Xem mẫu

  1. Di chuyển trên Web & tìm kiếm các trang Web Di chuyển trên World Wide Web theo những cách khác nhau Khi bật máy tính và vào mạng, một trang web cụ thể (chẳng hạn như trang chủ của đơn vị) sẽ hiện ra, hoặc xuất hiện trang trắng. Việc bạn thấy hiện ra trang gì khi vào Web không quan trọng. Một khi đã kết nối, bạn sẽ đến được trang web bằng 3 cách:  Gõ địa chỉ vào thanh địa chỉ ở phía trên màn hình trình duyệt web (ví dụ: Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox) và sau đó nhấn nút ‘Return’ () trên bàn phím. Các địa chỉ web đưa ra trong cuốn sách này đều dưới dạng đầy đủ, bắt đầu bằng http://. Nó chỉ giao thức truyền liên kết, định dạng để truy cập tư liệu trên web. Bạn không cần phải nhập phần http:// vào thanh địa chỉ trình duyệt, nó sẽ được tự động thêm vào.  Nháy chuột vào các địa chỉ lưu trong ‘favorites’ hoặc ‘bookmarks’ của trình duyệt WWW.  Nháy chuột vào một đường dẫn trên trang web hoặc trong một tập tin văn bản. Khi di chuyển trên mạng, bạn sẽ phát hiện ra rằng mọi trang web đều có những đường dẫn đưa bạn tới những trang khác. Tất cả những gì bạn phải làm là nháy chuột vào đường dẫn và bạn sẽ được kết nối. Trong nhiều tài liệu, bao gồm cả bản điện tử của cuốn sách này, bạn cũng có thể tìm được những liên kết động như vậy. Để sử dụng được những liên kết động trong cuốn sách này, bạn cần có bản điện tử được lưu trên đĩa CD, USB, hoặc ổ cứng. Nếu chưa có bản điện tử, bạn hãy vào trang http://www.inform-network.org và nhấp vào đường dẫn tới các cuốn tài liệu tập huấn miễn phí. Nháy chuột vào tập tin pdf, và khi đã tải được về toàn bộ, hãy lưu lại một bản. Khi đã sẵn sàng khai thác, bạn hãy ở tập tin ra. Với mỗi nguồn tin được mô tả trong đó, bạn sẽ thấy có một đường dẫn/liên kết động ngay dưới tiêu đề của phần. Bạn chỉ cần giữ phím Control và nháy chuột vào đường dẫn, bạn sẽ tự động được liên kết tới địa chỉ đó. Bạn không cần phải nhập gì cả! Nếu bạn lại có thêm bản in của cuốn sách này được mở ra ngay bên cạnh, sẽ rất dễ dàng làm theo hướng dẫn về cách ‘di chuyển’ trong mỗi trang và biết được cần phải tìm gì. Thật dễ dàng để sử dụng những liên kết động trong tài liệu hướng dẫn này của INFORM. 76
  2. Quản lý các địa chỉ Web Nếu lưu trữ được địa chỉ web hay đã tìm thấy, bạn sẽ không cần phải tìm lại chúng. Hai công cụ đơn giản là chức năng ‘favorites’ trên Internet Explorer và ‘bookmarks’ trên Mozilla Firefox. Cả hai công cụ này đều cho phép bạn duy trì danh sách các địa chỉ web thường sử dụng. Khi bạn đã tìm thấy một trang tốt và thêm nó vào danh sách, bạn có thể vào lại trang đó mà không cần phải nhập lại địa chỉ.. Hướng dẫn về cách sử dụng ‘favorites’ và ‘bookmarks’ đều được các trình duyệt web cung cấp. Hãy vào mục ‘Help’ trên thanh công cụ ở bên trên màn hình trình duyệt, bạn sẽ thấy menu trợ giúp bên trong hoặc được đưa tới một trang trợ giúp dựa trên web. Đánh giá thông tin trên WWW http://www.hhs.gov/nvpo/tips.htm (Dept. of Health and Human Services) http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/webeval/webeval.html (Hướng dẫn trên MedlinePlus) http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/healthywebsurfing.html (danh sách kiểm tra trên MedlinePlus) https://www.hon.ch/cgi- bin/HONcode/Inscription/site_evaluation.pl?language=en&userCategory=individuals (HON) http://nccam.nih.gov/health/webresources/ (NCCAM) http://nnlm.gov/outreach/consumer/evalsite.html (NNLM) Tầm quan trọng của việc đánh giá giá trị các thông tin y tế là rất rõ ràng- thông tin sai lệch có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí liên quan cả đến vấn đề sống còn. Rất tiếc là trên WWW có nhiều những thông tin nghiên cứu y tế sai lệch và hoàn toàn không có giá trị. Để chiến đấu chống lại vấn nạn này, nhiều cơ quan và tổ chức y tế trên khắp thế giới đã đưa ra những hướng dẫn về đánh giá thông tin y tế trực tuyến, được biên soạn kỹ lưỡng, rõ ràng. Bên trên đã đưa ra liên kết tới một số hướng dẫn như vậy. Hướng dẫn đầu tiên là ‘Ten Tips for Evaluating Immunization Information on the Internet’ (Mười mẹo giúp đánh giá thông tin tiêm chủng trên Internet) do Bộ Sức khỏe và dịch vụ con người của Hoa Kỳ biên soạn nhằm chống lại những thông tin sai lệch nguy hiểm về tiêm chủng. Hai hướng dẫn tiếp sau của Thư viện Y học Hoa Kỳ bao gồm một hướng dẫn và một danh sách kiểm tra về đánh giá các nguồn tin và trang web trực tuyến. Đường dẫn HON (Health on the Net) cũng kết nối tới một danh sách kiểm tra mà bạn có thể sử dụng để đánh gia một địa chỉ web chưa quen thuộc lắm. Những công cụ đánh giá tương tự cũng được NCCAM (National Center for Complementary and Alternative Medicine thuộc National Institutes of Health tại Hoa Kỳ) và NNLM (Mạng lưới quốc gia các thư viện y khoa) cung cấp. Khi tìm thấy một trang web mới mẻ với mình, hãy cân nhắc những điểm sau:  Người soạn thảo/ tài trợ. Ai chịu trách nhiệm trang web này? Một cơ quan chính thức hay một nhóm phi chính phủ…? Bạn biết gì về họ? Địa chỉ có được tài trợ bởi nhà tài trợ thương mại không? Nếu bạn cho rằng trang web này đáng nghi do nhà tài trợ, đừng phí thời gian ở đó. Nên nhớ rằng ngay cả khi thông tin được đưa ra bởi một cơ quan hay tổ chức vẫn thường được coi là đáng tin cậy thì điều có không có nghĩa là thông tin đó luôn đúng, chẳng hạn như thông tin thống kê chính thức cũng có thể bị chỉnh sửa vì các lý do chính trị. 77
  3.  Được chọn lựa trong các cổng thông tin có giá trị. Các cổng thông tin, như được mô tả trong phần sau của chương này, chỉ liệt kê những trang đáp ứng những tiêu chí đánh giá nhất định: chỉ đưa vào những trang web chất lượng cao, những trang còn nghi ngờ sẽ bị loại. Do vậy, một cách thông minh để tìm được những trang tốt là sử dụng cổng thông tin tốt.  Thông tin mở về danh tính. Hãy tìm các tài liệu mạng có ký tên, với các tác giả được xác định. Sau đó bạn có thể đặt ra những câu hỏi về tác giả như bạn vẫn làm với tài liệu in. Hãy cẩn thận với những tài liệu có tác giả khuyết danh, trừ khi đã xác định rõ được cơ quan chịu trách nhiệm. Cảnh giác với những kẻ giả danh xưng tên là các chuyên gia khoa học. Do thiếu hệ thống thẩm định, bạn có khả năng gặp phải những đối tượng như vậy trên mạng nhiều hơn là trong tư liệu y học.  Tham khảo tới các nguồn thông tin. Thông tin được trình bày như là các ‘sự kiện’ trên các trang web cần được chứng minh. Nói cách khác, người cung cấp thông tin đó nên làm rõ nguồn gốc thông tin, đưa ra tham khảo thư mục đối với tài liệu in, xác định người ra tuyên bố chính sách…  Ngôn ngữ. Chất lượng viết thường là thước đo tốt về chất lượng tổng thể. Liệu ngôn ngữ đó có phù hợp với một chủ đề nghiêm túc không? Liệu nó có rõ ràng và không vòng vo không? Có sạch lỗi chính tả và lỗi văn phạm không? Các thuật ngữ kỹ thuật có được định nghĩa không?  Tính nhất quán bên trong và bên ngoài. Hãy kiểm tra các trang về tính nhất quán và tính hợp lý bên trong. Các tuyên bố trong phần này có phù hợp với các tuyên bố ở phần khác không? Có thêm bớt gì không? Bạn có chắc là các ‘sự kiện’ chính xác không? Cũng nên so sánh thông tin trên một vài trang web. Hãy tìm những điểm mà các trang web bất đồng và thử xem bạn có thể phát hiện được các lý do ẩn bên trong không. Năm công cụ tìm kiếm các trang web Cuối cùng bạn cũng sẽ xây dựng được một tập hợp các địa chỉ WWW liên quan tới công việc chuyên môn của mình. Một số tìm được từ những nguồn như cuốn sách này chẳng hạn, số khác do đồng nghiệp mách bảo. Bạn cũng có thể muốn tự mình tìm được một số nguồn. Có năm công cụ cơ bản hỗ trợ cho việc này- các menu/danh mục và công cụ tìm tin thương mại (thiếu kiểm soát chất lượng), cổng thông tin, thư viện số, và hướng dẫn tìm tin (có kiểm soát chất lượng). Nếu tận dụng tốt những công cụ này, đặc biệt là những công cụ có kiểm soát chất lượng, bạn sẽ may mắn hơn nhiều để tìm được những nguồn thông tin tốt nhất. Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ…. “You can do it better with five search tools And you’re sure to use them, ‘cause you’re not fools!” Đọc toàn bộ bản Rap ở trang cuối cuốn sách này. 78
  4. Công cụ tìm kiếm thương mại và các danh mục (menus/directories) http://www.google.com (Công cụ tìm kiếm Google) http://searchenginewatch.com/2156221 (Bài báo về các công cụ tìm kiếm cơ bản) http://www.google.com/dirhp (Danh mục Google) Chắc hẳn bạn đã từng sử dụng một công cụ tìm kiếm như Google chẳng hạn. Các công cụ tìm kiếm phổ biến nhờ dễ sử dụng. Bạn nhập một từ/cụm từ vào thanh trống và nháy chuột vào ‘search’. Khi đó công cụ tìm kiếm sẽ tìm những trang web phù hợp với mô tả và cho bạn một danh sách kết quả. Khi nhấy chuột vào một liên kết trong danh sách, bạn sẽ kết nối đến trang đó. Google không phải là công cụ tìm tin duy nhất. Có những công cụ khác -Yahoo, Alta Vista, và nhiều nữa- tìm kiếm với các công tụ tìm kiếm khác nhau không cho ra kết quả giống nhau. Nếu muốn biết thêm về các công cụ tìm kiếm, hãy vào bài báo liệt kê bên trên tại Search Engine Watch. Một số công cụ tìm tin có thêm menu hay danh mục, trong đó liệt kê các trang theo lĩnh vực. Danh mục Google gồm cả y khoa. Trước tiên hãy nháy chuột vào ‘Health’, sau đó vào ‘Medicine’ hoặc ‘Conditions and Diseases’, và tiếp tục như vậy cho đến khi đến được các trang web. Bạn cũng có thể thử bắt đầu với ‘Regional’ hoặc ‘Science’. Tiếc rằng các danh mục và công cụ tìm tin thương mại không sàng lọc về mặt chất lượng và các tổ chức thậm chí có thể trả tiền để có được một vị trí nổi bật. Một số ‘trang y khoa’ bạn tìm được nhờ những công cụ này đưa ra các thông tin sai lệch và nguy hiểm, vì vậy bạn đừng nên sử dụng danh bạ và công cụ tìm kiếm thương mại khi tìm kiếm các thông tin chuyên ngành. MẸO! Đừng dùng những công cụ thương mại như Google khi tìm kiếm thông tin chuyên ngành. Cổng thông tin: tập hợp đường dẫn tới những trang đã được đánh giá Nếu muốn tìm những trang cung cấp thông tin có giá trị, hãy thử với cổng thông tin- một tập hợp các đường dẫn tới những trang đã được đánh giá. Các chuyên gia điều hành cổng thông tin đã xác định, đánh giá các trang web và chỉ những trang đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định mới được đưa vào đây. Khi sử dụng cổng thông tin, bạn thường tìm thấy thêm nhiều cổng nữa. Nói cách khác, một số trang vào được từ cổng thông tin cũng đồng thời cung cấp những tập hợp liên kết, có thể được để ở phần ‘Internet resources’, ‘Web directories’ hoặc một cái tên tương tự.  WWW Virtual Library và BUBL http://vlib.org (WWW Virtual Library) http://bubl.ac.uk (BUBL Link, mục lục các nguồn tin Internet) Một số cổng thông tin chung được điều hành bởi các nhóm hàn lâm, chẳng hạn như WWW Virtual Library, trong đó các tiểu danh mục hoặc các chủ đề cụ thể được các 79
  5. trường đại học trên toàn thế giới chia nhau chịu trách nhiệm, hay như danh mục BUBL được duy trì bởi các cán bộ thư viện ở Anh. Cả WWW Virtual Library và danh mục BUBL đều đã trở nên lạc hậu so với Google, một số mục ở đây đã không còn cập nhật, tuy nhiên đôi khi vẫn có thể tìm được những trang rất hay từ đây, do vậy, cũng rất đáng để bạn truy cập vào.  Essential Health Links http://www.healthnet.org/essential-links (Essential Health Links) Trong lĩnh vực sức khỏe có một cổng thông tin đặc biệt quan trọng là Essential Health Links tại Health Net. Địa chỉ này chuyên về tài liệu chất lượng cao và miễn phí cho các nước thu nhập thấp, phân loại theo cả dạng nguồn tin (tạp chí điện tử, sách điện tử…) và theo chuyên ngành y.  Các liên kết web được chọn lọc tại thư viện ITM, Antwerp http://lib.itg.be/biblinks.htm Thư viện của Viện Y học nhiệt đới tại Bỉ có một cổng thông tin lớn về sức khỏe quốc tế, bao gồm cả các đường dẫn tới những trang về các chủ đề y sinh học cụ thể. 80
  6.  Cổng thông tin về các loại bệnh, các rối loạn và những chủ đề liên quan tại KTH http://www.mic.stacken.kth.se/Diseases/ Cổng thông tin The Diseases, Disorders, and Related Topics tại KTH (the Royal Institute of Technology) ở Thụy Điển cũng rất hữu ích dù không mấy tập trung vào các nước thu nhập thập và không nghiêm khắc lắm trong tiêu chuẩn lựa chọn. Cuộn qua các lĩnh vực để tìm thấy chủ đề bạn quan tâm, sau đó nhấp chuột để nhận được một danh sách dài các nguồn web trong lĩnh vực đó. Lưu ý rằng có một liên kết ngay bên trên của trang chủ tới danh sách được xếp theo thứ tự bảng chữ cái giúp bạn tìm đến những bệnh hoặc tình trạng bệnh cụ thể một cách dễ dàng hơn. Bạn cũng đừng quên cuốn xuống dưới cùng của trang chủ, bạn sẽ thấy các đường dẫn tới các hình ảnh y khoa, các nghiên cứu trường hợp lâm sàng và nhiều thông tin khác.  Ba cổng thông tin chuyên ngành cụ thể tại K4Health http://www.k4health.org K4Health đưa ra các cổng thông tin về sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS, và sốt rét. Để tới được những cổng này, nháy chuột vào Custom Search Hub rồi vào cổng thông tin cụ thể để xem danh sách những trang được chọn lọc với các liên kết động. Cổng thông tin sức khỏe sinh sản bao gồm 134 cơ quan, tổ chức, cổng về HIV/AIDS có 258, cổng về sốt rét liệt kê 65. 81
  7. Thư viện số và các công cụ tìm tin chuyên dụng Cổng thông tin là cải tiến cơ bản của các công cụ tìm kiếm thương mại, nhưng chúng cũng có thể làm nản lòng. Để tìm kiếm thông tin, bạn phải lựa chọn một trang trong cổng thông tin, nháy vào đường dẫn và sau đó tìm kiếm trong trang. Có thể sẽ rất mất thời gian để xem qua tất cả các trang! May mắn thay, có những giải pháp thay thế- những nhóm website đã được đánh giá và bạn có thể tìm kiếm tất cả chúng cùng một lúc. Một số vẫn được gọi là cổng thông tin, số khác được gọi là các công cụ tìm tin chuyên dụng hay các thư viện số (thư viện ảo). Việc gọi là gì không quan trọng, điều quan trọng là các trang trong đó đã được đánh giá và bạn chỉ thể tìm kiếm trong toàn bộ những trang này chỉ bằng một lệnh tìm. MẸO! Cổng thông tin với chức năng tìm kiếm, các công cụ tìm kiếm chuyên dụng và các thư viện số cơ bản là một.  Chức năng tìm kiếm tại cổng thông tin K4Healt http://www.k4health.org Cổng thông tin K4Health về sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS, và sốt rét được nhắc đến trên đây đều có thể được tìm kiếm sử dụng chức năng tìm kiếm ở góc trên bên phải của màn hình. Thậm chí nếu bạn đang ở một trang cổng thông tin cụ thể tại at K4Health, bạn phải chỉ ra (sử dụng danh sách thả tại hộp tìm kiếm) rằng bạn muốn tìm kiếm trong cổng thông tin đó, nếu không, tìm kiếm sẽ tự động tìm trong toàn bộ trang K4Health, và kết quả sẽ được tập trung vào bộ công cụ.  Công cụ tìm kiếm Scirus science http://www.scirus.org Một ví dụ về công cụ tìm kiếm chuyên dụng là Scirus, được mô tả như công cụ tìm kiếm chuyên về khoa học và công cụ nghiên cứu khoa học toàn diện nhất. Khi thực hiện một lệnh tìm trong Scirus, nó sẽ tìm trong 410 triệu trang web chuyên về khoa học. Trong trường hợp này, từ ‘khoa học’ không có nghĩa là các ngành cụ thể như hóa học, vật lý, sinh học, mà mang nghĩa như ‘hàn lâm’, do vậy bạn cũng có thể tìm được ở đây các tài liệu về y, sức khỏe và khoa học xã hội. 82
  8.  MedHunt tại HON http://www.hon.ch/HONsearch/Pro/index.html (HONSearch cho các chuyên gia) http://www.hon.ch/HONsearch/Pro/medhunt.html (Medhunt) Health on the Net Foundation (HON) đưa ra một số công cụ tìm tin y khoa. Nhìn về hình thức, trông chúng nghiêm túc hơn các trang khác trên Web. Bạn có thể hạn chế lệnh tìm đến các trang có mã HON. HON cũng cung cấp hai công cụ tìm tin y khoa chuyên dụng: Ophanet, tập trung vào các bệnh hiếm, và Provisu, tìm kiếm thông tin về các rối loạn thị lực.  Health Sciences Online http://hso.info Một công cụ tìm tin y tế quan trọng nữa là Health Sciences Online, là một nỗ lực hợp tác của WHO, Ngân hàng Thế giới, Hội Y khoa thế giới, CDC, và các tổ chức, cơ quan, viện có quan tâm tới sức khỏe và y tế. HSO được mô tả như ‘trang web đầu tiên cung cấp kiến thức khoa học sức khỏe có thẩm quyền, miễn phí và không có quảng cáo’. HSO có liên kết tới hơn 50.000 nguồn thông tin y học, bao gồm sách, tài liệu giảng dạy, và các tư liệu khác phục vụ cho lâm sàng, đào tạo và nghiên cứu. 83
  9. Khi thực hiện một lệnh tìm tại HSO, bạn không chỉ nhận được một danh sách kết quả mà còn có thể lọc để chỉ lấy những dạng nguồn cụ thể. Tiếc rằng chức năng này có vẻ chưa được hoàn thiện. Ví dụ, khi lọc lệnh tìm về sốt rét để chỉ lấy ‘guidelines and handbooks’ kết quả cho ra 28 mục, trong đó có nhiều mục không hề liên quan tới sốt rét.  LIS qua Global Health Librry http://www.globalhealthlibrary.net/php/index.php Một thư viện số khác về y và sức khỏe là HIL (Health Information Locator), một phần của Global Health Library của WHO. Địa chỉ của HIL tương đối dài. Hãy vào Global Health Library và nháy vào đường dẫn tới HIL. HIL được đặt tại Mỹ Latin, vì thế một số lượng đáng kể các nguồn tin là tiếng Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, nhưng cũng có nhiều nguồn bằng tiếng Anh. Trang này đưa ra một cổng thông tin chuẩn, với các liên kết được tổ chức theo chủ đề: các bệnh nhiệt đới, EBM, …. Một số chủ đề ẩn dưới mục ‘Specialities and institutions’. Ở đây có chức năng cho phép bạn nhập một thuật ngữ/ cụm từ và tìm kiếm trong tất cả các trang. Bạn cũng có thể tìm kiếm các nguồn thông tin ở các dạng khác nhau (cơ sở dữ liệu, ngân hàng hình ảnh, các khóa học…) bằng cách lựa chọn một lĩnh vực từ thanh menu thả rồi nháy chuột vào nút nhỏ có mũi tên. 84
  10.  INTUTE http://www.intute.ac.uk INTUTE là một thư viện số cung cấp truy cập tới các nguồn thông tin tốt nhất cho nghiên cứu và giảng dạy. Dịch vụ này do một mạng học thuật ở Anh điều hành. Thư viện này hiện có hơn 118.000 biểu ghi kèm các liên kết với phạm vi bao quát đa ngành. INTUTE cho phép bạn tìm theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tìm trực tiếp trong trang chủ hoặc tìm tại một trong các mảng chính. Lưu ý rằng điều dưỡng và hộ sinh là một mảng khác so với y khoa. Nhiều nguồn tin ở đây tập trung vào Anh, nhưng cũng có một số lượng lớn đáng kinh ngạc liên quan tới các nước khác, bao gồm cả các trung tâm thông tin thư viện. Nếu thực hiện một lệnh tìm cho “developing countries”, bạn sẽ nhận được hơn 800 kết quả. Nếu lọc bớt, chỉ lấy những kết quả liên quan tới y, con số sẽ là 169. Tiếc rằng Intute không còn tài trợ và nếu không tiếp tục tìm được nguồn tài trợ khác, nó sẽ bị đóng vào tháng 7 năm 2011. Trang web và liên kết tới các nguồn tin vẫn sẽ có ở đó, nhưng nội dung sẽ không được cập nhật. Các hướng dẫn tìm tin và hướng dẫn tìm kiếm thông tin theo chủ đề Các hướng dẫn tìm tin và hướng dẫn tìm kiếm thông tin theo chủ đề giống như bản đồ chỉ cách tới những nguồn tin tốt nhất. Một nhóm các công cụ khác giúp bạn tìm được thông tin tốt trên mạng là những hướng dẫn tìm tin và hướng dẫn tìm kiếm thông tin theo chủ đề. Đây là những tài liệu ở cả dạng in và dạng số hóa, đưa ra những hướng dẫn về cách xác định và truy cập những dạng khác nhau của các nguồn thông tin. 85
  11.  Tài liệu tập huấn của INFORM http://www.inform-network.org Các tài liệu tập huấn của INFORM là những ví dụ về hướng dẫn tìm kiếm thông tin. Cuốn bạn đang đọc đây không phải là cuốn duy nhất. Hãy lên mạng và vào trang INFORM, nháy chuột vào đường dẫn tới các cuốn tài liệu tập huấn miễn phí để xem danh sách xem có những cuốn gì khác có thể tải về được. Tất cả các cuốn tài liệu tập huấn đều miễn phí và gỡ bản quyền. Hãy xem chúng!  Hướng dẫn tìm tin theo chủ đề của các thư viện trường đại học Hầu hết thư viện ở các trường đại học thuộc các nước thu nhập cao, và ngày càng nhiều thư viện đại học ở các nước thu nhập trung bình và thấp hơn đều đưa ra các hướng dẫn tới những nguồn thông tin về những chủ đề được lựa chọn. Những hướng dẫn này có thể được gọi là ‘subject guides’ hoặc ‘study guides’ hoặc ‘pathfinders’ hay ‘knowledge paths’ hoặc ‘research guides’. Bạn có thể tìm được những hướng dẫn tìm tin theo chủ đề bằng cách vào các trang web thư viện và tìm kiếm trên trang chủ đó. Bạn cũng có thể học cách làm thế nào để tìm được các thư viện trong chương về tìm tài liệu tham khảo tới sách. Hoặc, bạn có thể tìm trong Google bằng các cụm từ tìm kiếm như ‘university library’ và sau đó là một trong các từ/cụm từ liệt kê bên trên (subject guide, study guide, ...), cùng với chủ đề cụ thể đang quan tâm. Khi tìm được một hướng dẫn tìm tin tại một thư viện đại học, hãy lưu ý rằng một số nguồn tin được liệt kê ở đó chỉ dành cho những người đang học tập hoặc giảng dạy tại trường đó. Nhưng một hướng dẫn điển hình cũng gồm cả các liên kết tới những nguồn miễn phí cho mọi người. Bản cũ của cuốn tài liệu này đã đưa ra các ví dụ cụ thể về hướng dẫn tìm tin theo chủ đề về y học từ một số trường đại học được lựa chọn ngẫu nhiên. Bản này không đưa ra như vậy nữa do chúng tôi phát hiện ra rằng người đọc đã có suy nghĩ đó là những nguồn tốt duy nhất.  Hướng dẫn tìm tin theo chủ đề từ các nguồn khác http://www.intute.ac.uk/subjectbooklets.html#hls (Hướng dẫn tìm tin theo chủ để INTUTE) http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PNADM001.pdf (Hướng dẫn của USAID về các nguồn tin về HIV) http://www.hrhresourcecenter.org/sg (HRH Global Resource Center) Hướng dẫn tìm tin và hướng dẫn tìm tin theo chủ đề có thể được tìm thấy không chỉ ở thư viện các trường đại học. Một bộ hướng dẫn rất hay do INTUTE biên soạn để giúp người dùng tin tìm các nguồn web về những chủ đề chọn lọc. Những hướng dẫn tìm tin khác được các cơ quan quốc gia hoặc quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, hoặc các liên hợp học thuật biên soạn. Một ví dụ chính là hướng dẫn của USAID về các nguồn trực tuyến liên quan đến HIV. HRH (Human Resources for Health) Global Resource Center cũng có trên mạng nhiều hướng dẫn tìm kiếm theo chủ đề, bao gồm cả quản lý y tế, kế hoạch y tế, sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bệnh truyền nhiễm. 86
  12. Tìm kiếm thông tin tại WHO, NIH, & NLM Các chương sau của tài liệu này đưa ra hướng dẫn về tìm kiếm thông tin về các chuyên ngành y tế và cho các mục đích chuyên ngành khác nhau. Nhiều trang được nhắc đến trong những chương này tập trung cung cấp thông tin về một bệnh riêng lẻ hoặc về sức khỏe của một nhóm dân số cụ thể. Chương này giới thiệu những trang chính cung cấp thông tin về mọi khía cạnh của sức khỏe: Tổ chức y tế thế giới (WHO), Các viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH), và Thư viện y học quốc gia (NLM) Hoa Kỳ. Tổ chức y tế thế giới (WHO) http://www.who.int WHO có trách nhiệm tăng cường sức khỏe trên toàn thế giới và soạn thảo một số lượng thông tin khổng lồ liên quan tới các nước thu nhập thấp hơn. Phần lớn các tài liệu có thể tải được về dạng pdf miễn phí từ trang của WHO. Nếu bạn nghiêm túc trong việc tìm kiếm thông tin y tế chất lượng cao, bạn nên dành vài giờ khám phá trang web của WHO để xem trên đó có những gì. Không thể biết được bạn sẽ tìm thấy những gì về một chủ đề bất kỳ. Hãy khám phá toàn bộ, nháy chuột vào mọi đường dẫn và kéo xuống cuối mỗi trang. Nhấp chuột và cuộn! Vấn đề chính với trang của WHO là được định hướng. Phần tiếp sau đây sẽ đưa ra những giới thiệu khám phá chung. Hỗ trợ tìm kiếm tài liệu của WHO về từng chủ đề cụ thể được đưa ra trong chương về tìm kiếm thông tin về các chủ đề y học cụ thể.  Ấn phẩm (Publications) Nhiều người vào trang của WHO để tìm kiếm các ấn phẩm có lẽ sẽ nhấp chuột vào phần ‘Publications’ trên thanh menu. Họ sẽ được đưa tới trang ấn phẩm, nơi có thể tìm thấy những ấn phẩm quan trọng của WHO được để trực tuyến, miễn phí. Thông tin chi tiết về truy cập cuốn World health reports đã được đưa ra trong chương về tài liệu xám và sách toàn văn, hướng dẫn sử dụng những ấn phẩm quan trọng khác cũng có trong chương về các chủ đề y học cụ thể. Thế nhưng còn tất cả những ấn phẩm khác thì sao, chúng được để ở đâu?  Cơ sở dữ liệu thư viện của WHO (WHO library database) http://dosei.who.int/ Một nơi để tìm là WHO library database. Trên trang ấn phẩm có một liên kết rất kín đáo, liên kết thẳng đến cơ sở dữ liệu thư viện của WHO. Như đã giải thích trong chương về tài liệu xám và sách toàn văn, cơ sở dữ liệu này bao gồm gần 20.000 tài liệu toàn văn miễn phí có thể được lọc ra một cách rất dễ dàng. Nhưng đó chưa phải là tất cả!  Các chương trình và dự án (Programmes and projects) WHO được tổ chức thành khoảng 200 chương trình và dự án. Đây chính là những chương trình và dự án làm phong phú các nguồn thông tin có từ WHO. Hãy vào trang của WHO và nhấp chuột vào ‘Programmes and projects’ trên thanh công cụ phía trên của trang. Như bạn sẽ thấy, một số chương trình và dự án có phạm vi rất rộng, trong khi một số khác lại rất hẹp. Ngoài ra cũng rất khó tìm các chương trình làm về những vấn đề nhất định chỉ bằng cách xem tên của chương trình, chẳng hạn, ở đó không có chương trình nào có tên là ‘Injuries’ hay ‘Trauma’. Nếu phát hiện được một chương trình của WHO phù hợp với quan tâm chuyên ngành cụ thể của mình, bạn nên vào trực tiếp trang của chương trình đó để tìm tài liệu. Nhiều trang 87
  13. của các chương trình có menu phía bên trái, trong đó gồm phần ‘Topics’ (các chủ đề trong chương trình đó) và ‘Publications’ (các ấn phẩm của chương trình đó).  Các chủ đề y học (Health topics) Một cách dễ dàng hơn để tìm tài liệu của các chương trình là khám phá thông qua các trang về những chủ đề y học. Hãy bắt đầu bằng việc nháy chuột vào ‘Health topics’ trong thanh menu ở phía trên của màn hình. Cuộn qua toàn bộ danh sách các chủ đề để xem được phạm vi bao phủ, sau đó hãy nhấp vào chủ đề bạn quan tâm. Trong hầu hết các trường hợp, việc nhấp vào một chủ đề sẽ đưa bạn tới trang chủ đề y học, nơi có đường dẫn tới thông tin chung, đa phương tiện, chương trình WHO chịu trách nhiệm chính về chủ đề, các chủ đề liên quan, các chương trình và tài liệu, số liệu thống kê, thông tin kỹ thuật và ấn phẩm theo vùng. 88
  14. Hai phần quan trọng nhất trong một trang chủ đề y học điển hình là ‘Technical information’ và ‘Publications’. Từ ‘technical’ gây ra sự hiểu nhầm. Chỉ một số tài liệu được hiển thị dưới hai đề mục này, hầu hết các tài liệu đều được ‘giấu’ ở đâu đó. Để tìm được chúng, bạn cần nhấp vào ‘More about…’ và ‘More publications…’ MẸO! Trên các trang chủ đề y học của WHO, phần được đặt tên là ‘technical information’ (thông tin kỹ thuật) dễ gây ra sự hiểu nhầm! Phần này nên được đọc là ‘free, high-quality information for health professionals’ (thông tin chất lượng cao miễn phí cho cán bộ y tế). Khi nháy chuột vào ‘More about…’ trên một trang chủ đề y học, bạn sẽ được đưa tới chương trình cơ bản của WHO chịu trách nhiệm về chủ đề này. Ở đó, như đã giải thích bên trên, bạn sẽ có cơ hội được khai thác chủ đề và được truy cập tới danh sách các ấn phẩm. Nếu quyết định khai thác theo chủ đề, rốt cục là cuối cùng bạn cũng sẽ đến trang ấn phẩm. Thêm nữa, nếu bạn bắt đầu ở trang chủ đề y khoa và nháy chuột vào ‘More publications…’, bạn cũng sẽ kết thúc tại chương trình đó, nhưng con đường này sẽ đưa bạn trực tiếp tới các trang ấn phẩm chính. Khi bắt đầu sử dụng trang của WHO lần đầu tiên, việc nhiều đường khác nhau cùng dẫn tới những nguồn thông tin giống nhau có thể rất gây cảm giác lẫn lộn và dẫn đến cảm giác không được định hướng. Đừng bỏ cuộc! Chẳng mấy chốc bạn sẽ tìm được cách của mình. MẸO! Bắt đầu tại trang chủ đề y học, có nhiều cách khác nhau để đến được các ấn phẩm về chủ đề đó ở chương trình liên quan của WHO.  Thông tin thống kê (Statistical information) Các bang thành viên thu thập và báo cáo thông tin y tế cho WHO hàng năm, những dữ liệu này được đưa vào một số cơ sở dữ liệu trực tuyến miễn phí của WHO và có thể truy cập bằng cách nháy chuột vào ‘Data and statistics’ trên thanh menu của WHO. Ba cơ sở dữ liệu thống kê chính tại WHO cung cấp những dạng thông tin khác nhau.  Cơ sở dữ liệu Global Health Observatory (GHO) kết hợp với Hệ thống thông tin thống kê WHO (WHOSIS), là nơi tìm kiếm những thống kê của từng quốc gia về 70 chỉ số cơ bản, bao gồm tỉ lệ tử vong, gánh nặng bệnh tật, các yếu tố nguy cơ, hệt thống y tế…. Nhưng GHO cũng cung cấp những dữ liệu và phân tích khác giúp quản lý tình trạng sức khỏe toàn cầu.  Cơ sở dữ liệu WHO Global InfoBase Online tập trung vào các bệnh mãn tính cũng như những yếu tố nguy cơ gắn liền với các bệnh này.  Cơ sở dữ liệu Global Health Atlas cung cấp thống kê về các bệnh truyền nhiễm. 89
  15. Những cơ sở dữ liệu này được cấu trúc khác nhau, vì thế phải mất một thời gian nhất định để nắm vững được cả ba. Hãy làm theo hướng dẫn trên trang. Cơ sở dữ liệu khó dùng nhất có lẽ là Global Health Atlas, nhưng nó được cấu trúc tương tự với phần mềm SPSS, vì thế những cán bộ y tế quen sử dụng phần mềm này sẽ cảm thấy thật thoải mái. Trên trang ‘Data and statistics’, bạn cũng nên khai thác phần ‘Data by category’, nơi có thể tìm được nhiều nguồn thống kê về các bệnh và chủ đề y học cụ thể, bao gồm chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, cũng như HIV, TB, tiểu đường, tiêm chủng, nguyên nhân tử vong, dinh dưỡng…Đừng bỏ qua những nguồn thống kê này. Cũng nên lưu ý rằng trang này có các liên kết tới các cơ sở dữ liệu thống kê vùng. Các Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) http://www.nih.gov/icd/index.html (trang chính của NIH) NIH gồm có 27 viện và trung tâm, thực hiện những chương trình về các bệnh khác nhau hoặc quản lý các dịch vụ đặc biệt. Mặc dù NIH tập trung vào các vấn đề y tế của Hoa Kỳ, nhiều chương trình của cơ quan này phát triển và cung cấp các nguồn thông tin liên quan tới toàn cầu. Có thể truy cập tới tất cả các thành viên của NIH thông qua ‘cổng chính’ tại địa chỉ trên. Đường dẫn trực tiếp tới những đơn vị liên quan nhiều nhất tới y tế Việt Nam được đưa ra ở các trang sau. Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ được mô tả riêng trong phần kế tiếp của chương này, và Trung tâm quốc tế được đề cập trong chương về tìm kiếm thông tin tài trợ. 90
  16.  Văn phòng giám đốc http://www.nih.gov/icd/od/index.htm http://www.oar.nih.gov/ (Văn phòng nghiên cứu AIDS) http://rarediseases.info.nih.gov/ (Văn phòng nghiên cứu các bệnh hiếm gặp) Văn phòng giám đốc không chỉ chịu trách nhiệm quản lý các thành phần của NIH mà cả các văn phòng chương trình, bao gồm các phòng giám sát nghiên cứu về AIDS, bệnh hiếm gặp,…Các nguồn thông tin chuyên ngành đều có tại các văn phòng chương trình này.  Viện Lão khoa quốc gia http://www.nia.nih.gov/  Viện Lạm dụng rượu và nghiện rượu quốc gia http://www.niaaa.nih.gov/Pages/default.aspx  Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia http://www.niaid.nih.gov/Pages/default.aspx  Viện Viêm khớp và Cơ xương- Da quốc gia http://www.niams.nih.gov/  Viện Ung thư quốc gia http://www.cancer.gov/  Viện Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người quốc gia http://www.nichd.nih.gov/  Viện Khiếm thính và rối loạn giao tiếp quốc gia http://www.nidcd.nih.gov/  Viện nghiên cứu Răng Hàm Mặt quốc gia http://www.nidcr.nih.gov/  Viện các bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận quốc gia http://www2.niddk.nih.gov/  Viện lạm dụng thuốc quốc gia http://www.nida.nih.gov/nidahome.html  Viện khoa học sức khỏe môi trường quốc gia http://www.niehs.nih.gov/  Viện mắt quốc gia http://www.nei.nih.gov/  Viện y học tổng quát quốc gia http://www.nigms.nih.gov/  Viện Tim, Phổi và Huyết học quốc gia http://www.nhlbi.nih.gov/ 91
  17.  Viện sức khỏe tâm thần quốc gia http://www.nimh.nih.gov/index.shtml  Viện đột quị và rối loạn thần kinh quốc gia http://www.ninds.nih.gov/  Viện nghiên cứu điều dưỡng quốc gia http://www.ninr.nih.gov/  Trung tâm y học bổ sung và thay thế quốc gia http://nccam.nih.gov/ Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ (NLM) http://www.nlm.nih.gov Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ, một thành viên của NIH, là thư viện y khoa lớn nhất trên thế giới và là nguồn cung cấp chủ chốt về thông tin y tế và sức khỏe có chất lượng cao. Bạn có thể truy cập tới tất cả các nguồn thông tin qua ‘cửa trước’ của NLM tại địa chỉ bên trên. Danh sách dưới đây cung cấp những đường dẫn trực tiếp tới một số nguồn tin cụ thể.  Cơ sở dữ liệu NLM và các nguồn tin điện tử http://www.nlm.nih.gov/databases/ Trang rất dài này cung cấp một danh sách xếp theo thứ tự bảng chữ cái tất cả các cơ sở dữ liệu và nguồn tin điện tử tại NLM. Một số cho các cán bộ chuyên ngành, số khác cho quần chúng. Những nguồn có vẻ hữu ích nhất với các cán bộ y tế Việt Nam được đề cập riêng trong cuốn sách này, nhưng bạn có thể muốn duyệt qua danh sách để xem liệu có thể tìm được gì liên quan tới công việc của bạn không. 92
  18.  Cổng thông tin NLM http://gateway.nlm.nih.gov/gw/Cmd Công cụ tìm tin này cho phép bạn tìm kiếm cùng một lúc nhiều nguồn tin của NLM, bao gồm cả Medline, PubMed Central, Bookshelf, mục lục NLM Catalog, MedlinePlus, và nhiều nguồn khác nữa. Nó không có yếu tố phức tạp thể hiện tại giao diện Medline/PubMed, vì thế đây không phải là nơi đầu tiên để tìm tham khảo tới các bài báo. Mặt khác, nó lại tìm được những nguồn thông tin NLM khác mà bạn có thể dễ dàng bỏ qua. Hãy thử xem!  Medline/PubMed http://www.pubmed.org http://www.nlm.nih.gov/bsd/disted/pubmed.html (Hướng dẫn PubMed) Medline là nguồn tin quốc tế hàng đầu để lấy được tham khảo tới các bài báo trong những tạp chí y khoa. PubMed là một trong những giao diện tìm kiếm trong Medline và cung cấp liên kết tới các bài báo toàn văn. Medline/PubMed được mô tả chi tiết trong các chương về tìm kiếm tham khảo và toàn văn các bài báo. Để có thêm trợ giúp, nhấp chuột vào các liên kết bên dưới mục ‘Using PubMed’ hoặc vào trang hướng dẫn PubMed.  MeSH http://www.nlm.nih.gov/mesh/MBrowser.html (trình duyệt MeSH) MeSH là hệ thống từ vựng được kiểm soát của NLM. Nó giúp bạn có thể tìm được tất cả các tham khảo về một chủ đề cụ thể, ngay cả khi những tác giả khác nhau sử dụng những thuật ngữ khác nhau để diễn đạt chủ đề đó. MeSH được mô tả trong chương về tìm kiếm thông tin tham khảo tới các bài báo. Để được trợ giúp thêm, hãy thử phần hướng dẫn MeSH có trong hướng dẫn PubMed.  PubMed Central http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/ PubMed Central là cơ sở dữ liệu lưu trữ các bản thảo tác giả và bài báo toàn văn miễn phí của NLM. Chi tiết về PMC được đưa ra trong chương về truy cập toàn văn các bài báo.  Mục lục NLM (NLM Catalog) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/ Mục lục liệt kê vốn tài liệu của NLM. Một số có miễn phí trên mạng. Để biết thêm thông tin, hãy xem lại chương về truy cập toàn văn của sách.  Bookshelf http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books Bookshelf là bộ sưu tập sách và báo cáo trực tuyến miễn phí của NLM về mọi lĩnh vực của y tế và sức khỏe. Hướng dẫn sử dụng bộ sưu tập này được đưa ra trong chương về truy cập toàn văn của sách.  MedlinePlus http://medlineplus.gov/ Một đặc điểm hữu ích khác của NLM là MedlinePlus, cung cấp thông tin về y học và sức khỏe cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Trong số những tài liệu truy cập được qua MedlinePlus có 165 bài giảng hình chiếu, hàng trăm video phẫu thuật, cơ sở dữ liệu dược phẩm, bách khoa thư y học, từ điển y khoa, và ý kiến chuyên gia về 800 chủ đề y tế khác nhau, phần lớn có liên quan quốc tế. Hãy khai thác chúng! 93
  19.  Các hướng dẫn http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/tutorial.html  Video phẫu thuật http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/surgeryvideos.html  Thông tin thuốc http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginformation.html  Bách khoa thư y học http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/encyclopedia.html  Từ điển y khoa http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/mplusdictionary.html  Các chủ đề y học http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/healthtopics.html Và đây là một đoạn rap ngắn để giúp bạn nhớ…. “Medline/PubMed, it’s the best But don’t overlook all the rest” Đọc toàn bộ bản Rap ở trang cuối cuốn sách này. 94
  20. Tìm kiếm thông tin về các chuyên ngành Nếu đã đọc các chương trước của tài liệu này và vào các trang liệt kê trong những chương đó, bạn hẳn sẽ có được hiểu biết rất tốt về nơi nào và cách nào có thể tìm được thông tin chuyên ngành có chất lượng- không chỉ sách và các bài báo mà cả các dạng tài liệu khác được cung cấp qua cổng thông tin, qua thư viện số, và trên các trang web y khoa chính. Cho dù giữ vai trò gì, chuyên ngành đào tạo nào, bạn có thể có được những tài liệu tuyệt vời bằng cách tìm kiếm trong những nguồn này. Mục đích của chương này là nhằm giới thiệu các nguồn tin đặc biệt liên quan tới các chuyên ngành y khoa và sức khỏe cụ thể. MẸO! Không phải tất cả những nguồn thông tin giá trị đều được liệt kê ở đây. Hãy đọc các chương khác nữa!! Sức khỏe sinh sản và bà mẹ, bao gồm cả mang thai và sinh nở  Trang sức khỏe sinh sản của WHO và chương trình Sức khỏe sinh sản và tình dục http://www.who.int/topics/reproductive_health/en/ (Trang chủ đề SKSS) http://www.who.int/reproductive-health/ (Chương trình SKSS và tình dục) WHO là một trong những nguồn thông tin phong phú nhất về SKSS và bà mẹ. Chương trước đã giải thích cách tìm thông tin tại trang WHO. Nếu chưa đọc chương này thì bạn nên quay lại đọc để có được một số định hướng. Các đoạn dưới đây đưa ra chi tiết về các tài liệu của WHO về SKSS. Một cách để tìm được tài liệu về SKSS là bắt đầu từ trang chủ đề SKSS và nháy chuột vào đường dẫn tới ‘More about…’ và ‘More publications…’. Cả hai đều đưa bạn tới Chương trình SKSS và tình dục. Nếu không, bạn có thể nhấp vào ‘Programmes and projects’ trong menu bên trên trang web của WHO và sau đó vào ‘Sexual and Reproductive Health Programme’ hoặc sử dụng liên kết được đưa ra trên đây. 95
nguon tai.lieu . vn