Xem mẫu

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX/UBUNTU NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT SỮA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày tháng năm 20… của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)) Đồng Tháp, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Hệ điều hành mã nguồn mở” đƣợc biên soạn theo Chƣơng trình khung của nghề Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính . Hệ điều hành mã nguồn mở đã và đang trở nên phổ biến, đòi hỏi ngƣời dùng phải có đầy đủ kiến thức để làm chủ nó. Giáo trình “Hệ điều hành mã nguồn mở” đƣợc xây dựng nhằm mục đích giới thiệu các kiến thức và kỹ năng quản trị hệ thống. Với giáo trình này, ngƣời học sẽ có đủ các khả năng: + Hiểu đƣợc qui trình cài đặt HĐH, phần mềm mã nguồn mở. + Thiết lập đƣợc các chế độ về cấu hình mạng, tài khoản và xác thực ngƣời dùng. + Chạy đƣợc các chƣơng trình ứng dụng trên hệ điều hành mã nguồn mở. + Thực hiện đƣợc các thao tác khởi động và đóng tắt HĐH mã nguồn mở. + Quản lý đƣợc các tài khoản ngƣời và các nhóm ngƣời dùng trên HĐH mã nguồn mở. + Hiểu các tiện ích của phần mềm OpenOffice để phục vụ cho công tác văn phòng. Để giáo trình đƣợc hoàn thiện và chuẩn xác về chuyên môn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu của các tác giả. Rất mong đƣợc lƣợng thứ với việc trích dẫn khi chƣa có sự đồng ý của tác giả. Xin gửi lời cảm ơn chân thành. Đồng Tháp, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Chủ biên Nguyễn Thùy Trang Trang i
  4. MỤC LỤC  TRANG LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... i BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG QUAN LINUX ............................................... 1 1. Mục tiêu:........................................................................................................ 1 2. Nội dung bài .................................................................................................. 1 2.1. Linux là gì? ............................................................................................. 1 2.2. Các phiên bản phát hành Linux .............................................................. 2 2.3. Thƣơng mại hoá Linux ........................................................................... 3 Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................ 4 BÀI 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH ..................................................................... 5 MÃ NGUỒN MỞ VÀ CÁC ỨNG DỤNG ........................................................... 5 1. Mục tiêu: ........................................................................................................ 5 2. Nội dung bài: ................................................................................................. 5 2.1. Yêu cầu về phần cứng ............................................................................ 5 2.2. Các cách cài đặt HĐH mã nguồn mở ..................................................... 5 2.3 . Phân vùng và định dạng file hệ thống ................................................... 5 2.4. Cài đặt HĐH mã nguồn mở .................................................................... 6 2.5. Cài đặt ứng dụng trên HĐH mã nguồn mở ....................................... 12 2.6. Gỡ bỏ các phần mềm đã đƣợc cài đặt .................................................. 18 BÀI TẬP .............................................................................................................. 19 BÀI 3: QUẢN LÝ TẬP TIN, THƢ MỤC VÀ TÀI KHOẢN NGƢỜI DÙNG . 20 1. Mục tiêu: ...................................................................................................... 20 2. Nội dung bài: ............................................................................................... 20 2.1. Thao tác với tập tin và thƣ mục. ........................................................... 20 2.2. Tạo tài khoản ngƣời dùng..................................................................... 26 2.3. Tạo nhóm ngƣời dùng .......................................................................... 27 2.4. Phân quyền sử dụng tài nguyên ............................................................ 28 2.5. Chia sẻ dữ liệu trên HĐH mã nguồn mở ............................................. 29 2.6. Sao lƣu và phục hồi dữ liệu ................................................................. 30 BÀI TẬP .............................................................................................................. 34 BÀI 4: PHẦN MỀM SOẠN THẢO VĂN BẢN WRITER ................................ 37 Trang ii
  5. 1. Mục tiêu: ..................................................................................................... 37 2. Nội dung bài: ............................................................................................... 37 2.2. Định dạng văn bản ............................................................................... 37 2.3. Chèn các đối tƣợng vào văn bản .......................................................... 39 2.4. Chèn bảng biểu (Table) vào văn bản ................................................... 46 2.5. Các thao tác trên bảng biểu ................................................................. 47 2.6. In văn bản ............................................................................................. 49 BÀI TẬP.............................................................................................................. 51 BÀI 5: PHẦN MỀM XỬ LÝ BẢNG TÍNH CALC ........................................... 51 1. Mục tiêu: ..................................................................................................... 51 2. Nội dung bài: ............................................................................................... 51 2.1. Giới thiệu phần mềm xử lý bảng tính .................................................. 51 2.2. Các khái niệm ....................................................................................... 54 2.3. Các hàm thông dụng............................................................................. 56 2.4. Thao tác với cơ sở dữ liệu .................................................................... 62 2.5. In ấn ...................................................................................................... 66 BÀI TẬP.............................................................................................................. 69 BÀI 6: PHẦN MỀM TRÌNH DIỄN IMPRESS .................................................. 75 1. Mục tiêu của bài: ......................................................................................... 75 2. Nội dung bài: ............................................................................................... 75 2.1. Giới thiệu phần mềm trình diễn ........................................................... 75 2.2. Làm việc với presentation-Slide .......................................................... 78 2.3. Tạo hiệu ứng cho đối tƣợng ................................................................. 84 2.4. Trình diễn slide..................................................................................... 87 BÀI TẬP.............................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 93 [1]. “Giáo trình Hệ điều hành Linux”, Dự án 112 của chính phủ. ..................... 93 [2]. “Giáo trình OpenOffice” - Dự án 112 của chính phủ................................... 93 [3]. Nguyễn Minh Hoàng (2002), “Giáo trình lý thuyết và thực hành Linux”, Nhà xuất bản Lao động Xã hội. .......................................................................... 93 Trang iii
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Hệ điều hành Linux/Ubuntu. Mã mô đun: MĐ29. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun đƣợc bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, các mô đun cơ sở chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề. - Tính chất: Là mô đun chuyên ngành đào tạo ngành Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính. - Ý nghĩa và vai trò của hệ điều hành mã nguồn mở là: "phần mềm miễn phí" cho phép ngƣời dùng gọi chung là các cá nhân hoặc tố chức đƣợc phép can thiệp vào sâu bên trong bao gồm chỉnh sửa hoặc tùy biến mã nguồn thành những hệ điều hành mới để sử dụng cho các mục đích cụ thể mà không thu phí. Chức năng của các hệ điều hành mã nguồn mở tƣơng tự nhƣ các hệ điều hành bình thƣờng khác nhƣ Windows, iOS, TizenOS… Các hệ điều hành mã nguồn mở tuy không bị tính phí khi sử dụng nhƣng ngƣời sử dụng nó để phát triển hoặc tùy biến vẫn phải tuân theo một số giấy phép đặc biệt do nhà giới thiệu đƣa ra. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Biết các hệ điều hành mã nguồn mở. + Hiểu đƣợc qui trình cài đặt HĐH, phần mềm mã nguồn mở. + Thiết lập đƣợc các chế độ về cấu hình mạng, tài khoản và xác thực ngƣời dùng. + Chạy đƣợc các chƣơng trình ứng dụng trên hệ điều hành mã nguồn mở. + Thực hiện đƣợc các thao tác khởi động và đóng tắt HĐH mã nguồn mở. + Quản lý đƣợc các tài khoản ngƣời và các nhóm ngƣời dùng trên HĐH mã nguồn mở. + Hiểu các tiện ích của phần mềm OpenOffice để phục vụ cho công tác văn phòng. Trang iv
  7. - Kỹ năng: + Cài đặt, sử dụng đƣợc hệ điều hành và phần mềm mã nguồn mở. + Chạy đƣợc các ứng dụng trên HĐH mã nguồn mở. + Sử dụng đƣợc Linux thông qua các tập lệnh căn bản. + Thao tác phục hồi, sao lƣu dữ liệu. + Sử dụng thành thạo các chức năng của phần mềm OpenOffice để phục vụ cho công tác văn phòng nhƣ: Soạn thảo văn bản, lập bảng tính và thiết kế bày trình diễn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có tính độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân trong công việc của mình. + Có phẩm chất đạo đức lƣơng tâm nghề nghiệp, có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc. + Phân tích, lựa chọn cấu hình để cài đặt các phiên bản của Hệ điều hành mã nguồn mở. Nội dung của mô đun: Thời gian (giờ) Thực hành, Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra bài tập Tổng quan về Ubuntu Linux 1. Linux là gì? 1 1 1 2. Các bản phát hành Linux 3. Thƣơng mại hoá Linux Chuẩn bị và cài đặt Ubuntu Linux 1. Yêu cầu về phần cứng 2. Cấu hình CMOS 2 3. Các cách cài đặt Ubuntu 11 3 8 4. Phân vùng và định dạng file hệ thống 5. Cài đặt Ubuntu Cài đặt các ứng dụng trên Ubuntu 2 Linux 1. Cài đặt các một ứng dụng từ 3 12 4 6 mạng 2. Cài đặt ứng dụng từ Packet 3. Cài đặt phần mềm từ file Trang v
  8. source 4. Gỡ bỏ các phần mềm đã đƣợc cài đặt 5. Kiểm tra các phần mềm đã đƣợc cài đặt Quản lý tài khoảng ngƣời dùng 1. Tạo tài khoản ngƣời dùng 2. Tạo nhóm ngƣời dùng 4 3. Phân quyền sử dụng tài 12 4 8 nguyên 4. Gở bỏ quyền truy nhập tài nguyên Kết nối Ubuntu Linux với hệ thống 2 mạng window 1. Chia sẽ dữ liệu trên ubuntu 5 2. Kết nối ubuntu vào mô hình 12 4 6 mạng workgroup của window 3. Kết nối ubuntu vào mô hình mạng domain Máy chủ ubuntu Linux 1. Cài đặt máy chủ ubuntu 6 12 4 8 2. Cấu hình các dịch vụ trên máy chủ ubuntu Cộng 60 20 36 4 Trang vi
  9. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG QUAN LINUX Mã Bài: MĐ 29-01 Giới thiệu : Nhằm cung cấp kiến thức giúp sinh viên biết đƣợc lịch sử hình thành Linux, các giai đoạn phát triển và các bản phân phối của HĐH Linux. 1. Mục tiêu: Biết đƣợc lịch sử, các giai đoạn phát triển và các bản phân phối của HĐH Linux 2. Nội dung bài 2.1. Linux là gì? Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở. Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này đƣợc phát triển và tung ra trên thị trƣờng dƣới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux. Một cách chính xác, thuật ngữ "Linux" đƣợc sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhƣng tên này đƣợc sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống Unix (còn đƣợc biết đến dƣới tên GNU/Linux) đƣợc tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các thƣ viện và công cụ GNU, cũng nhƣ là các bản phân phối Linux. Thực tế thì đó là tập hợp một số lƣợng lớn các phần mềm nhƣ máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trƣờng làm việc nhƣ GNOME và KDE, Unity, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn phòng nhƣ OpenOffice, LibreOffice Khởi đầu, Linux đƣợc phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành này hỗ trợ một số lƣợng lớn các kiến trúc vi xử lý, và đƣợc sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng nhƣ là các máy điện thoại di động Ban đầu, Linux đƣợc phát triển và sử dụng bởi những ngƣời say mê. Tuy nhiên, hiện nay Linux đã có đƣợc sự hỗ trợ bởi các công ty lớn nhƣ trang 1
  10. IBM và Hewlett-Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp đƣợc các phiên bản Unix độc quyền và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt đƣợc những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng nhƣ là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là đƣợc phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tại số lƣợng phần cứng đƣợc hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tƣơng thích với Windows nhiều hơn là Linux. Nhƣng trong tƣơng lai số lƣợng phần cứng đƣợc hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên. 2.2. Các phiên bản phát hành Linux Một số phiên bản nổi bật của Linux là: Elementary OS, Linux Mint, Arch Linux, Ubuntu, Tail, Centos 7, Ubuntu studio, Open SUSE, Fedora … Ubuntu là hệ điều hành linux tốt nhất cho ngƣời mới bắt đầu, rất dễ tiếp cận, phiên bản LTS rất bảo mật và ổn định, Lubuntu spin rất thích hợp cho các PC không đủ mạnh, có thể xem là bản linux nhẹ nhất cho máy cầu hình yếu. Ubuntu cùng với Mint là một trong những gói rất phổ biến của Linux và đƣợc khuyến khích sử dụng cho các Linux newbies, vì nó rất dễ truy cập. Các phiên bản mới của Ubuntu đƣợc ra mắt 6 tháng một lần. Fedora là một phiên bản Linux dành cho các công ty và máy chủ, thay vì việc sử dụng desktop cá nhân. Elementary OS là: hệ điều hành có giao diện đẹp, thiết kế khoa học, môi trƣờng desktop hoàn hảo. Tuy nhiên không có nhiều ứng dụng đƣợc cài sẵn. Linux Mint: đƣợc xem là một lựa chọn mạnh dạn cho những ai mới dùng Linux, nó hỗ trợ phƣơng tiện media mặc định, số lƣợng các option tùy chỉnh ấn tƣợng. Arch Linux là: một phiên bản Linux hấp dẫn ngƣời dùng có kinh nghiệm khi tận dụng đƣợc lợi thế của Terminal (thiết bị đầu cuối) để nhập lệnh trong thực hiện các tác vụ nhƣ cài đặt ứng dụng, tiềm năng tùy chỉnh cực lớn, Antergos đại diện cho một spin thân thiện với ngƣời dùng hơn. trang 2
  11. Tail là phiên bản dành cho những ai quan tâm đến quyền riêng tƣ và bảo mật, duy trì đƣợc UI thân thiện với ngƣời dùng. Tuy nhiên Tail không dành cho số đông ngƣời dùng. Centos 7 là một nhánh thuộc phiên bản Enterprise của Red Hat Linux, kết cấu ổn định, lý tƣởng sử dụng cho server. Tuy nhiên nó không tối ƣu cho việc sử dụng desktop hàng ngày. Ubuntu studio là sự thay thế tuyệt vời cho những phần mềm production đắt đỏ, hỗ trợ các audio plug-in và hơn thế nữa.Vẫn cho phép các truy cập tới các package trong hê điều hành Ubuntu chính. Nếu bạn muốn có studio ghi âm tại nhà hoặc một xƣởng sản xuất video mà không muốn phải bỏ ra cả vài chục triệu đồng cho các phần mềm tiêu chuẩn thì nên cân nhắc việc cài đặt phiên bản Ubuntu Studio. Phiên bản này của Ubuntu Linux rõ ràng là đƣợc thiết kế dành riêng cho audio và video production khi thay thế đƣợc cho phần mềm trả tiền nhƣ Pro Tools. Hỗ trợ các audio plug-in, tích hợp MIDI input và cài đặt sẵn 1 bản vá lỗi ảo. Open SUSE: đối tƣợng chủ yếu là devs và các sysadmin, một phiên bản rất bóng bẩy, bảo mật tốt. Có thể tạo ra phiên bản hệ điều hành riêng. 2.3. Thƣơng mại hoá Linux Với ƣu thế chi phí rẻ, độ ổn định và khả năng bảo mật cao, Linux đang dần chiếm ƣu thế trên thị trƣờng. Ngày càng có nhiều tổ chức thƣơng mại chọn dùng Linux đồng bộ thay vì tải và phát triển nó một cách riêng lẻ. Hệ điều hành này đã đƣợc coi là một giải pháp doanh nghiệp và nhiều tập đoàn lớn nhƣ Computer Associates, HP, IBM và Dell đều hỗ trợ triển khai Linux. Do bộ mặt của Linux hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng cấp doanh nghiệp và Linux là một hệ điều hành an ninh tốt vì nó không bị nhiều nguy cơ tấn công nhƣ những sản phẩm khác. Lõi Linux 2.6 là một bƣớc tiến lớn về tính an ninh và độ tin cậy. Nhiều tập đoàn lớn đã công bố những khoản tiết kiệm khổng lồ mà phần mềm mã nguồn mở đem lại. trang 3
  12. Câu hỏi ôn tập 1. Linux là gì? Nêu các đặc điểm của hệ điều hành Linux. 2. So sánh các ƣu khuyết điểm của hệ điều hành Linux so với hệ điều hành Windows. 3. Nêu một số phiên bản nổi bật của Linux mà bạn biết? trang 4
  13. BÀI 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH MÃ NGUỒN MỞ VÀ CÁC ỨNG DỤNG Mã Bài: MĐ 29-02 Giới thiệu: Nhằm giúp sinh viên biết đƣợc cách cài đặt các hệ điều hành mã nguồn mở, phân vùng và định dạng file hệ thống, cài đặt các phần mềm ứng dụng hoặc gỡ bỏ các phần mềm đã đƣợc cài đặt. 1. Mục tiêu: Biết đƣợc yêu cầu đối với hệ thống cài đặt hệ điều hành mã nguồn mở và các phần mềm ứng dụng. 2. Nội dung bài: 2.1. Yêu cầu về phần cứng Một số yêu cầu cần thiết và cấu hình tối thiểu trên hệ thống máy tính trƣớc khi cài đặt hệ điều hành - Bộ xử lý (CPU): ít nhất là 1.4 GHz. - RAM: ít nhất là 1 GB. - Bộ nhớ trống: Bộ nhớ trống tối thiểu 5 GB. - Màn hình có độ phân giải tối thiểu là 800 x 600.  Download Ubuntu Tải bộ cài hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu theo địa chỉ sau: http://www.ubuntu.com/download/ubuntu/download 2.2. Các cách cài đặt HĐH mã nguồn mở - Ta có thể sử dụng đĩa CD hoặc USB chứa hệ điều hành. - Sử dụng phần mềm: Ultraiso premium, Oracle VM VirtualBox hoặc Vmware workstation,... 2.3 . Phân vùng và định dạng file hệ thống 2.3.1. Phân vùng Phân vùng là một phần của không gian đĩa cứng. Một bảng phân vùng là một phân vùng (partition table) của đĩa chứa thông tin về kích thƣớc và vị trí của trang 5
  14. các phân vùng trên đĩa cứng. Hai bảng phân vùng phổ biến nhất là MBR và GPT. Master Boot Record(MBR): MBR đƣợc giới thiệu lần đầu tiên với IBM PC DOS 2.0 vào năm 1983. MBR chứa thông tin về cách phân vùng logical chứa các hệ thống tệp đƣợc sắp xếp trên đĩa. Nó chứa code thực thi (bộ tải khởi động) để hoạt động nhƣ một trình tải cho hệ điều hành đƣợc cài đặt. MBR cũng chỉ hỗ trợ tối đa bốn phân vùng chính, nếu bạn muốn nhiều hơn, bạn phải tạo một trong các phân vùng chính của mình thành một phân vùng mở rộng của Wap và tạo các phân vùng hợp lý bên trong nó. MBR sử dụng 32 bit để lƣu trữ địa chỉ khối và đối với các đĩa cứng có các sectors 512 byte, MBR xử lý tối đa 2TB (2^32 × 512 byte). Bảng phân vùng GUID(GPT): GPT có thể có 128 phân vùng. GPT sử dụng 64 bit cho địa chỉ khối và cho các đĩa cứng có các sectors 512 byte, kích thƣớc tối đa là 9,4 ZB (9,4 × 10^21 byte) hoặc 8ZiB. 2.3.2. File hệ thống (system) Một file hệ thống xác định cách lƣu trữ dữ liệu hoặc thông tin và truy xuất từ đĩa lƣu trữ. Đối với hệ điều hành Windows thì các file systems phổ biến là FAT32 và NTFS. Trên hệ điều hành Linux, các file system phổ biến là ext2, ext3, ext4, xfs, vfat, swap, ZFS và GlusterFS. 2.4. Cài đặt HĐH mã nguồn mở Trong phần cài đặt HĐH mã nguồn mở, tôi hƣớng dẫn cài đặt HĐH mã nguồn mở Ubnutu bằng phần mềm Oracle VM VirtualBox Yêu cầu cần có là: Phần mềm Oracle VM VirtualBox, HĐH mã nguồn mở Ubnutu. Tải hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu theo địa chỉ sau: http://www.ubuntu.com/download/ubuntu/download 2.4.1. Tạo HĐH mã nguồn mở Ubuntu bằng phần mềm Oracle VM VirtualBox Douple Click chuột vào biểu tƣợng để bắt đầu tiến trình cài đặt, khi xuất hiện màn hình ta chọn New để tạo HĐH mã nguồn mở Ubuntu. - Trên hộp thoại Name and operating system  Name: đặt tên cho HĐH trang 6
  15.  Machine Folder: nơi lƣu trữ HĐH  Type: chọn Linux  Version: chọn Ubuntu (64 bit) Chọn nút Next - Hộp thoại Memory Size: Chọn dung lƣợng bộ nhớ Ram. Lƣu ý chọn dung lƣợng bộ nhớ Ram cho HĐH Ubuntu không vƣợt quá ½ dung lƣợng của máy và dung lƣợng tối thiểu là 1GB, chọn Next - Khi xuất hiện hộp thoại mới bạn chọn Created, tiếp tục chọn Next, Next. - Trên hộp thoại Oracle VM VirtualBox: chọn dung lƣợng lƣu trữ dữ liệu, chọn Create. Cuối cùng ta tạo đƣợc HĐH Ubuntu nhƣ hình 2.4.2. Tiến hành cài đặt HĐH mã nguồn mở Ubuntu Click chọn HĐH mã nguồn mở Ubuntu ta mới cài đặt, chọn Start, xuất hiện hộp thoại Select start-up disk Chọn đường dẫn đến nơi chứa tập tin Ubuntu mà bạn tải ở trên Click chọn Start trang 7
  16. - Xuất hiện hộp thoại Welcom : o Tại đây ta chọn ngôn ngữ để cài đặt bằng tiếng việt hoặc English o Click chọn Install Ubuntu để tiến hành cài đặt - Xuất hiện hộp thoại Keyboard layout: o Chọn ngôn ngữ bàn phím là English o Click Continue - Hộp thoại "Updates and other software" trang 8
  17. o Tại đây nếu máy của bạn có kết nối internet thì bạn có thêm 2 lựa chọn: Download update while installing (sau khi cài xong nó sẽ cài luôn phần update mới nhất của Ubuntu); Install this third party sofware (lựa chọn cài phần mềm của hãng thứ 3, đây là những codec giúp bạn đọc và xem đƣợc các định dạng audio và video trong máy) o Tiếp tục nhấn Continue - Hộp thoại "Installation type" o Click chọn Something else. o Nhấn Continue - Hộp thoại Installation type: trang 9
  18. o Click chọn New Partition Table, nhấn continue o Click vào dấu « + » để tạo tạo 2 phân vùng nhƣ sau: Partition # 1: Partition # 2: trang 10
nguon tai.lieu . vn