Xem mẫu

  1. Chương 4. NGÔN NGỮ SQL 4. GV: Trần Ngân Bình tnbinh@cit.ctu.edu.vn
  2. Nội Dung Giới thiệu ngôn ngữ SQL Truy vấn dữ liệu bằng lệnh SELECT Cập nhật dữ liệu (INSERT – Thêm, DELETE – Xóa, UPDATE – Sửa) 4. 2
  3. Mục tiêu của SQL Một cách lý tưởng, ngôn ngữ CSDL phải cho phép người dùng: Tạo CSDL và cấu trúc quan hệ Thực hiện việc xen, sửa, xóa dữ liệu trên các quan hệ. Thực hiện các câu truy vấn đơn giản và phức tạp. Phải thực hiện các công việc này với công sức bỏ ra là nhỏ nhất và cú pháp lệnh phải dễ học. Có thể sử dụng như nhau trên các HQTCSDL khác nhau (~ tuân theo chuẩn nào đó). 4. 3
  4. Lịch sử phát triển của SQL Năm 1974, D. Chamberlin (IBM San Jose Lab) định nghĩa ngôn ngữ SEQUEL (Structured English Query Language). Một phiên bản sửa chữa, SEQUEL/2, đã được đưa ra vào năm 1976 nhưng sau đó đổi tên thành SQL vì lý do pháp lý. Sau đó IBM tạo ra một bản mẫu HQTCSDL gọi là System R, dựa trên SEQUEL/2. Tuy nhiên gốc rễ của SQL là từ ngôn ngữ SQUARE (Specifying Queries as Relational Expressions), là ngôn ngữ đã có trước dự án System R. Vào cuối 70s, ORACLE xuất hiện và được xem là HQTCSDL thương mại đầu tiên dựa trên SQL. 4. 4
  5. Lịch sử phát triển của SQL Năm 1987, ANSI và ISO công bố chuẩn đầu tiên cho SQL. Năm 1989, ISO công bố thêm phần phụ lục định nghĩa một ‘Nét cải tiến cho toàn vẹn’. Năm 1992, phiên bản chỉnh sửa đầu tiên của chuẩn này có mặt, mang tên SQL2 hay SQL-92. Năm 1999, SQL:1999 được phát hành với các chuẩn hỗ trợ cho quản lý dữ liệu hướng đối tượng. Vào cuối năm 2003, SQL:2003 ra đời. 4. 5
  6. Ngôn Ngữ SQL SQL là một ngôn ngữ phi thủ tục với hai thành phần chính: DDL (Data Definition Language) dùng để định nghĩa cấu trúc của CSDL. ANSI chia DDL gồm 2 phần: DDL gồm các lệnh để định nghĩa cấu trúc của CSDL: CREATE TABLE, CREATE VIEW, ALTER TABLE,… DCL (Data Control Language) gồm các lệnh để điều khiển quyền truy cập trên dữ liệu: GRANT, REVOKE,… DML (Data Manipulation Language) để truy xuất và cập nhật dữ liệu: INSERT, UPDATE, DELETE, SELECT, … 4. 6
  7. Câu lệnh SQL Hầu hết các phần trong câu lệnh SQL là không phân biệt chữ hoa chữ thường, trừ các ký tự trong chuỗi dữ liệu. Tuy câu lệnh SQL có hình thức tự do nhưng để dễ đọc, ta nên: Viết mỗi mệnh đề của lệnh trên một dòng riêng Viết bắt đầu một mệnh đề thẳng hàng với các mệnh đề khác Nếu một mệnh đề có nhiều vế thì nên viết mỗi vế trên một dòng và thục vào trong mệnh đề đó. Ví dụ: SELECT Hten_nv, Cviec FROM Nhan_vien WHERE Phai = ‘nam’ AND (Ma_phong=30 OR Ma_phong=40) Câu lệnh SQL gồm 2 thành phần: Từ khóa và từ do người dùng định nghĩa (tên bảng, tên cột,...) 4. 7
  8. Cú pháp câu lệnh SQL Cú pháp của lệnh SQL được giới thiệu theo dạng mở rộng của ký hiệu BNF: Chữ hoa đại diện cho từ khóa. Chữ thường đại diện cho các từ của người dùng định nghĩa Dấu | chỉ sự lựa chọn. Dấu { chỉ phần tử bắt buộc phải có. Dấu [ chỉ phần tử tùy chọn (không bắt buộc). Dấu ... chỉ thành phần có thể lặp lại từ 0 đến nhiều lần. 4. 8
  9. CSDL ví dụ 1. PHONG (MA_PHONG, TEN_PHONG, TRUONG_PHONG ) Mỗi phòng có một mã duy nhất, một tên phòng, trưởng phòng là mã nhân viên của trưởng phòng. 2. NHANVIEN (MA_NV, HTEN_NV, PHAI, CVIEC, LUONG, PHU_CAP, MA_PHONG) Nhân viên có một mã duy nhất, một họ tên, phái, công việc, lương, phụ cấp và thuộc một phòng nào đó. 3. TĐO_NN (MA_NV, NGOAINGU, BANG_CAP) Một nhân viên có thể biết nhiều ngoại ngữ, mỗi ngoại ngữ có thể có các bằng cấp khác nhau. 4. 9
  10. Truy vấn đơn giản Truy vấn DL từ một bảng, có thể định thứ tự xuất hiện các cột SELECT [ DISTINCT | ALL] { * | [, [,...] ] } FROM DISTINCT: Chỉ hiển thị những dòng phân biệt. ALL: hiển thị tất cả (chế độ mặc định) Lưu ý: Khác với phép chiếu của ĐSQH, các dòng trùng nhau của bảng kết quả không tự động bị loại bỏ. Dấu hoa thị (*) thay thế tất cả các cột trong bảng. Thứ tự các mệnh đề không được thay đổi. SELECT và FROM là hai mệnh đề duy nhất bắt buộc phải có. 4. 10
  11. Truy vấn đơn giản – ví dụ Hiển thị toàn bộ nội dung của bảng NHAN_VIEN: SELECT * FROM Nhan_vien Hiển thị danh sách gồm họ tên nhân viên và phái: SELECT HTen_nv, Phai FROM Nhan_vien Hiển thị danh sách các mức lương có thể có của nhân viên: SELECT DISTINCT Luong FROM Nhan_vien 4. 11
  12. Sắp xếp kết quả Sắp xếp kết quả theo một hay nhiều cột: Sử dụng mệnh đề ORDER BY ở cuối lệnh SELECT: ORDER BY [ASC| DESC] [, [ASC| DESC],…] ASC là chế độ sắp xếp mặc định Ví dụ: Sắp xếp kết quả theo mã phòng tăng dần, và lương giảm dần. SELECT * FROM Nhan_vien ORDER BY Ma_phong, Luong DESC 4. 12
  13. Chọn các dòng trong bảng (1) Sử dụng mệnh đề WHERE sau MĐ FROM để chọn các dòng thỏa điều kiện WHERE [ AND | OR [...] ] Dạng ĐK 1: So sánh giá trị thuộc tính với 1 giá trị cụ thể: so sánh Ví dụ: Hiển thị tất cả các thông tin của nhân viên Lê Quỳnh Như SELECT * FROM Nhan_vien WHERE Hten_nv = ‘Lê Quỳnh Như’ Ví dụ: Hiển thị tên và tên công việc của các nhân viên nam đang làm việc trong các phòng 30, 40 SELECT Hten_nv, CVIEC FROM Nhan_vien WHERE Phai = ‘Nam’ AND (Ma_phong=30 OR Ma_phong=40) 4. 13
  14. Chọn các dòng trong bảng (2) Dạng ĐK 2: So sánh giá trị của các thuộc tính với nhau: so sánh Ví dụ: Tìm những nhân viên có lương bằng hai lần phụ cấp: SELECT Hten_nv, Luong, Phu_cap FROM Nhan_vien WHERE Luong = Phu_cap * 2 Dạng ĐK 3: So sánh giá trị thuộc tính với hằng có kiểu tương thích: so sánh Ví dụ: Hiển thị họ tên các NV nam có công việc là thư ký SELECT Hten_nv FROM Nhan_vien WHERE Phai = 'Nam' AND UPPER(cviec) = ‘THU KY’ 4. 14
  15. Chọn các dòng trong bảng (3) Dạng ĐK 4: So sánh cột với một tập gồm nhiều giá trị: [NOT] IN () Ví dụ:Hiển thị họ tên các NV làm việc trong các phòng 10, 30 và 50. SELECT Hten_nv FROM Nhan_vien WHERE Ma_phong IN ( 10, 30, 50 ) Dạng ĐK 5: Tìm kiếm theo phạm vi: [NOT] BETWEEN AND Ví dụ: Hiển thị họ tên các NV có mức lương từ 3500 đến 4500 SELECT Hten_nv, Luong FROM Nhan_vien WHERE Luong BETWEEN 3500 AND 4500 4. 15
  16. Các dạng điều kiện chọn (4) Dạng ĐK 6: Tìm kiếm theo mẫu dạng chuỗi: [NOT] LIKE _ : đại diện cho một ký tự bất kỳ % : đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ Ví dụ: Hiển họ thị tên của các NV có tên lót là ‘Văn’ SELECT Hten_nv, Ma_phong FROM Nhan_vien WHERE Hten_nv LIKE ‘% Van %’ Ví dụ: Hiển thị các NV có tên vần ‘ao’ như Bao, Hao, Thao,... SELECT * FROM Nhan_vien WHERE Hten_nv LIKE ‘% %_ao’ Dạng ĐK 7: Tìm kiếm theo trị trống NULL IS [NOT] NULL Ví dụ: Hiển thị các NV Không được hưởng phụ cấp SELECT * FROM Nhan_vien Where Phu_cap IS NULL 4. 16
  17. Các hàm kết tập Các hàm kết tập (Aggregate Functions) còn được gọi là hàm cột (Field Functions): AVG () SUM () MIN () MAX () COUNT ( | *) 4. 17
  18. Các hàm kết tập – cách dùng Hàm kết tập được dùng trong mệnh đề SELECT như sau: SELECT tên-hàm () [AS ] [,tên-hàm () [,...]] FROM tên bảng Lưu ý: Trong mệnh đề select của dạng này, các tên cột phải được đặt trong hàm kết tập. Từ khóa AS cho phép đặt lại tên cột cho các cột kết quả Ví dụ: Có bao nhiêu NV trong hồ sơ nhân viên SELECT COUNT(*) AS Tong_So_NV FROM Nhan_vien 4. 18
  19. Các hàm kết tập – Ví dụ Cho biết mức lương cao nhất, thấp nhất và trung bình SELECT MAX( Luong), MIN( Luong), AVG( Luong) FROM Nhan_vien Tính tổng lương phải trả cho phòng 40 SELECT SUM (Luong) FROM Nhan_vien WHERE Ma_phong=40 Cho biết tổng số thư ký nữ và lương trung bình của họ SELECT COUNT(*), AVG (Luong) FROM Nhan_vien WHERE Phai = 'Nu' AND Cviec = ‘Thu Ky’ Cho biết phụ cấp thấp nhất của các công việc quản lý SELECT MIN (Phu_cap) As PCAP_THAPNHT FROM Nhan_vien WHERE Cviec LIKE ‘Quan Ly %‘ 4. 19
  20. Tính toán với SQL Các toán tử này được dùng với dữ liệu loại số và bao gồm toán tử cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/). Các toán tử này chỉ có thể được dùng trong các mệnh đề: SELECT, HAVING và WHERE. Ví dụ: Hiển thị họ tên, lương, phụ cấp và thu nhập hàng năm của tất cả nhân viên, sắp xếp theo thu nhập trong năm giảm dần. SELECT Hten_nv, Luong, Phu_cap, (Luong + Phu_cap)*12 As Thu_nhap FROM Nhan_vien ORDER BY 4 DESC Ví dụ: Hiển thị tất cả nhân viên có phụ cấp nhiều hơn 15% mức lương. SELECT Hten_nv, Luong, Phu_cap FROM Nhan_vien WHERE Phu_cap > 0.15 *Luong 4. 20
nguon tai.lieu . vn