Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG TRONG MẠNG CÓ KẾT NỐI KHÔNG LIÊN TỤC DTN Lê Thị Tuyền, Lớp K60B, Khoa Công nghệ Thông tin GVHD: TS. Phạm Tuấn Minh Tóm tắt: Đánh giá hiệu năng là một vấn đề quan trọng cần thực hiện trong việc thiết kế, xây dựng hay cải tiến một hệ thống mạng. Chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu vấn đề đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục Disruption-Tolerant Network (DTN), một mô hình mạng truyền thông được ứng dụng trong các môi trường mà các nút mạng thường xuyên mất kết nối hoặc được ứng dụng để giảm tải lưu lượng mạng. Chúng tôi tiến hành mô phỏng mạng DTN trong phạm vi một khu vực của thành phố Hà Nội. Kết quả đánh giá sử dụng phương pháp mô phỏng cho thấy mối liên hệ giữa các tham số mạng với hiệu quả của việc truyền tin. Cụ thể hơn, chúng tôi đã tiến hành phân tích mối liên hệ giữa số nút mạng và kích thước bộ nhớ đệm của các nút mạng với hai tham số hiệu năng là độ trễ (end-to- end delay) và tỉ lệ mất gói tin (packet loss). Kết quả phân tích cho thấy việc nâng cao bộ nhớ đệm có tác động lớn tới việc cải tiến hiệu quả truyền tin hơn là thay đổi số nút mạng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc xác định một cách tiếp cận hiệu quả để cải tiến hiệu năng của mạng DTN đạt tới yêu cầu phù hợp của ứng dụng. Từ khóa: Disruption-Tolerant Networking, mobile opportunistic network, network performance evaluation of networks, network simulation. I. MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu Mạng có kết nối không liên tục DTN là một kiến trúc mạng đƣợc thiết kế để cung cấp thông tin liên lạc trong môi trƣờng không ổn định, nơi mà các mạng sẽ thƣờng xuyên mất kết nối và chịu độ trễ cao. Đó là một tập hợp các nút di động đƣợc kết nối với nhau bằng các liên kết không dây và các nút tự do di chuyển nên kiến trúc mạng có thể thay đổi liên tục mà không dự đoán trƣớc đƣợc Mạng DTN có một số đặc điểm sau: - Các nút mạng không đồng nhất: Các nút mạng của DTN chủ yếu là các thiết bị đi động nhƣ điện thoại, laptop, ipad... Các nút sẽ có sự khác nhau về khả năng của CPU, bộ nhớ, dung lƣợng pin, băng thông và khả năng truyền dẫn... - Thiết bị tự trị đầu cuối: Trong DTN, mỗi thiết bị di động đầu cuối là một nút tự trị. Mỗi nút có thể đóng vai trò nhƣ một host, một router hoặc một gateway. - Có kết nối không liên tục: Vùng phủ sóng của các nút là hạn chế, nút mạng lại di động liên tục nên nó có thể ra hoặc vào khoảng truyền dẫn của một nút bất kì. Do đó kết nối giữa các nút thay đổi theo thời gian. - Truyền gói tin đa chặng: Do khoảng truyền dẫn của các node bị giới hạn nên chúng trao đổi thông tin bằng phƣơng pháp truyền gói tin qua nhiều bƣớc. Các gói tin sẽ đƣợc truyền qua một số nút trung gian trƣớc khi đến đƣợc nút đích. 155
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 - Độ trễ cao: Các node trong mạng là không đồng nhất nên tốc độ truyền dữ liệu là khác nhau. Hơn nữa kết nối giữa các node là không liên tục nên mạng chịu độ trễ cao và tỉ lệ xảy ra lỗi là lớn. Giữa các nút có thể xảy ra mất kết nối trong khoảng thời gian dài. - Sử dụng phƣơng pháp lƣu trữ và chuyển tiếp: Do kết nối giữa các nút là không liên tục nên việc truyền dữ liệu gặp nhiều khó khăn do đó DTN khắc phục vấn đề trên bằng cách sử dụng phƣơng pháp lƣu trữ và chuyển tiếp (Store and Forward). Với phƣơng pháp này, mỗi nút mạng sẽ có một vùng nhớ đệm để lƣu trữ các tin nhắn trong mạng. Các gói tin đến đƣợc sắp xếp theo kiểu hàng đợi và các gói tin này sẽ chờ trong hàng đợi cho đến khi đƣợc chuyển tới nút tiếp theo hoặc bị xóa bỏ khi đủ điều kiện, ví dụ nhƣ là khi hết thời gian chờ. Những đặc điểm trên ảnh hƣởng rất nhiều tới hiệu năng hoạt động của mạng DTN. Vì vậy cần đánh giá đƣợc hiệu năng của mạng để từ đó đƣa ra những biện pháp khắc phục, cải thiện hiệu năng của mạng DTN. Hiệu năng mạng là hiệu quả và năng lực hoạt động của hệ thống mạng. Việc đánh giá hiệu năng mạng có vai trò rất quan trọng, nó có thể dự đoán đƣợc hiệu năng của hệ thống mạng đƣợc thiết kế khi đƣa vào sử dụng từ đó có thể thấy đƣợc khả năng đáp ứng yêu cầu của hệ thống mạng và có những điều chỉnh phù hợp. Từ việc đánh giá đƣợc hiệu năng của mạng, ta cũng có thể đƣa ra những biện pháp để cải thiện và tối ƣu hiệu năng của mạng. Với một mạng nhiều thách thức nhƣ DTN thì việc đánh giá hiệu năng sẽ càng cần thiết. Các điều kiện đƣợc sử dụng trong đánh giá hiệu năng mạng là rất quan trọng, chúng ảnh hƣởng trực tiếp tới các kết quả thu đƣợc. Trong các điều kiện ảnh hƣởng tới quá trình đánh giá hiệu năng thì kịch bản mô tả là yếu tố then chốt quyết định giá trị hiệu năng tại điểm cần đo. Trong kịch bản cần xác định các tham số đầu vào rõ ràng nhƣ các nút tham gia hệ thống, thiết bị kết nối, tác nhân tham gia, giao thức hoạt động, ứng dụng triển khai, thời gian thực hiện,... và rất nhiều yếu tố tạo ra một kịch bản hoàn thiện. Vấn đề đánh giá hiệu năng mạng cần thiết phải có bộ tham số đặc trƣng để cụ thể hóa việc đánh giá. Ví dụ một số tham số thƣờng đƣợc đánh giá nhƣ: Tính sẵn sàng (availablility), thông lƣợng mạng (network throughput), độ trễ (end-to-end delay), tỉ lệ mất gói tin (packet loss). Tính sẵn sàng là để đánh giá hiện trạng mạng có khả năng phục vụ, đáp ứng yêu cầu hay không. Tham số này cho phép chỉ ra luồng thông tin có đang đƣợc chuyển tiếp qua hệ thống mạng hay bị tắc nghẽn cần phải xử lí, các dịch vụ mạng đang đƣợc cung cấp có sẵn sàng cho việc trả lời các yêu cầu đƣa ra. Thông lƣợng mạng đƣợc định nghĩa là số lƣợng dữ liệu không bị lỗi đƣợc chuyển tiếp qua các nút cần đo trong một đơn vị thời gian. Độ trễ là thời gian gói tin truyền qua mạng từ nút nguồn tới nút đích. Tỉ lệ mất gói tin là độ đo tỉ lệ số lƣợng gói tin gửi đi và số gói tin tới đích. Tùy thuộc vào mục đích mà ta có thể lựa chọn những tham số thích hợp để thực hiện việc đánh giá hiệu năng của mạng. Các phƣơng pháp đánh giá hiệu năng bao gồm ba loại phƣơng pháp: phƣơng pháp mô hình hóa (modeling method), phƣơng pháp thực nghiệm (experimental method) và phƣơng pháp mô phỏng (simulation). Phƣơng pháp mô phỏng có ƣu điểm là có thể thực hiện đo đạc các tham số hiệu năng của các hệ thống phức tạp mà phƣơng pháp mô hình hóa không cho 156
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 kết quả phân tích, chi phí thấp và linh hoạt hơn phƣơng pháp thực nghiệm. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn phƣơng pháp mô phỏng để đánh giá hiệu năng của mạng DTN. 2. Đánh giá hiệu năng của mạng DTN dùng phƣơng pháp mô phỏng Mô phỏng là quá trình phát triển mô hình hóa để mô phỏng một đối tƣợng cần nghiên cứu. Thay cho việc phải nghiên cứu đối tƣợng thực, cụ thể mà nhiều khi là không thể hoặc tốn kém. Ngƣời ta mô hình hóa đối tƣợng đó trong phòng thí nghiệm và tiến hành nghiên cứu đối tƣợng đó dựa trên mô hình này. Một chƣơng trình máy tính có thể mô phỏng diễn biến điều kiện thời tiết, các mạch điện tử, phản ứng hóa học, cơ điện tử, hệ thống điều khiển tƣơng tác, thậm chí cả các quá trình sinh học cực kỳ phức tạp. Về lí thuyết, bất kì sự vật, hiện tƣợng nào có thể đƣợc mô tả bằng dữ liệu và phƣơng trình toán học đều có thể đƣợc mô phỏng trên máy tính. Chúng tôi sử dụng phần mềm The ONE (The Opportunistic Network Enviroment simulator) phiên bản 1.5.1 để mô phỏng mạng DTN. The ONE là phần mềm mô phỏng mạng theo phƣơng thức điều khiển sự kiện rời rạc và hƣớng đối tƣợng. Phần mềm The ONE là phần mềm mã nguồn mở và đƣợc viết bằng ngôn ngữ Java. Phần mềm này đƣợc phát triển trong dự án SINDTN và CATDTN đƣợc hỗ trợ bởi trung tâm nghiên cứu Nokia (Phần Lan) và một số dự án khác. The ONE đƣợc thiết kế cho việc mô phỏng mạng có kết nối không liên tục với khả năng sau: - Tạo ra sự chuyển động của các nút sử dụng các mô hình chuyển động khác nhau. - Định tuyến tin nhắn giữa các nút với các thuật toán định tuyến DTN khác nhau. - Trực quan hóa cả sự di động và chuyển tin nhắn trong thời gian thực trong giao diện đồ họa của nó. - ONE có thể nhập dữ liệu di động từ các dữ liệu thực tế. - Cung cấp các báo cáo từ sự di chuyển của các nút để các bản tin đi qua và các thống kê chung. 3. Kết quả Chƣơng này trình bày các kết quả mô phỏng, từ đó rút ra những nhận xét về hiệu quả hoạt động của mạng DTN trong hai trƣờng hợp số lƣợng nút mạng thay đổi và kích thƣớc vùng nhớ đệm của các nút thay đổi. Chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá hiệu năng mạng DTN thông qua các độ đo hiệu năng sau: - Trễ đầu cuối trung bình của các gói dữ liệu: là độ trễ toàn phần đƣợc tính từ khi gói tin phát đi từ ứng dụng phát cho tới khi đến ứng dụng đích. - Tỉ lệ mất gói tin: Là tỉ lệ giữa số các gói tin không đƣợc chuyển tới đích so với số các gói tin đƣợc tạo ra bởi nguồn phát. 3.1. Trường hợp số lượng các nút mạng thay đổi 157
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Hình 1. Chạy mô phỏng mạng DTN trong khu vực Hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Bảng 1. Các tham số mô phỏng trong trường hợp số lượng các nút thay đổi Tham số mô phỏng Giá trị Số nút 20, 40, 60, 80, 100, 120, 140, 160, 180, 200 Phạm vi phủ sóng vô tuyến (m) 10 Giao thức định tuyến Epidemic Tốc độ truyền dữ liệu 250 kBps Thời gian mô phỏng (s) 7200 Kích thƣớc gói tin 500kB – 1M Tốc độ nút di chuyển (km/h) 1,8 – 5,4 và 10 - 50 Số nguồn phát tin nhắn 1 Mô hình di chuyển Shortest Paths Map-Based Movement Bộ nhớ đệm các nút (MBytes) 5 Đối với trƣờng hợp này, chúng tôi xây dựng mô phỏng mạng sẽ gồm các nút di động có số lƣợng khác nhau là 20, 40, 60, 80, 100, 120, 140, 160, 180 và 200. Các nút này sẽ đƣợc chia thành hai nhóm chính gồm nhóm ngƣời đi bộ kí hiệu “p” và nhóm ngƣời sử dụng phƣơng tiện giao thông kí hiệu là “c”. Mỗi nút sẽ có một vùng nhớ đệm có kích thƣớc là 5Mbytes. Các nút chuyển động theo mô hình chuyển động Shortest Paths Map-Based Movement [1]. Nhóm “p” sẽ chuyển động với vận tốc ngẫu nhiên trong khoảng từ 1.8km/h – 5.4km/h và nhóm “c” là 10 km/h – 50 km/h. Ngoài ra, mỗi nút đều có giao diện vô tuyến với phạm vi phủ sóng là 10 m và có tốc độ truyền dữ liệu là 250 kB/s. 158
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Chúng tôi chọn thời gian mô phỏng là 7200s và chỉ có một nguồn phát tin nhắn cứ trong khoảng từ 25 s – 35 s thì sẽ có một tin nhắn mới đƣợc tạo. Tin nhắn sẽ có kích thƣớc trong khoảng từ 500 kB – 1 MB và các tin nhắn này sẽ đƣợc định tuyến bởi giao thức định tuyến Epidemic [1]. Tổng kết về các cấu hình mạng mô phỏng và các tham số đƣợc cho trong Bảng 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mất gói tin 76 74 72,603 73,305 Tỵ lệ mất gói tin (%) 72 70,786 70,87 70 68,801 68,844 68 65,836 66 64,014 64,505 64 62,76 62 60 58 56 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Số nút Hình 2. Đánh giá tỉ lệ mất gói tin trong trường hợp số nút thay đổi Hình 3. Đánh giá thời gian trễ trung bình trong trường hợp số lượng nút mạng thay đổi Từ hình 2 cho ta thấy tỉ lệ mất gói tin tăng liên tục khi ta tăng từ 40 đến 200 nút di động trong mạng DTN. Việc số nút trong mạng tăng lên làm số các gói tin không chuyển 159
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 đƣợc tới đích tăng lên đồng nghĩa với việc số các gói tin đƣợc phân phát thành công giảm đi. Nhìn vào biểu đồ chúng tôi thấy rằng, với một mạng DTN đƣợc cấu hình nhƣ trên thì số gói tin bị mất là rất lớn. Nếu coi tỉ lệ mất gói tin là độ đo chính để đo hiệu năng mạng DTN thì việc tăng các nút mạng không thể áp dụng để tăng hiệu năng của mạng DTN. Trái ngƣợc với tỉ lệ mất gói tin, khi tăng số lƣợng các nút mạng thì độ trễ trung bình của các gói tin lại giảm. Điều này đƣợc đánh giá là tốt vì trong mạng độ trễ trung bình của các gói dữ liệu càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu năng của mạng càng tốt. Với kết quả này, chúng tôi có thể tăng số các nút mạng di động trong mạng DTN để cải thiện hiệu năng của mạng. Tuy nhiên, theo kết quả mô phỏng thì độ trễ trung bình của mạng DTN vẫn là rất lớn, muốn áp dụng mạng DTN vào thực tế thì vẫn cần có những phƣơng pháp khác để cải thiện hiệu năng của mạng. Chúng tôi thấy rằng, khi số nút di động trong mạng nhỏ, các nút mạng ít có cơ hội gặp nhau để trao đổi tin nhắn do đó một gói tin đƣợc tạo ra cần rất nhiều thời gian mới có thể chuyển đƣợc đến đích. Khi số nút di động trong mạng tăng lên, một nút có thể gặp một nút khác trong một thời gian ngắn và sẽ chuyển gói tin cho nút đó. Nhƣ vậy, gói tin đƣợc tạo ra sẽ nhanh chóng đƣợc chuyển tới đích, do đó độ trễ trung bình của các gói dữ liệu sẽ đƣợc giảm xuống. Nhƣng việc này lại làm tăng số lƣợng gói tin bị mất. Khi các nút tăng, số lƣợng gói tin lan truyền trong mạng cũng tăng theo. Khi hai nút gặp nhau chúng sẽ trao đổi gói tin cho nhau. Khi một nút trao đổi càng nhiều gói tin với các nút khác, với kích thƣớc bộ nhớ đệm nhỏ (5M) thì bộ nhớ đệm của chúng sẽ nhanh chóng bị đầy. Khi đó, nó sẽ không thể nhận thêm gói tin mới hoặc phải xóa các tin nhắn cũ trong bộ nhớ đệm của nó nếu chúng đã đƣợc lƣu trữ quá thời gian. Nhƣ vậy, một gói tin mới đƣợc tạo ra sẽ có hai trƣờng hợp: hoặc là không có nút nào chấp nhận chuyển gói tin do bộ nhớ đệm của chúng đã đầy, hoặc là chúng bị hủy bỏ trƣớc khi đƣợc chuyển tới đích. Chính vì vậy, khi số nút di động tăng thì tỉ lệ mất gói tin cũng tăng. 3.2. Trường hợp kích thước vùng nhớ đệm tăng Biểu đồ tỷ lệ mất gói tin 80 68,801 70 53,843 Tỵ lệ mất gói tin (%) 60 45,786 50 41,613 37,231 40 30 20 10 0 5 10 15 20 25 Kích thƣớc bộ nhớ đệm (Mbytes) Hình 4. Đánh giá tỉ lệ mất gói tin trong trường hợp kích thước bộ nhớ đệm thay đổi Trong trƣờng hợp này, chúng tôi xây dựng cấu hình mô phỏng giống bảng 1 nhƣng với 100 nút di động di chuyển trong khu vực đƣợc xác định trƣớc bởi dữ liệu bản đồ. Trong trƣờng hợp trên, kích thƣớc bộ nhớ đệm của mỗi nút là 5 Mbytes nên không gian để 160
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 lƣu trữ các tin nhắn là nhỏ. Vì vậy, chúng tôi sẽ thay đổi kích thƣớc bộ nhớ đệm của các nút với các giá trị khác nhau 5 Mbytes, 10Mbytes, 15 Mbytes, 20 Mbytes và 25Mbytes để đánh giá các độ đo hiệu năng của mạng DTN. Khi chúng tôi tăng kích thƣớc bộ nhớ đệm của các nút thì tỉ lệ số tin nhắn bị không chuyển đƣợc tới đích sẽ giảm đi đáng kể (hình 4). Khi bộ nhớ đệm của các nút là 25M thì tỉ lệ mất gói tin giảm chỉ còn 37.231%, giảm đi khoảng một nửa so với khi kích thƣớc bộ nhớ đệm là 5M. Nếu coi tỉ lệ mất gói tin là độ đo hiệu năng chính để đánh giá hiệu năng của mạng mà không cần quan tâm đến những tham số khác thì việc tăng kích thƣớc bộ nhớ đệm của các nút là một phƣơng pháp đáng quan tâm. Tuy nhiên, việc tăng kích thƣớc bộ nhớ đệm sẽ kéo theo việc tăng chi phí thiết kế, chế tạo thiết bị. Hình 5. Đánh giá thời gian trễ trung bình trong trường hợp kích thước bộ nhớ đệm thay đổi Việc tăng kích thƣớc bộ nhớ đệm của các nút làm tỉ lệ mất gói tin giảm nhƣng lại làm thời gian trễ trung bình của các gói dữ liệu tăng. Tuy nhiên, thời gian trễ trung bình tăng lại thể hiện rằng hiệu suất hoạt động của mạng là kém. Và nhìn vào các giá trị trên biểu đồ thì ta có thể thấy là thời gian trễ trung bình của các gói dữ liệu vẫn là rất lớn. Nhƣ chúng tôi đã trình bày, trong mạng DTN các gói tin trƣớc khi đƣợc chuyển đến đích thì nó sẽ đƣợc chuyển tiếp qua các nút trung gian. Các gói tin sẽ đƣợc lƣu trữ tại bộ nhớ đệm của mỗi nút. Nếu bộ nhớ đệm nhỏ thì số lƣợng gói tin đƣợc lƣu trữ là ít. Do đó, nếu bộ nhớ đầy mà có một gói tin mới đến thì nút sẽ không nhận thêm nữa hoặc phải xóa bớt tin nhắn trong bộ nhớ đệm của mình để lƣu trữ tin nhắn mới. Bộ nhớ đệm càng nhỏ thì thời gian lƣu trữ gói tin càng ngắn nên các tin nhắn sẽ dễ bị xóa bỏ trƣớc khi đƣợc chuyển tới đích. Vì vậy, khi chúng tôi tăng kích thƣớc bộ nhớ đệm của mỗi nút lên thì khả năng lƣu trữ của mỗi nút sẽ tăng theo. Do đó, các tin nhắn sẽ đƣợc lƣu trữ lâu hơn và cơ hội đƣợc chuyển đến đích là lớn hơn. Chính vì vậy mà khi tăng kích thƣớc bộ nhớ đệm của các nút thì tỉ lệ mất gói tin sẽ giảm. Tuy nhiên, việc kích thƣớc bộ nhớ đệm của các nút tăng cũng làm tăng độ trễ trung bình của các gói dữ liệu. Do các nút lƣu trữ đƣợc lƣợng tin nhắn nhiều hơn, các gói tin sẽ đƣợc lan truyền qua rất các nút trung gian và có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể gặp đƣợc nút đích. 161
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Nhƣ vậy, tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể mà các nhà phân tích có chọn việc thay đổi kích thƣớc bộ nhớ để cải thiện hiệu năng của mạng DTN hay không. Các nhà phân tích phải tính toán sao cho chi phí cho việc thay đổi kích thƣớc trong phạm vi giới hạn mà kết quả mang lại vẫn thỏa mãn yêu cầu. III. KẾT LUẬN Bài báo cáo đã trình bày kiến thức cơ bản về mạng DTN với trọng tâm là các kết quả nghiên cứu về việc đánh giá giá hiệu năng của mạng thông qua một số độ đo hiệu năng là thời gian trễ trung bình của các gói dữ liệu và tỉ lệ mất gói tin. Từ kết quả mô phỏng thu đƣợc đƣợc trình bày trong phần 3, chúng tôi có thể thấy một cách tiếp cận hiệu quả để cải thiện tỉ lệ mất gói tin là thay đổi kích thƣớc của bộ nhớ đệm của các nút di động. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ gây tốn kém trong việc thiết kế, chế tạo thiết bị di động trong mạng. Và chúng tôi cũng có thể cải thiện thời gian trễ trung bình của các gói dữ liệu bằng cách tăng số lƣợng nút di động trong mạng DTN. Từ các kết quả phân tích trên, chúng tôi đã góp phần làm sáng tỏ ảnh hƣởng của số nút và kích thƣớc bộ nhớ đệm tới hiệu năng của mạng DTN. Chúng tôi có thể phát triển đánh giá của các tham số cấu hình khác nhƣ các giao thức định tuyến trong mạng, các mô hình di chuyển cũng nhƣ các tham số hiệu năng khác để có cách tiếp cận tốt nhất trong việc cải thiện hiệu quả hiệu năng của mạng DTN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ari Keränen, Jörg Ott, Teemu Kärkkäinen, The ONE Simulator for DTN Protocol Evaluation, Helsinki University of Technology (TKK), Department of Communications and Networking. [2] Forrest Warthman, Warthman Associates, Delay- and Disruption-Tolerant Networks (DTNs), based on technology developed by the Interplanetary Internet Special Interest Group (IPNSIG, http://www.ipnsig.org). [3] Raj Jain, Art of Computer Systems Performance Analysis Techniques For Experimental Design Measurements Simulation And Modeling, Wiley Computer Publishing, John Wiley & Sons, Inc. [4] http://www.netlab.tkk.fi/tutkimus/dtn/theone/ 162
nguon tai.lieu . vn