Xem mẫu

  1. Chụp ảnh màn hình bằng công cụ Snipping Tool trong Windows 7 Thông thường khi muốn chụp ảnh màn hình trong Windows bạn sẽ sử dụng phím Print Screen và paste vào Paint hoặc Word. Tuy nhiên chức năng này có hạn chế là bạn chỉ có thể chụp ảnh toàn màn hình và sau đó lại phải crop lại ảnh. Khắc phục hạn chế này, Windows 7 đã tích hợp công cụ chụp màn hình rất hữu dụng có tên Snipping Tool. Để sử dụng, bạn vào Start và gõ cụm từ Snipping vào ô tìm kiếm và khởi động chương trình.
  2. Snipping Tool có giao diện khá đơn giản với các nút công cụ được bố trí rõ rãng, khả năng chụp ảnh màn hình cũng rất mạnh mẽ với nhiều tùy chọn đa dạng.
  3. Giao diện chính của Snipping Tool Để chụp hình, bạn bấm vào mũi tên bên phải nút New. Snipping Tool cho phép chụp màn hình theo 4 kiểu khác nhau. Chọn lựa kiểu chụp màn hình - Free-form Snip: Chụp theo kiểu tự do, bạn sẽ tự do khoanh vùng cần chụp theo ý muốn. Cách chụp này khá hữu dụng nếu bạn chỉ muốn lấy một vùng màn hình nhất
  4. định nào đó tuy nhiên bạn cần khéo tay và cần thận một chút nếu không hình ảnh chụp được sẽ khá méo mó. Chụp màn hình tự do với Free-form Snip - Rectangular Snip: Chụp theo hình chữ nhật. Đây là kiểu chụp được ưa chuộng nhất vì khả năng tùy biến cao. Hình ảnh chụp được cũng rất gọn gàng và ngay ngắn, phù hợp nếu bạn chỉ cần chụp chính xác một vùng màn hình và vẫn muốn hình ảnh chụp được phải vuông thành sắc cạnh. Chụp một vùng màn hình thật vuông vắn với Rectangular Snip
  5. - Window Snip: Chụp hình cửa sổ hiện hành. Cách chụp này cho phép bạn chụp toàn bộ cửa sổ đang được mở, bao gồm cả phần khung viền màn hình và vẫn giữ lại được hiệu ứng trong suốt aero trong Windows 7. Chụp một cửa sổ nhất định với Window Snip - Full-screen Snip: Chụp ảnh toàn màn hình. Với kiểu chụp này, toàn bộ màn hình hiển thị sẽ được chụp lại, đây là cách chụp nhanh và đơn giản nhất, phù hợp nếu bạn không cần khoanh vùng cụ thể.
  6. Chụp lại toàn bộ màn hình với Full-screen Snip Sau khi chụp xong, Snipping Tool sẽ tự động hiển thị ảnh vừa chụp để bạn có thể chỉnh sửa và chú thích tùy ý.
  7. Chỉnh sửa ảnh sau khi chụp 3 nút cuối thanh công cụ gồm bút màu để bạn viết chú thích, bút Highlighter để đánh dấu hay làm nổi bật lên các mục cần chú ý và cục tẩy để bạn xóa bỏ những chỉnh sửa chưa vừa ý.
  8. Thêm chú thích, đánh dấu cho ảnh Sau khi đã chú thích và chỉnh sửa bức ảnh đã chụp, bạn bấm vào biểu tượng hình đĩa mềm trên thanh công cụ (hoặc tổ hợp phím Ctrl+ S) để lưu lại.
  9. Lưu ảnh với các định dạng khác nhau Snipping Tool cho phép bạn lưu file ảnh chụp được dưới 4 định dạng. Nếu muốn chất lượng file ảnh tốt nhất, bạn nên chọn định dạng PNG. Nếu muốn file ảnh có dung lượng nhỏ dễ dàng chia sẻ lên mạng hay gửi cho bạn bè qua Yahoo, bạn nên chọn định dạng JPEG.
nguon tai.lieu . vn