Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Kỹ thuật chụp ảnh NGHỀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, Năm ban hành: 2022
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nghệ thuật luôn đi kèm với khoa học, kỹ thuật ở trình độ điêu luyện. Khổ luyện thành tài là ở chỗ này. Đối với những khía cạnh thuộc về nghệ thuật, người tham gia cần tự phát triển từng bước, còn kỹ thuật có thể tự học cũng như tham gia các khoá học, nghiên cứu tài liệu, v.v… Kỹ thuật khi đạt đỉnh cao bản thân nó cũng là một hình thức nghệ thuật, nhưng kỹ thuật chỉ chiếm phần rất nhỏ trong sự thành công của các tác phẩm nghệ thuật – với nhiếp ảnh, có lẽ chỉ 5% là cùng do công cụ là chiếc máy ảnh đã chiếm một tỷ lệ khá lớn trong phần kỹ thuật của quá trình tạo ra một bức ảnh, nhất là đối với máy ảnh kỹ thuật số ngày nay đã được tích hợp rất nhiều chức năng tự động rất tinh vi, một mặt giúp người chụp ảnh dễ dàng và nhàn nhã hơn thời máy phim “thủ công” trước đây, nhưng cũng đồng thời rút ngắn khoảng cách về kỹ thuật giữa những tay máy điêu luyện với những “tay mơ”, khiến cho phần kỹ thuật chụp trở nên ngày một kém phần quan trọng trong việc tạo ra thành công trong nhiếp ảnh. Kỹ thuật, kèm với đó là thiết bị tốt (thân máy, ống kính, phụ kiện khác) là điều không thể thiếu được trong nhiếp ảnh, nhưng chỉ có kỹ thuật không thôi thì khó có thể tạo ra những bức ảnh tuyệt tác. Và cũng vì vậy, người chơi ảnh cần khẩn trương làm chủ các kỹ thuật chụp càng nhanh càng tốt để còn dành thời gian vào phát triển các khía cạnh nghệ thuật. Và cách tốt nhất để làm chủ các kỹ thuật chụp, và chỉnh sửa ảnh, là học một cách hết sức cơ bản, hiểu được nguyên lý hoạt động của máy ảnh, các nguyên lý về ánh sáng cũng như các công cụ chỉnh sửa ảnh số để dần tự hoàn thiện. Nếu mất cơ bản, người chụp ảnh chỉ có thể bắt chước theo từng tình huống, và khó có thể tạo ra cái riêng, cái tôi là những cái rất quan trọng để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Qua giáo trình này tôi truyền tải các giá trị nghệ thuật của kỹ thuật chụp ảnh đến độc giả An Giang, ngày 21 tháng 07 năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Th.S Nguyễn Đức Tài 2
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 6 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 9 I. Nhiếp ảnh là gì? 9 II. Nghệ thuật và Kỹ thuật 10 Chương 1 MÁY ẢNH CĂN BẢN 12 I. Tổng quan 12 1. Lịch sử nhiếp ảnh 12 2. Vị trí nhiếp ảnh trong đời sống 15 II. Khái niệm máy ảnh 19 III. Phân loại máy ảnh 19 IV. Các thuật ngữ thường dùng trong nhiếp ảnh 21 1. Cửa chập (shutter) 21 2. Khẩu độ mở (apature) 21 3. Căn nét / lấy nét (focus) 22 4. Tiêu điểm (focal point) 22 5. Tiêu cự (focal length) 22 6. Ống phóng và ống cố định (zoom lens & fixed lens) 22 7. Tỷ lệ phóng quang học và kỹ thuật số (optical zoom & digital zoom) 23 8. Chế độ căn nét (focus mode) 23 9. Chiều sâu ảnh trường (depth of field – DOF) 24 10. Bô-kê (bokeh / boke): 24 Chương 2 ỐNG KÍNH MÁY ẢNH 26 I. Khái niệm 26 II. Cấu tạo 26 III. Phân loại 27 1. Ống kính zoom (Lens zoom) 27 2. Ống kính góc rộng (wide-angle lens) 28 3. Ống kính Prime (Lens Prime hay Lens Fixed) 28 IV. Vùng ảnh rõ 29 3
  5. V. Kỹ thuật tháo, ráp ống kính 30 Chương 3: Sử dụng máy ảnh 33 I. Hiệu chỉnh các thông số cơ bản, ISO, khẩu độ, tốc độ,WB, Image quality, Picture Style 33 II. Các chế độ chụp ảnh thông dụng 33 1. Chế Độ Chụp – P 33 2. Chế Độ Chụp – Av 34 3. Chế Độ Chụp – Tv 35 4. Chế Độ Chụp – M 35 Chương 4: Ánh sáng và bố cục 37 I. Ánh sáng 37 1. Ánh sáng tự nhiên 37 2. Ánh sáng nhân tạo 42 3. Các loại tia sáng 43 a) Tia sáng song song 43 b) Tia sáng hội-tụ 44 c) Tia sáng phân-kỳ 44 3.4. Cách đổ tia sáng từ loại này sang loại kia 44 4. Hướng đi của tia sáng 45 a) Ánh sáng thuận 45 b) Ánh sáng ngược 46 c) Ánh sáng tạt ngang 46 d) Ánh sáng chếch 47 e) Ánh sáng từ trên xuống 47 f) Ánh sáng từ dưới hắt lên 47 g) Ánh sáng phản chiếu 48 h) Ánh sáng tổng-hợp 48 5. Cường độ của ánh sáng 49 a) Tương-phản 50 II. Bố cục 53 1. Bố cục cân đối 53 2. Bố cục chuẩn mực 53 a) Đường thẳng đứng – đường nằm ngang 53 b) Đường chéo – đường cong 54 3. Bố cục hỗn hợp 54 4
  6. 4. Bố cục phá cách 54 III. Đèn chớp điện tử 55 1. Sự phát minh ra đèn chớp điện tử 55 2. Sự vận hành của đèn chớp điện tử 56 3. Bóng chớp 57 a) Khái quát 57 b) Flash máy ảnh 57 c) Flash rời 58 4. Sử dụng flash hiệu quả 59 a) Nguồn sáng càng khuếch tán, ánh sáng càng dễ chịu 59 b) Nguồn sáng càng xa càng ít bị hiệu ứng 59 c) Đèn flash hầu như không có tác dụng lên hậu cảnh 60 d) Có thể tiết giảm cường độ flash 60 e) Ánh sáng có màu 60 f) Tránh hiện tượng mắt đỏ 61 g) Flash dạng vòng dùng để chụp cận cảnh 61 h) Flash phủ giúp giảm bóng đen 62 k) Chiếu sáng nhiều điểm để chụp chân dung tốt hơn 62 Chương 5 CÁC THỂ LOẠI ẢNH THÔNG DỤNG 62 I. Ảnh kiến trúc 63 1. Nhiếp ảnh kiến trúc là gì? 63 2. Những điều cần lưu ý khi chụp ảnh kiến trúc 64 II. Ảnh phong cảnh 66 III. Ảnh sinh hoạt 66 Tài liệu tham khảo 69 5
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KỸ THUẬT CHỤP ẢNH Mã môn học: MH 13 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 12 giờ, thực hành, thí nghiệm, thảo luận: 31 giờ, kiểm tra: 2 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC 1. Vị trí: học sau môn mỹ thuật cơ bản. 2. Tính chất: Là môn học chuyên môn bắt buộc trong ngành thiết kế đồ họa. 3. Ý nghĩa: : Là một môn học cơ sở ngành của ngành thiết kế đồ họa. 4. Vai trò: Là môn học cơ sở của các môn học thiết kế trong lĩnh vực đồ họa. II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC 1. Về kiến thức: + Trình bày được bố cục trong nhiếp ảnh. + Trình bày được ánh sáng, góc độ trong nhiếp ảnh. + Trình bày được các khái niệm liên quan đến nhiếp ảnh và thiết bị sử dụng trong nghệ thuật nhiếp ảnh. + Thực hiện được các kỹ thuật điều chỉnh độ nhạy sáng, khẩu độ và điều chỉnh tốc độ chụp 2. Về kỹ năng: + Sử dụng được máy ảnh. + Vận dụng thành thạo các qui tắc vàng trong nhiếp ảnh về bố cục và ánh sáng. Chụp được ảnh đẹp. + Hiệu chỉnh thành ảnh poster, ảnh có giá trị thẩm mỹ cao. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, tỉ mỉ, tự giác học tập và nghiên cứu. III. NỘI DUNG MÔN HỌC 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: 6
  8. Thời gian (giờ) Thực hành, TT Tên chương, mục Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm số thuyết thảo luận, bài tra tập Bài mở đầu I Chương 1: Máy ảnh căn bản 4 4 0 I. Tổng quan 1. Lịch sử nhiếp ảnh 2. Vị trí nhiếp ảnh trong đời sống II. Khái niệm máy ảnh III. Phân loại máy ảnh IV. Các thuật ngữ thường dùng trong nhiếp ảnh II Chương 2: Ống kính máy ảnh 4 2 2 I. Khái niệm II. Cấu tạo III. Phân loại IV. Vùng ảnh rõ V. Kỹ thuật tháo, ráp ống kính III Chương 3: Sử dụng máy ảnh 14 2 11 1 I. Hiệu chỉnh các thông số cơ bản, ISO, khẩu độ, tốc độ,WB, Image quality, Picture Style II. Các chế độ chụp ảnh thông dụng Kiểm tra 1 IV Chương 4: Ánh sáng và bố cục 8 2 6 I. Ánh sáng 7
  9. Thời gian (giờ) Thực hành, TT Tên chương, mục Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm số thuyết thảo luận, bài tra tập II. Bố cục III. Đèn chớp điện tử V Chương 5: Các thể loại ảnh 13 2 10 1 thông dụng I. Ảnh kiến trúc II. Ảnh phong cảnh III. Ảnh sinh hoạt IV. Ảnh chân dung Kiểm tra 1 VI Ôn tập 2 2 Cộng 45 12 31 2 8
  10. CHƯƠNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: - Hiểu được nhiếp ảnh là gì - Phân biệt được kỹ thuật và nghệ thuật Nội dung chương: I. Nhiếp ảnh là gì? Đầu tiên, ta hay xem xét đôi chút về từ “nhiếp ảnh”. Trong tiếng Anh, nhiếp ảnh là PHOTOGRAPHY. Từ này được cấu tạo bởi 2 phần là PHOTO và GRAPH. PHOTO có nghĩa gốc là ánh sáng, GRAPH có nghĩa gốc là vẽ, phác thảo. PHOTOGRAPHY hiểu một cách cơ bản là vẽ hay tạo ra hình ảnh bằng ánh sáng. Vì vậy, với “nhiếp ảnh”, ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất. Để “nhiếp ảnh” đạt được trình độ cao, người thực hiện “nhiếp ảnh” cần có hiểu biết về ánh sáng, và các cách thức vận dụng, kiểm soát công cụ để vận dụng ánh sáng theo đúng mong muốn của mình trong quá trình tạo ra hình ảnh “bằng ánh sáng”. Trong tiếng Việt, từ “nhiếp ảnh” có gốc Hán. “Nhiếp” có nghĩa gốc là “đem lại” hay “dẫn đến”. NHIẾP ẢNH, hiểu có bản, có nghĩa là làm ra, tạo ra một bức ảnh – tức là CHỤP ẢNH. Nhiếp ảnh chẳng qua là chụp ảnh mà thôi, tuy vậy, trong nhiều kết hợp từ thì lúc dùng “nhiếp ảnh”, lúc dùng “chụp ảnh”, về nghĩa cơ bản là hoàn toàn như nhau. Có đôi khi ta cảm thấy từ “nhiếp ảnh” có gì đó cao sang hơn “chụp ảnh”, nhưng về bản chất hai từ này là một. Học nhiếp ảnh cũng là học chụp ảnh, chỉ có vậy! Nhưng mà từ ngữ chỉ là từ ngữ, kệ nó đi. Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật. Cũng như bất kỳ môn nghệ thuật nào, dù tài năng dến đâu, nhiếp ảnh đầu tiên đòi hỏi một sự khổ luyện nhất định đối với người tham gia. Xét theo “công thức thành công” về thời gian là 10 ngàn giờ (tức 8 tiếng/ngày trong suốt 3 năm liền), để thành công tối thiểu trong nhiếp ảnh, bạn cũng sẽ cần luyện tập trong một khoảng thời gian tương đương. Nếu qui đổi khoảng thời gian đó sang số lượng kiểu ảnh, thì với thời máy ảnh sử dụng phim, đó là khoảng 10 ngàn bức ảnh chụp có suy nghĩ, còn với thời máy ảnh số khi người ta có xu hướng bấm máy nhiều hơn (do không phải tốn 9
  11. phim), và nhiều khi là bấm bừa, thì số lượng đó có thể sẽ là 100 ngàn bức ảnh, hoặc nhiều hơn thế tuỳ thuộc mức độ bấm bừa của từng người. Là một môn nghệ thuật, nhiếp ảnh cũng yêu cầu tâm hồn và con mắt nghệ thuật. Cả hai điều này phụ thuộc ít nhiều vào năng khiếu bẩm sinh, nhưng chủ yếu đều có thể luyện tập để phát triển. Việc thường xuyên xem ảnh, đưa ra nhận xét cá nhân, tìm hiểu các khía cạnh khác nhau trong nhiếp ảnh đều có thể giúp người tham gia phát triển quan niệm thế nào là một bức ảnh đẹp, mức độ “đẹp” đến đâu và đâu là sự sáng tạo. Khi biết được thế nào là một bức ảnh đẹp, kết hợp với kỹ thuật chụp và hậu kỳ đã rèn luyện cũng như sự sáng tạo cá nhân, người tham gia chắc chắn sẽ có được thành công trong nhiếp ảnh. II. Nghệ thuật và Kỹ thuật Nghệ thuật luôn đi kèm với khoa học, kỹ thuật ở trình độ điêu luyện. Khổ luyện thành tài là ở chỗ này. Đối với những khía cạnh thuộc về nghệ thuật, người tham gia cần tự phát triển từng bước, còn kỹ thuật có thể tự học cũng như tham gia các khoá học, nghiên cứu tài liệu, v.v… Kỹ thuật khi đạt đỉnh cao bản thân nó cũng là một hình thức nghệ thuật, nhưng kỹ thuật chỉ chiếm phần rất nhỏ trong sự thành công của các tác phẩm nghệ thuật – với nhiếp ảnh, có lẽ chỉ 5% là cùng do công cụ là chiếc máy ảnh đã chiếm một tỷ lệ khá lớn trong phần kỹ thuật của quá trình tạo ra một bức ảnh, nhất là đối với máy ảnh kỹ thuật số ngày nay đã được tích hợp rất nhiều chức năng tự động rất tinh vi, một mặt giúp người chụp ảnh dễ dàng và nhàn nhã hơn thời máy phim “thủ công” trước đây, nhưng cũng đồng thời rút ngắn khoảng cách về kỹ thuật giữa những tay máy điêu luyện với những “tay mơ”, khiến cho phần kỹ thuật chụp trở nên ngày một kém phần quan trọng trong việc tạo ra thành công trong nhiếp ảnh. Kỹ thuật, kèm với đó là thiết bị tốt (thân máy, ống kính, phụ kiện khác) là điều không thể thiếu được trong nhiếp ảnh, nhưng chỉ có kỹ thuật không thôi thì khó có thể tạo ra những bức ảnh tuyệt tác. Và cũng vì vậy, người chơi ảnh cần khẩn trương làm chủ các kỹ thuật chụp càng nhanh càng tốt để còn dành thời gian vào phát triển các khía cạnh nghệ thuật. Và cách tốt nhất để làm chủ các kỹ thuật chụp, và chỉnh 10
  12. sửa ảnh, là học một cách hết sức cơ bản, hiểu được nguyên lý hoạt động của máy ảnh, các nguyên lý về ánh sáng cũng như các công cụ chỉnh sửa ảnh số để dần tự hoàn thiện. Nếu mất cơ bản, người chụp ảnh chỉ có thể bắt chước theo từng tình huống, và khó có thể tạo ra cái riêng, cái tôi là những cái rất quan trọng để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Câu hỏi ôn tập : 1. Nhiếp ảnh là gì ? 2. Hãy phân biệt kỹ thuật và nghệ thuật ? 11
  13. CHƯƠNG 1 MÁY ẢNH CĂN BẢN Mục tiêu: - Trình bày được lịch sử nhiếp ảnh. - Phân loại được máy ảnh. - Trình bày được các thuật ngữ thường dùng. Nội dung chương: I. Tổng quan 1. Lịch sử nhiếp ảnh Thập niên 30 của thế kỷ 19, Louis Daguerre đã phát minh thành công kỹ thuật chụp ảnh. Thời thanh niên ông là một nhà nghệ thuật. Đến năm hơn 30 tuổi, ông thiết kế ra một loại kính đặc biệt, dùng hiệu quả đặc thù để làm hiện lên toàn cảnh của một bức tranh. Trong khi ông theo đuổi công việc làm đó thì nảy sinh ra ý tưởng muốn chế tạo một chiếc máy không cần bút vẽ, không cần sơn dầu mà có thể tự động hiện ra mọi cảnh tượng tức là sáng chế ra một máy chụp ảnh. Năm 1827, ông gặp Nielfs. Có lẽ lúc đó Nielfs cũng đang cố gắng thiết kế ra một chiếc máy ảnh. Hai năm sau họ trở thành đôi bạn cùng cộng tác với nhau. Năm 1833, Nielfs đột ngột qua đời, Daguerre kiên trì tiếp tục công trình nghiên cứu của mình. Đến năm 1837, ông mới thành công trong việc phát triển một hệ thống chụp ảnh có giá trị thực dụng. Thiết bị đó được goị là máy chụp ảnh Daguerre. Năm 1839, Daguerre công bố trước công chúng chiếc máy chụp ảnh đầu tiên của mình nhưng không xin được bằng sáng chế độc quyền. Đáp lại, chính phủ Pháp đã cấp tiền trợ cấp hàng năm cho con của Daguerre và Nielfs. Sự công bố về phát minh của Daguerre đã gây dư luận xôn xao trong công chúng. Daguerre đã trở thành nhân vật anh hùng và đón nhận nhiều danh dự. Cùng lúc đó, chiếc máy ảnh của ông thiết kế đã nhanh chóng được sử dung phổ biến rộng rãi. Sau đó không lâu, Daguerre nghỉ hưu. Rất ít có phát minh nào được sử dụng rộng rãi nhiều mặt như máy ảnh. Thực tế, nó đã được sử dụng rộng rãi mọi lĩnh vực trong nghiên cứu khoa học. Đối với một số người thì chụp ảnh là một hình thức nghệ thuật nghiêm túc, còn đối với hàng trăm triệu người khác, nó là một trò chơi vui vẻ được nhiều người ưa thích. Một bức 12
  14. ảnh chụp sẽ mang đến cho chúng ta tin tức về giáo dục thời sự và quảng cáo. Một bức ảnh chụp làm cho chúng ta hồi ức lại quá khứ một cách sinh động. Nó là một vật thường thấy nhất trong các đồ kỷ niệm. Tất nhiên là kỹ thuật quay phim trong điện ảnh cũng là một bước phát triển quan trọng của kỹ thuật chụp ảnh, ngoài việc phục vụ giải trí, nó còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực cũng giống như chụp ảnh. Đại lộ Temple, bức ảnh nổi tiếng của Daguerre chụp ngày 4 tháng 5 năm 1838 tại Paris. Bức ảnh chụp một con phố trong khoảng thời gian 10 phút, do hạn chế về kỹ thuật ở thời kỳ đó. Tất cả các xe cộ chuyển động đều không hiện trong tấm hình. Riêng ở góc trái, một người đàn ông đứng yên để đánh giày và đây là tấm hình đầu tiên có ghi lại hình ảnh con người. Giống như hầu hết các bức hình chụp theo phương pháp Daguerre, hình ảnh trong tấm ảnh này bị lật ngược như khi nhìn qua một tấm gương. Không có một phát minh nào là công lao của một người duy nhất. Trước Daguerre đã có nhiều việc cần thiết được chuẩn bị cho sự phát triển của bản thân ông. Hộp đen (một dụng cụ tương tự như máy ảnh có một lỗ thủng nhỏ nhưng không có phim) đã được phát minh trước Daguerre 800 năm. Thế kỷ 16, Gerolamo Cardano đã tiến một bước dài trong việc làm thế nào lắp được thấu kính vào lỗ thủng của hộp 13
  15. đen, mở màn cho việc phát minh ra máy ảnh hiện đại được mọi người yêu thích. Do hình ảnh của nó cơ bản không thể giữ lại được nên chưa thể xem là một máy chụp ảnh. Một sự phát hiện có tính chất chuẩn bị quan trọng hơn nữa do Theodore Whilliam Schultz hoàn thành vào năm 1727. ông phát hiện nitoras bạc là chất có cảm ứng nhạy đối với ánh sáng. Mặc dù ông đã dùng phát minh đó để tạo ra được một số hình ảnh mà tạm thời có thể bảo lưu được nhưng Schultz không đi sâu nghiên cứu thêm về phát hiện đó. Kỹ thuật nhiếp ảnh của Daguerre và Talbot thì kỹ thuật nhiếp ảnh đã có những bước cải tiến lớn lao như việc xử lý âm bản theo dạng ướt, xử lý âm bản theo dạng khô rồi tiến tới có những cuốn phim như hiện nay như phim màu, điện ảnh, nhiếp ảnh bằng đèn chớp và máy phô-tô-cóp-pi. Mặc dù có rất nhiều người tham gia vào việc phát triển kỹ thuật nhiếp ảnh nhưng dư luận nói chung vẫn đánh giá sự cống hiến của Daguerre là quan trọng nhất. Trước ông, không có một hệ thống nhiếp ảnh nào được gọi là thực dụng trong khi thiết kế của ông đứng về mặt kỹ thuật là hoàn toàn thực dụng và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi. Hơn nữa, sự phát minh mang tính đại chúng hoá của ông đã có tác dụng xúc tiến to lớn đối với sự phát triển của ngành nhiếp ảnh. Daguerre mất ngày 10 tháng 7 năm 1851 tại Bry-sur-Marre cách thủ đô Paris 12 km. Khu mộ ông tại đây có một tượng đài trang trọng để tưởng nhớ tới người con vinh quang này của nước Pháp. Một trong những ảnh nguyên mẫu Daguerre (daguerréotype) đã làm xáo trộn lịch sử ngành nhiếp ảnh Những chuyên gia Pháp và Mỹ tranh luận về việc bức chân dung chụp đầu tiên của nhân loại do Louis Daguerre ký năm 1837. Bức chân dung nhỏ xíu chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay nhưng hiệu quả của nó như một trái bom đã làm xáo trộn thế giới vi mô của những chuyên gia. Ðó là một khuôn mặt trắng bệch của một người đàn ông, tóc bù xù, mắt mở to, khắc trên một tấm chì phủ bạc mà khi muốn coi, phải nghiêng một cách kiên nhẫn mới thấy những nét của ông ta nổi lên, cũng như trong cái gương vậy. 14
  16. Sau lưng tấm ảnh có ghi năm 1837 bằng thủ bút, luôn luôn kèm theo tên tác giả là Louis Daguerre. Louis Daguerre sáng tác ngành máy ảnh chung với Niépce, nhưng đã đăng riêng tên mình vào phương thức sáng chế và trình ra cho công chúng năm 1839. Bức ảnh này hiện nằm trong tay Marc Pagneux, người buôn ảnh nổi tiếng và là chủ nhân bức ảnh nguyên mẫu đặc biệt này: "Nó không phải chỉ là một bức ảnh mà là một vật thuộc lịch sử khoa họ" Bức ảnh đã được in ra -tức là đã tiết lộ- trong báo Le Monde và bài Nghiên cứu phim ảnh (Études photographiques) do nhà sử học nghệ thuật André Gunthert và kỹ sư Jacques Roquencourt viết. Những phản ứng đầu tiên không phải từ Pháp, mà từ Hoa Kỳ, một nước sản sinh nhiều nhà nghiên cứu về phương thức Daguerre. Nhiều người không tin, nghi ngờ khi chưa thấy ảnh, có người thì chào đón phát minh. Chữ ký, ngày chụp, tính chất chung đã biện hộ cho sự chính xác của vật, nhưng cũng có những người chờ phân tích tấm bảng đồng mới tin được. Sự khám phá này cụ thể hóa cho lời tuyên bố của chính Daguerre hồi tháng 2 năm 1838: nước Pháp (Niépce và Daguerre) và nước anh (Talbot) bàn cãi về phát minh ngành nhiếp ảnh. 2. Vị trí nhiếp ảnh trong đời sống Nghệ thuật nhiếp ảnh đóng vai trò khá quan trọng trong nền văn hóa, góp phần phát triển khả năng thẩm mỹ xã hội. Đây là một loại hình nghệ thuật độc nhất vô nhị, kết hợp được tính tài liệu với tính nghệ thuật, là hai tính chất hoàn toàn đối lập nhau trong văn học nghệ thuật nói chung. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nghệ thuật nhiếp ảnh đã trở thành một trong những hình thức hoạt động mang tính quần chúng rộng rãi nhất. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi trội của nghệ thuật nhiếp ảnh, mà không một loại hình nghệ thuật nào có được. Cả hai đặc điểm này đã mang lại cho nghệ thuật nhiếp ảnh những kết quả cực kỳ quan trọng và rất phong phú, chứa đựng đầy đủ tính chất của nền văn hóa, tính chất tâm lý xã hội, tính tư tưởng và đặc biệt là tính thẩm mỹ cao. 15
  17. Thật vậy, hình tượng trong nghệ thuật nhiếp ảnh chứa đựng tài liệu bắt nguồn từ cuộc sống thực tế, thông qua kỹ thuật nhiếp ảnh, nhà nghệ sỹ ghi được, đã không ngừng nâng cao vai trò thông tin chính xác về mọi hoạt động của con người trong xã hội, được công chúng thừa nhận và tin tưởng, mà trước đây khi nhiếp ảnh chưa ra đời khả năng ghi nhận tin tức rất khó khăn và thiếu độ chính xác, nếu không muốn nói sai lệch rất lớn, bởi vì mọi phương pháp “diễn đạt bằng tay” đều mất độ chính xác do nhận thức chủ quan của cá nhân nhà nghệ sỹ. Nhiếp ảnh chỉ có thể ghi được những gì nhìn thấy, sờ thấy, những gì tồn tại khách quan. Nhiếp ảnh không có khả năng tái hiện những thứ phi vật chất. Bức ảnh trước hết là một sản phẩm công nghiệp ghi lại sự hiện diện của vật thể, một hiện tượng, một sự kiện, một hoạt động…đúng với nguyền hình nguyền trạng của nó ở thời điểm ghi hình với độ chính xác tuyệt đối về tài liệu. Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh những ngày sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc do họa sỹ nổi tiếng Tô Ngọc Vân vẽ trực tiếp rất sinh động, hấp dẫn, bởi bức vẽ toát lền tâm hồn cao đẹp, chí lớn của Bác. Nhưng dù cuốn hút đến mức nào đi nữa, bức chân dung không thể mang lại cho người xem ấn tượng chính xác về Bác như khi họ được xem bức chân dung của các cố nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định, Vũ Năng An, Lâm Hồng Long chụp về Bác (ở đây không so sánh giá trị nghệ thuật giữa ảnh và hội họa, mà chỉ đề cập đến tính hiện thực của hai thể loại đó). Điều muốn nói là độ chính xác của ảnh là tuyệt đối, không một ai có thể nghi ngờ. Nhưng đối với ảnh nghệ thuật là sự kết hợp giữa cái khách quan (hiện thực) với cái chủ quan (tư duy nhận thức của tác giả), tức là giữa cái nhận thức được và cái đã đánh giá để hình thành nền tác phẩm. Còn trong ảnh tư liệu (ảnh báo chí) và cả ảnh khoa học điều cốt yếu là làm sao cho cái khách quan (hiện thực) không bị cái chủ quan chi phối. Ngược lại hội họa, điều khắc, kiến trúc… cái khách quan bị cái chủ quan của nhà nghệ sỹ chi phối hoàn toàn. Đối với hội họa, mỹ thuật tạo hình nói chung cái khách quan chỉ là cái cớ cho nhà họa sỹ thăng hoa nghệ thuật, bày tỏ tư duy nghệ thuật của mình. Đó là đặc điểm khác nhau giữa hội họa và nhiếp ảnh. Chính nhờ thuộc tính tài liệu nổi trội này mà 16
  18. nghệ thuật nhiếp ảnh đã giành được vị trí xứng đáng trong đại gia đình nghệ thuật tạo hình. Nhiếp ảnh ra đời đã giúp cho con người khả năng nhìn thấy cái mà trước đây người ta chỉ nghe được thôi, hoặc nhìn thấy nhưng độ tin cậy không cao, còn nghệ thuật nhiếp ảnh mở rộng phạm vi gây ấn tượng bằng mắt của chúng ta, thực hiện việc thu nhận tin tức chính xác bằng cách không phụ thuộc vào mối quan hệ trực tiếp của con người với đối tượng chụp. Nhiếp ảnh mang lại cho con người “khả năng nhìn thấy thế giới một cách vắng mặt”. Ngày nay không ra khỏi nhà, chúng ta cũng có thể nhìn thấy được vẻ đẹp một cách chính xác đến từng chi tiết nhỏ của các kỳ quan thế giới như Angkor Vat, Angkor Thom của đất nước Chùa Tháp, chúng ta cũng cảm nhận được sự vĩ đại của Vạn Lý trường Thành… Mặt trăng xưa kia chỉ là điều mơ mộng của tuổi thơ, với hình ảnh “thằng Cuội ngồi gốc cây đa”, ngày nay qua bức ảnh do vệ tinh gửi về mặt đất chúng ta thấy rõ mồn một nét gồ ghề của bề mặt mặt trăng… Nhiếp ảnh làm dấy lền trong lòng công chúng tình cảm tiếp cận với những sự kiện nóng bỏng xẩy ra trền thế giới: Một trận động đất, sóng thần kinh hoàng vừa xẩy ra ở Nhật Bản đã chôn vùi, cuốn trôi hàng vạn người, hàng chục thành phố, làng mạc đã nhanh chóng đến với toàn thế giới. Một vụ đánh bom liều chết ở Afghanistan vài phút trước đây nhân loại đã sững sờ nhìn thấy qua những bức ảnh thờii sự do các hãng thông tấn phát đi… Không những thế nhiếp ảnh đã phá tung cái ranh giới chật hẹp kinh nghiệm sống của từng người, ghi lại được cái cảm giác thầm kin trong mỗi một con người, hướng từng con người vào số phận chung của nhân loại. Trong thời đại hiện nay, cùng với nhiếp ảnh, điện ảnh, truyền hình đặc biệt truyền hình kỹ thuật số đang cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ tương tự , trong đó truyền hình với khả năng nhanh nhạy bằng phương tiện truyền thông công cộng nhanh chóng tiếp cận với cuộc sống đang vận động, đang đổi thay, đang tiến lền. Truyền hình và điện ảnh có những thế mạnh sức lan tỏa lớn và nhanh. Nhưng so với nhiếp ảnh cũng có những mặt yếu: cả hai đều không thể ghi được tâm trạng con người xẩy ra trong khoảnh khắc, không thể làm cho cái xẩy ra trở thành tài liệu vĩnh cửu cho hậu thế. Đó cũng là lý do tại sao mối quan hệ giữa nhiếp ảnh và điện ảnh, 17
  19. truyền hình không phải là mối quan hệ cạnh tranh mà là mối quan hệ tương hỗ, hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của xã hội: nâng cao hiệu quả công tác thông tin bằng thị giác trong đời sống tinh thần của con người, làm phong phú đa dạng nền văn hóa thị giác và biến những thành quả này thành những tài sản của công chúng. Trong đời sống xã hội ngày nay, con người luôn luôn đòi hỏi được biết bản chất sự vật, đòi hỏi được biết chính xác cái gì đang xẩy ra trền thế giới, đòi hỏi quyền được thông tin về bất cứ sự bịa đặt nào , bất cứ sự tưởng tượng nào không dựa trền tài liệu chính xác của sự kiện. Những đòi hỏi đó, nhiếp ảnh nói chung trong đó có nghiếp ảnh nghệ thuật đã đáp ứng một cách đầy đủ, rõ ràng. Các tác phẩm ảnh nghệ thuật còn làm cho việc cảm thụ hiện thực sinh động của chúng ta càng thềm sâu sắc, giúp cho chúng ta nhìn cuộc sống theo con mắt thẩm mỹ có văn hóa, giúp con người hoàn thiện khả năng tiếp thu cái đẹp. Hội họa đồ họa,điều khắc… ra đời đã giúp cho con người cảm thụ cái đẹp. Sự ra đời của nghệ thuật nhiếp ảnh càng làm cho cái nhìn của con người trở nền tích cực hơn, có khuynh hướng rõ ràng hơn. Nghệ thuật nhiếp ảnh có khả năng hướng con người có cách nhìn thế giới bằng đôi mắt thẩm mỹ , góp phần giáo dục nâng cao trình độ thẩm mỹ cho con người. Điều đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh giữa người sáng tác không chuyền và người sáng tác chuyền nghiệp ít có sự cách biệt về trình độ thẩm mỹ như các ngành nghệ thuật khác. Điều đó chứng tỏ rằng việc nắm vững kỹ thuật nhiếp ảnh không khó khăn, phức tạp như hội họa, điều khắc... Trong khi hoạt động tạo hình nhà nhiếp ảnh rất yền tâm khi trong tay đã có bộ máy ảnh tốt, lại nắm vững kỹ thuật, nhưng điều mà nhà nhiếp ảnh chú ý nhất là sự lựa chọn đối tượng,quan sát đối tượng và xử lý hình tượng… đều theo tiều chuẩn thẩm mỹ. Đó chính là khả năng tập trung toàn bộ nghị lực vào phương diện nghệ thuật của nhà nghệ sỹ để tạo cho tác phẩm một vai trò đặc biệt trong việc thức tỉnh và phát triển năng khiếu sáng tạo nghệ thuật cho công chúng. 18
  20. Ảnh nghệ thuật có ý nghĩa tư tưởng rất lớn. Nó là sự “mở mắt” cho mọi người nhìn thấy giá trị tinh thần và xã hội nằm trong sự kiện đời sống mà con người chứng kiến rõ ràng qua ảnh. Ảnh nghệ thuật phụ thuộc vào việc người nghệ sỹ nhiếp ảnh hướng sự chú ý của xem vào những cảnh ngộ nào, hiện tượng nào, phụ thuộc vào anh ta buộc người xem phải cảm xúc,đánh giá và suy nghĩ như thế nào vào những cái mà anh ta giới thiệu với họ, phụ thuộc vào việc anh ta đặt ra cho người xem lập trường tư tưởng, tâm lý nào thể hiện trong cái mà anh ta lựa chọn đưa vào tác phẩm; phụ thuộc vào anh ta đem lại cho người xem tin tức về một trạng thái tinh thần nào, thông qua tác phẩm của mình. Phụ thuộc vào tất cả những yếu tố đó, rõ ràng ảnh nghệ thuật chứa đựng một nội dung tư tưởng nhất định. Do đó nhiếp ảnh nghệ thuật đã trở thành một vũ khí đấu tranh tư tưởng. Tùy lập trường tư tưởng giai cấp của người cầm máy, ảnh nghệ thuật có thể nhân đạo, hoặc vô nhân đạo, có thể thiện hoặc ác, có thể khám phá ra sự thật, hoặc giả dối, có thể giáo dục con người lòng tự trọng hoặc sự khinh bỉ lẫn nhau, có thể đấu tranh cho hòa bình hoặc kích động chiến tranh, có thể tuyền truyền cho tư tưởng đoàn kết hữu nghị quốc tế hoặc gây hận thù phân biệt chủng tộc… Tóm lại nghệ thuật nhiếp ảnh đối với chúng ta là một phương tiện tích cực hướng nhận thức của quần chúng vào những tư tưởng tiến bộ. II. Khái niệm máy ảnh Máy ảnh hay máy chụp hình là một dụng cụ dùng để thu ảnh thành một ảnh tĩnh hay thành một loạt các ảnh chuyển động (gọi là phim hay video). Tên camera có gốc từ tiếng La tinh camera obscura nghĩa là "phòng tối", từ lý do máy ảnh đầu tiên là một cái phòng tối với vài người làm việc trong đó. Chức năng của máy ảnh giống với mắt người. Máy ảnh có thể làm việc ở phổ ánh sáng nhìn thấy hoặc ở các vùng khác trong phổ bức xạ điện từ. III. Phân loại máy ảnh Mỗi máy ảnh thường có một khoảng kín, khoảng này có một đầu là lỗ ống kính để cho ánh sáng đi vào và đầu kia là nơi ghi ảnh hay xem ảnh. Hầu hết các máy 19
nguon tai.lieu . vn