Xem mẫu

Phần 2

TẤN CỒNG VÀ PHÒNG THỦ v íl MÂY TÍNH CHẠY LINUX

1. KHỞI ĐỘNG LINUX TỪ ĐĨA CD

Trước đây, nếu muôn sử dụng Linux bạn cần cài hệ
điều hành này lên đĩa cứng của máy tính. Nhưng mọi thứ
đã thay đổi vì hiện nay xuất hiện vài phiên bản Linux có
khả năng chạy trực tiếp từ đĩa CD-ROM, ví dụ như phiên
bản Ubuntu Linux mà trong khuôn khổ bài viết này xin
tạm gọi là Linux "mì án liền".
Tương tự các phiên bản Linux cần cài đặt vào máy
tính, Ubuntu Linux cho phép người dùng tải về miễn phí
từ Internet tập tin có phần mở rộng là .iso. Sau khi tải về
máy tính, bạn dùng tiện ích ghi đĩa như Roxio Easy CD
Creator hay Nero để chép tập tin .iso này lên CD-ROM
trắng. Với Roxio Easy CD Creator thực hiện thủ tục sau:
nhấn Eile.Record CD from CD Image hay Eile.Burn Image
(với tiện ích Nero). Khi ghi đĩa xong, bạn có thể sử dụng
đĩa CD khởi động Ubuntu này và bắt đầu khám phá thế
giới Linux mà không cần trải qua những công đoạn cài đặt
đầy khó khăn.
Giốhg như thực phẩm chế biến sẵn, Linux "mì ăn liền"
được cài sẵn vô số ứng dụng để thoả mãn tốt nhất mọi yêu
cầu của nhiều đổi tượng người dùng. Và do được thực thi
trực tiếp từ đĩa CD-ROM nên bạn không thể cài đặt thêm
183

ứng dụng mới hay gỡ bỏ ứng dụng không cần thiết, tinh
chỉnh cấu hình để hệ thông hoạt động phù hỢp với nhu cầu
sử dụng cá nhân như khi dùng Linux được cài đặt trên đĩa
cứng. Hơn thế nữa, tốc độ hoạt động của Linux "mì ăn
liền" cũng bị hạn chế phần nào do phải dành một phần bộ
nhớ RAM để làm vùng nhớ đệm cho hệ điều hành hoạt
động. Do vậy, nếu sau khi chạy thử và cảm thấy thích thú
vói Linux thì bạn nên "hạ sơn" phiên bản Linux "mì ăn
liền" đang sử dụng xuống đĩa cứng của máy. Bạn có thê
lựa chọn hai phiên bản Linux như Fedora Core do Red Hat
tài trỢ và Open Circulation của Xandros Desktop cần lưu
ý rằng phiên bản này chỉ có hỗ trỢ ghi lên dĩa CD (không hỗ
trỢ ghi lên DVD) và Xandros là một sản phẩm thương mại
nên nhà sản xuất không cung cấp dạng tải về miễn phí.
Nếu trước đây đã cài đặt Windows trên đĩa cứng thì cần
lưu ý khai báo chính xác trong quá trình cài đặt để tiện ích cài
đặt Linux tự động thiết lập chế độ khởi động đôi cho hệ thống
(cho phép người dùng khởi động Windows hoặc Linux).
Trước khi cài đặt Linux, bạn nên ghi ra giấy các thông
số cấu hình hệ thống cần thiết như địa chỉ IP của máy
tính, máy chủ DNS, cổng truy cập Internet (gateway). Để
có được các thông tin này trong Windows 98/Me, bạn nhấn
chuột phải lên biểu tượng Netvvork Neighborhood rồi chọn
Properties. Tiếp đến, nhấn đúp chuột vào mục TCP/IP rồi
tìm các thẻ IP Address, Gateway và DNS Coníìguration.
Với Windows 2000/XP, nhấn chuột phải lên biểu tượng My
Netvvork Places rồi chọn Properties. Trong cửa sổ Network
Connections, nhấn chuột phải lên biểu tượng kết nối mạng
rồi chọn Properties, sau đó tìm và nhấn đúp chuột lên mục
Internet Protocol (TCP/IP). Ngoài ra, bạn cũng nên ghi lại
tên, thông sô' kỹ thuật của màn hình và card đồ họa của
máy tính phòng trường hỢp trình cài đặt Linux không tự
động xác định được các thiết bị này.
184

2. KHẮC PHỤC LỖI TIỆN ÍCH NAUTILUS

Tiện ích Nautilus trong phiên bản Ubuntu Linux 5.4
(có tính năng tướng tự như Windows Explorer của
Windows) có một nhược điểm là tự động đóng các cửa sổ
thư mục khi bạn thực hiện mở một thư mục khác. Để khắc
phục tình trạng trên, chọn Applications.Run Application,
gõ vào Enter>. Trong cửa sổ cây thư mục bên trái, chọn
apps.nautilus.preíerences và đánh dấu tùy chọn
no_ubuntu_spatial ở cửa sổ bên phải. Tiếp đến, đóng cửa
sô ConLiguration Editor lại (tương tự như Control Panel
của Windows) để kết thúc. Từ bây giò, tất cả cửa sổ thư
mục sẽ được mở cho đến khi nào bạn ra lệnh đóng.
3. CÀI ĐẶT CÁC ỨNG DỤNG TỪ MÀ NGUỔN TRÊN LINUX

Có nhiều bạn khi lần đầu tiên đến với Linux cảm giác
sự khó khán và bất tiện của việc cài đặt các ứng dụng trên
Linux, đặc biệt là các ứng dụng phải cài đặt từ mã nguồn
như xine, openGL...
Trên Windows, bạn chỉ cần tải ứng dụng về, giải nén
rồi click vào fíle Setup là hoàn tấ t việc cài đặt, nhưng trên
Linux đó là một chuyện hoàn toàn khác. Phần viết này sẽ
nhằm mục đích hướng dẫn bạn các thao tác cài đặt các
phần mềm ứng dụng trên Linux và cung cấp các kiến thức
căn bản giúp bạn có thể quản lý hệ thống của riêng mình.
Để dễ dàng thì bài viết sẽ gọi các phần mềm trên
Linux là các gói (package). Thực tế tên gọi “gói” đúng đắn
hơn vì các gói trên Linux có thể không phải là một trình
ứng dụng nào đó mà chỉ là các thư viện nền như thư viện
đồ họa Gtk+ hoặc OpenGL...
Bạn có thể sẽ tự hỏi rằng tại sao các phần mềm trên
Linux không tự đóng gói sẵn cho chúng ta rồi khi xuất bạn
chỉ cần tải về và cài đặt nó.
185

Vấn đề là các phần mềm viết trên Linux không hẳn
chỉ có thể chạy trên Linux mà có thể chạy trên nhiều hệ
thống khác nhau trong họ Unix như Solaris, AIX, HPUX... thậm chí các phần mềm đó có thể chạy trên rất
nhiều vi xử lý khác nhau như Intel, Motorola, PPG... Có
đưỢc sự đa năng đó là nhò vào tính đa nền (portable) của
ngôn ngữ C/C++ nhưng đòi hỏi chúng ta phải biên dịch lại
phần mềm từ mã nguồn cho hệ thống mà chúng vận hành.
Bạn sẽ tự hỏi là tại sao tác nhà phát triển lại không biên
dịch sẵn cho chúng ta trên hệ thống thông dụng nào đó
như Linux chẳng hạn. Các phần mềm này là phần mềm
mã nguồn mở và các nhà phát triển không có cách gì hơn
là để lại phần biên dịch cho chúng ta. Tuy nhiên bạn đừng
thất vọng vì có một số nhà phát triển rất là tốt bụng có thê
biên dịch sẵn cho chúng ta ra các gói có dạng rpm và cùng
với sự hỗ trỢ của công ty Red Hat chúng ta cũng đã có
những chương trình quản lý các phần mềm hiệu quả
không kém gì trên Windows như RPM (Redhat Package
Manager). Mặc dù là thế nhưng không phải lúc nào các gói
mới nhất từ các nhà phát triển gốc đều có phiên bản biên
dịch sẵn mà thường là một khoảng thời gian sau các phiên
bản đó mới có được dưói dạng biên dịch sẵn. Bên cạnh đó
còn có rất nhiều nhà phát triển không hề biên dịch sẵn
sản phầm của mình mà đòi hòi người dùng phải biên dịch,
điển hình là trình chơi phim và nhạc xine. Các gói biên
dịch sẵn các bạn có từ xine đa sô" là từ các nhà nhát triển
khác. Do đó nếu bạn không bạn không biết cách cài đặt các
gói từ nguồn là một trở ngại rất lớn cho việc hiểu và quản
trị hệ thống của riêng mình.
Căn bản của việc cài đặt

Điều đầu tiên khi bạn tiến hành cài đặt là bạn phải có mã
nguồn của gói đó trước. Hãy lên mạng search bất kì gói nào
186

bạn thích như thư viện Gtk+ hoặc Gnome... Sau khi tải về,
thông thường có dạng là ,gz hoặc ,bz2, đây đều là 2 chuẩn nén
khác nhau, sau khi giải nén bằng gunzip cho gz hoặc bunzip2
cho bz2 thì các gói sẽ có dạng mới là tar, cũng là một chuẩn
nén khác, bạn có thể giải nén bằng lệnh, tar -xvf... Thế nhưng
đê dễ dàng và tiết kiệm dung lượng ổ đĩa thì chúng ta có thể
gộp các câu lệnh đó thành một như sau:
- ĐỐI với gói ,gz: # tar -zxvf tengoi.gz
- Đôi với gói .bz2: # tar -jxvf tengoi.bz2
Sau khi giải nén xong và tìm tập tin INSTALL để đọc
cụ thể cho phần hướng dẫn cài đặt. Thê nhưng hầu như
các gói đều tuân theo các thao tác tuần tự sau:
# ./coníĩgure
# make
# make install
Chỉ có vài gói đặc biệt sẽ có riêng cách cài đặt nhưng
khi bạn đã nắm vững nguyên tắc chung thì dù là cách thức
nào bạn cũng có thể xoay xở được. Chúng ta hãy xét đến
câu lệnh đầu tiên, ./conílgure... Thực chất conhgure là một
Shell script sẽ kiểm tra những yêu cầu của hệ thông của
bạn có đáp ứng đủ để cài đặt gói lên không, ví dụ như một
sô" gói đòi hỏi bạn phải có sẵn thư viện đồ họa Gtk 2.4 trở
lên hoặc là thư viện để giải nén nhạc Mp3...
Rất nhiều gói có sự phụ thuộc như thê chứ các gói khi
tải về không hề có sẵn các gói tương ứng cần thiết cho nó.
Khi bạn chạy conhgure xong kết quả sẽ cho bạn biết các
gói nào cần thiết để cài đặt. Nhiệm vụ của bạn không gì
hơn là phải tìm các gói phụ thuộc đó cài lên máy rồi mói
tiếp tục việc cài đặt. Nếu như hệ thống của bạn thỏa mãn
đầy đủ các yêu cầu để cài đặt thì các Makefile sẽ được tạo
ra. Makeíĩle là một íĩle đặc biệt của tiện ích make nhằm
hướng dẫn biên dịch mã nguồn của gói ra dạng thực thi.
187

nguon tai.lieu . vn