Xem mẫu

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ------------------------- ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ III (2009-2012) NGHỀ : KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: SCLRMT_LT01 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô hình TCP/IP. C©u 2: (2 điểm) Tr×nh bµy nguyªn lý ho¹t ®éng, c¸c gi¶i thuËt cña ph¬ng ph¸p CSMA/CD. Câu 3: (3 điểm) Trình bày một số hiện tượng hỏng hóc thường gặp về màn hình LCD của máy tính LAPTOP ? Nguyên nhân và phương hướng khắc phục? II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Phần này do từng Trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm. Câu 4 : ...... Câu 5: ....... ………, ngày ………. Tiêu ban ra đê thi Hôi đông thi TN tháng ……. năm ……… DUYỆT 1 CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc -------------------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ III (2009-2012) NGHỀ : KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCLRMT_LT01 I. Phần bắt buộc. Câu 1: (2 điểm) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô hình TCP/IP. TT Nội dung Điểm + Giống nhau: 1 đ - Cả hai đều có kiến trúc phân lớp; - Cả hai đều có lớp ứng dụng, mặc dù các dịch vụ mỗi lớp khác nhau; 1 - Cả hai đều có lớp vận chuyển và lớp mạng; - Sử dụng kỹ thuật chuyển mạch gói; Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần biết rõ cả hai mô hình trên. + Khác nhau: - TCP/IP kết hợp lớp mô tả và lớp phiên vào lớp ứng dụng của nó; - TCP/IP kết hợp lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lý thành một lớp; 2 - TCP/IP phức tạp hơn OSI vì có ít lớp hơn; 1đ Các giao thức TCP/IP là các chuẩn phát triển phổ biến phát triển trên Internet, vì thế mô hình TCP/IP lần nữa được tín nhiệm chỉ vì các giao thức của nó. Ngược lại các mạng điển hình không được xây dựng trên các giao thức OSI. 2 Câu 2 (2đ): Trình bày nguyên lý hoạt động, các giải thuật của phương pháp CSMA/CD TT Nội dung + Nguyên lý hoạt động: - Phương pháp này sử dụng cho topo dạng tuyến tính, trong đó tất cả các trạm của mạng đều được nối trực tiếp vào bus. Mọi trạm đều có thể truy nhập vào bus chung (đa truy nhập) một cách ngẫu nhiên và do vậy rất có thể dẫn đến xung đột (hai hoặc nhiều trạm đồng thời truyền dữ liệu). Dữ liệu được truyền trên mạng theo một khuôn dạng đã định sẵn trong đó có một vùng thông tin điều khiển chứa địa chỉtrạmđích - Phương pháp CSMA/CD là phương pháp cải tiến từ phương pháp CSMA hay còn gọi là LBT (Listen Before Talk - Nghe trước khi nói). Tư tưởng của nó: một trạm cần truyền dữ liệu trước hết phải “nghe” xem đường truyền 1 đang rỗi hay bận. Nếu rỗi thì truyền dữ liệu đi theo khuôn dạng đã quy định trước. Ngược lai, nếu bận (tức là đã có dữ liệu khác) thì trạm phải thực hiện một trong 3 giải thuật. - Để có thể phát hiện xung đột, cải tiến thành phương pháp CSMA/CD (LWT - Listen While Talk -nghe trong khi nói) tức là bổ xung thêm các quy tắc: - Khi một trạm đang truyền, nó vẫn tiếp tục nghe đường truyền. Nếu phát hiện thấy xung đột thì nó ngừng ngay việc truyền nhưng vẫn tiếp tục gửi sóng mang thêm một thời gian nữa để đảm bảo rằng tất cả các trạm trên mạng đều có thể nghe được sự kiện xung đột đó. - Sau đó trạm chờ đợi một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi thử truyền lại theo các quy tắc của CSMA. 2 + Các giải thuật: - Tạm “rút lui” chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi lại bắt đầu nghe đường truyền (Non persistent - không kiên trì) - Tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệuđivớixácsuất=1 - Tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền đi với xác suất p xác định trước (0 < p <1) Điểm 1 đ 1 đ 1đ 3 - Giải thuật 1: Có hiệu quả trong việc tránh xung đột vì hai trạm cần truyền khi thấy đường truyền bận sẽ cùng “rút lui” chờ đợi trong các thời đoạn ngẫu nhiên khác. Nhược điểm có thể có thời gian chết sau mỗi cuộc truyền - Giải thuật 2: Khắc phục nhược điểm có thời gian chết bằng cách cho phép một trạm có thể truyền ngay sau khi một cuộc truyền kết thúc. Nhược điểm: Nếu lúc đó có hơn một trạm đang đợi thì khả năng xảy ra xung đột là rất cao - Giải thuật 3: Trung hoà giữa hai giải thuật trên. Với giá trị p lựa chọn hợp lý có thể tối thiểu hoá được cả khả năng xung đột lẫn thời gian chết của đường truyền. Xảy ra xung đột là do độ trễ của đường truyền dẫn: một trạm truyền dữ liệu đi rồi nhưng do độ trễ đường truyền nên một trạm khác lúc đó đang nghe đường truyền sẽ tưởng là rỗi và cứ thể truyền dữ liệu đi xung đột. Nguyên nhân xảy ra xung đột của phương pháp này là các trạm chỉ “nghe trước khi nói” mà không “nghe trong khi nói” do vậy trong thực tế có xảy ra xung đột mà không biết, vẫn cứ tiếp tục truyền dữ liệu đi gây ra chiếm dụng đường truyền một cách vô ích. Câu 3: (3 điểm) Trình bày một số hiện tượng hỏng hóc thường gặp về màn hình LCD của máy tính LAPTOP ? Nguyên nhân và phương hướng khắc phục? TT - Hiện tượng: Nội dung Điểm Màn hình bị sọc đứng, sọc ngang 0,5 đ A B - Nguyên nhân : Bị lỗi do màn hình, cụ thể là do bẹ cáp bị gãy hoặc hở. - Phương hướng khắc phục: Thay bẹ cáp khác. - Hiện tượng: Màn hình bị ố màu trắng hoặc màu xám khá lớn. - Nguyên nhân: Do tấm chắn bên trong màn hình bị chuyển màu nên không còn hiển thị đúng màu sắc lên lớp ma trận phía trước. - Phương hướng khắc phục:Thay tấm chắn khác. 0,25 đ 0,5 đ 0.25 đ 4 C D - Hiện tượng: Màn hình bị mất màu, màn hình chuyển sang một màu duy nhất, có thể là màu xanh, vàng,... - Nguyên nhân: Có thể do bị lỗi ở bộ phận socket, cụ thể là do sợi cáp nối từ màn hình đến bo mạch của thân máy bị lỏng, hoặc do quá trình oxy hóa, bụi bám,... Ngoài ra, quá trình đóng mở nấp gập màn hình lâu ngày cũng sẽ gây ra tình trạng lỏng cáp. - Phương hướng khắc phục: Lau chùi sạch sẽ hai đầu tiếp xúc của sợi cáp hoặc nếu socket bị gẫy thì thay socket. - Hiện tượng: Màn hình bị điểm chết - Nguyên nhân :Thông thường lỗi này là do nhà sản xuất khi chế tạo, do bóng bán dẫn màn hình không sáng. - Khắc phục: Dùng phần mềm chuyên dụng 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ - Hiện tượng : Màn hình bị mờ hoặc không thấy gì. 0.25 đ - Nguyên nhân: Do bo cao áp hoặc mạch giải mã ma trận E gây ra. - Khắc phục : Thay bo cao áp hoặc thay IC giải mã ma trận. 0.25 đ Cộng (I) 7đ II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 1 2 … Cộng (II) Tổng cộng (I + II) ………, ngày ………. 3đ 10đ tháng ……. năm ……… Tiêu ban ra đê thi Hôi đông thi TN DUYỆT 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn