Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Môn học: ĐIỆN-ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NGHỀ: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo QĐ số /QĐ-CĐN, ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, Năm ban hành: 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, sự phát triển của Khoa học chuyên nghành kỹ thuật đã ảnh hưởng rất lớn tới ngành Công nghệ thông tin. Khoa học đã mở ra nhiều cơ hội tốt cho các nhà nghiên cứu, phát triển ứng dụng kỹ thuật. Tuy nhiên việc áp dụng khoa học trong kỹ thuật chuyên môn mới chính là vấn đề chính trong các ứng dụng trên, Điện-điện tử cơ bản là khâu cơ bản, nền tản phát triển các thiết bị điện tử. Mạch điện tử phát triển trên cơ sở các linh kiện điện tử theo nguyên tắc vật lý cơ bản. Các mạch ứng dụng ngày một hoàn thiện hơn từ tính năng , công suất,... một công nghệ đang rất thịnh hành trên thị trường. Tài liệu này được thiết kế theo từng mô đun/ môn học thuộc hệ thống mô đun/môn học của một chương trình, để đào tạo hoàn chỉnh nghề Thiết kế Đồ họa ở cấp trình độ Trung Cấp và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo, cũng có thể được sử dụng cho đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu và giáo trình khác nhưng tác giả không khỏi tránh được những thiếu sót và hạn chế. Tác giả chân thành mong đợi những nhận xét, đánh giá và góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Nội dung chính của mô đun: Bài 1: Nguồn điện – Quy trình an toàn điện Bài 2: Giới thiệu dụng cụ đồ nghề và các trang thiết bị điện – điện tử dân dụng. Bài 3: Nối và hàn dây điện Bài 4: Sử dụng đồng hồ VOM, AMPE - KẾ KẸP Bài 5: Các mạch chiếu sáng cơ bản Bài 6: Điện tử ứng dụng thi công lắp đặt An Giang, ngày tháng năm 20 Tham gia biên soạn Lê Hữu Tính 1
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG GIỚI THIỆU TÀI LIỆU ........................................................................................ 2 MỤC LỤC ............................................................................................................. 3 BÀI 1: NGUỒN ĐIỆN, QUY TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN ................................... 6 I. Nguồn điện: ........................................................................................................ 6 1. Dòng điện xoay chiều : ........................................................................... 6 2. Dòng điện một chiều: .............................................................................. 9 3. Dòng điện và điện áp một chiều ............................................................. 9 II.Quy trình an toàn điện ..................................................................................... 11 1.Các biện pháp đảm bảo an toàn điện ..................................................... 11 2.Nguyên nhân gây tai nạn điện ................................................................ 11 3.Các biện pháp đề phòng tai nạn điện ..................................................... 11 III.Các bảng cảnh báo.......................................................................................... 13 1. Biển cấm................................................................................................ 14 2. Biển cảnh báo ........................................................................................ 15 3. Biển chỉ dẫn .......................................................................................... 15 4. Đặt biển báo an toàn điện ..................................................................... 15 IV.Quy trình an toàn điện .................................................................................... 16 1. Khi có mưa bảo, giông sét hay ngập nước ............................................ 16 2. Khi lắp đặt sửa chữa điện trong nhà ..................................................... 16 3. Lưu ý khi lắp đặt cầu chì, cầu dao, ổ cắm............................................. 16 4.Nên và không nên khi lắp các thiết bị điện ............................................ 17 5.Thường xuyên kiểm tra các vấn đề sau.................................................. 17 6.Khi chưa cắt nguồn điện cần phải lưu ý................................................. 17 7.Không được ............................................................................................ 17 8.Hướng dẫn cấp cứu người bị điện giật ................................................... 17 Câu hỏi ôn tập bài 1 .................................................................................. 18 BÀI 2: GIỚI THIỆU DỤNG CỤ ĐỒ NGHỀ VÀ CÁC TTB ............................ 19 I. Các dụng cụ cầm tay ........................................................................................ 19 II. Các ký hiệu cơ bản trên bản vẽ thiết kế điện .................................................. 20 1. Đọc bảng ghi chú ký hiệu ..................................................................... 20 2. Đọc cách bố trí các thiết bị điện............................................................ 21 3. Đọc phương pháp đi dây ....................................................................... 21 4. Đọc sơ đồ nguyên lý ............................................................................. 22 III. Một số quy cách về dây dẫn .......................................................................... 23 1. Phân loại dây dẫn .................................................................................. 23 2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện ............................................. 23 3. Sử dụng dây dẫn điện ............................................................................ 24 4. Dây cáp điện .......................................................................................... 24 5. Sử dụng cáp điện ................................................................................... 25 6. Vật liệu cách điện .................................................................................. 25 2
  4. IV. Ký hiệu quy cách dây trên bản vẽ: ................................................................ 25 Câu hỏi ôn tập bài 2 .................................................................................. 26 BÀI 3: NỐI VÀ HÀN DÂY ĐIỆN ..................................................................... 27 I. Nối dây ............................................................................................................. 27 1.Dụng cụ .................................................................................................. 27 2.Vật liệu và thiết bị .................................................................................. 27 3.Các loại mối nối dây dẫn điện ................................................................ 27 4.Yêu cầu mối nối ..................................................................................... 27 5.Quy trình chung nối dây dẫn điện .......................................................... 28 II. Hàn dây si chì ................................................................................................. 32 Câu hỏi ôn tập bài 3 ...........................................................................................36 BÀI 4: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VOM, AMPE KẾ KẸP............................................37 I. Sử dụng đồng hồ VOM.............................................................................................37 1.Đo điện áp .......................................................................................................37 2.Đo dòng điện DC ............................................................................................40 3.Đo điện trở ......................................................................................................40 II.Sử dụng đồng hồ ampe kế kẹp ........................................................................ 41 1.Kiến thức cơ bản .................................................................................... 41 2.Phương pháp đo ..................................................................................... 42 3.Cách sử dụng ampe kềm đo điện áp ...................................................... 43 Câu hỏi ôn tập bài 4 .................................................................................. 44 BÀI 5: CÁC MẠCH CHIẾU SÁNG CƠ BẢN..........................................................45 I.Mạch đèn đơn ..................................................................................................45 1.Tìm hiểu chức năng của bảng điện ................................................................45 2.Vẽ sơ đồ mạch điện ........................................................................................46 II.Mạch đèn huỳnh quang ................................................................................... 48 1.Dụng cụ .................................................................................................. 48 2.Vật liệu và thiết bị .................................................................................. 48 3.Vẽ sơ đồ lắp đặt ..................................................................................... 48 4.Mạch điều khiển 2 nơi ........................................................................... 51 Câu hỏi ôn tập bài 5 .................................................................................. 54 BÀI 6: ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG THI CÔNG LẮP ĐẶT ...........................................55 I.Các linh kiện công suất và cách đo kiểm tra các linh kiện thông dụng ........55 1.Giới thiệu về mosfet .......................................................................................55 2.Cấu tạo và ký hiệu mosfet ..............................................................................55 II.Mạch nguồn xung phổ biến ............................................................................. 59 III.Mạch điều khiển có nạp trình với các dạng IC thông dụng ........................... 59 1.Mạch reset .............................................................................................. 59 2.Các mạch xuất nhập từ các port vi điều khiển ....................................... 60 3.Một số linh kiện ..................................................................................... 60 III.Mạch công suất thông dụng ........................................................................... 61 1.Mạch khuếch đại ở chế độ A ................................................................. 61 3
  5. 2.Mạch khuếch đại ở chế độ B.................................................................. 62 3.Mạch khuếch đại công suất kết hợp cả hai chế độ A B ......................... 62 4.Mạch khuếch đại chế độ C ..................................................................... 62 Thuật ngữ chuyên môn ............................................................................ 64 Tài liệu tham khảo ................................................................................... 65 4
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: ĐIỆN - ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Mã số Mô Đun: MĐ 08 Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 20 giờ, thực hành 36 giờ, kiểm tra: 4 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Là môn học nằm trong các môn chung trong nội dung chương trình đào tạo và là mô đun hỗ trợ cho thiết kế Led quảng cáo 2. Tính chất: Là mô đun đóng vai trò quan trọng quyết định đến giá trị của sản phẩm. 3. Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Thiết kế mạch điện dân dụng, mạch điện tử ứng dụng cơ bản trong thiết kế quảng cáo Led. II. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Trình bày các khái niệm an toàn, các nguyên lý làm việc của dụng cụ thiết bị, nguyên lý mạch điện dân dụng, mạch điện tử ứng dụng và cách khắc phục những hư hỏng trên hệ thống điện của bảng led. 2. Kỹ năng: - Lắp đặt và kiểm tra lỗi trên hệ thống đúng yêu cầu kỹ thuật 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nghiêm túc tuân thủ các quy tắc an toàn cho người và thiết bị. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian : Thời gian (giờ) Thực Tên các bài trong hành, thí TT Tổng Lý Kiểm mô đun nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập 1 Bài 1: Nguồn điện – Quy trình an toàn 4 4 0 điện 2 Bài 2: Giới thiệu dụng cụ đồ nghề và 4 2 2 các trang thiết bị điện – điện tử dân dụng. 3 Bài 3 : Nối và hàn dây điện 4 0.5 3.5 4 Bài 4: Sử dụng đồng hồ VOM, AMPE 6 2 2 2 - KẾ KẸP 5 Bài 5: Các mạch chiếu sáng cơ bản 8 1.5 6.5 Bài 6: Điện tử ứng dụng thi công lắp 32 10 20 2 đặt 6 Ôn tập 2 2 Cộng: 60 20 36 4 5
  7. BÀI 1: NGUỒN ĐIỆN-QUY TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN GIỚI THIỆU: Bài nguồn điện-quy trình an toàn điện gồm tổng cộng 4 giờ học, trong đó có 4 giờ lý thuyết nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học về các linh kiện cơ bản, giúp cho người học có thể có kiến thức cơ bản về điện tử. Trước khi học bài này, người học cần phải có kiến thức cơ bản về đặc tính điện áp AC, dạng sóng điện áp AC, cách đo giá trị điện áp. MỤC TIÊU: -Trình bày được nguyên lý nguồn điện AC; -Trình bày và thực hiện được các quy tắc an toàn điện. NỘI DUNG: I.Nguồn điện: 1. Dòng điện xoay chiều: 1.1 Khái niệm về dòng điện xoay chiều: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Ở trên là các dòng điện xoay chiều hình sin, xung vuông và xung nhọn. 1.2 Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều: Chu kỳ của dòng điện xoay chiều ký hiệu là T là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ , chu kỳ được tính bằng giây (s) Tần số điện xoay chiều : là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây ký hiệu là F đơn vị là Hz F=1/T Pha của dòng điện xoay chiều : Là sự so sánh giữa 2 dòng điện xoay chiều có cùng tần số . *Hai dòng điện xoay chiều cùng pha là hai dòng điện có các thời điểm điện áp cùng tăng và cùng giảm như nhau: Hai dòng điện xoay chiều cùng pha * Hai dòng điện xoay chiều lệch pha : là hai dòng điện có các thời điểm điện áp tăng giảm lệch nhau . Hai dòng điện xoay chiều lệch pha 6
  8. * Hai dòng điện xoay chiều ngược pha : là hai dòng điện lệch pha 180 độ, khi dòng điện này tăng thì dòng điện kia giảm và ngược lại. Hai dòng điện xoay chiều ngược pha. 1.3.Biên độ của dòng điện xoay chiều: Biên độ của dòng xoay chiều là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện.xoay chiều, biên độ này thường cao hơn điện áp mà ta đo được từ các đồng hồ. 1.4.Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều : Thường là giá trị đo được từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ghi trên zắc cắm nguồn của các thiết bị điện tử., Ví dụ nguồn 220V AC mà ta đang sử dụng chính là chỉ giá trị hiệu dụng, thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220V AC khoảng 220V x 1,4 lần = khoảng 300V. 1.5.Công suất của dòng điện xoay chiều: Công suất dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai đại lượng trên , công xuất được tính bởi công thức : P = U.I.cosα Trong đó U : là điện áp I là dòng điện α là góc lệch pha giữa U và I => Nếu dòng xoay chiều đi qua điện trở thì độ lệch pha gữa U và I là α = 0 khi đó cosα = 1 và P = U.I => Nếu dòng xoay chiều đi qua cuộn dây hoặc tụ điện thì độ lệch pha giữa U và I là +90 độ hoặc -90độ, khi đó cosα = 0 và P = 0 ( công xuất của dòng điện xoay chiều khi đi qua tụ điện hoặc cuộn dây là = 0 ). 1.6. Dòng điện xoay chiều đi qua R, C, L: 1.6.1.Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở: 7
  9. Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở thì dòng điện và điện áp cùng pha với nhau , nghĩa là khi điện áp tăng cực đại thì dòng điện qua trở cũng tăng cực đại. như vậy dòng xoay chiều có tính chất như dòng một chiều khi đi qua trở thuần.do đó có thể áp dụng các công thức của dòng một chiều cho dòng xoay chiều đi qua điện trở . I = U / R hay R = U/I Công thức định luật ohm P = U.I Công thức tính công suất 1.6.2.Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện : Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện thì dòng điện sẽ sớm pha hơn điện áp 90độ. * Dòng xoay chiều đi qua tụ sẽ bị tụ cản lại với một trở kháng gọi là Zc, và Zc được tính bởi công thức :Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C ) Trong đó Zc là dung kháng ( đơn vị là Ohm ) F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz) C là điện dung của tụ điện ( đơn vị là µ Fara) Công thức trên cho thấy dung kháng của tụ điện tỷ lệ nghịch với tần số dòng xoay chiều (nghĩa là tần số càng cao càng đi qua tụ dễ dàng) và tỷ lệ nghịc với điện dung của tụ ( nghĩa là tụ có điện dung càng lớn thì dòng xoay chiều đi qua càng dễ dàng). Dòng một chiều là dòng có tần số F = 0 do đó Zc = ∞ vì vậy dòng một chiều không đi qua được tụ. 1.6.3 Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây: Khi dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường biến thiên và từ trường biến thiên này lại cảm ứng lên chính cuộn dây đó một điện áp cảm ứng có chiều ngược lại , do đó cuộn dây có xu hướng chống lại dòng điện xoay chiều khi đi qua nó, sự chống lại này chính là cảm kháng của cuộn dây ký hiệu là ZL. ZL = 2 x 3,14 x F x L Trong đó ZL là cảm kháng ( đơn vị là Ohm) L là hệ số tự cảm của cuộn dây ( đơn vị là Henry) L phụ thuộc vào số vòng dây quấn và chất liệu lõi . F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz) Từ công thức trên ta thấy, cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ thuận với tần số và hệ số tự cảm của cuộn dây, tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng khó khăn => tính chất này của cuộn dây ngược với tụ điện. Với dòng một chiều thì ZL của cuộn dây = 0 ohm, dó đó dòng một chiều đi qua cuộn dây chỉ chịu tác dụng của điện trở thuần R mà thôi ( trở thuần của cuộn dây là điện trở đo được bằng đồng hồ vạn năng ), nếu trở thuần của cuộn dây khá nhỏ thì dòng một chiều qua cuộn dây sẽ bị đoản mạch. Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây thì dòng điện bị chậm pha so với điện áp 90 độ nghĩa là điện áp tăng nhanh hơn dòng điện khi qua cuộn dây . Do tính chất lệch pha giữa dòng điện và điện áp khi đi qua tụ điện và cuộn dây, nên ta không áp 8
  10. dụng được định luật Ohm vào mạch điện xoay chiều khi có sự tham gia của L và C được. Về công suất thì dòng xoay chiều không sinh công khi chúng đi qua L và C mặc dù có U > 0 và I >0. 1.7.Tổng hợp hai dòng điện xoay chiều trên cùng một mạch điện: Trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều cùng pha thì biên độ điện áp sẽ bằng tổng hai điện áp thành phần. Hai dòng điện cùng pha biên độ sẽ tăng. Nếu trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều ngược pha thì biên độ điện áp sẽ bằng hiệu hai điện áp thành phần. 2.Dòng điện một chiều: 2.1.Khái niệm cơ bản về dòng điện: 2.1.1 Cấu trúc nguyên tử : Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng tất cả các nguyên tố đều được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần là : Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hoà điện gọi là Neutron. Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp xuất, nhiệt độ, ma sát tĩnh điện, tác động của từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi quỹ đạo để trơqr thành các điện tử tự do. Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở thành ion âm. 9
  11. 2.1.2 . Bản chất dòng điện và chiều dòng điện: Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích điện Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion. Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện tử - đi từ âm sang dương ). 3.Dòng điện và điện áp một chiều: 3.1.Cường độ dòng điện: Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian - Ký hiệu là I. Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất định từ dương sang âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo một hướng của các điện tử tự do. Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số : Kilo Ampe = 1000 Ampe Mega Ampe = 1000.000 Ampe Mili Ampe = 1/1000 Ampe Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe 3.2. Điện áp : Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B nếu ta nối một dây dẫn từ A sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp, như vậy người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp chênh lệch chính là hiệu điện thế. Điện áp tại điểm A gọi là UA Điện áp tại điểm B gọi là UB. Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế UAB UAB = UA - UB Đơn vị của điện áp là Vol ký hiệu là U hoặc E, đơn vị điện áp có các bội số là Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol Mini Vol (mV) = 1/1000 Vol Micro Vol = 1/1000.000 Vol Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như vậy nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn nối với hai điểm đó từ điện áp cao sang điện áp thấp và nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn sẽ = 0. 3.3.Các định luật cơ bản: 3.3.1.Định luật ôm: 10
  12. Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch đó . Công thức : I = U / R trong đó I là cường độ dòng điện , tính bằng Ampe (A) U là điện áp ở hai đầu đoạn mạch , tính bằng Vol (V) R là điện trở của đoạn mạch , tính bằng ôm 3.3.2. Định luật ôm cho đoạn mạch Đoạn mạch mắc nối tiếp: Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng sụt áp trên các điện trở . Như sơ đồ trên thì U = U1 + U2 + U3 Theo định luật ôm ta lại có U1 =I1 x R1 , U2 = I2 x R2, U3 = I3 x R3 nhưng đoạn mạch mắc nối tiếp thì I1 = I2 = I3. Sụt áp trên các điện trở => tỷ lệ thuận với các điện trở. Đoạn mạch mắc song song: Trong đoạn mạch có nhiều điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện chính bằng tổng các dòng điện đi qua các điện trở và sụt áp trên các điện trở là như nhau: Mạch trên có U1 = U2 = U3 = E I=I1+I2+I3 và U1=I1xR1=I2xR2= I3xR3. Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở . 3.4. Điện năng và công suất : 3.4.1.Điện năng: Khi dòng điện chạy qua các thiết bị như bóng đèn => làm bóng đèn sáng, chạy qua động cơ => làm động cơ quay như vậy dòng điện đã sinh ra công. Công của dòng điện gọi là điện năng, ký hiệu là W, trong thực tế ta thường dùng Wh, KWh ( Kilo wat giờ). Công thức tính điện năng là : W = U x I x t Trong đó W là điện năng tính bằng June (J) U là điện áp tính bằng Vol (V) I là dòng điện tính bằng Ampe (A) t là thời gian tính bằng giây (s) 3.4.2.Công xuất : Công xuất của dòng điện là điện năng tiêu thụ trong một giây , công xuất được tính bởi công thức :P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I Theo định luật ôm ta có P = U.I = U2 / R = R.I2 II.Quy trình an toàn điện: 1.Các biện pháp đảm bảo an toàn điện trong sản xuất và trong sinh hoạt: Theo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, hàng năm cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện, làm từ 350 11
  13. đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương, trong đó, 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện tại gia đình, sinh hoạt và 15% do trục trặc trong khâu sản xuất, 5% còn lại thuộc về các vi phạm khác. Điện là một loại năng lượng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và đời sống con người. Điện là 1 loại vật chất vô hình không nhìn thấy được nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với cơ thể con người, do đó mức độ nguy hiểm cũng không thể đo lường hết được. Phần lớn những tai nạn xảy ra là do va chạm phải những vật mang điện gây điện giật, nhưng cũng có những trường hợp không va chạm mà vẫn bị tai nạn, đó là do đã vượt quá khoảng cách an toàn đối với từng cấp điện áp gây nên phóng điện. 2.Nguyên nhân gây tai nạn điện: Do người lao động không tuân thủ nghiêm túc các quy trình đóng cắt điện. Đóng hoặc cắt điện mà không kiểm tra kỹ những mối liên quan đến mạch điện sẽ được thao tác: đóng điện khi có bộ phận đang thao tác trong mạng mà không được báo trước. Ngắt điện đột ngột làm người thi công không chuẩn bị trước phương pháp đề phòng tai nạn cũng như các thao tác sản xuất thích hợp. Người lao động chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật an toàn. Thiếu hoặc không sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ lao động như :ủng, găng tay cách điện,thảm cao su,giá cách điện. 3.Các biện pháp đề phòng tai nạn điện: 3.1. Các biện pháp kỹ thuật: Bọc cách điện những chỗ hay va chạm, những chỗ bị hở; Hàng năm kiểm tra lớp cách điện bằng đồng hồ MW (>1KW/1V); Nối dây tiếp đất, vỏ thiết bị; Rào chắn, treo biển báo những chỗ nguy hiểm (có điện nguy hiểm, cấm đóng điện…); Giữ khoảng cách an toàn: 2 – 15kv: 0.7m; 15 – 35kv: 1.1m; 35 – 110kv: 1.4m; 220kv: 2.5m; 330kv: 3m; 330 – 500kv: 4m; Tự động cắt điện khi có dòng điện rò rỉ ra vỏ thiết bị; Dùng điện áp thấp ở những nơi cần: đèn xách tay, đèn chiếu sáng công cụ 36v. 3.2Các biện pháp bảo vệ cá nhân: Sử dụng các dụng cụ an toàn về điện; Sào cách điện (đóng mở cầu dao cách ly ở cự ly xa), kìm cách điện, bút thử điện, găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện …; Các dụng cụ an toàn: kính, găng tay vải bạt, mặt nạ, dây đai an toàn…; Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân; Chỉ sử dụng các dụng cụ đảm bảo chất lượng do đó phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật; Không được sử dụng quá cấp điện áp cho phép của dụng cụ; Bảo quản các dụng cụ bảo vệ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh chỗ có xăng dầu, tránh bị cọ xát bề mặt 12
  14. Khi không sử dụng các máy móc, thiết bị có sử dụng điện, bạn nên rút phích cắm điện. Chú ý kiểm tra các thiết bị dùng điện, công tắc, cầu dao... trước khi ra khỏi nhà. Dụng cụ sử dụng điện phải được giữ cách xa nguồn nước. Không để bất kỳ đồ đạc chạy bằng điện nào gần chậu rửa, chậu nước, đường ống nước, không chạm vào chúng khi tay bạn chưa khô. Không: đóng cắt cầu dao, công-tắc điện, phích cắm khi còn tay ước hoặc đang đi chân trần trên nền ẩm ước, rất dễ bị điện giật. Máy vi tính, ti vi cũng như máy móc có tỏa nhiệt khi hoạt động nên được đặt ở nơi không khí lưu thông thuận lợi, đừng nên đặt các vật khác lên trên chúng. Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: tủ lạnh, máy gặt, bếp điện... để đảm bảo an toàn. Thường xuyên kiểm tra các hệ thống dây điện xem chúng có bị trầy xước hay đứt gãy không. Tránh tự ý thay đổi phích cắm. Nếu phích cắm không thể ăn khớp với ổ cắm bạn nên sử dụng một phích nối phù hợp. - Không: cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện vào ổ cắm, mà phải có phích cắm chắc chắn, phích cắm phải là phía tải và ổ cắm là phía nguồn điện. Bất kỳ ổ cắm nào không được sử dụng đến nên được dán lại hoặc vô hiệu hóa. Nên: đặt cầu dao công tắc, ổ cắm điện ở vị trí cao hơn 1m40 để trẻ em không sờ tới được. Nếu thấy bất kỳ dây điện nào bị rơi hay thõng xuống, không nên lại gần và chạm vào. Tốt nhất nên báo cho kỹ sư điện hay nhà quản lý biết để xử lý kịp thời. Không: buộc dây vào cột điện hoặc dùng dây dẫn điện để phơi, móc quần áo và các vật dụng khác. Không nên sử dụng hoặc cho phép việc dùng dây điện vào các mục đích khác với khuyến cáo ban đầu của nó. Cụ thể là không dùng dây điện để xích thú cưng, cột hàng hóa… Không: dùng điện để chống trộm cắp, bẫy chuột, rà cá ... gây nguy hiểm tính mạng con người. Cắt ngay mạch điện đến bàn ủi, bếp điện.. (dụng cụ dễ gây cháy) khi ngưng sử dụng. Cắt mạch điện ti-vi và tách cả dây an-ten ra khỏi ti-vi khi có giông sét hoặc bão lớn. Nên cắt áp-tô-mát, cầu dao điện và treo bản báo “Cấm đóng điện có người đang làm việc” tại cầu dao, khi cần sửa chữa hoặc mắc điện trong nhà. 3.3.Quy định an toàn điện: Chỉ những người có chuyên môn về điện và đã qua huấn luyện an toàn điện mới được bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị điện; Không tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao, áptomat ngoài chức trách của mình (nhất là đối với các máy bơm, máy nén, quạt gió…); Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo dưỡng, sửa chữa; Khi đóng/ cắt thiết bị điện cần có “phiếu thao tác/ qui trình làm việc” và phải có 2 người tham gia để tránh nhầm lẫn. 13
  15. Khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện ít nhất phải có 2 người tham gia, thực hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu dao nguồn trong suốt quá trình làm việc, đặt các thiết bị/ dụng cụ điện trên mặt bằng khô ráo, sử dụng “qui trình làm việc” và tuân theo “giấy phép làm việc điện”, sau khi kết thúc công việc phải nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt động; Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm tay 36V; Không tự tiện đi vào vùng nguy hiểm của thiết bị điện hoặc đường dây dẫn điện và không tự ý đấu nối thay đổi hệ thống điện; Tại ví trí có dòng điện cao thế phải treo bảng cảnh báo nguy hiểm; Không bố trí thiết bị điện trên mặt bằng ẩm ướt có khả năng dẫn điện hoặc dễ trượt ngã, sập đổ; Ngắt khỏi nguồn điện các thiết bị, dụng cụ điện khi không sử dụng; Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn; Khi ngắt một cầu trì, cầu dao, công tắc, mối nối điện, tại vị trí cô lập phải treo biển thông báo hoặc khóa cách ly; Phải mang quần áo khô, đi giày cách điện, đội mũ khi đi vào vùng nguy hiểm về điện; Tháo đồ kim loại trên người, mặc quần áo khô, đeo găng, mang ủng cách điện, dụng cụ cách điện phù hợp khi việc với thiết bị đang mang điện; Khi phát hiện thấy điều bất thường (mùi khét, khói, tia lửa điện…) phải lập tức báo để người vận hành ngừng ngay thiết bị. III. Các bảng báo: Biển báo an toàn điện là một trong những phương pháp quản lý đảm bảo an toàn điện. Biển báo an toàn điện thường sử dụng ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình,…Những nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện: Thiếu các hiểu biết về an toàn điện. Không tuân theo các quy tắc về an toàn điện.Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân gây ra những tai nạn đáng tiếc do thiếu hiểu biết. Vì vậy, việc quản lý bố trí biển báo an toàn điện ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ giúp nâng cao an toàn cho người lao động. Đồng thời giảm thiểu các tai nạn không đáng có, các thiệt hại về người và của. Biển báo '' An toàn điện '' được lắp đặt trong các nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng, cao ốc văn phòng, khách sạn….giúp người lao động hạn chế rủi ro khi xảy ra sự cố. Biển được làm bằng các chất liệu như: + Biển báo Mica + Biển báo Inox + Biển báo khung sắt + Biển báo bằng thép + Biển báo bằng nhựa + Biển báo chữ A di chuyển được + Biển báo bằng Foam 1.Biển cấm: 14
  16. Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết người (Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.). Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người (Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen). Cấm đóng điện! Có người đang làm việc (Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen). 2. Biển cảnh báo: Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người (Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen). Cáp điện lực (Viền, chữ và mũi tên màu xanh tím hoặc đen chìm 1¸ 2 mm; nền màu trắng) 3. Biển chỉ dẫn: Làm việc tại đây (Nền phía ngoài màu xanh lá cây, nền phía trong màu trắng, chữ màu đen). Vào hướng này ((Nền phía ngoài màu xanh lá cây, nền phía trong màu trắng, chữ màu đen). 15
  17. Đã nối đất (Viền và chữ màu đen, nền vàng). Ngoài ra các tổ chức, cá nhân có thể xây dựng biển báo với nội dung khác để sử dụng nội bộ, phù hợp với tính chất công việc. 4.Đặt biển báo an toàn điện: Đối với đường dây dẫn điện cao áp trên không, phải đặt biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy. Đối với đường cáp điện ngầm không sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với các loại đường ống hoặc cáp khác, phải đặt biển báo “CÁP ĐIỆN LỰC” trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng bắt buộc phải đặt biển báo; khoảng cách giữa hai biển báo liền kề không quá 30 m. Đối với trạm điện có tường rào bao quanh, phải đặt biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên cửa hoặc Cổng ra vào trạm. Đối với trạm điện treo trên cột, việc đặt biển báo được thực hiện theo quy định đối với đường dây dẫn điện cao áp trên không. Đối với trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Piliar) phải đặt biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên vỏ trạm về phía dễ nhìn thấy . 16
  18. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc phải treo biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC”. Trên rào chắn phải đặt biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” về phía dễ nhìn thấy. Tại nơi làm việc đã được khoanh vùng, nếu cần thiết: Tại khu vực làm việc đặt biển “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY”; đầu lối vào khu vực làm việc đạt biển “VÀO HƯỚNG NÀY” , “ĐÃ NỐI ĐẤT”. Biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định. IV. Quy trình an toàn khi thao tác: 1.Khi có mưa bão, giông sét hay ngập nước: Cắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, máy tính, … và tách cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền. Khi nhà bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường… nên cắt cầu dao điện. 2.Khi lắp đặt hoặc là sửa chữa điện trong nhà: Phải ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, cầu chì, công tắc ) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo:Những chú ý khi lắp thiết bị đóng cắt, bảo vệ. Phải lắp đặt trên dây pha; khuyến khích lắp đặt thiết bị bảo vệ đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính. Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ: + Phải phù hợp với công suất sử dụng. + Phải có nắp đậy che kín phần mang điện. Phải lắp đặt thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà. Khuyến khích lắp đặt thiết bị chống rò điện. đặc biệt vùng ngập nước. 3.Lưu ý khi lắp đặt cầu chì, cầu dao, ổ cắm, công tắc trong ngôi nhà: Phải đặt ở nơi cao ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể ngập nước phải đặt cao hơn nền, sàn nhà ít nhất 1,40 mét. 4.Nên và không nên khi lắp đặt các thiết bị điện: Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện…. Không lắp đặt thiết bị điện tại các nơi ẩm ướt, ngập nước. Trường hợp cần bố trí thiết bị thì phải được bảo vệ bằng cách lắp đặt thiết bị chống rò điện. 5.Thường xuyên kiểm tra các vấn đề sau đây: Phải thường xuyên kiểm tra đường dây; thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà. Nên ngắt nguồn điện các thiết bị điện khi không sử dụng (cắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện). Khi dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện; các thiết bị, đồ dùng điện nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng. 17
  19. 6.Khi chưa cắt nguồn điện cần phải lưu ý: Không được chạm vào: + Ổ cắm điện. + Những chỗ hở của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện). + Cầu dao, cầu chì không có nắp che … . 7.Không được: Sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém vì dễ chạm chập, rò điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ.. Phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá … vào dây dẫn điện. Cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện. Phích cắm, ổ cắm phải chắc chắn (phích cắm là phía thiết bị dụng cụ sử dụng điện, ổ cắm là phía nguồn điện). Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của thân phích cắm. 8.Hướng dẫn cấp cứu người bị điện giật: Khi phát hiện người bị điện giật phải nhanh chóng tìm cách tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện bằng cách: Ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, CB) hoặc rút phích cắm, cầu chì…. Chú ý: Nếu trời tối thì phải chuẩn bị nguồn ánh sáng thay thế khi cắt nguồn điện. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống. Kìm cách điện, búa, rìu, dao … cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt dây điện. Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…) tách dây điện ra khỏi người bị nạn (chú ý người cấp cứu phải đứng trên vật cách điện). Túm vào quần, áo khô của người bị nạn để kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện (người cấp cứu phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách điện hoặc quấn thêm vải khô, túi nilông và không được túm vào các bộ phận cơ thể người bị nạn). CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 1. Nêu khái niệm dòng điện xoay chiều 2. Hãy nêu khái niệm dòng điên một chiều? 3. Trình bày các biện pháp an toàn điện? 4. Phân tích các nguyên nhân tai nạn điện? 5. Giải thích các biển cấm? 6. Hãy trình bày quy trình an toàn điện ? 18
  20. BÀI 2 GIỚI THIỆU DỤNG CỤ ĐỒ NGHỀ VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN-ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG GIỚI THIỆU Bài linh kiện tích cực tổng số tiết học là 4 giờ, trong đó có 2 giờ lý thuyết nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học về các loại dụng cụ phổ biến, giúp cho người học có thể nắm được nguyên lý hoạt động của các dụng cụ cầm tay. 2 giờ thực hành tạo cho người học các kỹ năng cơ bản đo kiểm tra, thao tác trên các dụng cụ thực hành. Trước khi học bài này, người học cần phải có kiến thức cơ bản về nguồn điện xoay chiều, một chiều, thao tác an toàn điện ... MỤC TIÊU: Trình bày được nguyên lý, cấu tạo, hình dáng các loại dụng cụ phổ biến; Thao tác đúng kỹ thuật các loại dụng cụ; Thái độ nghiêm túc, an toàn khi sử dụng thiết bị. NỘI DUNG: I.Các dụng cụ cầm tay: Trang thiết bị trong gia đình cũng dần trở nên hiện đại và tiện nghi hơn nhiều. Chính vì vậy việc sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc dân dụng là vô cùng lớn. Trong mỗi gia đình hiện nay, việc có bộ đồ nghề sửa chữa điện dân dụng là điều hết sức bình thường. Đây là bộ dụng cụ sửa chữa đa năng KS Tools 127 pcs, mã code 911.0727, đựng vali xách tay chuyên dụng. Ứng dụng dành cho sửa chữa trong gia đình. Thậm chí ứng dụng nhiều trong sửa chữa nhà máy, công trình xây dựng hay cả trong gara sửa chữa ô tô. 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn DIN, ISO đảm bảo mọi quy trình kỹ thuật nhà máy, dân dụng. Mã code Tên dụng cụ 115.1012 Kìm cắt 160 mm 115.1021 Kìm đầu bằng 180 mm 115.1024 Kìm mũi nhọn 200 mm 115.1231 Kìm bấm cos 115.2001 Kìm mỏ quạ 10 inch 116.1300 Kìm cắt nhổ đinh 200mm 118.0075 Kéo cắt đa năng 145mm 151.2100 Bộ lục giác đầu bi 151.2200 Bộ hoa thị 157.0105 Giũa 19
nguon tai.lieu . vn