Xem mẫu

  1. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D MỤC LỤC Bài 1. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA AUTOCAD .......................................... 1 Tạo một bản vẽ mới ........................................................................................... 1 Giao diện của AutoCAD 2019 ........................................................................... 1 Command line .................................................................................................... 1 Status Bar ........................................................................................................... 2 Nút Screen Button .............................................................................................. 2 Lưu một bản vẽ .................................................................................................. 2 Lưu bản vẽ dưới một tên khác ........................................................................... 2 Thay đổi giao diện Mới - Cũ .............................................................................. 2 Bài 2. TẠO BẢN VẼ THƯ VIỆN TEMPLATE ......................................................... 3 Bài 3. SỬ DỤNG AUTOCAD ....................................................................................... 4 Sử dụng menu .................................................................................................... 4 Sử dụng các shortcut menu (click chuột phải) ................................................... 4 Sử dụng các thanh công cụ Toolbar ................................................................... 4 Sử dụng Tool palettes ........................................................................................ 5 Command line và Dynamic Input ...................................................................... 6 Ví dụ ................................................................................................................... 7 Repeating Command (Lặp lại dòng lệnh) .......................................................... 8 Undo và Redo các lệnh ...................................................................................... 9 Using recent input .............................................................................................. 9 Sử dụng lệnh PAN và ZOOM trong quá trình vẽ .............................................. 9 Cách sử dụng Help tại dòng Command ........................................................... 10 Help trong AutoCAD ....................................................................................... 10 Bài 4: CÁC HỆ TỌA ĐỘ ............................................................................................ 11 Hệ tọa độ tuyệt đối ........................................................................................... 11 Hệ tọa độ cực ................................................................................................... 11 Nhập tọa độ từ Dynamic Input Tooltip ............................................................ 11 Phương pháp nhập toạ độ................................................................................. 13 Chế độ dò vết Polar Tracking (F10) ................................................................ 14 Hướng dẫn dùng dò vết bắt điểm để vẽ hình. .................................................. 16 Cài đặt chế độ bắt điểm Snap ........................................................................... 16 Hiển thị tọa độ điểm theo hệ tọa độ ................................................................. 17 Dùng lưới Grid trong vẽ AutoCAD. ................................................................ 17 Các chế độ bắt điểm Osnap .............................................................................. 18 Point Filter - Tìm tọa độ một điểm .................................................................. 19 Hỗ trợ vẽ dùng chế độ From Future................................................................. 19 Bài 5. CÀI ĐẶT BẢN VẼ ............................................................................................ 20 i
  2. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Lựa chọn kiểu đơn vị ....................................................................................... 20 Cài đặt đơn vị bản vẽ ....................................................................................... 20 Cách thức đo góc và đường thẳng định hướng ................................................ 20 Tỷ lệ bản vẽ ...................................................................................................... 21 System Variable ............................................................................................... 21 Sử dụng lệnh MVSETUP................................................................................. 21 Bài 6. VẼ CÁC ĐỐI TƯỢNG ..................................................................................... 22 Lệnh LINE – Vẽ đoạn thẳng ............................................................................ 22 Lệnh XLINE – Vẽ đường thẳng vô hạn ........................................................... 22 Lệnh RAY – Vẽ tia, đường gióng .................................................................... 22 Lệnh POLYLINE – Vẽ đường đa tuyến .......................................................... 22 Lệnh SPLINE – Vẽ đường cong liên tục ......................................................... 23 Lệnh MLINE – Vẽ 2 đường thẳng song song.................................................. 23 Lệnh RECTANG - Vẽ hình chữ nhật .............................................................. 26 Lệnh POLYGON - Vẽ đa giác ......................................................................... 27 Lệnh CIRCLE - Vẽ đường tròn ....................................................................... 28 Lệnh ARC - Vẽ cung tròn ................................................................................ 28 Lệnh ELLIPSE - Vẽ hình Elip ......................................................................... 30 Bài 7. CÁC LỆNH CHỈNH SỬA ĐỐI TƯỢNG ....................................................... 31 Lựa chọn đối tượng .......................................................................................... 31 Lệnh ERASE - Xóa đối tượng ......................................................................... 31 Lệnh MOVE - Di chuyển đối tượng ................................................................ 31 Lệnh COPY – Sao chép đối tượng................................................................... 32 Lệnh ROTATE - Xoay đối tượng .................................................................... 32 Lệnh SCALE – Thay đổi tỷ lệ của đối tượng .................................................. 34 Lệnh CHANGE – Dời vị trị điểm ngọn của đoạn thẳng.................................. 34 Lệnh SELECT – Chọn đối tượng .................................................................... 35 Lệnh MIRROR – Đối xứng đối tượng ............................................................. 35 Lệnh STRETCH – Kéo dãn đối tượng theo 1 phương .................................... 35 Lệnh ARRAY – Sao chép đối tượng theo hàng cột hoặc quay quanh tâm ..... 35 Lệnh OFFSET – Sao chép song song đối tượng.............................................. 38 Lệnh ALIGN – Vừa di chuyển vừa thay đổi tỷ lệ đối tượng ........................... 38 Lệnh TRIM – Cắt đối tượng ............................................................................ 39 Lệnh EXTEND – Kéo dài đối tượng ............................................................... 39 Lệnh LENGTHEN – Thay đổi kích thước của đoạn thẳng ............................. 39 Lệnh BREAK – Cắt đối tượng tại 2 điểm........................................................ 40 Lệnh JOINT – Nối 2 đối tượng thành 1 ........................................................... 40 Lệnh FILLET – Bo góc đối tượng ................................................................... 40 Lệnh CHAMFER – Vát góc đối tượng ............................................................ 42 ii
  3. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Lệnh DIVIDE – Chia đối tượng thành nhiều phần bằng nhau ........................ 43 Lệnh MEASURE – Chia đối tượng theo khoảng cách cho trước .................... 44 Lệnh EXPLODE – Phá vỡ liên kết tại các điểm của đường đa tuyến ............. 44 Lệnh PEDIT – Nối nhiều đối tượng liền nhau thành 1 đa tuyến ..................... 44 Lệnh MATCHPROP – Sao chép thuộc tính của đối tượng ............................. 44 Lệnh REVCLOUD – Tạo đám mây ghi chú.................................................... 44 Lệnh HATCH – Tô vật liệu ............................................................................. 45 Bài 8. LÀM VIỆC VỚI TEXT .................................................................................... 46 Tạo một Single-Text ........................................................................................ 46 Text Style - Các kiểu Text ............................................................................... 48 Tạo một Multiline Text (MT) .......................................................................... 49 Tạo một bảng ................................................................................................... 51 Bài 9. TẠO CÁC KIỂU ĐO KÍCH THƯỚC ............................................................ 54 Các phương pháp đo kích thước cơ bản .......................................................... 54 Quản lý đường kích thước ............................................................................... 54 Tạo đường kích thước mới:.............................................................................. 55 Bài 10. QUẢN LÝ BẢN VẼ THEO LAYER............................................................. 63 Tạo một layer mới ............................................................................................ 63 Các chế độ làm việc của layer.......................................................................... 63 Gán các Linetype (kiểu đường nét) cho layer .................................................. 63 Gán Lineweight (chiêu dày nét) cho layer ....................................................... 65 Sử dụng các layer ............................................................................................. 66 Tìm kiếm theo layer ......................................................................................... 67 MỘT SỐ THỦ THUẬT............................................................................................... 68 1. Tạo lệnh tắt trong AutoCAD ........................................................................68 2. Tạo - Chèn Block, Block thuộc tính ATT ....................................................68 3. In ấn - Xử lý tỷ lệ trong AutoCAD...............................................................68 4. AutoLisp - Sử dụng thêm các lệnh hỗ trợ vẽ nhanh trong AutoCAD ..........68 5. Xử lý lỗi trong AutoCAD: font chữ, đường kích thước ...............................68 6. Copy từ AutoCAD sang Word .....................................................................68 7. Tô vật liệu (Hatch) tuỳ chỉnh theo kích thước định sẵn ...............................68 8. Tô vật liệu (Hatch) theo mẫu vật liệu của người dùng .................................68 9. Môi trường Layout .......................................................................................68 10. Cài đặt tuỳ chỉnh AutoCAD thông qua các biến System Variables .............68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 68 iii
  4. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Bài 1. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA AUTOCAD Tạo một bản vẽ mới C1: Start  All programs  Autocad 20.. C2: Hoặc click chọn biểu tượng trên màn hình Desktop Khi mở một bản vẽ mới, tên bản vẽ mặc định là Drawing1.dwg. Giao diện của AutoCAD 2019 Command line Luôn mặc định hiển thị là command: Để có thể nhìn được nhiều dòng lệnh command line: nhấn F2 để hiện (hoặc ẩn) Để tắt dòng nhắc Command line: nhấn Ctrl + 9 Lưu ý: khi mới sử dụng AutoCAD thì việc sử dụng dòng nhắc Command line là rất cần thiết vì dòng Command line sẽ nhắc nhở người sử dụng các bước cần thực hiện Ví dụ: Vẽ đoạn thẳng bằng lệnh LINE: Nội dung hiển thị tại Command line Ý nghĩa của dòng Command line - Command: L - Thực hiện lệnh LINE - Specify first point: - Chọn điểm đầu tiên của đoạn - Specify next point or thẳng [Undo]: - Chọn điểm tiếp theo của đoạn thẳng 1
  5. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Status Bar Status Bar menu: dùng để điều khiển các chức năng trạng thái: Phím tắt Tác dụng Phím tắt Tác dụng F9 Snap F7 Grid F8 Orthor F10 Polar F3 Osnap F11 Otrack F6 Dynamic Ucs F12 Dynamic Input Nút Screen Button Muốn hiển thị màn hình rộng ra. Dùng trong trường hợp đã thông thạo tất cả các lệnh CAD, màn hình lớn để dễ làm việc hơn: nhấn Ctrl + 0 Lưu một bản vẽ Khi muốn lưu lại tập tin bản vẽ, chọn File  Save (Ctrl + S) Lưu bản vẽ dưới một tên khác Khi đã hoàn chỉnh bản vẽ. Tuy nhiên muốn chỉnh sửa nhưng vẫn giữ lại bản vẽ đã hoàn chỉnh, chọn File  Save as (Ctrl + Shift + S) dưới một tên khác, tránh lưu đè lên sẽ làm mất đi những phần dữ liệu cũ nếu bị trùng tên. Chức năng này giống như sao chép ra 1 tập tin khác Thay đổi giao diện Mới - Cũ Đối với các phiên bản AutoCAD gần đây (từ 2008 đến nay), AutoCAD hiển thị giao diện làm việc dạng các thanh RIBBON (Workspace: Drafting and Annotation) thay thế cho giao diện trước đây (Workspace: AutoCAD Classic). Giao diện mới này cho phép người sử dụng thao tác nhanh hơn thông quá các biểu tượng lệnh đã được hiển thị đầy đủ trên màn hình, không phải mất nhiều thao tác tìm kiếm lệnh như trước đây. Tuy nhiên, với những ai không sử dụng thanh công cụ mà chỉ nhập lệnh qua Commandline hoặc với những máy tính có màn hình nhỏ (từ 14 inches trở xuống) thì các thanh RIBBON chiếm khá nhiều không gian làm việc trên màn hình. Vì vậy, AutoCAD cho phép người sử dụng tắt thanh RIBBON để trờ về giao diện làm việc như trước đây, cách làm như sau: - Tắt thanh RIBBON: gõ lệnh RIBBONCLOSE  Khi ở chế độ tắt RIBBON, các lệnh được thực hiện giống như các phiên bản AutoCAD trước đây. Tức là, khi gõ lệnh thì AutoCAD sẽ hiển thị hộp thoại làm việc và mọi thông số sẽ được nhập trên giao diện hộp thoại đó. Ví dụ: lệnh ARRAY, HATCH… - Mở thanh RIBBON: gõ lệnh RIBBON  Khi ở chế độ mở RIBBON, các lệnh được thực hiện theo cách mới. Tức là, thao tác nhập thông số qua dòng nhắc lệnh trên COMMAND LINE chứ không hiển thị hộp thoại làm việc như các phiên bản AutoCAD trước. Muốn hiển thị hộp thoại làm việc thì phải nhập biến “T” (seTting). Việc này, ban đầu hơi khó thực hiện nhưng dần dần sẽ quen. Có thể tắt RIBBON, trở về giao diện như trước đây để khắc phục việc này. 2
  6. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Bài 2. TẠO BẢN VẼ THƯ VIỆN TEMPLATE AutoCAD cho phép cài đặt cơ bản trên bản vẽ theo thói quen và lưu lại dưới dạng thư viện template. Khi vẽ, chỉ việc mở file template này để tiết kiệm thời gian cài đặt cơ bản. Template là một dạng file đặc biệt, file này lưu lại tất cả các cài đặt của chúng ta, khi chúng ta dùng chỉ việc mở lên và dùng lại. Cách 1: B1: Tạo một bản vẽ có các thiết lập mặc định cần thiết (layer, thẻ dim, text…) B2: Đặt tên và lưu lại file vào thư mục Template trong cad (để dễ quản lý) hoặc một vị trí bất kì dưới dạng đuôi dwt. C:\Users\Admin\AppData\Local\Autodesk\AutoCAD2019\R23.0\enu\Template B3: Gõ lệnh OP  tab File  Template Setting  Default Template File name for QNEW (mặc định là None)  Click chọn None  Chọn nút Browse  Tìm đường dẫn đến file bạn muốn mở làm file mặc định. B4: Nhấn Open  Apply để đồng ý thiết lập. Kết quả: Nếu bạn mở một file CAD mới từ file template đã lưu thì tất cả các thiết lập của bạn đã có sẵn trong file drawing1.dwg mà CAD vừa tạo ra. Cách 2: Dùng bản vẽ đã có sẵn copy và paste vào bản vẽ chúng ta đang cần vẽ thì tất cả các dữ liệu của bản vẽ được paste vào sẽ được automatic thiết lập. Tuy nhiên cách này không chuyên nghiệp bằng tạo ra file Template. 3
  7. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Bài 3. SỬ DỤNG AUTOCAD Sử dụng menu Menu có 3 tác dụng:  Thực thi một lệnh vẽ (ví dụ vẽ line)  Gọi tới một menu con  Hiển thị các hộp thoại cài đặt Sử dụng các shortcut menu (click chuột phải) Sử dụng các thanh công cụ Toolbar Thanh công cụ là các lệnh hoặc chức năng cùng loại sẽ được nhóm lại với nhau dưới dạng một thanh công cụ. Ví dụ thanh công cụ vẽ. Để làm hiển thị các thanh Toolbar ta click chuột phải vào vùng Menu và lựa chọn các thanh công cụ cần thiết. Các thanh công cụ cần thiết thường có: Thanh Layer: Dung trong quá trình muốn quản lý bản vẽ theo layer 4
  8. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Thanh Style: Dùng để chọn các thẻ dim Thanh Propertises Thanh Dimention Sử dụng Tool palettes Tool Palettes là nhóm của nhiều thanh Tool bar lại dưới dạng một thanh Tool bar tổng có nhiều thẻ tab, mỗi thẻ tab có chứa một Tool bar con trong đó. Tool  Palettes 5
  9. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Command line và Dynamic Input Command line chia làm 2 phần: - Phần 1: bên tay trái là phần lời nhắc (Promt) - Phần 2: sau dấu “:” là phần người dùng nhập các giá trị hoặc lựa chọn Bạn có thể cho ẩn hoặc hiện Command line bằng cách nhấn Ctrl + 9. Thông thường khi đã vẽ thành thạo rồi người ta thường cho Command line ở phía góc phải màn hình và thường chọn chế độ Auto hide. Nhấn Ctrl và di chuyển cửa sổ Command line tới vị trí bạn muốn. Chọn Propertise  chọn chế độ Auto Hide Dynamic Input (F12) Dynamic Input hiển thị tất cả dữ liệu bạn nhập vào từ bàn phím, hiển thị các lời nhắc, tọa độ tuyệt đối khi ta di chuyển chuột. Dynamic Input nằm ngay ở giao điểm của hai sợi tóc. Việc quan sát trên màn hình tiện lợi hơn thay vì phải nhìn xuống phía dưới dòng command line. Mỗi lệnh trong AutoCAD mặc định đều được đặt tên khác nhau, chúng ta dùng các lệnh đó để gọi lệnh như là một phím tắt, gọi lệnh bằng command line hoặc Dynamic Input luôn nhanh hơn nhiều so với việc chúng ta dùng lệnh trên menu hoặc các thẻ Tool Palettes. Cách gợi nhớ các lệnh: Gõ chữ cái đầu tiên của lệnh rồi nhấn Tab. (Lấy ví dụ) Nhất Enter để thực thi lệnh, kết thúc lệnh hoặc nhắc lại lệnh cũ 6
  10. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Nhấn mũi tên đi lên trên bàn phím để gợi nhớ các lệnh trước đó ta đã vẽ Để làm hiện (ẩn) Dynamic Input nhấn F12 Responding Command Trong quá trình vẽ cần có thông tin về đối tượng vẽ cũng như cách vẽ, tương ứng với số liệu vẽ và cách vẽ khác nhau chương trình sẽ có các dòng nhắc người dùng nhập vào lựa chọn hoặc số liệu tương ứng, quá trình đó gọi là “responding command”. Ví dụ để vẽ đường tròn ta có thể có các vẽ khác nhau như sau: - Chọn tâm và nhập đường kính: Dữ liệu nhập vào sẽ là điểm tâm và giá trị đường kính - Vẽ đường tròn qua hai điểm: Cần nhập vào tọa độ 2 điểm. Các lời nhắc cần chú ý: Specify center point for circle: Xác định điểm tâm của đường tròn Specify first end point of circle's diameter: Xác định điểm đầu tiên của đường kính của đường tròn Specify second end point of circle's diameter: Xác định điểm thứ hai của đường kính của đường tròn Ví dụ Trên thanh Menu chọn Draw  Polyline (là dạng đường bao gồm cả Line và Arc). Nhìn xuống phía dưới dòng Command line xuất hiện dòng nhắc: Specify start point: (Chọn điểm thứ nhất) Current line-width is 0.0000 Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: (Chọn điểm tiếp theo)
  11. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Repeating Command (Lặp lại dòng lệnh) Khi bạn muốn sử dụng lại lệnh bạn vừa sử dụng: Cách 1: nhấn Enter Cách 2: nhấn phím cách (Spacebar) để sử dụng lại lệnh đó. Cách 3: nhấn phím phải chuột. Cài đặt như sau: Tool  Option (hoặc gõ lệnh OP)  Chọn thẻ User Preferences  Chọn nút Right- click Customization Trong tùy chọn Defaut Mode  chọn Reapeat Last Command. Trong tùy chọn Edit Mode  chọn Reapet Last Command  Apply Để hủy (hoặc kết thúc) lệnh đang thi hành ta nhấn phím Esc. Ví dụ: lệnh vẽ đường tròn: từ Draw  Center, Radius Command: _circle Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: (Chọn điểm tâm đường tròn) Specify radius of circle or [Diameter] : 10 (Nhập vào bán kính đường tròn) Nhấn Enter. 8
  12. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Nhấn Enter dòng nhắc vẽ đường tròn hiển thị lại. Nhấn phím mũi tên xuống để hiển thị các lựa chọn cách vẽ. Undo và Redo các lệnh Thông thường bạn có thể Undo mọi lệnh vẽ của mình nhưng có một số ngoại lệ mà bạn không thể Undo được: lệnh in, lệnh save. Để có thể Undo được lệnh vừa thi hành, có thể click vào hình mũi tên xoay , tại đây có rất nhiều lệnh vẽ gần nhất được lưu lại, bạn có thể Undo một lệnh trong số đó hoặc một số lệnh hoặc tất cả các lệnh. Các lệnh được hủy một cách tuần tự và có sắp xếp. Nếu chọn hủy tất cả các lệnh sẽ hiển thị thông báo: Everything has been undone Để undo lần lượt từng lệnh vừa thi hành bạn nhấn Crtl + Z; Muốn thực hiện lệnh vừa undo nhấn Ctrl + Y; Thực hiện Redo nhiều lệnh cùng một lúc nhấn mũi tên trên thanh Standard Toolbar Các lựa chọn lệnh Undo Using recent input Sử dụng các giá trị nhập vào nhiều lần trong trường hợp bạn cần vẽ các đối tượng giống nhau nhưng các giá trị tùy biến khác nhau thì có thể click chuột phải  Recent Input để hiển thị list các giá trị. Sử dụng lệnh PAN và ZOOM trong quá trình vẽ Trong quá trình vẽ để vẽ (bắt điểm) được chính xác ta có thể sử dụng lệnh PAN kết hợp ZOOM trong khi đang sử dụng một lệnh vẽ khác chỉ bằng thao tác trên chuột (không cần dùng lệnh Pan hoặc Zoom. Cách dùng: - ZOOM: sử dụng con cuộn của chuột để thay đổi tỷ lệ hiển thị trên màn hình vẽ; - PAN: Nhấn và giữ con cuộn (chuột giữa) để di chuyển (dời) khung nhìn. 9
  13. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Cách sử dụng Help tại dòng Command Muốn tìm hiểu về lệnh nào ta gõ lệnh đó vào dòng command line, nhấn Enter, sau đó nhấn F1 để đến phần Help của lệnh đó. VD: Gõ lệnh Stretch vào dòng Command Help trong AutoCAD Bên trái: Bao gồm nội dung ACAD hướng dẫn được sắp xếp theo chủ đề. Lưu ý: cần có kết nối internet để có thể mở Help trong AutoCAD! 10
  14. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Bài 4: CÁC HỆ TỌA ĐỘ Hệ tọa độ tuyệt đối Hệ tọa độ tuyệt đối lấy gốc tọa độ làm chuẩn, mọi điểm trong mặt phẳng tọa độ đều được tham chiều theo gốc tọa độ này. Hệ tọa độ tuyệt đối dùng hệ tọa độ Descartes mà các bạn đã biết trước đây. Đơn vị vẽ Đơn vị vẽ trong AutoCAD có thể là các đơn vị chuẩn thế giới. Trong bản vẽ kỹ thuật thông thường chọn mm. Trên thực tế các bạn thường vẽ mà không để ý đến đơn vị mà các bạn sử dụng, vì khi vẽ thì máy hiểu là đơn vị vẽ, chỉ khi nào cần in ấn thì việc chọn đơn vị mới thực sự cần thiết. Hình 4.1. Các đơn vị vẽ trong ACAD Tọa độ tương đối tham chiếu theo một điểm bất kỳ nào đó, lấy điểm đó làm gốc tọa độ để tham chiếu tạm thời. Hệ tọa độ cực Chú ý: Trong quá trình vẽ chúng ta có thể cài đặt các chế độ tọa độ mặc định dùng trong suốt quá trình vẽ. Để chọn góc theo tọa: Trong Polar Tracking ta tích chọn: Relative to last segment Nhập tọa độ từ Dynamic Input Tooltip Trong các lệnh có liên quan đến nhập tọa độ bạn có thể nhập lần lượt giá trị x, nhấn dấu “,” để kết thúc nhập trục x, trục x xuất hiện biểu tượng khóa chuyển sang nhập tiếp giá trị y. Để cài đặt chế độ Dynamic bạn click chuột phải vào nút DYN trên Status Bar  Chọn Setting 11
  15. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Hình 4.2. Cài đặt Dynamic input Enable Pointer Input: Hiển thị tọa độ của điểm nhập vào. Mặc định chương trình chọn Enable Pointer Input. Khi chọn Enable Pointer Input thì khi di chuyển chuột tọa độ của điểm được hiển thị (theo tọa độ tuyệt đối). Ngược lại khi không chọn thì khi di chuyển chuột để chọn điểm thứ nhất sẽ không hiển thị tọa độ. Nhấn vào Settings để cài đặt cách tham chiếu tọa độ điểm mặc định trong quá trình vẽ Hình 4.3. Cài đặt tuỳ chọn hiển thị toạ độ 12
  16. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Format Polar format: Hiển thị giá trị nhập vào theo tọa độ cực, tuy nhiên nếu nhập vào tọa độ vẫn hiển thị tọa độ. Cartasian format: Hiển thị giá trị nhập vào theo tọa độ Đềcác, nhưng nếu nhập vào góc thì vẫn được. Relative coordinate: Mặc định giá trị nhập vào (nếu không có ký hiệu @ đằng trước) là tọa độ tương đối. Absolute coordinate: Mặc định giá trị nhập vào là tuyệt đối. Visibility: Chọn chế độ hiển thị tọa độ trong tooltips As soon as I type coordinate data: Hiển thị lời nhập tọa độ khi ta nhập tọa độ từ bàn phím. When a command asks for a point: Khi lời nhắc yêu cầu nhập vào tọa độ điểm Always – even when not in command: Luôn hiển thị. Enable Dimension Input where possible: hiển thị giá trị độ dài của điểm vẽ gần nhất với tọa độ con trỏ chuột đang chỉ. Dynamic Prompts: Hiển thị lời nhắc của câu lệnh. Phương pháp nhập toạ độ AutoCAD xác định tọa độ của điểm nhập vào theo 3 cách Cách 1: Tham chiếu đến điểm vừa vẽ gần nhất hay còn gọi là tọa độ tương đối. Nhập: @X,Y (@0,50) (@100,0) (@0,-100) Choïn ñieåm ñaàu tieân (@100,0) Cách 2: Tham chiếu đến gốc tọa độ (0,0), gọi là hệ tọa độ tuyệt đối Oxy. Nhập: X,Y hoặc #X,Y (0,50) (100,50) (0,0) (100,0) 13
  17. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Cách 3: Tọa độ cực: trong trường hợp ta biết tọa độ điểm thứ 1, điểm thứ 2 được xác định thông qua một đoạn thẳng đã biết chiều dài và góc (góc hợp bởi đường thẳng và trục Ox). Nhập: @L
  18. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Relative to last segment: Dóng theo đường thẳng vẽ cuối cùng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Khi muốn vẽ một đường đoạn thẳng biết độ dài và góc hợp với trục hoành ta thường dùng chế độ dò Polar Tracking. Ví dụ: vẽ hình như sau: 0 10 Hình 4.5. Vẽ hình theo chế độ Polar tracking 45° C1: B1: Nhập lệnh LINE  chọn điểm đầu tiên B2: Tại dòng command nhập: < 45  B3: Nhập vào giá trị chiều dài đoạn thẳng: 100. C2: B1: Nhập lệnh LINE  chọn điểm đầu tiên B2: Tại dòng command nhập: @100
  19. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D B1: Nhập lệnh LINE  chọn điểm đầu tiên B2: Dò góc 45o, xuất hiện đường dò góc 45o (hình 4.6b) B3: Nhập vào giá trị chiều dài đoạn thẳng: 100. Giải thích: Increment Angle: Bước nhảy của các góc – công sai của cấp số cộng. Additional Angle: Thêm các giá trị góc muốn dò vết. Lưu ý là các giá trị này không tự động được tăng thêm bội số của góc dò vết như giá trị của Increment Angle. Polar Angle Measurement Absolute: chỉ hiện thị góc theo hệ tọa độ tuyệt đối Relative to last segment: Hiển thị góc hợp với đoạn vẽ thẳng vẽ cuối cùng. Hướng dẫn dùng dò vết bắt điểm để vẽ hình. (Trao đổi trực tiếp trên lớp) Cài đặt chế độ bắt điểm Snap Hình 4.7. Cài đặt chế độ bắt điểm Snap Snap on (F9): Để bật (tắt) chế độ Snap ta nhấn F9 Snap spacing Snap X spacing: khoảng cách bắt điểm theo phương X, đây là khoảng cách nhỏ nhất mà AutoCAD phân biệt 2 điểm với nhau, nếu hai điểm có khoảng cách nhỏ hơn X spacing thì 2 điểm đó trùng làm một. Khi bạn muốn độ chính vẽ với độ chính xác cao thì X spacing càng nhỏ đi. Snap Y spacing: khoảng cách bắt điểm theo phương y 16
  20. Trường CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TPHCM Giáo trình AUTOCAD 2D Equal X and Y spacing: Khoảng bắt điểm x bằng khoảng cách bắt điểm y Snap type (Kiểu bắt điểm) Grid snap: bắt điểm theo tọa độ lưới  Rectangular snap: Bắt điểm theo tọa độ vuông  Isometric snap: là hệ thống đường gióng gồm ba đường thẳng tạo với trục ngang các góc lần lượt là -90°, 30°,150°. Sử dụng chế độ Isometric dùng kết hợp với chế độ gióng thẳng (F8). Nhấn F5 để chuyển các hệ gióng. Sử dụng Isometric rất tiện lợi cho việc vẽ hình chiếu trục đo. PolarSnap: bắt điểm theo tọa độ cực Hình 4.8. Hình chiếu trục đo Hiển thị tọa độ điểm theo hệ tọa độ Trong quá trình vẽ, chúng ta cần di chuyển chuột, khi di chuyển chuột chương trình AutoCAD sẽ ghi nhận điểm mà con trỏ chuột di chuyển qua và hiển thị ở dưới cùng góc phía bên tay trái. AutoCAD có 3 chế độ hiển thị tọa độ Dynamic absolutes coordinates (absolute): - Giá trị tọa độ x, y hiển thị thay đổi khi ta di chuyển chuột Static absolutes coordinates (off): : Giá trị tọa độ x, y chỉ thay đổi khi nhấn chọn một điểm nào đó, còn khi di chuyển chuột thì giá trị này không thay đổi. Dynamic polar coordinates (relative): : Khi bạn chọn tọa độ điểm thứ nhất, di chuyển chuột để chọn tọa độ điểm tiếp theo ACAD sẽ tính toán độ dài và góc của đường thẳng tạo thành từ điểm thứ nhất và tọa độ điểm mà con trỏ chuột đang trỏ. Để chuyển từ Dynamic absolutes coordinates (absolute) sang Static absolutes coordinates (off) click chuột phải vào Status Bar ở phía dưới cùng bên tay trái chọn off (hoặc Specific). Dùng lưới Grid trong vẽ AutoCAD. Nhấn F7 để ẩn (hiện) lưới Trong trường hợp các điểm vẽ của chúng ta luôn có khoảng cách đều đặn nhau ta có thể dùng lưới để vẽ. Bản chất khi dùng lưới tạo ra một “lưới điểm cách đều nhau” và bạn chỉ chọn được vào “điểm lưới” chứ không chọn được điểm nằm giữa hai điểm lưới. (Trong trường hợp khoảng cách Grid spacing lớn hơn khoảng cách Snap spacing thì lưới được chia theo giá trị nhỏ hơn, mặc dù các lưới chỉ hiện thị lưới Grid) Để cài đặt khoảng cách giữa các điểm lưới trục X, Y trên hình 4.7 nhập giá trị vào trong phần Grid spacing. Để cài đặt tọa độ hiện điểm lưới ta đi cài đặt Drawing Limit. 17
nguon tai.lieu . vn