Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM NGHỀ: HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Năm 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  3. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM NGHỀ: HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Minh Thiện Học vị: Thạc sĩ Đơn vị: Khoa Công nghệ thông tin Email: nguyenminhthien@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Năm 2020
  4. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  5. LỜI GIỚI THIỆU Công Nghệ Phần Mềm là môn học nhằm giúp cho người học có kiến thức cơ bản nhất trong lĩnh vực công nghệ phần mềm. Qua môn học này người học có cái nhìn khái quát về qui trình phát triển phần mềm, hiểu biết và thực hiện các giai đoạn trong qui trình trên một phần mềm cụ thể dựa trên những phương pháp, kỹ thuật trong quá trình thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế và cài đặt, viết sưu liệu đã được minh họa cụ thể trong giáo trình. Mục tiêu giáo trình là người học có thể hiểu được những yêu cầu công việc cần phải làm ở mỗi giai đoạn của quy trình, để có thể đảm trách công việc ở một trong các giai đoạn làm phần mềm trong những nhóm dự án. Tp.HCM, ngày10 tháng 07 năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Minh Thiện 1
  6. MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu .................................................................................................................. 1 Mục lục ........................................................................................................................... 2 Giáo trình môn học ......................................................................................................... 5 Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý ......................................................... 6 1.1 Giới thiệu chung ....................................................................................................... 6 1.1.1. Thông tin và vai trò của thông tin ................................................................... 6 1.1.2. Các dạng thông tin trong các tổ chức .............................................................. 7 1.1.3. Các nguồn thông tin của tổ chức ..................................................................... 7 1.2. Định nghĩa hệ thống thông tin quản lý .................................................................... 8 1.2.1 Hệ thống ........................................................................................................... 8 1.2.2 Hệ thống thông tin ........................................................................................... 8 1.2.3 Quy trình xử lý thông tin ............................................................................... 10 1.2.4. Định nghĩa hệ thống thông tin quản lý ......................................................... 10 1.3. Phân loại ................................................................................................................ 10 1.3.1. Phân loại theo cấp ứng dụng ......................................................................... 11 1.3.2. Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra ................................. 12 1.3.3. Phân loại theo chức năng, nghiệp vụ ............................................................ 12 1.3.4. Lợi ích kinh tế của hệ thống thông tin quản lý ............................................. 13 1.4. Thiết kế .................................................................................................................. 13 1.5. Quá tải thông tin .................................................................................................... 14 Bài tập ........................................................................................................................... 14 Bài 2: Phân tích và xác định yêu cầu của người sử dụng đối với phần mềm quản lý .............................................................................. 17 2.1. Phân tích hệ thống ................................................................................................. 17 2.1.1. Khái niệm và mục tiêu phân tích hệ thống thông tin .................................... 17 2.1.2 Phương pháp luận trong phân tích hệ thống thông tin ................................... 17 2.1.2.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống ............................................................ 17 2.1.2.2. Phương pháp đi từ phân tích chức năng đến mô hình hóa ................... 18 2.1.2.3. Phương pháp phân tích hệ thống có cấu trúc ....................................... 18 2.2. Các bước xác định yêu cầu .................................................................................... 19 2.3. Xác định yêu cầu ................................................................................................... 19 2.3.1. Nội dung thông tin cần thu thập .................................................................... 19 2
  7. 2.3.2. Các phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 20 2.3.3. Lập sơ đồ chức năng kinh doanh (Business Funtion Diagram - BFD) ......... 22 2.3.3.1. Khái niệm ............................................................................................. 22 2.3.3.2. Quy trình xây dựng sơ đồ chức năng kinh doanh ................................ 22 2.3.4. Lập sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram - DFD) ................................. 24 2.3.4.1. Khái niệm ............................................................................................. 24 2.3.4.2. Các ký pháp của sơ đồ luồng dữ liệu ................................................... 25 2.3.4.3. Các quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu ............................................. 26 2.3.4.4. Phương pháp xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu ......................................... 28 2.3.4.5. Các mức DFD được sử dụng để mô hình hóa hệ thống ....................... 30 2.3.5. Lập báo cáo phân tích hệ thống thông tin ..................................................... 30 2.4. Phân loại yêu cầu ................................................................................................... 31 2.5. Mô tả yêu cầu ........................................................................................................ 33 Bài tập ........................................................................................................................... 34 Bài 3: Thiết kế dữ liệu cho phần mềm quản lý ........................................................ 36 3.1. Mục tiêu ................................................................................................................. 36 3.2. Phương pháp thiết kế dữ liệu ................................................................................. 37 3.3. Xây dựng sơ đồ logic ............................................................................................. 37 3.4. Mô tả chi tiết thuộc tính các thành phần ............................................................... 37 3.5. Thiết kế dữ liệu và yêu cầu chất lượng .................................................................. 38 3.5.1 Tính tiến hóa .................................................................................................. 38 3.5.2. Xem xét tính hiệu quả (tốc độ) ..................................................................... 39 3.5.3 Xem xét tính hiệu quả (lưu trữ) ..................................................................... 40 Bài tập ........................................................................................................................... 41 Bài 4: Thiết kế giao diện cho phần mềm quản lý .................................................... 44 4.1. Mục tiêu ................................................................................................................. 44 4.2. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................... 44 4.3. Sơ đồ liên kết giao diện ......................................................................................... 45 4.4. Phân loại giao diện ................................................................................................ 47 4.5. Thiết kế giao diện chính ........................................................................................ 48 4.6. Thiết kế giao diện nhập liệu .................................................................................. 50 4.7. Thiết kế giao diện tra cứu ...................................................................................... 51 4.8. Mô tả giao diện ...................................................................................................... 53
  8. 4.8.1 Mô tả màn hình chính .................................................................................... 53 4.8.2 Mô tả màn hình tra cứu .................................................................................. 55 4.8.2.1 Thể hiện tiêu chuẩn tra cứu ................................................................... 55 4.8.2.2 Thể hiện kết quả tra cứu ........................................................................ 56 4.8.3 Mô tả màn hình nhập liệu .............................................................................. 57 4.8.3.1 Mô tả ...................................................................................................... 57 4.8.3.1 Các hình thức trình bày màn hình nhập liệu ......................................... 58 Bài tập ........................................................................................................................... 59 Bài 5: Kiểm tra và đánh giá phần mềm quản lý ...................................................... 61 5.1. Tổng quan .............................................................................................................. 61 5.2. Yêu cầu đối với kiểm thử ...................................................................................... 62 5.3. Các phương pháp kiểm thử .................................................................................... 62 5.3.1. Phương pháp hộp đen (Kiểm thử chức năng) ............................................... 62 5.3.2. Phương pháp hộp trắng (Kiểm thử cấu trúc) ................................................ 63 5.4. Các giai đoạn và chiến lược kiểm thử ................................................................... 64 5.4.1. Kiểm thử đơn vị ............................................................................................ 64 5.4.2 Kiểm thử tích hợp .......................................................................................... 65 5.4.2.1. Trên xuống ........................................................................................... 65 5.4.2.2. Dưới lên ................................................................................................ 66 5.4.3. Kiểm thử chấp nhận ...................................................................................... 66 5.4.4. Kiểm thử beta ................................................................................................ 67 5.4.5. Kiểm thử hệ thống ......................................................................................... 67 5.5. Xây dựng test case ................................................................................................. 67 Bài tập ........................................................................................................................... 67 Mục lục hình ảnh ........................................................................................................ 71 Mục lục bảng ............................................................................................................... 72 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 73
  9. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Công nghệ Phần mềm Mã môn học: MH3101347 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là môn học chuyên ngành, học kỳ 3. - Tính chất: môn lý thuyết, môn học bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được nội dung cơ bản của các loại hệ thống thông tin. + Trình bày được nội dung cơ bản về cơ sở dữ liệu trong phần mềm quản lý. + Trình bày được quy trình xây dựng và triển khai phần mềm quản lý. - Về kỹ năng: + Phân biệt được các loại hệ thống thông tin cơ bản và công dụng của chúng. + Xây dựng được mô hình cơ sở dữ liệu sử dụng cho phần mềm quản lý. + Mô tả được yêu cầu của người sử dụng đối với phần mềm quản lý.. + Xây dựng và mô tả được cách sử dụng các giao diện cơ bản của phần mềm quản lý. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chú ý đế tầm quan trọng và mối quan hệ của các thành phần trong hệ thống thông tin quản lý. 5
  10. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Giới thiệu: Nội dung bài này giới thiệu sơ lược về các khái niệm cơ bản của thông tin, hệ thống thông tin, hệ thống thông quản lý. Phân biệt và phân loại các đối tượng nêu trên theo những đặc trưng cơ bản. Đồng thời, trình bày khái quát về các vấn đề thiết kế các đối tượng đã nêu trên. Mục tiêu: Người học có khả năng trình bày được những khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL). Nội dung chính: 1.1. Giới thiệu chung Thông tin có vai trò vô cùng to lớn trong các hoạt động của con người. Thông tin và các hệ thống thông tin quản lý là một loại nguồn lực đặc biệt quan trọng trong các tổ chức. Sau đây là một số khái niệm cơ bản về thông tin và vai trò của thông tin trong kinh tế - xã hội, các khái niệm hệ thống , hệ thống thông tin nói chung và các khái niệm liên quan đến HTTTQL nói riêng. 1.1.1. Thông tin và vai trò của thông tin Trong cuộc sống hàng ngày, khái niệm thông tin phản ánh các tri thức, hiểu biết của chúng ta về một đối tượng nào đó. Ở dạng chung nhất, thông tin luôn được hiểu như các thông báo nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin. Thông tin có tính chất phản ánh và liên quan đến hai chủ thể: chủ thể phản ánh (truyền tin) và đối tượng nhận sự phản ánh đó (tiếp nhận thông tin). Để chuyển tải được thông tin cần có “vật mang thông tin”, ví dụ như ngôn ngữ, chữ cái, chữ số, các ký hiệu, bảng biểu… Khối lượng tri thức mà một thông tin mang lại gọi là nội dung thông tin. Tuy nhiên, ý nghĩa mà nội dung thông tin mang lại sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng tiếp nhận thông tin. Có những thông tin chỉ có ý nghĩa đối với một nhóm người nhưng có những thông tin có ý nghĩa với cả xã hội. Thông tin có vai trò vô cùng to lớn trong các hoạt động của con người. Không có thông tin, con người không có sự dẫn dắt cho các hoạt động của mình và hoàn toàn bất định trong môi trường. Thông tin là một loại nguồn lực đặc biệt quan trọng trong tổ chức; người quản lý cần thông tin để hoạch định và điều khiển tất cả các tiến trình trong tổ chức, giúp cho tổ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 6
  11. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý chức tồn tại và phát triển trong môi trường hoạt động của nó. Thông tin trợ giúp người quản lý tổ chức hiểu rõ thị trường, định hướng cho sản phẩm mới, cải tiến tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Các hệ thống thông tin dựa trên máy tính với ưu thế tự động hóa xử lý công việc dựa trên khoa học quản lý, khoa học tổ chức và công nghệ thông tin (xử lý và truyền thông) đã ngày càng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho tổ chức trong mọi hoạt động, từ các công việc đơn giản lặp lại hàng ngày cho đến công việc phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. 1.1.2. Các dạng thông tin trong các tổ chức Bên cạnh khái niệm tổng quát về thông tin, có một phạm trù thông tin có vai trò vô cùng quan trọng đối với các tổ chức, đó là thông tin kinh tế và thông tin quản lý. Thông tin kinh tế là thông tin vận động trong các thiết chế kinh tế, các tổ chức và doanh nghiệp (gọi chung là tổ chức) nhằm phản ánh tình trạng kinh tế của các chủ thể đó. Thông tin kinh tế có thể coi như huyết mạch của các tổ chức kinh tế. Nhờ có chúng, chúng ta có thể đánh giá về nhịp sống kinh tế, quy mô phát triển, triển vọng và nguy cơ tiềm ẩn… của các tổ chức. Ở đây, tổ chức được hiểu theo nghĩa là một hệ thống được tạo ra từ các cá thể nhằm đạt mục tiêu của nó bằng hợp tác và phân công lao động. Một tổ chức bao gồm một nhóm các nguồn lực được thiết lập cho các hoạt động vì một mục đích cụ thể. Hầu hết các loại nguồn lực của tổ chức như nhân lực, tài lực, vật lực… và sự liên kết các nguồn lực này để phục vụ cho tổ chức đều là đối tượng quản lý (hoạch định, điều khiển, giám sát, đo lường) của những người quản lý trong tổ chức. Mỗi tổ chức thường có ba cấp có chức năng quản lý và một cấp có chức năng thực hiện các giao dịch cụ thể (cấp này không có trách nhiệm quản lý, ví dụ như nhân viên kế toán, nhân viên kiểm kê, công nhân sản xuất...). Trên thực tế, tất cả các cấp của tổ chức đều sử dụng và tạo ra thông tin. Cán bộ quản lý ở các cấp quản lý khác nhau cần thông tin phục vụ mục đích quản lý khác nhau, từ đó, xuất hiện khái niệm thông tin quản lý như sau: Thông tin quản lý là thông tin mà có ít nhất một cán bộ quản lý cần hoặc có ý muốn dùng vào việc ra quyết định quản lý của mình. 1.1.3. Các nguồn thông tin của tổ chức Thông tin được sử dụng trong các tổ chức được thu thập từ hai nguồn: nguồn thông tin bên ngoài và nguồn thông tin bên trong tổ chức. - Nguồn thông tin bên ngoài:  Các tổ chức Chính phủ: cung cấp các thông tin chính thức về mặt pháp chế. Mọi thông tin như luật thuế, luật môi trường, các quy định về tiền lương, quy chế về KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 7
  12. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo,… là những thông tin mà các tổ chức phải lưu trữ và sử dụng thường xuyên.  Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp,… là nguồn cung cấp các thông tin về thị trường. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các thông tin này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách của các tổ chức. Nguồn thông tin bên ngoài thường được thu thập qua báo chí, hệ thống văn bản cấp trên gửi đến tổ chức hoặc từ tài liệu nghiên cứu của các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp. - Nguồn thông tin bên trong: đây chính là thông tin thu được từ chính hệ thống tài liệu, sổ sách, báo cáo tổng hợp… của chính các tổ chức. 1.2. Định nghĩa hệ thống thông tin quản lý 1.2.1 Hệ thống Hệ thống có thể định nghĩa một cách tổng quát như một tập hợp các phần tử có liên hệ với nhau để tạo thành một tổng thể chung. Ngoài ra có thể dùng định nghĩa hẹp hơn, phù hợp hơn với nhu cầu mô tả hệ thống thông tin: Hệ thống là một tập hợp các phần tử (các thành phần) có liên hệ với nhau, hoạt động để hướng tới mục đích chung theo cách tiếp nhận các yếu tố vào, sinh ra các yếu tố ra trong một quá trình xử lý có tổ chức. Như vậy, hệ thống có ba thành phần cơ bản tương tác với nhau: - Các yếu tố đầu vào (Inputs) - Xử lý, chế biến (Processing) - Các yếu tố đầu ra (Outputs) Khi xem xét một hệ thống, người ta còn có thể đề cập đến các yếu tố và các khái niệm khác liên quan đến hệ thống như: - Môi trường mà hệ thống tồn tại (bao gồm môi trường bên ngoài và bên trong); - Hệ thống con của hệ thống; - Hệ thống đóng nếu nó không quan hệ với môi trường và ngược lại – hệ thống mở, nếu nó có quan hệ với môi trường… 1.2.2 Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin (HTTT) là hệ thống có nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin đến các đối tượng cần sử dụng thông tin. Hoạt động của một HTTT được đánh KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 8
  13. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý giá thông qua chất lượng của thông tin mà nó cung cấp với những tiêu chuẩn chất lượng như sau: - Độ tin cậy thể hiện các mặt về độ xác thực và độ chính xác. Thông tin ít độ tin cậy dĩ nhiên là gây cho tổ chức những hậu quả tồi tệ. - Tính đầy đủ của thông tin thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý. Nhà quản lý sử dụng một thông tin không đầy đủ có thể dẫn đến các quyết định và hành động không đáp ứng với đòi hỏi của tình hình thực tế. - Tính thích hợp và dễ hiểu: thông tin cần mạch lạc, thích ứng với người nhận, không nên sử dụng quá nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa... tránh tổn phí do việc tạo ra những thông tin không dùng hoặc là ra quyết định sai vì thiếu thông tin cần thiết. - Tính được bảo vệ. Thông tin là một nguồn lực quý báu của tổ chức. Thông tin phải được bảo vệ và chỉ những người được quyền mới được phép tiếp cận tới thông tin. Sự thiếu an toàn về thông tin cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn cho tổ chức. - Tính kịp thời. Thông tin có thể là tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được bảo vệ an toàn nhưng vẫn không có ích khi nó không được gửi tới người sử dụng vào lúc cần thiết. Ngày nay, HTTT sử dụng các công cụ tính toán điện tử và các phương pháp chuyên dụng để biến đổi các dòng thông tin nguyên liệu ban đầu thành các dòng thông tin kết quả. Khi nghiên cứu các HTTT cần phân biệt hai khái niệm: dữ liệu và thông tin. - Dữ liệu là các số liệu hoặc các tài liệu thu thập được chưa qua xử lý, chưa được biến đổi cho bất cứ một mục đích nào khác. Ví dụ, các cuộc điều tra dân số sẽ cung cấp nhiều dữ liệu về số nhân khẩu của từng hộ gia đình, họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp… của từng thành viên trong mỗi hộ… Khi một doanh nghiệp bán được một lô hàng nào đó sẽ sinh ra các dữ liệu về số lượng hàng hoá đã bán, giá bán, địa điểm bán hàng, thời gian bán hàng, hình thức thanh toán, giao nhận hàng… Các dữ liệu này sẽ được lưu trữ trên các thiết bị tin học và chịu sự quản lý của một chương trình máy tính phục vụ cho nhiều người dùng với các mục đích khác nhau. - Khác với dữ liệu được xem là nguyên liệu ban đầu, thông tin có dạng như sản phẩm hoàn chỉnh thu được sau quá trình xử lý dữ liệu, là những dữ liệu đã được xử lý sao cho nó thực sự có ý nghĩa đối với người sử dụng. Ví dụ như Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội có thể dựa vào dữ liệu điều tra dân số để thống kê số người theo độ tuổi, theo giới tính… Các doanh nghiệp dựa vào dữ liệu bán hàng để tính tổng doanh thu, số lượng hàng đã bán trong một giai đoạn nào đó (ngày, tuần, tháng, …). Các HTTT có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý kinh tế. Làm thế nào để có một HTTT hoạt động có hiệu quả cao là một trong những công việc của bất kỳ một nhà quản lý hiện đại nào. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 9
  14. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý 1.2.3 Quy trình xử lý thông tin Quy trình xử lý thông tin là quy trình biến đổi các dòng dữ liệu đầu vào thành các dòng thông tin kết quả. Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật, quy trình này gắn liền với các phương pháp chuyên dụng và các công cụ tính toán điện tử, từ đó việc xử lý khối lượng thông tin khổng lồ, đa dạng ngày càng nhanh chóng và hiệu quả. Quy trình xử lý thông tin bao gồm bốn công đoạn, đó là: thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin. - Thu thập thông tin - Xử lý thông tin Bao gồm 2 bộ phận:  Bộ phận kết xuất thông tin  Bộ phận xử lý - Lưu trữ thông tin - Truyền đạt thông tin: 1.2.4. Định nghĩa hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) là hệ thống có chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng trong bộ máy quản lý để hỗ trợ ra quyết định, phối hợp hoạt động và điều khiển các tiến trình trong tổ chức. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, các tổ chức ngày càng đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý và chú trọng triển khai đưa vào sử dụng các HTTTQL tin học hóa. Do đó, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu các HTTTQL có ứng dụng CNTT để thực hiện các hoạt động quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp. 1.3. Phân loại Do mục đích quản lý khác nhau, các đặc tính và cấp độ quản lý khác nhau nên có rất nhiều dạng HTTTQL tồn tại trong một tổ chức. Có ba cách phổ biến dùng để phân loại các HTTTQL trong các tổ chức: phân loại theo cấp ứng dụng, theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra và phân loại theo chức năng nghiệp vụ của hệ thống. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 10
  15. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý 1.3.1. Phân loại theo cấp ứng dụng Các HTTTQL trong mỗi tổ chức phục vụ các cấp: chiến lược, chiến thuật, chuyên gia và tác nghiệp. KIỂU HỆ THỐNG ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ Cấp chiến lược Lãnh đạo cấp cao Cấp chiến thuật Nhà quản lý bậc trung Cấp chuyên gia và Lao động trí thức và dữ văn phòng liệu Cấp tác nghiệp Cấp trưởng phòng Hình 1.1. Các dạng HTTTQL theo cấp ứng dụng HTTTQL cấp tác nghiệp trợ giúp các cấp quản lý bậc thấp như trưởng nhóm, quản đốc, các chuyên viên thuộc các phòng ban quản lý… trong việc theo dõi các giao dịch và hoạt động cơ bản của tổ chức như bán hàng, hoá đơn, tiền mặt, tiền lương, hàng tồn kho… Mục đích chính của các hệ thống này là để trả lời các câu hỏi thông thường và giám sát lưu lượng giao dịch của tổ chức. Các hệ thống này đòi hỏi thông tin phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, chính xác và dễ sử dụng. Ví dụ về một số HTTT cấp tác nghiệp: HTTT theo dõi giờ làm việc của công nhân; HTTT quản lý các khoản tiền rút từ một máy rút tiền tự động ATM; HTTT tính lương của CBCNV; HTTT quản lý thu học phí của sinh viên… HTTTQL cấp chuyên gia cung cấp kiến thức và dữ liệu cho những người nghiên cứu và các lao động dữ liệu trong một tổ chức. Mục đích của hệ thống này là hỗ trợ các tổ chức phát triển các kiến thức mới, thiết kế sản phẩm, phân phối thông tin và xử lý các công việc hàng ngày trong tổ chức. HTTTQL cấp chiến thuật được thiết kế hỗ trợ điều khiển, quản lý, tạo quyết định và tiến hành các hoạt động quản lý của các nhà quản lý cấp trung gian. Các hệ thống này thường cung cấp các báo cáo định kỳ (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí hoặc hàng năm) hơn là thông tin chi tiết về các hoạt động, giúp các nhà quản lý đánh giá được tình trạng làm việc có tốt hay không? Ví dụ hệ thống quản lý công tác phí cung cấp thông tin về công tác phí của nhân viên các phòng ban trong một khoảng thời gian nào đó, từ đó nhà quản lý nắm được các trường hợp chi phí thực vượt quá mức cho phép. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 11
  16. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý HTTTQL cấp chiến lược giúp các nhà quản lý cấp cao xử lý các vấn đề và đưa ra các quyết định chiến lược và các xu hướng phát triển dài hạn. Mục tiêu của HTTT là giúp tổ chức có khả năng thích ứng tốt nhất với những thay đổi từ môi trường. HTTT hỗ trợ các nhà quản lý trả lời các câu hỏi như: Tổ chức cần tuyển thêm bao nhiêu lao động trong 5 năm tới? Nên sản xuất sản phẩm gì sau 5 năm nữa?... 1.3.2. Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra Theo cách này có năm loại: - Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction Processing Systems - TPS) - Hệ thống phục vụ quản lý (Management Information Systems - MIS) - Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Systems - DSS) - Hệ thống hỗ trợ điều hành (Executive Support Systems - ESS) - Hệ thống chuyên gia (Expert Systems - ES) 1.3.3. Phân loại theo chức năng, nghiệp vụ Các thông tin trong một tổ chức chia theo cấp quản lý và trong cấp quản lý chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ. Các HTTT theo cách phân loại này sẽ được gọi tên theo chức năng nghiệp vụ mà chúng hỗ trợ trong cả cấp tác nghiệp, cấp chiến thuật và cấp chiến lược. HTTT tài HTTT HTTT quản trị HTTT sản xuất chính, kế toán marketing nhân sự chiến kinh doanh chiến lược chiến lược lược chiến lược HTTT tài HTTT HTTT quản trị HTTT sản xuất chính, kế toán marketing nhân sự chiến kinh doanh HTTT chiến thuật chiến thuật thuật chiến thuật văn phòng HTTT tài HTTT HTTT quản trị HTTT sản xuất chính, kế toán marketing tác nhân sự tác kinh doanh tác tác nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp HTTT xử lý giao dịch Bảng 1.1. Ví dụ về các HTTTQL trong một doanh nghiệp KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 12
  17. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý 1.3.4. Lợi ích kinh tế của hệ thống thông tin quản lý Sự phát triển nhanh của mạng máy tính (mạng Internet) và năng lực tính toán (phần cứng và phần mềm) giúp cho HTTTQL dựa trên máy tính ngày càng có những ứng dụng mạnh hơn và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho công tác quản lý tổ chức. HTTT quản lý giúp tổ chức có được những lợi thế cạnh tranh nhất định. Nó giúp quá trình điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức trở nên hiệu quả hơn, thông qua đó, tổ chức có khả năng giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện quá trình phân phối sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của mình. Một số lợi ích cụ thể có thể kể đến như: - Tách rời công việc với vị trí làm việc. - Làm giảm bớt các cấp quản lý trung gian. - Tổ chức lại các luồng công việc. - Gia tăng tính linh hoạt cho tổ chức. - Cải tiến các hoạt động kinh doanh. - Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và nhà cung cấp. 1.4. Thiết kế Trong trường hợp tổng quát, quy trình thiết kế một HTTT quản lý gồm các giai đoạn: - Mô hình hóa thực thể. - Xây dựng sơ đồ quan hệ dữ liệu và thiết kế CSDL - Chuẩn hoá dữ liệu - Thiết kế phần mềm - Thiết kế giao diện Để tiến hành thiết kế HTTT quản lý, người ta sử dụng hệ thống các tài liệu đã thu được trong quá trình phân tích HTTT, các sơ đồ chức năng kinh doanh BFD và sơ đồ luồng dữ liệu DFD. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 13
  18. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc của MIS 1.5. Quá tải thông tin - Tài liệu trên các chất liệu truyền thống - Tài liệu kỹ thuật số - Phương tiện truy cập - Mạng xã hội - 4.0 Bài tập Câu 1: Hãy cho biết sự hình thành HTTT quản lý trong tổ chức. Câu 2: Khái niệm HTTT quản lý. Những hoạt động chủ yếu trong một quá trình xử lý dữ liệu của một HTTT? Câu 3: Phân loại HTTT quản lý theo cấp ứng dụng. Câu 4: Phân loại HTTT theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra. Câu 5: Vai trò và đặc điểm của hệ thống xử lý giao dịch (TPS) đối với tổ chức là gì? Câu 6: Vai t6.rò và đặc điểm của hệ thống thông tin phục vụ quản lý (MIS) đối với tổ chức là gì? Câu 7: Vai trò và đặc điểm của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) đối với tổ chức là gì? Hãy cho biết các thành phần cơ bản của DSS. Thành phần nào có vai trò quan trọng nhất? KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 14
  19. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý Câu 8: MIS khác với TPS và DSS ở những điểm nào ? Câu 9: DSS khác với ESS ở những điểm nào? Câu 10: Mô tả mối quan hệ giữa TPS, MIS, DSS và ESS. Câu 11: Lợi ích cơ bản của các HTTT quản lý đối với tổ chức là gì? Để giảm bớt các cấp quản lý trung gian nhưng vẫn thỏa mãn yêu cầu quản lý, tổ chức cần phải làm những việc gì? Tình huống 1: UPS (United Parcel Service) cạnh tranh toàn cầu bằng CNTT. “Dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất” là công thức được UPS sử dụng thành công trong hơn 90 năm qua. Ngày nay UPS giao nhận hơn 13 triệu kiện hàng và bưu phẩm mỗi ngày tại Hoa kỳ và hơn 200 quốc gia khác. Hãng đã duy trì vị trí hàng đầu trong dịch vụ chuyển bưu kiện gói nhỏ, cạnh tranh với Federal Express và Airborne Express bằng cách đầu tư lớn vào CNTT. Hơn một thập kỷ qua, UPS đã chi hơn 1 tỉ USD mỗi năm để nâng cấp dịch vụ khách hàng trong khi vẫn duy trì chi phí ở mức thấp. Sử dụng máy tính cầm tay gọi là DIAD (Delivery Information Acquisistion Device), những tài xế vận chuyển hàng cho UPS ghi nhận thông tin của khách hàng cùng với thông tin về thời gian giao hoặc nhận vào máy, sau đó họ đặt máy vào thiết bị giao tiếp trên xe tải – là một thiết bị truyền tin trên mạng điện thoại di động. Thông tin về chuyến hàng được chuyển đến mạng máy tính của UPS để lưu trữ và xử lý trên các máy chủ ở Mahwah, bang New Jersey và Alpharetta, bang Georgia. Từ đó, thông tin có thể được truy xuất trên khắp thế giới về các kiện hàng đã được giao hoặc nhận. Qua hệ thống theo vết kiện hàng tự động, UPS có thể giám sát các gói xuyên suốt quá trình giao hàng. Ở các điểm giao nhận khác nhau trên lộ trình từ người gửi đến người nhận, máy đọc mã vạch quét thông tin vận chuyển hàng trên nhãn kiện hàng; thông tin sau đó được nạp vào máy chủ. Những người nhân viên giao dịch với khách hàng có thể kiểm tra tình trạng của bất kỳ gói hàng nào từ máy tính để bàn nối mạng với UPS. Khách hàng của UPS cũng có thể truy xuất thông tin này từ website của công ty bằng máy tính hoặc điện thoại di động của họ. Những khách hàng có kiện hàng cần chuyển đi có thể vào Website của UPS để biết lộ trình, tính toán chi phí vận chuyển, xác định thời điểm giao hàng và lập kế hoạch giao nhận. Các doanh nghiệp có thể dùng Website để dàn xếp các chuyến hàng và thanh toán chi phí với UPS qua tài khoản hoặc thẻ tín dụng. Dữ liệu từ Website được chuyển đến máy chủ xử lý và thông tin sẽ quay về khách hàng sau khi xử lý. UPS cũng thiết lập dịch vụ chuyển tài liệu qua mạng Internet. Dịch vụ này cung cấp khả năng bảo mật cao lẫn khả năng theo vết cho các tài liệu quan trọng. Các đầu vào, xử lý, đầu ra của hệ thống này là gì? Những công nghệ nào được sử dụng? Những công nghệ này liên hệ thế nào đến chiến lược kinh doanh của UPS ? KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 15
  20. Bài 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý Tình huống 2: HTTT của Cisco: Có trụ sở chính tại San Jose, California, Cisco vượt trội các đối thủ trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị định tuyến (router) và chuyển mạch cho mạng Internet/Intranet. Chìa khóa cho sự thành công của Cisco là sử dụng mạng Internet tối đa: các hoạt động của Cisco hầu như được thực hiện trên mạng Internet. Khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và những đối tác khác làm việc với Cisco chủ yếu là trên Website của nó: Hơn 90 % hợp đồng mua bán được thực hiện trên Internet, và 3/4 số sản phẩm của Cisco được sản xuất theo đơn đặt hàng thực. Khách hàng vào Website để cấu hình cho hệ thống mà họ mong muốn và đặt hàng với Cisco. Đơn đặt hàng được chuyển trực tiếp đến các hãng sản xuất cho Cisco như Flextronics International ở Singapore, làm ra sản phẩm và trực tiếp gửi cho khách hàng. Website của Cisco liên kết với Website của Federal Express (FedEx) và UPS, nên khách hàng còn có thể theo dõi trực tiếp các chuyến hàng đã gửi. Với phương pháp này, Cisco cắt giảm 70% thời gian chuyển giao nhờ giảm bớt kho vật tư của riêng nó. Dịch vụ khách hàng cũng được thực hiện trên mạng, tiếp nhận khoảng 800.000 lượt truy vấn mỗi tháng, và 85% số đó được khách hàng hài lòng, chi phí giảm được khoảng 600 triệu USD trong năm 2000. Cisco cũng cung cấp dịch vụ tư vấn qua điện thoại 24 giờ mỗi ngày, nhờ vậy mức độ hài lòng của khách hàng ngày càng tăng cao. Đối với chức năng tài chính kế toán, các máy tính cập nhật các giao dịch thanh toán tiền 3 lần trong ngày và số liệu được cung cấp đầy đủ cho các nhà quản lý tùy theo yêu cầu. Giám đốc điều hành có thể xem tổng thu nhập, lợi nhuận, các đơn đặt hàng và các chi phí. Vì dùng Internet để nhận và lưu số liệu, công ty có thể khóa sổ (kết toán) trong vòng 24 giờ vào cuối mỗi quý. Tương tự, chức năng quản lý nhân lực cũng được thực hiện trên mạng. Cisco nhận được khoảng 25.000 đơn xin việc mỗi tháng từ Website. Nhân viên của Cisco sử dụng Website để báo cáo chi phí hoặc đề nghị thay đổi các tiện nghi cho phù hợp. Công ty cũng chuyển 80% nội dung huấn luyện nhân viên lên Website và rất hài lòng về điều này. Cisco cũng giúp cho nhân viên yên tâm về con cái của họ khi đang làm việc: các bậc phụ huynh có thể theo dõi con cái của họ qua mạng máy tính và camera được gắn ở trung tâm giữ trẻ. Mạng Internet đã tác động đến sự thay đổi tổ chức và quản lý của Cisco như thế nào? KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 16
nguon tai.lieu . vn