Xem mẫu

Giáo trình hệ điều hành phân tán Biên tập bởi: Hà Quang Thụy Giáo trình hệ điều hành phân tán Biên tập bởi: Hà Quang Thụy Các tác giả: Hà Quang Thụy Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/2e32f7cb MỤC LỤC 1. Sự tiến hoá của hệ điều hành hiện đại 2. Tổng quan về hệ điều hành truyền thống 3. Cấu trúc hệ điều hành truyền thống 4. Sơ lược về hệ điều hành mạng 5. Sơ lược về hệ điều hành phân tán và hệ tự trị cộng tác 6. Khái niệm và kiến trúc hệ phân tán 7. Tính trong suốt trong hệ phân tán và các dịch vụ 8. Mô hình kiến trúc hệ điều hành phân tán 9. Các giao thức mạng truyền thông 10. Kết quả thiết kế chủ yếu 11. Môi trường tính toán phân tán 12. Khái niệm quá trình và luồng 13. Mô hình đồ thị thể hiện các quá trình và các dịch vụ thời gian 14. Cơ cấu ngôn ngữ cho đồng bộ 15. Lập trình phân tán và lập trình trên mạng 16. Truyền thông CTĐ 17. Mô hình đối tượng các phục vụ tài nguyên và ngôn ngữ lập trình đồng thời 18. Truyền thông hỏi-đáp 19. Truyền thông giao dịch 20. Dịch vụ tên và thư mục 21. Loại trừ ràng buộc phân tán 22. Bầu thủ lĩnh 23. Mô hình hiệu năng hệ thống 24. Lập lịch quá trình tĩnh 25. Chia sẻ và cân bằng động 26. Thi hành quá trình phân tán 27. Lập lịch thời gian thực 28. Đặc trưng của DFS 29. Thiết kế và thi hành DFS 30. Điều khiển đồng bộ và giao dịch 31. Nhân bản dữ liệu và file Tham gia đóng góp 1/249 Sự tiến hoá của hệ điều hành hiện đại Khái niệm hệ điều hành Hệ điều hành (Operating System - OS, dưới đây viết tắt tiếng Việt là HĐH) là một hệ thống các chương trình (và dữ liệu - tham số hệ thống) được cài đặt sẵn (dưới dạng các file trên đĩa từ - băng từ) thực hiện hai chức năng cơ bản: - Chức năng của một hệ thống quản trị tài nguyên: Quản trị, phân phối công việc cho hệ thống thiết bị để hệ thống thiết bị hoạt động hiệu quả nhất, - Chức năng của một máy tính mở rộng (máy tính ảo): Phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng một cách tốt nhất. Theo cách nói cụ thể hơn, HĐH là một bộ các môđun phần mềm hệ thống đóng vai trò giao diện giữa chương trình ứng dụng với phần cứng hệ thống, với mục tiêu đạt tới một hệ thống máy tính hiệu quả, tin cậy và dễ sử dụng. Một cách đại thể, tồn tại các chức năng riêng biệt của HĐH như lập lịch làm việc của bộ xử lý (hoặc các bộ xử lý), phối hợp thực hiện các quá trình (QT: process) tương tác nhau, quản lý các tài nguyên hệ thống (chẳng hạn như các thiết bị vào/ra, bộ nhớ trong, File...) ... nhằm nâng cao năng lực điều khiển và bảo vệ, duy trì tính toàn vẹn hệ thống, thi hành khôi phục lỗi và cung cấp một giao diện người dùng. HĐH thường cấu trúc hai yêu cầu này thành hai lớp: dịch vụ hệ thống và nhân của HĐH. Dịch vụ hệ thống là những chức năng mức cao được chương trình ứng dụng nhận biết còn nhân (thường trực trong bộ nhớ trong) chỉ đảm bảo những chức năng mang tính cơ bản nhất và phụ thuộc vào kiến trúc hạ tầng.Hình 1.1. mô tả khung nhìn đơn giản về hệ thống máy tính theo cấu trúc lớp. Vị trí của dịch vụ hệ thống trong hình cho thấy vai trò quan trọng của lớp này. Cấu trúc lớp của hệ thống máy tính 2/249 * Với ý nghĩa đóng vai trò như một máy tính ảo, theo cách nhìn của người dùng (từ lớp chương trình ứng dụng), HĐH là sự trừu tượng hóa của hệ thống máy tính được trình diễn bằng các dịch vụ hệ thống: HĐH được chỉ dẫn như là một máy mở rộng (máy tính ảo). Mục đích của lớp dịch vụ hệ thống là nhằm che đậy đi những chi tiết của hệ thống (phần cứng và phần mềm) đối với người dùng. * Theo cách nhìn của người quản trị hệ thống, dịch vụ hệ thống và nhân được coi là người quản lý tài nguyên. Quản lý hệ thống tài nguyên (CPU, bộ nhớ, hệ thống vào ra, file) không chỉ kiểm soát được tình trạng của các tài nguyên mà còn nhằm khai thác hiệu quả nhất. Một số bài toán điển hình như điều khiển bộ nhớ, lập lịch QT, điều khiển liên QT, điều khiển file, điều khiển vào ra ... Máy tính mở rộng và quản lý tài nguyên là hai thuật ngữ chung nhất được dùng để xác định một HĐH. Máy tính mở rộng (trừu tượng máy) là mục tiêu thiết kế nguyên thủy đối với HĐH và quản lý tài nguyên giải nghĩa cho việc thực hiện mục tiêu đó. Thiết kế HĐH truyền thống thường bắt đầu từ yếu tố quan trọng hơn là quản lý tài nguyên, trong khi đó thiết kế HĐH hiện đại lại tập trung nhiều hơn vào yếu tố trừu tượng máy. Và một lẽ tất nhiên là yếu tố nào là quan trọng hơn lại phụ thuộc vào sự quan tâm từ phía người dùng. Sơ bộ về sự tién hóa của hệ điều hành Trong máy tính thuộc các thế hệ đầu tiên không có HĐH. Các thao tác chọn công việc, phân công công việc đều do thao tác viên (và thậm chí ngay chính người lập trình) thực hiện. Theo thời gian, năng lực của máy tính được nâng cao: về tốc độ xử lý của CPU, về dung lượng bộ nhớ, về hệ thống thiết bị ngoại vi, về phần mềm hệ thống cũng như số lượng và năng lực người sử dụng tăng trưởng và vì vậy cần có một hệ thống chương trình điều khiển tự động hệ thống máy tính. Những yếu tố thực tế như vậy làm nảy sinh những điều kiện cần thiết cho việc xuất hiện các HĐH đơn giản. Lịch sử tiến hóa của HĐH trình diễn một quá trình chuyển hóa từng bước trong việc thiết kế, từ nhấn mạnh chức năng quản trị tài nguyên sang nhấn mạnh chức năng máy tính mở rộng. Theo mô hình trong hình 1.1. thì điều đó được thể hiện việc chuyển hóa từ nhấn mạnh nhân sang nhấn mạnh các dịch vụ hệ thống. Theo lịch sử tiến hóa, HĐH hiện đại được phân ra thành 4 thế hệ: HĐH truyền thống (tập trung), hệ điều mạng, HĐH phân tán và hệ tự trị cộng tác. Thế hệ gần đây nhất (hệ tự trị cộng tác) chú trọng thiết kế các ứng dụng phân tán trong môi trường hệ thống mở (bao gồm các thành phần hệ thống hỗn tạp được tích hợp mềm dẻo và có tính khả chuyển nhằm hỗ trợ việc cộng tác thực hiện theo quy mô lớn ở mức ứng dụng).Dưới đây mô tả sơ bộ về cách thức phân biệt các HĐH này theo (1) độ kết dính phần cứng-phần mềm và (2) tổ hợp mục tiêu-đặc trưng 3/249 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn