Xem mẫu

  1. ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN CHUYÊN NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH – TRUYỀN THÔNG TẠI KHOA CNTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Đắc Tốt Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM Email: tottd@cntp.edu.vn TÓM TẮT Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu then chốt trong quá trình dạy và học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kiểm tra, đánh giá các môn học chuyên ngành mạng máy tính – truyền thông tại Khoa Công Nghệ Thông Tin chưa mang lại hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các phương pháp kiểm tra, đánh giá đang áp dụng hiện nay và đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần đổi mới công tác này, hướng đến mục tiêu đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu làm việc hiện nay. Từ khóa: đánh giá thực, đánh giá quá trình, đánh giá năng lực. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian gần đây với các thông kê cho thấy tỉ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ ngày càng gia tăng. Thông tin được công bố tại hội thảo "đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam" diễn ra sáng 26/5 tại TP.HCM, cho biết chỉ trong quý I năm 2016, có 225.000 người trình độ từ cử nhân trở lên thất nghiệp. Hay theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết: "Nhiều cơ quan, doanh nghiệp nhận sinh viên nhưng phải đào tạo mất 1 đến 2 năm. Mới đáp ứng được yêu cầu công việc”. Vì vậy yêu cầu cấp thiết hiện nay đặt ra cho các cơ sở đào tạo là phải đổi mới phương pháp dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ, đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh kết quả dạy học. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kiểm tra đánh giá là khâu then chố t cuố i cùng của quá trình da ̣y ho ̣c. Đây cũng là khâu quan trọng tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Viê ̣c kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là đô ̣ng lực ma ̣nh mẽ khích lê ̣ sự vươn lên trong học tập của sinh viên, thúc đẩ y sự tim ̀ tòi sáng ta ̣o không ngừng của sinh viên. Kiể m tra đánh giá kết quả học tập là việc làm cần được thực hiện đầu tiên, hướng đến mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc được ngay và làm việc có hiệu quả. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các phương pháp kiểm tra, đánh giá đang áp dụng hiện nay và đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần đổi mới đánh giá kết quả học tập môn chuyên ngành Mạng Máy Tính – Truyền Thông tại Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, hướng đến mục tiêu đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu làm việc hiện nay. 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở KHOA CNTT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTP HIỆN NAY Thông thường kết quả học tập của các môn học được đánh giá theo thang điểm 10 với các điểm bộ phận như sau: - Đối với môn có từ 2 tín chỉ (45 tiết) lý thuyết  20% đánh giá tính chuyên cần của sinh viên; 118
  2.  30% đánh giá kết quả kiểm tra giữa kì;  50% đánh giá kết quả thi cuối kì. - Đối với môn có từ 1 tín chỉ (30 tiết) lý thuyết  30% đánh giá tính chuyên cần của sinh viên;  70% đánh giá kết quả thi cuối kì. - Đối với môn thực hành  100% Điểm trung bình cộng các bài kiểm tra. 2.1. Đánh giá tính chuyên cần của sinh viên Để đánh giá tính chuyên cần của sinh viên, giảng viên dựa vào: - Số buổi tham gia lớp học của sinh viên, Tinh thần tham gia của sinh viên trong các tiết học và các giờ thảo luận. - Báo cáo tiểu luận. Sinh viên tham gia lớp học là cần thiết để nghe giảng viên hướng dẫn những nội dung cơ bản của môn học. Trên cơ sở đó, sinh viên tự nghiên cứu và trình bày ý kiến trong buổi thảo luận. Vì vậy, việc đánh giá tính chuyên cần sẽ tạo điều kiện cho sinh viên nắm được những nội dung cơ bản của môn học và định hướng tự nghiên cứu cho mình. 2.2. Đánh giá kết quả kiểm tra giữa kì Có nhiều hình thức đánh giá mà các giảng viên thường sử dụng để đánh giá kết quả thi giữ kỳ của sinh viên. Có 2 hình thức chính là các bài thi viết (trắc nghiệm khách quan, tự luận ở hai dạng được tham khảo tài liệu hoặc không). Về quy trình ra đề thi, sử dụng ngân hàng đề thi, coi thi, chấm bài thi, lưu giữ bài thi… Thì tuân theo quy định của Trường. 2.3. Đánh giá kết quả thi cuối kì Có nhiều hình thức đánh giá mà các giảng viên thường sử dụng để đánh giá kết quả thi cuối kì của sinh viên. Có 2 hình thức chính là các bài thi viết (trắc nghiệm khách quan, tự luận ở hai dạng được tham khảo tài liệu hoặc không). Về quy trình ra đề thi, sử dụng ngân hàng đề thi, coi thi, chấm bài thi, lưu giữ bài thi… Thì tuân theo quy định của Trường. 2.4. Những bất câ ̣p phát sinh Thưc̣ tế hiện nay, mặc dù phương pháp đánh giá đã có nhiề u cải tiế n tić h cực nhưng vẫn còn nhiề u vấ n đề cầ n phải bàn để tiếp tu ̣c hoàn thiê ̣n: - Hin ̀ h thức thi và kiể m tra: chưa phong phú, chủ yế u vẫn là thi và kiể m tra viết. - Phạm vi thi và kiểm tra: vẫn còn tình tra ̣ng mô ̣t số môn ho ̣c giới ha ̣n pha ̣m vi qúa he ̣p trên một diện rất rộng kiế n thức sinh viên đươ ̣c ho ̣c, do đó dẫn tới tiǹ h tra ̣ng sinh viên ho ̣c tủ, ho ̣c lê ̣ch, ho ̣c đố i phó. - Nội dung thi và kiể m tra: các câu hỏi thi và kiể m tra còn nhiề u trùng lắ p, thiế u sáng ta ̣o, chưa cập nhật sát thực tế... Nhiều câu hỏi chủ yếu là tái hiê ̣n kiế n thức lý thuyế t, thâ ̣m chí ra đúng như đề mục trong bài, vì vâ ̣y nhiề u sinh viên bỏ tiết không đi ho ̣c nhưng vẫn thi đươc ̣ là nhờ học thuô ̣c lòng (ho ̣c ve ̣t, không cầ n hiể u) hoặc quay cóp. - Phương pháp đánh giá sinh viên chưa thực sự đô ̣ng viên sinh viên phấ n đấ u vươn lên trong học tập. Việc đánh giá sinh viên của mỗi giảng viên chưa thực sự đồ ng nhấ t, còn nhiề u sai biê ̣t khác nhau, có môn thì quá chặt, có môn thì quá lỏng. 119
  3. 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 3.1. Sử dụng thang cấp độ tư duy trong dạy học Để đánh giá đúng kết quả của một môn học, một quá trình dạy học, cần xây dựng càng chi tiết càng tốt các tiêu chí dùng cho đo lường, kiểm định. Theo thang cấp độ tư duy của Benjamin Bloom (1965), kiể m tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên hiện nay chỉ đánh giá được trình độ tư duy ở các mức, đó là: Biết, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. Nhận thấy thang trên chưa thật sự hoàn chỉnh, vào giữa thập niên 1990 Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất sự điều chỉnh như sau (Pohl, 2000). Hiện nay, nhiều trường đại học trên thế giới ủng hộ thang cấp độ tư duy của Lorin Anderson với 6 mức: Nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo. Các cấp độ tư duy này được định nghĩa như sau: 1. Nhớ: Bao gồm việc người học có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc… đã được học. Ở cấp độ này người học cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến. Ví dụ: lặp lại đúng một định luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định luật ấy Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này là: Trình bày, Nhắc lại, Mô tả, Liệt kê… 2. Hiểu: Ở cấp độ nhận thức này người học cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ. Ví dụ: giải thích một định luật, phân biệt cách sử dụng các thiết bị, viết tóm tắt một chương mục, trình bày một quan điểm. Từ khóa đánh giá: Giải thích, Phân biệt, Khái quát hóa, Cho ví dụ, So sánh… 3. Vận dụng: Người học có khả năng áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, một điều kiện mới. Ví dụ: vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng; áp dụng các công thức, các định lí để giải một bài toán; thực hiện một thí nghiệm dựa trên một qui trình. Từ khóa đánh giá: Vận dụng, Áp dụng, Tính toán, Chứng minh, Giải thích, Xây dựng… 4. Phân tích: Người học có khả năng chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng. Ví dụ: lý giải nguyên nhân hệ thống mạng chạy chậm, hoạch định hệ thống mạng của một doanh nghiệp. Từ khóa: Phân tích, Lý giải, So sánh, Lập biểu đồ, Phân biệt, Hệ thống hóa… 5. Đánh giá. Người học có khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có. Ví dụ: đánh giá mực độ an toàn của hệ thống mạng; đánh giá khả năng thành công của một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận. Từ khóa: Đánh giá, Cho ý kiến, Bình luận, Tổng hợp, So sánh… 6. Sáng tạo: Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có. Ví dụ: thiết kế một hệ thống mạng mới, xây dựng một hệ tiên đề mới; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm; lập kế hoạch tổ chức một sự kiện mới. Từ khóa: Thiết lập, Tổng hợp, Xây dựng, Thiết kế, Đề xuất… 3.2. Sử dụng các phương pháp đánh giá quá trình Phương pháp làm nhóm: Do mục tiêu của đánh giá quá trình là để có những hiểu biết về những gì sinh viên biết (và không biết) nhằm tạo ra những thay đổi trong quá trình dạy và học, các kỹ thuật chẳng hạn như quan sát của giảng viên và thảo luận trong lớp học cũng có một vị thế quan trọng bên cạnh các phân tích bài kiểm tra và bài tập về nhà. a. Cách thức tiến hành: Giảng viên viên chia nhóm, mỗi nhóm tầm 3-5 sinh viên, các nhóm sẽ chọn chủ đề trong danh sách của giảng viên, hoặc tự đề xuất có sự đồng ý của giảng viên. Luân phiên mỗi nhóm sẽ chuẩn bị nội dung để trình bày. Đến mỗi buổi học, nhóm sẽ lên 120
  4. luân phiên các thành viên lên trình bày. Các bạn sinh viên khác trong lớp phải có nhiệm vụ xem người thuyết trình đó như là một giảng viên, phải làm theo những yêu cầu của họ, và phải tham gia phát biểu ý kiến, đóng góp cho buổi học sinh động. Sau mỗi tiết học, phải tham gia ý kiến để đánh giá người thuyết trình, và chất lượng của bài giảng của nhóm chịu trách nhiệm soạn ra, ai có ý kiến đánh giá sẽ có điểm. Giảng viên có nhiệm vụ chỉnh sửa nội dung thuyết trình cho sinh viên, trước khi sinh thuyết trình, khi sinh viên thuyết trình, giảng viên phải quan sát tất cả sinh viên trong lớp về thái độ học tập của họ, qua đó sẽ đánh giá, ghi lại, cuối tiết học sẽ đưa ra ý kiến về những trường hợp có thái độ học tập không tốt, để lần sau họ hoàn thiện hơn. b. Ưu điểm: Sinh viên chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong quá trình học và chuẩn bị bài. Phương pháp cho bài kiểm tra và bài tập về nhà a. Cách thức tiến hành: Giảng viên có thể sử dụng thường xuyên phương pháp cho bài kiểm tra và bài tập về nhà sẽ các giảng viên phân tích được sinh viên đang đứng ở đâu trong việc học tập và cung cấp các phản hồi cụ thể liên quan đến khả năng và cách thức để nâng cao thành tích học tập. + Giảng viên thường xuyên cho các bài kiểm tra ngắn sau mỗi chủ đề học, qua đó có thể kiểm tra được mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên như thế nào. + Các bài vừa mới học sẽ được kiểm tra trong vòng 1 tuần kể từ ngày giảng viên giảng bài đó đầu tiên. b. Ưu điểm: Sinh viên sẽ ôn tập và cũng cố được các kiến thức đã học được trên lớp. 3.3. Sử dụng hệ thống học tập trực tuyến Moodle Hệ thống học tập trực tuyến này sẽ hỗ trợ cho cả giảng viên và sinh viên. Sinh viên sẽ được cấp một tài khoản cho suốt quá trình học, với mỗi môn học mà sinh viên đăng ký sinh viên sẽ được cấp quyền truy xuất khóa học. Hệ thống moodle sẽ hỗ trợ: Giảng viên: - Ra thông báo; - Đăng tài liệu (file, slide, Video,…); - Mở link cho sinh viên nộp bài; - Tạo diễn đàn cho sinh viên trao đổi; - Tạo đề kiểm tra trực tuyến; - Khảo sát; - Gởi mail thông báo cho sinh viên; - Hỗ trợ trực tuyến cho sinh viên… Sinh viên: - Sử dụng, tải tài nguyên học tập trực tuyến. có thể học mọi lúc mọi nơi; - Trao đổi các thắc mắc qua diễn đàn, email; - Làm bài kiểm tra trực tuyến; - Nộp bài tập về nhà… 3.4. Đa dạng phương thức thi, kiểm tra Áp dụng nhiều hiǹ h thức thi kiể m tra mô ̣t cách linh hoa ̣t phù hơ ̣p, như: thi viế t, thi vấ n đáp, thi trắ c nghiê ̣m… Mỗi hình thức có những ưu nhươ ̣c điể m riêng. Tuỳ vào đă ̣c trưng môn học, khố i lươ ̣ng kiế n thức, đă ̣c trưng nghề nghiê ̣p tương lai của sinh viên, mà chúng ta có sự lựa chọn, phố i hơ ̣p vâ ̣n dụng linh hoa ̣t các hiǹ h thức phù hơ ̣p nhằ m đa ̣t đươ ̣c hiê ̣u qủa cao và công bằ ng. Nô ̣i dung thi phải đảm bảo toàn diê ̣n, gắ n lý luâ ̣n với thực tiễn, tránh tiǹ h tra ̣ng tái hiê ̣n đơn thuầ n lý thuyế t và thiế u tiń h vâ ̣n du ̣ng sáng ta ̣o, nhằ m hướng đế n mu ̣c đích vừa kiể m tra 121
  5. đươ ̣c trên diê ̣n rô ̣ng những kiế n thức cơ bản mà sinh viên cầ n nắ m, vừa ta ̣o điề u kiê ̣n cho người ho ̣c đươ ̣c rèn luyê ̣n kỹ năng nghiê ̣p vu ̣ và đươ ̣c bô ̣c lô ̣ các khả năng tư duy phong phú của mình. 3.5. Đánh giá thực Đánh giá thực là gì: đánh giá thực là một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu. Ví dụ: thi công một phòng Net hay triển khai một Webserver. Đặc trưng của đánh giá thực là: - Yêu cầu sinh viên phải kiến tạo 1 sản phẩm chứ không phải chọn hay viết ra 1 câu trả lời đúng. - Đo lường cả quá trình và cả sản phẩm của quá trình đó. - Trình bày một vấn đề thực – trong thế giới thực cho phép sinh viên bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế. - Cho phép sinh viên bộc lộ quá trình học tập và tư duy của họ thông qua việc thực hiện bài thi. Ưu việt của đánh giá thực: - Đánh giá thực yêu cầu sinh viên thể hiện sự hiểu biết thông qua việc hoàn thành 1 nhiệm vụ - Đánh giá thực yêu cầu sinh viên trình diễn năng lực của họ trong 1 công việc cụ thể. - Đánh giá thực thường yêu cầu sinh viên phải phân tích, tổng hợp một cách có phê phán những kiến thức họ học được trong bối cảnh thực và trong quá trình đó họ sáng tạo ra ý tưởng mới. 4. KẾT LUẬN Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giảng viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí. Để chất lượng giáo dục ngày càng đi lên, bản thân mỗi giảng viên phải tự tìm ra cho mình một phương pháp đánh giá tích cực và phù hợp với thực tiễn, từ đó đưa ra được kết quả chính xác, giúp sinh viên tự tin trong học tập. Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, kết hợp phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống với kiểm tra đánh giá theo năng lực, đánh giá thực, đánh giá quá trình. Trong đó, cần chú trọng đến các phương pháp đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo và tiếp cận thực tế như: quan sát, vấn đáp, trình bày dự án, chấm hồ sơ, tiểu luận, bài tập lớn… Hy vọng với những biện pháp đề xuất trên đây sẽ góp phần cải tiến kiểm tra đánh giá nhằm tạo ra tác động tích cực tới việc dạy và học. qua đó nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, tránh tình trạng sinh viên thất nghiệp hoặc phải đào tạo lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: TheCognitive Domain. New York: David McKay Co Inc. [2] Pohl, M. (2000). Learning to Think, Thinking to Learn: Models and Strategies to Develop a Classroom Culture of Thinking. Cheltenham, Vic.: Hawker Brownlow. [3] Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), “Bước đầu tìm hiểu khái niệm “đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM, 56, 157–165. [4] https://moodle.org/ [5] http://oktot.com/moodle/login/index.php 122
nguon tai.lieu . vn