người dùng thông qua lớp Application để đưa các thông tin vào máy tính. Các thông tin này có nhiều dạng khác nhau như: hình ảnh, âm thanh, văn bản… 11
  14. - Tiếp theo các thông tin đó được chuyển xuống lớp Presentation để chuyển thành dạng chung, rồi mã hoá và nén dữ liệu. - Tiếp đó dữ liệu được chuyển xuống lớp Session để bổ sung các thông tin về phiên giao dịch này. - Dữ liệu tiếp tục được chuyển xuống lớp Transport, tại lớp này dữ liệu được cắt ra thành nhiều Segment và bổ sung thêm các thông tin về phương thức vận chuyển dữ liệu để đảm bảo độ tin cậy khi truyền. - Dữ liệu tiếp tục được chuyển xuống lớp Network, tại lớp này mỗi Segment được cắt ra thành nhiều Packet và bổ sung thêm các thông tin định tuyến. - Tiếp đó dữ liệu được chuyển xuống lớp Data Link, tại lớp này mỗi Packet sẽ được cắt ra thành nhiều Frame và bổ sung thêm các thông tin kiểm tra gói tin (để kiểm tra ở nơi nhận). - Cuối cùng, mỗi Frame sẽ được tầng Vật Lý chuyển thành một chuỗi các bit, và được đẩy lên các phương tiện truyền dẫn để truyền đến các thiết bị khác) III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN DỮ LIỆU TỪ MÁY GỬI ĐẾN MÁY NHẬN - Bước 1: Trình ứng dụng (trên máy gửi) tạo ra dữ liệu và các chương trình phần cứng, phần mềm cài đặt mỗi lớp sẽ bổ sung vào header và trailer (quá trình đóng gói dữ liệu tại máy gửi). - Bước 2: Lớp Physical (trên máy gửi) phát sinh tín hiệu lên môi trường truyền để truyền dữ liệu - Bước 3: Lớp Physical (trên máy nhận) nhận dữ liệu. - Bước 4: Các chương trình phần cứng, phần mềm (trên máy nhận) gỡ bỏ header và trailer và xử lý phần dữ liệu (quá trình xử lý dữ liệu tại máy nhận). Giữa bước 1 và bước 2 là quá trình tìm đường đi của gói tin. Thông thường, máy gửi đã biết địa chỉ IP của máy nhận. Vì thế, sau khi xác định được địa chỉ IP của máy nhận thì lớp Network của máy gửi sẽ so sánh địa chỉ IP của máy nhận và địa chỉ IP của chính nó. - Nếu cùng địa chỉ mạng thì máy gửi sẽ tìm trong bảng MAC Table của mình để có được địa chỉ MAC của máy nhận. Trong trường hợp không có được địa chỉ MAC tương ứng, nó sẽ thực hiện giao thức ARP để truy tìm địa chỉ MAC) Sau khi tìm được địa chỉ MAC, nó sẽ lưu địa chỉ MAC này vào trong bảng MAC Table để lớp Datalink sử dụng ở các lần gửi sau.Sau khi có địa chỉ MAC thì máy gửi sẽ gởi gói tin đi. - Nếu khác địa chỉ mạng thì máy gửi sẽ kiểm tra xem máy có được khai báo Default Gateway hay không. + Nếu có khai báo Default Gateway thì máy gửi sẽ gởi gói tin thông qua Default Gateway. + Nếu không có khai báo Default Gateway thì máy gởi sẽ loại bỏ gói tin và thông báo "Destination host Unreachable" IV. CHI TIẾT QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TẠI MÁY NHẬN - Bước 1: Lớp Physical kiểm tra quá trình đồng bộ bit và đặt chuỗi bit nhận được vào vùng đệm. Sau đó thông báo cho lớp Data Link dữ liệu đã được nhận. - Bước 2: Lớp Data Link kiểm lỗi frame. Nếu có lỗi thì frame bị bỏ. Sau đó kiểm tra địa chỉ lớp Data Link (địa chỉ MAC) xem có trùng với địa chỉ máy nhận 12
  15. hay không. Nếu đúng thì phần dữ liệu sau khi loại header và trailer sẽ được chuyển lên cho lớp Network. - Bước 3: Địa chỉ lớp Network được kiểm tra xem có phải là địa chỉ máy nhận hay không (địa chỉ IP)? Nếu đúng thì dữ liệu được chuyển lên cho lớp Transport xử lý. - Bước 4: Nếu giao thức lớp Transport có hỗ trợ việc phục hồi lỗi thì số định danh phân đoạn được xử lý. Sau quá trình phục hồi lỗi và sắp thứ tự các phân đoạn, dữ liệu được đưa lên lớp Session. - Bước 5: Lớp Session đảm bảo một chuỗi các thông điệp đã trọn vẹn. Sau khi các luồng đã hoàn tất, lớp Session chuyển dữ liệu lên cho lớp Presentation xử lý. - Bước 6: Dữ liệu sẽ được lớp Presentation xử lý bằng cách chuyển đổi dạng thức dữ liệu. Sau đó kết quả chuyển lên cho lớp Application. - Bước 7: Lớp Application xử lý header cuối cùng. Header này chứa các tham số thõa thuận giữa hai trình ứng dụng. Do vậy tham số này thường chỉ được trao đổi lúc khởi động quá trình truyền thông giữa hai trình ứng dụng. Quá trình xử lý và và vận chuyển một gói dữ liệu CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày chức năng cơ bản của các tầng trong mô hình OSI. 2. Nêu đơn vị dữ liệu của mỗi tầng. 3. Trình bày quá trình xử lý và vận chuyển của một gói dữ liệu - Quá trình đóng gói dữ liệu tại máy gửi - Quá trình truyền dữ liệu từ máy gửi đến máy nhận - Quá trình xử lý tại máy nhận 13
  16. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN DẪN VÀ CÁC THIẾT BỊ MẠNG Giới thiệu: Các thiết bị mạng thông dụng là kiến thức cơ bản nhất của chương trình đào tạo Quản trị mạng, thông qua chương này sẽ giúp sinh viên nắm vững và hiểu rõ hơn về các chức năng, cách sử dụng của từng loại thiết bị mạng khi tham gia thi công hệ thống mạng thực tế. Với các thiết bị mạng thông dụng như: Cáp mạng, Hub, Modem, ….sẽ là những thiết bị kết nối hệ thống mạng mà bất kỳ hệ thống nào cũng không thể thiếu. Mục tiêu: - Trình bày được các môi trường truyền dẫn - Xác định được các thiết bị dùng để kết nối các máy tính thành một hệ thống mạng - Trình bày được chức năng và mô hình hoạt động của các thiết bị mạng. - Bấm được các đầu cáp để kết nối mạng theo các chuẩn thông dụng - Nêu được các kiểu nối mạng và chuẩn kết nối Nội dung chính: I. GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƢỜNG TRUYỀN DẪN 1. Khái niệm môi trƣờng truyền dẫn Là phương tiện vật lý cho phép truyền tải tín hiệu giữa các thiết bị. Hai loại phương tiện truyền dẫn chính:  Hữu tuyến  Vô tuyến 2. Tần số truyền thông Thông thường có hai phương thức truyền tín hiệu trong mạng cục bộ là dùng băng tần cơ sở (baseband) và băng tần rộng (broadband). Sự khác nhau chủ yếu giữa hai phương thức truyền tín hiệu này là băng tầng cơ sở chỉ chấp nhận một kênh dữ liệu duy nhất trong khi băng rộng có thể chấp nhận đồng thời hai hoặc nhiều kênh truyền thông cùng phân chia giải thông của đường truyền. Hầu hết các mạng cục bộ sử dụng phương thức băng tần cơ sở. Với phương thức truyền tín hiệu này này tín hiệu có thể được truyền đi dưới cả hai dạng: tương tự (analog) hoặc số (digital). Phương thức truyền băng tần rộng chia giải thông (tần số) của đường truyền thành nhiều giải tần con trong đó mỗi dải tần con đó cung cấp một kênh truyền dữ liệu tách biệt nhờ sử dụng một cặp modem đặc biệt gọi là bộ giải / Điều biến RF cai quản việc biến đổi các tín hiệu số thành tín hiệu tương tự có tần số vô tuyến (RF) bằng kỹ thuật ghép kênh. 3. Các đặc tính của phƣơng tiện truyền dẫn - Băng thông (Bandwidth): Băng thông của một đường truyền là miền tần số giới hạn thấp và tần số giới hạn cao, tức là miền tần số mà đường truyền đó có thể đáp ứng được) Ví dụ băng thông của cáp thoại từ 400 đến 4000 Hz, có nghĩa là nó có thể truyền các tín hiệu với tần số từ 400 đến 4000 chu kỳ/giây. Băng thông của cáp phụ thuộc vào chiều dài của cáp. Cáp ngắn băng thông cao và ngược lại. Vì vậy khi thiết kế lắp đặt cáp, chiều dài cáp sao cho không vượt qua giới hạn cho phép, vì có thể xẩy ra lỗi trong quá trình truyền. 14
  17. - Thông lượng (Throughput) Thông lượng của đường truyền là số lượng các bit (chuỗi bit) được truyền đi trong một giây. Hay nói cách khác là tốc độ của đường truyền dẫn.Ký hiệu là bit/s hoặc bps. Tốc độ của đường truyền phụ thuộc vào băng thông và độ dài của nó. Một mạng LAN Ethernet tốc độ truyền 10 Mbps và có băng thông là 10 Mbps. - Suy hao (Attenuation): Là độ đo sự suy yếu của các tín hiệu trên đường truyền. Suy hao phụ thuộc vào độ dài của cáp, cáp càng dài thì suy hao càng cao.Khi thiết kế cáp cũng rất cần quan tâm đến giới hạn chiều dài cho phép của từng loại cáp. II. PHÂN LOẠI CÁP MẠNG 1. Cáp đồng trục băng tần cơ sở Là cáp mà hai dây của nó có lõi lồng nhau, lõi ngoài là lưới kim loại, khả năng chống nhiễu rất tốt nên có thể sử dụng với chiều dài từ vài trăm met đến vài km. Có hai loại được dùng nhiều là loại có trở kháng 50 ohm và loại có trở kháng 75 ohm. Dãi thông của cáp này còn phụ thuộc vào chiều dài của cáp.Với khoảng cách1 km có thể đạt tốc độ truyền từ 1– 2 Gbps. Cáp đồng trục băng tần cơ sở thường dùng cho các mạng cục bộ. Có thể nối cáp bằng các đầu nối theo chuẩn BNC có hình chữ T. Ở VN người ta hay gọi cáp này là cáp gầy do dịch từ tên trong tiếng Anh là „Thin Ethernet”. Một loại cáp khác có tên là “Thick Ethernet” mà ta gọi là cáp béo. Loại này thường có màu vàng. Người ta không nối cáp bằng các đầu nối chữ T như cáp gầy mà nối qua các kẹp bấm vào dây. Cứ 2m5 lại có đánh dấu để nối dây (nếu cần).Từ kẹp đó người ta gắn các tranceiver rồi nối vào máy tính. Hình ảnh cho cáp đồng trục băng tần cơ sở 15
  18. Cáp đồng trục băng rộng Đây là loại cáp theo tiêu chuẩn truyền hình (thường dùng trong truyền hình cáp) có dãi thông từ 4 – 300 Khz trên chiều dài 100 km. Thuật ngữ “băng rộng” vốn là thuật ngữ của ngành truyền hình còn trong ngành truyền số liệu điều này chỉ có nghĩa là cáp loại này cho phép truyền thông tin tuơng tự (analog) mà thôi. Các hệ thống dựa trên cáp đồng trục băng rộng có thể truyền song song nhiều kênh. Việc khuyếch đại tín hiệu chống suy hao có thể làm theo kiểu khuyếch đại tín hiệu tương tự (analog). Để truyền thông cho máy tính cần chuyển tín hiệu số thành tín hiệu tương tự. 2. Cáp xoắn đôi Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn được dùng rất rộng rãi. Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN là: loại có vỏ bọc chống nhiễu và loại không có vỏ bọc chống nhiễu. Cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu STP (Shielded Twisted- Pair): - Gồm nhiều cặp xoắn được phủ bên ngoài một lớp vỏ làm bằng dây đồng bện. Lớp vỏ này có tác dụng chống EMI từ ngoài và chống phát xạ nhiễu bên trong. Lớp vỏ bọc chống nhiễu này được nối đất để thoát nhiễu.Cáp xoắn đôi có bọc ít bị tác động bởi nhiễu điện và truyền tín hiệu xa hơn cáp xoắn đôi trần. - Chi phí: đắt tiền hơn Thinnet và UTP nhưng lại rẻ tiền hơn Thicknet và cáp quang. - Tốc độ: tốc độ lý thuyết 500Mbps, thực tế khoảng 155Mbps, với đường chạy 100m; tốc độ phổ biến 16Mbps (Token Ring). - Độ suy dần: tín hiệu yếu dần nếu cáp càng dài, thông thường chiều dài cáp nên ngắn hơn 100m. - Đầu nối: STP sử dụng đầu nối DIN (DB –9). Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded Twisted- Pair) Gồm nhiều cặp xoắn như cáp STP nhưng không có lớp vỏ đồng chống nhiễu. Cáp xoắn đôi trần sử dụng chuẩn 10BaseT hoặc 100BaseT. Do giá thành rẻ nên đã nhanh chóng trở thành loại cáp mạng cục bộ được ưu chuộng nhất. Độ dài tối đa của một đoạn cáp là 100 mét. Do không có vỏ bọc chống nhiễu nên cáp UTP dễ bị nhiễu khi đặt gần các thiết bị và cáp khác do đó thông thường dùng để đi dây trong nhà.Đầu nối dùng đầu RJ-45. Cáp UTP có năm loại: - Loại 1: truyền âm thanh, tốc độ < 4Mbps. - Loại 2: cáp này gồm bốn dây xoắn đôi, tốc độ 4Mbps. - Loại 3: truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 10 Mbps. Cáp này gồm bốn dây xoắn đôi với ba mắt xoắn trên mỗi foot ( foot là đơn vị đo chiều dài, 1 foot = 0.3048 mét). - Loại 4: truyền dữ liệu, bốn cặp xoắn đôi, tốc độ đạt được 16 Mbps. - Loại 5: truyền dữ liệu, bốn cặp xoắn đôi, tốc độ 100Mbps. 16
  19. HƢỚNG DẪN CÁCH BẤM DÂY MẠNG CHUẨN BỊ: - 1 kìm bấm cáp. - 1 hộp đầu cáp RJ45. - Đoạn dây cáp mạng (độ dài tùy theo nhu cầu sử dụng của ) Hiện nay có hai chuẩn bấm cáp là T568A nối 2 máy vi tính với nhau và T568B nối máy vi tính với hub hai chuẩn bấm cáp này gồm : - Bấm Thẳng: Kiểu này dùng để nối 2 thiết bị khác loại lại với nhau. VD: PC + Switch, Switch + Router RJ-45 JACK TIA/EIA 568A STANDARD được gọi là chuẩn A) T568A: 1. Trắng xanh lá 2. Xanh lá 3. Trắng cam 4. Xanh dƣơng 5. Trắng xanh dƣơng 6. Cam 7. Trắng nâu 8. Nâu - Bấm Chéo: Kiểu này dùng để nối 2 thiết bị cùng loại lại với nhau. VD: PC-PC, PC-Router ... RJ-45 JACK TIA/EIA 568B STANDARD được gọi là chuẩn B) T568B: 1. Trắng cam 2. Cam 3. Trắng xanh lá 4. Xanh dƣơng 5. Trắng xanh dƣơng 6. Xanh lá 7. Trắng nâu 8. Nâu. Trong một dây cáp đạt chuẩn qui định bao gồm tám sợi dây đồng trong đó mỗi hai sợi xoắn với nhau thành từng cặp theo qui định nâu - trắng nâu, cam - trắng cam - xanh lá - trắng xanh lá, xanh dương - trắng xanh dương và 1 sợi dây kẽm. Sợi dây kẽm này chỉ có chức năng làm cho sợi dây cáp chắc chắn hơn. Sợi dây cáp này sẽ được nối với một đầu RJ45 để bấm dây mạng thì phải bấm tám sợi dây đồng vào các điểm tiếp xúc bằng đồng trong đầu RJ45. TIẾN HÀNH BẤM DÂY MẠNG Cách Bấm Cáp Chéo Bƣớc 1 Các dùng kìm hoặc kéo cắt vỏ đầu cáp cứ cắt dài thêm chút ít xếp màu cho dễ khoảng 4 cm là được . 17
  20. Bƣớc 2 Gỡ các đầu xoắn và xếp theo thứ tự: Màu trắng xếp trước - Cam - Xanh da trời - Xanh lá - Nâu. Bƣớc 3 Đổi chỗ màu trắng của xanh lá cây và màu trắng của xanh da trời cho nhau. Bƣớc 4 Xếp các dây lại sát nhau và dùng kìm cắt cho bằng. Bƣớc 5 Các tiến hành đút dây vào đầu cáp thật sâu để các đầu dây chạm lõi đồng. Bƣớc 6 Sau đó nhét vào kìm và bấm thật mạnh và đứt khoát 1 cái. Bƣớc 7 Quan sát xem các dây đồng của dây và lá đồng trong đâu RJ 45 đã kít chưa) Bƣớc 8 Cuối cùng cắm 1 đâu vừa làm xong vào máy tính. Còn đầu kia thì tiến hành làm tương tự. Cách Bấm Cáp Thẳng Cắt vỏ dây cáp và xếp dây theo thứ tự là 1-->2-->3-->5-->6-->4-->7-->8. Xếp sát lại và cắt cho bằng lại chừa lại 1 đoạn vừa đủ với đầu RJ45. Sau đó các bước còn lại làm tương tự như bấm cáp chéo. Trên đây là toàn bộ các thao tác để tiến hành bấm dây mạng. Qua bài viết này thì có áp dụng để thực hiện bấm dây mạng mà không cần phải đến các trung tâm bảo dưỡng máy tính để bấm dây mạng. Ngoài ra, có thể tham khảo cách sửa lỗi wifi chấm than lỗi wifi chấm than khi cắm dây mạng cũng như khi bắt wifi 3. Cáp quang. Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp nhằm phản chiếu các tín hiệu.Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) với băng thông rất cao nên không gặp các sự cố về nhiễu hay bị nghe trộm. Cáp dùng nguồn sáng laser, diode phát xạ ánh sáng. Cáp rất bền và độ suy giảm tín hiệu rất thấp nên đoạn cáp có thể dài đến vài km. Băng thông cho phép đến 2Gbps. Nhưng cáp quang có khuyết điểm là giá thành cao và khó lắp đặt. Các loại cáp quang: - Loại lõi 8.3 micron, lớp lót 125 micron, chế độ đơn. - Loại lõi 62.5 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ. - Loại lõi 50 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ. - Loại lõi 100 micron, lớp lót 140 micron, đa chế độ. Hộp đấu nối cáp quang: do cáp quang không thể bẻ cong nên khi nối cáp quang vào các thiết bị khác phải thông qua hộp đấu nối. Sợi quang là những dây nhỏ và dẻo truyền các ánh sáng nhìn thấy được và các tia hồng ngoại. Chúng có 3 lớp: lõi (core), áo (cladding) và vỏ bọc (jacket). 18
nguon tai.lieu . vn