Xem mẫu

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP THÔNG TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Câu 1: Trình bày và giải thích sơ đồ 3 giai đoạn phát triển ngành Thông tin- Thư viện? (2đ) + Quản lý tài liệu - Thư viện học (0,5đ) + Quản lý thông tin - Thông tin học (0,5đ) + Quản lý tri thức – Thư viện số (0,5đ) - Vẽ sơ đồ (0,5đ) A. Quản lý tài liệu: Thư viện học (0,5đ) - Chức năng quản lý tài liệu trải qua 1 thời gian dài trong lịch sử. Chúng ta cần phải chia ra nhiều giai đoạn - Quản lý tài liệu chủ yếu là phân loại và xếp sách trên kệ nhầm thỏa mản 3 nục tiêu + Hoàn thành việc giữ gìn tài liệu + Tìm kiếm dễ dàng 1 tài liệu khi cần tới + Tiết kiệm chỗ xếp sách đến mức tuyệt đối - Xếp theo môn loại (nội dung): Hệ thống thư viện Anh- Mỹ - Xếp theo kích cỡ (hình thức): Hệ thống thư viện Pháp- La Tinh - Quan niệm chuẩn hóa chỉ được giới hạn trong mỗi thư viện, trong một số thư viện và về sau có thể trong phạm vi 1 quốc gia. - Việc sở hữu tài liệu được coi trọng hơn là việc phục vụ - Người ta đánh giá và phân loại thư viện thông qua số tài liệu mà thư viện đó sở B. Quản lý thông tin: Thông tin học (0,5đ)
  2. - Thay đổi quan niệm quản lý: Từ quản lý tài liệu là quản lỷ vất chất mà tiêu biểu là xuất bản phẩm – hiện tượng và hình thức, người thủ thư luôn quan luôn quan tâm đến kích cỡ, quy mô, phạm vi, không gian. Đến quản lý thông tin là quản lý phi vật chất – bản chất và nội dung, người ta chỉ quan tâm đến sự tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả và nội dung tài liệu. - Người quản lí thông tin không phải chỉ quan tâm thông tin trong thư viện mình mà còn thông tin ở bên ngoài. - Quan niệm chuẩn hóa vượt ra khỏi phạm vi quốc gia: Chuấn hóa theo khu vực địa lý, quan điểm chính trị và quan điểm tôn giáo(0,5đ) - Trong giai đoạn này, nhờ khoa học kĩ thuật và văn hóa phát triển, số lượng ấn phẩm và các tài liệu khác trong xã hội đã tăng vọt. - Khối lượng các tài liệu này cứ khoảng chu kì 10-12 năm lại tăng lên gấp đôi làm cho việc quản lý trở nên khó khăn. Các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng “bùng nổ thông tin” - Quản lý thông tin – Tự động hóa: (0,5đ) Việc áp dụng máy tính để tự động hóa các hoạt động thư viện đã làm tăng khả năng quản lí thông tin rất nhiều. Các thư viện nối mạng liên kết với nhau để chia sẽ tài nguyên thông tin. - Những thành tựu và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã đưa ngành thông tin thư viện đạt đến đỉnh cao của quản lý thông tin. Trong giai đoạn này quan niệm chuẩn hóa có khuynh hướng trên phạm vi toàn cầu. C. Quản lý tri thức: Thư viện số (0,5đ) - Thông tin trở nên vô cùng thiết yếu trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Tuy nhiên nguồn thông tin ngày càng có khuynh hướng quá tải và hỗn mang người quản lý thông tin lại phải dựa vào công nghệ thông tin để chọn lọc và chỉ phục vụ những thông tin có ý nghĩa và hữu ích. - Theo định nghĩa của ngành kinh tế tri thức và ngành khoa học thông tin thư viện, thông tin có ý nghĩa và hữu ích được gọi là tri thức. - Quản lý tri thức bằng: Công nghệ mới (0,5đ) - Quản lí tri thức là quản lí công nghệ thu thập thông tin có ý nghĩa và hữu ích đồng thời cũng quản lý công nghệ giúp độc giả tự hình thành tri thức. - Thư viện số với việc sử dụng công nghệ mới để tạo lập những bộ sưu tập thông tin số đáp ứng yêu cầu của sử dụng Câu 2: Thủ tường Sigapore Goh Chok Tong nhận định: “Tương lai thuộc về những nước mà người dân ở đó sử dụng một cách hiệu quả thông tin tri thức và công nghệ. Chính những lĩnh vực này là mấu chốt quan trọng nhất cho kinh tế thắng lợi, chứ không phải do dữ trữ nguồn tài nguyên phong phú”. Bằng những kiến thức đã học về thông tin, tri thức, khoa học và công nghệ. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên? 1. Trình bày khái niệm (1,5đ) - Các khái niệm thông tin, tri thức, khoa học và công nghệ, tài nguyên, tài nguyên thông tin(1đ)
  3. + Khái niệm thông tin: là khái niệm quan trọng trong đời sống xã hội. Có nhiều cách hiểu: là tri thức hay tin tức, điều người ta biết, sự chuyển giao tri thức. Yếu tố làm tăng hiểu biết của con người, khái niệm cơ bản của khoa học. Trung tâm của xã hội. Nguồn lực của sự phát triển + Khái niệm tri thức: Là những hiểu biết của con người qua quá trình tiếp nhận dữ liệu, thông tin và xử lý thông tin về các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy về quy luật vận động, sự tương tác của các đối tượng đó với thế giới vật chất xung quanh. + Khái niệm khoa học và công nghệ: là sự sáng tạo và phát triển để áp dụng những kiến thức và nắm được cách sáng tạo để tạo ra những ứng dụng mới. + Khái niệm tài nguyên: là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người; là đối tượng sản xuất của con người. + Khái niệm tài nguyên thông tin: Là thông tin cần thiết cho sự phát triển của xã hội - Giới thiệu sơ lược về Singapore với vai trờ thông tin. Đề cập các vấn đề thông tin là nguồn lực của sự phát triển, thông tin là cơ sở của lãnh đạo và quản lý, thông tin đem lại trật tự cho tổ chức, thông tin trong giáo dục và đời sống(0,5đ) 2. Bằng những kiến thức đã học về thông tin, tri thức, khoa học và công nghệ,..làm sáng tỏ nhận định trên(3,5đ) + Thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia(0,5đ) +Thông tin trong hoạt động kinh tế và sản xuất(0,5đ) +Thông tin giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học và công nghệ(0,5đ) +Thông tin là cơ sở của lãnh đạo và quản lý(0,5đ) +Vai trò của thông tin trong giáo dục và đời sống(0,5đ) - Hiện tượng tin học hóa xã hội: Từ thông tin đến công nghệ thông tin, những biểu hiện và hệ quả của hiện tượng tin học hóa xã hội(0,5đ) - Hiện tượng bùng nổ thông tin và những biện pháp khắc phục (0,5đ) Câu 3: Vẽ và giải thích Sơ đồ Wilson, D.A? Trình bày sự khác nhau giữa thông tin và tri thức? vẽ sơ đồ (1đ) Hành Động Quyết định Tri thức Thông tin Dữ liệu Giải thích sơ đồ:
  4. Wilson, D.A (1996) trình bày một sơ đồ với ý niệm phân cấp tiến trình (0,5đ) - Sơ đồ này cho ta thấy rằng: Bằng cách chọn lọc và phân tích dữ liệu, thông tin có thể được sản sinh; bằng cách kết hợp thông tin, tri thức có thể hình thành; từ đấy, quyết định có thể được làm và hành động có thể được thực hiện. + Tiến trình xử lý dữ liệu, thông tin (0,25đ) + Cho ví dụ minh họa (0,25đ) Trình bày sự khác nhau giữa thông tin và tri thức (1,5đ) - Khái niệm thông tin (0,25đ) + Là khái niệm quan trọng trong đời sống xã hội. Có nhiều cách hiểu: là tri thức hay tin tức, điều người ta biết, sự chuyển giao tri thức. Yếu tố làm tăng hiểu biết của con người, khái niệm cơ bản của khoa học. Trung tâm của xã hội. Nguồn lực của sự phát triển - Cho nên có rất nhiều định nghĩa về thông tin khác nhau (0,25đ) + Khái niệm về thông tin (information) là một khái niệm được sử dụng thường ngày. Con người có nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem phim, video, tham quan du lịch, tham khảo ý kiến của người khác,.. để tiếp nhận thông tin mới + Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức đúng hơn, tốt hơn về những đối tượng trong đời sống xã hội, trong tự nhiên, giúp con người thực hiện hợp lý các công việc cần làm để đạt được 1 mục đích tốt nhất + Những hiểu biết có được từ thông tin về 1 đối tượng nào đó được gọi là thông tin về đối tượng đó - Khái niệm tri thức (0,25đ) + Tri thức là sự hiểu biết của con người - Định nghĩa tri thức: Là những hiểu biết của con người qua quá trình tiếp nhận dữ liệu, thông tin và xử lý thông tin về các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy về quy luật vận động, sự tương tác của các đối tượng đó với thế giới vật chất xung quanh. - Định nghĩa khác về tri thức: Là thông tin sau khi được thu thập, xử lý và nhận thức bởi con người. - Sự khác nhau (0,25đ) + Thông tin là của con người + Thông tin là cơ sở quan trọng của tri thức. Không có thông tin => không có tri thức + Tri thức là cái của mình - Tri thức có tính cá nhân ( một nhóm người)
  5. - Đôi khi có thông tin nhưng vẫn không có tri thức + Tri thức được hệ thống hóa => tri thức được chuyển thành thông tin để dễ dàng truyền đạt, trao dồi, phổ biến rộng rãi đến mọi người (0,25đ) - Tri thức ở dạng tiềm ẩn: (năng khiếu) khó có khả năng truyền đạt, trao dồi, phổ biến cho người khác - Tri thức dạng tiềm ẩn thường gắn với: Cá nhân con người/ Tồ chức/ Dân tộc/ Đất nước cụ thể (0,25đ) Câu 4: Khi quyết định sử dụng một nguồn tin nào đó tìm được trên Internet, người dùng tin nên xem xét đánh giá dựa trên những yếu tố nào? Em hãy chỉ ra các đặc điểm quan trọng khi thực hiện việc đánh giá thông tin online một cách khách quan? *Khi quyết định sử dụng một nguồn tin nào đó tìm được trên Internet, người dùng tin nên xem xét 10 điểm quan trọng dưới đây: 1. Kiến thức của người dùng tin (NDT) (0,25đ) - Nguồn tin mới này khác gì so với những thông tin mà NDT đã biết? - Thông tin đó tác động như thế nào đến những gì NDT đã biết? 2. Tác giả (0,25đ) - Ai cung cấp nguồn tin đó? Là người quản trị wedsite hay một tác giả độc lập? - Thông tin về tác giả nguồn tin đó ở đâu? - Bạn có thể liên hệ được với tác giả không? - Tác giả có đưa ra các thông tin về nghề nghiệp, kinh nghiệm, chức vụ, quá trình đào tạo, hay những thông tin chứng thực nào khác? (0,25đ) 3. Tính cập nhật (0,25đ) 4. Tính khách quan (0,25đ) 5. Phạm vi thông tin (0,25đ) 6. Hình thức (0,25đ) 7. Mức độ rõ rãng (0,25đ) 8. Sự khuyến cáo từ những người khác: Cán bộ thư viện, giảng viên, bạn bè, người thân, chuyên gia,.. (0,25đ) 9. Tính hợp thức (0,25đ) 10. Độ quan trọng của thông tin (0,25đ) *Chỉ ra các đặc điểm quan trọng khi thực hiện việc đánh giá thông tin online một cách khách quan (1đ) Khi xem xét những vấn đề nêu trên và trả lời câu hỏi trong mỗi vấn đề đó, tức là bạn đã thực hiện việc đánh giá thông tin online một cách khách quan. Câu 5: Hệ thống thông tin là gì? Hãy trình bày vai trò của hệ thống thông tin trong xã hội hiện đại ngày nay?
  6. 1. Khái niệm hệ thống thông tin - Hệ thống thông tin là một tập hợp các phần từ tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra thông tin. Hệ thống thông tin tối thiểu phải có: Con người; Quy trình; Dữ liệu (0,25đ) 2. Vai trò của hệ thống thông tin trong xã hội hiện đại ngày nay: - Trong hệ thống thông tin, con người theo quy định để xử lý dữ liệu và tạo ra thông tin. Trong đó bao gồm: (0,25đ) + Hệ thống tác nghiệp nhận dữ liệu và thông tin đầu vào, chuyển lên hệ thống quyết định, đồng thời nhận chỉ thị từ đó và chuyển kết quá ở đầu ra (0,25đ) + Hệ thống quyết định xử lý dữ liệu và thông tin do hệ thống tác nghiệp chuyển lên, có nhiệm vụ ra quyết định rồi chuyển về cho hệ thống tác nghiệp (0,25đ) + Hệ thống thông tin thực hiện sự liên hệ giữa hai hệ thống trên, bảo đảm cho hệ thống hoạt động đúng quy trình (0,25đ) + Hệ thống thông tin hiện đại ngày nay không đứng ở chỗ nâng cao hiệu quả xử lí thông tin tự động nhờ thông tin được biểu diễn dưới dạng số (0,25đ), mà bắt đầu bắt chước được quá trình nhận thức của con người: Rút ra kết luận bằng suy diễn trong hệ chuyên gia, phân tích ngữ cảnh trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên. (0,25đ) - Việc ứng dụng các hệ thống thông tin được thúc đẩy bởi sự đòi hỏi gia tăng các chức năng xử lí thông tin mang tính trí tuệ của con người (0,25đ) - Hiệu quả của nó nổi bật trên 3 lĩnh vực: kinh tế, quản lý xã hội và môi trường tồn tại của mỗi cá nhân (0,25đ) - Các hệ thống thông tin mở rộng khả năng tiếp thu tri thức và hướng thụ văn hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội đối với mọi người (0,25đ) - Việc sử dụng có hiệu quá tài nguyên thông tin và các hệ thống thông tin trở thành thói quen, tập quán của con người trong xã hội hiện đại (0,25đ) - Các hệ thống thông tin đã tác động tới trình độ và phong cách sống của mỗi cá nhân(0,25đ) Câu 6: Tiến trình thông tin/ Quá trình chuyển giao thông tin là gì? Vẽ sơ đồ minh họa? Nêu và phân tích Nội dung thông tin được chuyển giao trong quá trình thông tin? 1. Khái niệm Tiến trình thông tin (0,5đ) Thông thường để có được thông tin thì phải có đối tượng thu và nhận tin. Tiến trình tác động qua lại giữa nguồn tin và đối tượng thu nhận tin được gọi là tiến trình thông thông tin. Tiến trình thông tin được thực hiện bằng kĩ thuật truyền thông và phương diện truyền tin. 2. Vẽ sơ đồ tiến trình thông tin: (0,5đ)
  7. + Nơi phát, kênh thông tin, Nơi thu, Sự nhiễu tin, Nội dung thông tin phản hồi 3. Nêu và phân tích nội dung thông tin chuyển giao (4đ) - Thông tin đại chúng (1đ)  Định nghĩa thông tin đại chúng: là thông tin dành cho đông dảo mọi thành viên trong xã hội, không phụ thuộc vào trình độ, công việc của họ.  Đặc điểm thông tin đại chúng: là khối lượng thông tin chuyển giao rất lớn và số lượng đông đảo công chúng sử dụng nó - Đối tượng & số lượng người sử dụng: Mức độ người sử dụng; Diện bao quát/ Nội dung thông tin bao quát; Khối lượng thông tin chuyển giao; Mức độ xử lý thông tin  Hình thức chuyền tải thông tin đại chúng: trực tiếp giữa người với người; Gián tiếp thông qua các kênh/ phương tiện thông tin (0,25đ) - Thông tin khoa học (1đ)  Xuất sử của thông tin khoa học  Định nghĩa thông tin khoa học  Các thiết chế XH có chức năng chuyển giao Thông tin khoa học  Đặc điểm thông tin khoa học - Đối tượng người sử dụng: Mức độ người sử dụng; Diện bao quát/ Nội dung thông tin bao quát; Khối lượng thông tin chuyển giao; Mức độ xử lý  Hình thức chuyển tải: Trực tiếp giữa người với người; Gián tiếp thông qua các kênh/ phương tiện thông tin  Nội dung, nhiệm vụ, hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (1đ) - Nghiên cứu nhu cầu cần tin - Thu thập, chọn lọc, phát triển thông tin
  8. - Tổ chức xử lí thông tin - Tổ chức lưu giữ và bảo quản thông tin - Tạo dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - Phân phối, phục vụ thông tin 4. Yêu cầu về xây dựng các chính sách tạo dựng cơ chế phát triển hoạt động TTKH&CN - Thông tin cập nhật - Thông tin chính xác - Thông tin đầy đủ - Thông tin phù hợp với nhu cầu người dùng tin Câu 7: Hãy trình bày các loại hệ thống thông tin? Vẽ sơ đồ minh hoa? Trên cơ sở đó chứng minh rằng, ngày nay không có một tổ chức hay cơ quan nào là không có nhu cầu xây dụng các hệ thống thông tin? 1. Trình bày các loại hệ thống thông tin: (1,5đ) - Xét về mặt kĩ thuật, hệ thống thông tin được xác định như một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và trình bày thông tin (0,5đ) - Thông tin có thể trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức. (0,25đ) - Các hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các hoạt động tác nghiệp và quản lý trong doanh nghiệp và các tổ chức khác (0,25đ) - Do đó hệ thống thông tin có thể chia làm 2 loại: + Hệ thống thông tin tác nghiệp (OIS – Operation Information System) (0,25đ) + Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information System) (0,25đ) 2. Vẽ sơ đồ minh họa (1,5đ)
  9. Chứng minh sự cần thiết hệ thống thông tin (2đ) Hiện nay thông tin là tài nguyên cần thiết cho sự phát triển xã hội (0,25đ) - Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó (0,25đ) - Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thông tin về những điều đã diễn ra, về những cái người ta đã biết, đã nói, đã làm (0,25đ) - Phương tiện quảng bá đầu tiên trong tiến trình xử lí có chủ đích đối với thông tin là hệ thống thông tin (0,25đ) - Hệ thống thông tin tự động hóa là một ứng dụng đầy đủ và toàn diện nhất các thành tựu của công nghệ thông tin vào một tổ chức (0,25đ) - Bản thân thông tin không tạo ra giá trị, mà chính lao động khoa học của cong người đã đúc kết nên những hệ thống thông tin nhằm tạo nên những sản phẩm thông tin có chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng cong người (0,25đ) - Các hệ thống thông tin và dịch vụ thông tin cung cấp những phương tiện cho phép người ta có thể nhanh chóng định vị tài liệu. Sau đó gởi đến người sử dụng bằng những phương tiện điện tử (0,25đ) - Việc lưu trữ thông tin bằng kĩ thuật số với việc sử dụng phần mềm nguồn mở, ngày nay mỗi người có thể sở hữu những bộ sưu tập tương đương với cả một thư viện. Mọi người có thể chia sẽ tài nguyên qua mạng…Hiệu quả của nó đem lại cho các cơ quan tổ chức nổi bật trên ba lĩnh vực: kinh tế, quản lí xã hội, và môi trường tồn tại của mỗi cá nhân (0,25đ) Câu 8: Trình bày và giải thích sơ đồ 5 giai đoạn phát triển ngành Thông tin- Thư viện. Theo quan điểm V.V. Xcvortxov: “Sự phát triển thư viện học thế giới trải qua 5 giai đoạn”? 1. Vẽ sơ đồ 5 giai đoạn phát triển của ngành thông tin thư viện (0,5đ) 2. Giải thích sơ đồ (1đ) - Theo V.V. Xcvortxov: Sự phát triển thư viện học thế giới trải qua 5 giai đoạn như hình vẽ, trong đó bao gồm Giai đoạn tư tưởng thư viện học là các nét đứt đoạn. Giai đoạn thư viện học (3), (4), (5). Đặc biệt là trong giai đoạn (4) khi ngành Thông tin-
  10. Thư viện phân đôi – thư viện học xã hội chủ nghĩa và thư viện học tư bản chủ nghĩa (TKXX). Trong giai đoạn này Thư viện học đã phát triển và trở thành Khoa học thông tin và thư viện(0,5đ) - Về mặt tư tưởng và quan điểm, thư viện học thế giới đã chịu ảnh hưởng của những biến động lịch sử và đã tạo nên những quan niệm cơ bản ban đầu về nghề thư viện(0.5đ) 3. Trình bày 5 giai đoạn phát triển của ngành Thông tin- Thư viện (2,5đ) - Giai đoạn tư tưởng thư viện học (0,5đ) 1. (1) Tư tưởng thư viện học cổ đại 2. (2) Tư tưởng thư viện học trung cổ - Gia đoạn thư viện học (0,5đ) + (3) Thư viện học tư sản thống nhất toàn thế giới trong thời cận đại (TKXIX) + (4) Phân đôi - thư viện học xã hội chủ nghĩa và thư viện học tư bản chủ nghĩa (TKXX) + Hợp nhất - Ngành thông tin thế giới hiện nay đang tiến đến hợp nhất thành một ngành khoa học thống nhất sau khi trải qua giai đoạn phân đôi giữa thư viện học xã hội chủ nghĩa và thư viện học tư bản chủ nghĩa (0,5đ) - Thư viện học xã hội chủ nghĩa dựa vào quy tắc và phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời dựa vào những tác phẩm của Leenin và Crupxkaja về công tác thư viện. Thư viện các nước phương tây theo khuynh hướng Thư viện học tư bản chủ nghĩa về “thực hành”, từ nửa sau TKXX đã có những bước tiến nhảy vọt tạo ra mối liên hệ giữa thông tin học với thư viện học (0,5đ) - Trong thập niên 1960, thư viện học đã có những bước tiến trở thành Khoa học thông tin và thư viện (library and information science) như ngày này (0,5đ) Câu 9: Thông tin là gì? Tri thức là gì? Cho ví dụ, giả thích trên những quan điểm khác nhau? Vào năm 1996 Giôn Naisbet nhận định: “Chúng ta đang chìm ngập trong thông tin mà vẫn thiếu tri thức”. Bằng những kiến thức đã học hãy là sáng tỏ nhận định trên? 1. Trình bày các khái niệm thông tin, tri thức (2đ) - Khái niệm thông tin (1đ) + Khái niệm thông tin là khái niệm quan trọng trong đời sống xã hội. Có nhiều cách hiểu: là tri thức hay tin tức, điều người ta biết, sự chuyển giao tri thức. Yếu tố làm tăng hiểu biết của con người, khái niệm cơ bản của khoa học. Trung tâm của xã hội. Nguồn lực của sự phát triển. Cho nên có rất nhiều định nghĩa về TT khác nhau + Khái niệm về thông tin (information) là một khái niệm được sử dụng thường ngày. Con người có nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem phim, video, tham quan du lịch, tham khảo ý kiến của người khác,.. để tiếp nhận thông tin mới
  11. + Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức đúng hơn, tốt hơn về những đối tượng trong đời sống xã hội, trong tự nhiên, giúp con người thực hiện hợp lý các công việc cần làm để đạt được 1 mục đích tốt nhất + Những hiểu biết có được từ thông tin về 1 đối tượng nào đó được gọi là thông tin về đối tượng đó - Trình bày khái niệm thông tin dưới các quan điểm khác nhau: - Theo nghĩa thông thường là sự phản ánh về 1 vật, 1 hiện tượng, 1 sự kiện hay quá trình nào đó của thế giới tự nhiên, xã hội và con người thông qua khảo sát trực tiếp hoặc lý giải gián tiếp - Theo quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh thế giới vật chất và xã hội bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh,..hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người. - Theo quan điểm của lý thuyết thông tin: Thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên. Thông tin phản ánh cái xác định, trật tự trong các mối quan hệ của các sự vật và hiện tượng. Tăng lượng tin tức về 1 hiện tượng, 1 vật nào đó là giảm độ chưa biết hoặc độ bất định của nó. Thuộc tính cơ bản của thông tin: Tính trật tự đối lập với cái bất định và ngẫu nhiên. * Khái niệm tri thức (1đ) - Tri thức là sự hiểu biết của con người - Định nghĩa về tri thức: Tri thức là những hiểu biết của con người qua quá trình tiếp nhận dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin về các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy về quy luật vận động, sự tương tác của các đối tượng đối với thế giới vật chất xung quanh. - Định nghĩa khác về tri thức: Là thông tin sau khi được thu thập, xử lí và nhận thức bởi con người. + Tri thức là thông tin có ý nghĩa và hữu ích 2. Cho thí dụ và giải thích cặn kẽ các các khái niệm thông tin, tri thức (1đ) 3. Làm sáng tỏ nhận định của Gion Naisbet “ Chúng ta đang chìm ngập trong thông tin mà vẫn thiếu tri thức” (3đ) - Trình bày khái niệm bùng nổ thông tin, biểu hiện và những biện pháp khắc phục. - Đề cập vai trò của thông tin, các vấn đề thông tin là nguồn nhân lực của sự phát triển, thông tin là cơ sở của lãnh đạo và quản lí, thông tin đem lại trật tự cho tổ chức, thông tin trong gióa dục và đời sống. (1đ)
  12. + Thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia + Thông tin trong hoạt động kinh tế và sản xuất + Thông tin giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học & công nghệ + Thông tin là cơ sở của lãnh đạo và quản lí + Vai trò của thông tin trong giáo dục và đời sống -Hiện tượng thông tin học hóa xã hội: Từ thông tin đến công nghệ thông tin, những biểu hiện và hệ quả của hiện tượng tin học hóa xã hội. - Thông tin và tri thức có thể được coi là các giai đoạn bổ sung và liên quan chặt chẽ trên cùng 1 con đường và như vậy cả 2 đều thực hiện vai trò thiết yếu trong quá trinh đưa ra quyết định. Tri thức giúp cho người ta làm quyết định cho nên thông tin có thể trở thành tri thức đối với người này nhưng không phải là tri thức đối với người khác. Vậy nên tri thức chính là thông tin có ý nghĩa và hữu ích (1đ) Câu 10: Phân tích nhận định sau: “Ngày nay không có một tổ chức hay cơ quan nào không có nhu cầu xây dựng các hệ thống thông tin. Không những nhu cầu xây dựng các hệ thống thông tin tăng lên, mà quy mô và mức độ phức tạp của chúng cũng tăng lên không ngừng”? 1. Khái niệm hệ thống: Hệ thống là một tập họp các phần tử tác động qua lại lẫn nhau được tổ chức nhằm thực hiện một mục đích (0,25đ) - Một hệ thống gồm có ba thành phần hay chức năng cơ bản có quan hệ tương tác với nhau. +Đầu vào: vd những con số, dữ liệu +Xử lý: vd tính toán số học, xử lí dữ liệu +Đầu ra: vd kết quả tính toán, sản phẩm thông tin 2. Khái niệm hệ thống thông tin (0,25đ) - Là một tập hợp các phần từ tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra thông tin. Hệ thống thông tin tối thiểu phải có: Con người; Quy trình; Dữ liệu (0,25đ) - Trong hệ thống thông tin, con người theo quy trình để xử lí dữ liệu và tạo ra thông tin. Trong đó bao gồm (0,25đ) +Hệ thống tác nghiệp nhận dữ liệu và thông tin đầu vào, chuyển lên hệ thống quyết định, đồng thời nhận chỉ thị từ đó và chuyển kết quá ở đầu ra (0,25đ) +Hệ thống quyết định xử lý dữ liệu và thông tin do hệ thống tác nghiệp chuyển lên, có nhiệm vụ ra quyết định rồi chuyển về cho hệ thống tác nghiệp (0,25đ)
  13. +Hệ thống thông tin thực hiện sự liên hệ giữa hai hệ thống trên, bảo đảm cho hệ thống hoạt động đúng quy trình (0,25đ) 3. Phân tích nhận định (2,5đ) + Hệ thống tác nghiệp nhận dữ liệu và thông tin đầu vào, chuyển lên hệ thống quyết định, đồng thời nhận chỉ thị từ đó và chuyển kết quá ở đầu ra + Hệ thống quyết định xử lý dữ liệu và thông tin do hệ thống tác nghiệp chuyển lên, có nhiệm vụ ra quyết định rồi chuyển về cho hệ thống tác nghiệp + Hệ thống thông tin thực hiện sự liên hệ giữa hai hệ thống trên, bảo đảm cho hệ thống hoạt động đúng quy trình - Yêu cầu về hệ thống thông tin + Hệ thống thông tin phải được phân tích và thiết kế xây dựng phù hợp với hệ thống tổ chức + Hệ thống thông tin phải được xây dựng nhằm muc đích chinh là sự hỗ trợ cho việc làm quyết định + Hệ thống thông tin phải được xây dựng dựa trên kĩ thuật tiên tiến về xử lí thông tin. Phải chọn hệ quản trị CSDL thích hợp; phải có kết cấu mềm dẻo, dễ tích hợp với các hệ thống con, nhất là phần mềm nguồn mở và có khả năng phát triển cho phù hợp với sự biến đổi và phát triển của xã hội. Chính vì vậy nhu cầu xây dựng các hệ thống thông tin tăng lên mà quy mô và mức độ phức tạp của chung cũng tăng lên không ngừng. Câu 11: Hãy trình bày khái niệm Thông tin, Tri Thức? Phân biệt sự khác nhau giữa thông tin và tri thức? Trình bày các loại hình thông tin, các thuộc tính cơ bản của Thông tin? 1. Khái niệm thông tin (1đ) + Khái niệm thông tin là khái niệm quan trọng trong đời sống xã hội. Có nhiều cách hiểu: là tri thức hay tin tức, điều người ta biết, sự chuyển giao tri thức. Yếu tố làm tăng hiểu biết của con người, khái niệm cơ bản của khoa học. Trung tâm của xã hội. Nguồn lực của sự phát triển. Cho nên có rất nhiều định nghĩa về TT khác nhau + Khái niệm về thông tin (information) là một khái niệm được sử dụng thường ngày. Con người có nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem phim, video, tham quan du lịch, tham khảo ý kiến của người khác,.. để tiếp nhận thông tin mới + Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức đúng hơn, tốt hơn về những đối tượng trong đời sống xã hội, trong tự nhiên, giúp con người thực hiện hợp lý các công việc cần làm để đạt được 1 mục đích tốt nhất + Những hiểu biết có được từ thông tin về 1 đối tượng nào đó được gọi là thông tin về đối tượng đó
  14. - Trình bày khái niệm thông tin dưới các quan điểm khác nhau: - Theo nghĩa thông thường là sự phản ánh về 1 vật, 1 hiện tượng, 1 sự kiện hay quá trình nào đó của thế giới tự nhiên, xã hội và con người thông qua khảo sát trực tiếp hoặc lý giải gián tiếp - Theo quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh thế giới vật chất và xã hội bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh,..hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người. - Theo quan điểm của lý thuyết thông tin: Thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên. Thông tin phản ánh cái xác định, trật tự trong các mối quan hệ của các sự vật và hiện tượng. Tăng lượng tin tức về 1 hiện tượng, 1 vật nào đó là giảm độ chưa biết hoặc độ bất định của nó. Thuộc tính cơ bản của thông tin: Tính trật tự đối lập với cái bất định và ngẫu nhiên. 2. Khái niệm tri thức (1đ) - Tri thức là sự hiểu biết của con người - Định nghĩa về tri thức: Tri thức là những hiểu biết của con người qua quá trình tiếp nhận dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin về các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy về quy luật vận động, sự tương tác của các đối tượng đối với thế giới vật chất xung quanh. - Định nghĩa khác về tri thức: Là thông tin sau khi được thu thập, xử lí và nhận thức bởi con người. + Tri thức là thông tin có ý nghĩa và hữu ích + Thông tin giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học + Thông tin là cơ sở của lãnh đạo và quản lí + Vai trò của thông tin trong giáo dục và đời sống - Hiện tượng tin học hóa xã hội: Từ thông tin đến công nghệ thông tin, những biểu hiện và hệ quả của hiện tượng tin học hóa xã hộiz Trình bày các loại thông tin (1đ) - Phân loại các loại hình thông tin: + Phân loại theo giá trị và quy mô sử dụng  Thông tin chiến lược  Thông tin tác nghiệp  Thông tin quant lí  Thông tin thường thức + Theo nội dụng của thông tin
  15.  Thông tin khoa học: kỹ thuật và công nghệ  Thông tin kinh tế  Thông tin chính trị + Theo đối tượng sự dụng thông tin  Thông tin đại chúng  Thông tin viết  Thông tin bằng hình ảnh  Thông tin đa phương tiện - Các tiếp cận khác nhau sẽ có các loại hình thông tin khác nhau Các thuộc tính cơ bản của thông tin (1đ)  Tính đa dạng của thông tin  Tính khối lượng của thông tin  Chất lượng của thông tin  Giá trị của thông tin  Giá thành của thông tin Câu 12: Trình bày khái niệm và phân tích lịch sử phát triển của Thông tin học? Mối quan hệ của Thông tin học với các ngành khoa học khác? (chỉ cần trình bày tối thiểu mối QH với TVH & TH) 1. Khái niệm thông tin học (1,5đ) Thông tin học là một ngành khoa học, có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất, cấu trúc và quy luật phát triển của thông tin, cũng như lý thuyết và phương pháp quản lí các nguồn tài nguyên thông tin. - Nêu các quan điểm khác nhau về thông tin học (0,25đ) - Định nghĩa thông tin học (0,25đ) - Đối tượng thông tin học nghiên cứu (0,25đ) - Nhiệm vụ thông tin học cần giải quyết (0,25đ) + Về lý thuyết (0,25đ) Về lý thuyết, thông tin học có nhiệm vụ tìm ra những quy luật sản sinh, truy hồi và xử lý thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của con người. + Về ứng dụng (0,25đ) Về ứng dụng, thông tin học có nhiệm vụ tìm ra những phương tiện và phương thức thực hiện tiến trình thông tin một cách hiệu quả 2. Lịch sử phát triển của Thông tin học (1đ)
  16. Nguồn gốc thông tin học là các lĩnh vực của tư liệu học, đó là khoa học về xử lý và cung cấp tư liệu, được hình thành từ đầu TKXX. Thông tin học ra đời trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Ngay từ những năm 1960, thông tin học đã sớm quan tâm đến việc sự dụng máy tính điện tử xử lí và quản lý tư liệu. Trong mỗi giai đoạn lưu ý tới: Lịch sử phát triển thông tin ngày càng gắn liền với sự phát triển của ITT (Công nghệ thông tin- Viễn thông) - Lý do thông tin học phát triển mạnh: Sự xuất hiện nhu cầu thông tin nhanh chóng, chính xác, đầy đủ…(0,25đ) - Môi trường phát triển thông tin học (0,25đ) - Sự phát triển các ngành khoa học vào những năm 70, 80, 90 và đến nay (0,25đ) - Nêu nền tảng của thông tin học: Lý thuyết thông tin; Điều khiển học;Máy tính điện tử (0,25đ) 3. Mối quan hệ của Thông tin học với các ngành khoa học khác? (chỉ cần trình bày tối thiểu mối QH với TVH & TH) (2,5đ) - Mối quan hệ của Thông tin học với Thư viện học  Lịch sử ra đời: là khoa học mới hình thành từ đầu TKXX, thông tin học có mối liên hệ mật thiết với Thư viện học và Thư mục học (0,25đ)  Đối tượng nghiên cứu (0,25đ)  Nhiệm vụ nghiên cứu (0,25đ)  Định nghĩa (0,25đ)  Sự liên kết giữa thông tin học và thư viện học (0,25đ) - Mối quan hệ của Thông tin học với Tin học  Lịch sử ra đời (0,25đ)  Đối tượng nghiên cứu (0,25đ)  Nhiệm vụ nghiên cứu (0,25đ)  Định nghĩa (0,25đ) - Sự liên kết giữa thông tin học và tin học (0,25đ) Câu 13: Trình bày lịch sự phát triển của kỹ thuật truyền tin? Và phân tích các hình thức kỹ thuật công nghệ lưu giữ thông tin và chuyền tải thông tin? 1. Lịch sử phát triển của kỹ thuật truyền tin (1đ)  Ngôn ngữ nói (0,25đ)  Chữ viết (0,25đ)  Kỹ thuật ấn loát, nghề in (0,25đ)  Công nghệ thông tin hiện đại (0,25đ) 2. Các hình thức lưu giữ thông tin và chuyển tải thông tin (2đ) Các hình thức lưu giữ thông tin (0,25đ)  Kỹ thuật đơn giản: vẽ đục, đẽo, khắc trạm (0,25đ)
  17.  Công nghệ in, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình (0,25đ)  Kỹ thuật số lưu giữ dưới dạng số nhị phân (0,25đ) Các hình thức chuyền tải thông tin (0,25đ)  Chuyền tải bằng ngôn ngữ tự nhiên (0,25đ)  Chuyển tải thông qua nghệ thuật (0,25đ)  Chuyển tải thông qua các phương tiện truyền thông (0,25đ) Câu 14: Nêu và phân tích nội dung 5 bước trong dây chuyền thông tin tư liệu? Vẽ sơ đồ minh họa? 1. Nêu nội dung 5 bước trong dây chuyền thông tin tư liệu (0,5đ)1 - Phát triển nguồn tin (chọn lọc, bổ sung, thanh lọc) - Xử lý, hình thức thông tin tư liệu (mô tả thư mục/ tài liệu thông tin) - Xử lý nội dung thông tin tư liệu (mô tả nội dung) - Lưu trữ và bảo quản thông tin tư liệu - Tìm tin và phổ biến thông tin tư liệu 2. Phân tích nội dụng (2,5đ)  Phát triển nguồn tin (0,5đ) ✓ Mục đích ✓ Nội dung gồm các bước: Xây dựng chính sách bổ sung Thăm dò, xác định nguồn; Chọn lọc thông tin, tài liệu Làm thủ tục bổ sung ✓ Yêu cầu đối với bước phát triển nguồn tin (Chât lượng, số lượng, thời gian, sự phù hợp….)  Xử lý hình thức thông tin/tài liệu (0,5đ) ✓ Mục đích xử lý hình thức tài liệu ✓ Định nghĩa xử lý hình thức tài liệu ✓ Các Quy tắc Mô tả/ xử lý hình thức tài liệu  Xử lý nội dung thông tin/tài liệu ✓ Mục đích xử lý nội dung tài liệu ✓ Định nghĩa xử lý nội dung tài liệu ✓ Các hình thức xử lý nội dung tài liệu ✓ Công cụ xử lý nội dung tài liệu  Lưu giữ và bảo quản thông tin/ tài liệu
  18. ✓ Mục đích Lưu giữ và bảo quản vốn tài liệu ✓ Định nghĩa Lưu giữ tư liệu ✓ Định nghĩ bảo quản vốn tài liệu ✓ Các hình thức/công cụ Lưu giữ vốn tư liệu ✓ Các hình thức/công cụ bảo quản vốn tài liệu  Tra cứu và phục vụ người dùng tin ✓ Khái niệm tra cứu tin ✓ Khái niệm Bộ máy tra cứu tin ✓ Vai trò của bộ máy tra cứu tin ✓ Các hình thức tổ chức của các Hệ thống tra cứu tin trong Bộ máy ✓ Khái niệm Phục vụ người dùng tin ✓ Vai trò của công tác Bạn đọc/người dùng tin ✓ Các sản phẩm & dịch vụ thông tin Sơ đồ dây chuyền thông tin Câu 15: Trình bày các khái niệm về Hệ thống? Hệ thống thông tin? Các loại hệ thống thông tin? Vẽ sơ đồ minh họa các loại hệ thống thông tin? 1. Khái niệm hệ thống: Hệ thống là một tập họp các phần tử tác động qua lại lẫn nhau được tổ chức nhằm thực hiện một mục đích (0,25đ)
  19. - Một hệ thống gồm có ba thành phần hay chức năng cơ bản có quan hệ tương tác với nhau. +Đầu vào: vd những con số, dữ liệu +Xử lý: vd tính toán số học, xử lí dữ liệu +Đầu ra: vd kết quả tính toán, sản phẩm thông tin 2. Khái niệm hệ thống thông tin (0,25đ) - Là một tập hợp các phần từ tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra thông tin. Hệ thống thông tin tối thiểu phải có: Con người; Quy trình; Dữ liệu (0,25đ) - Trong hệ thống thông tin, con người theo quy trình để xử lí dữ liệu và tạo ra thông tin. Trong đó bao gồm (0,25đ) +Hệ thống tác nghiệp nhận dữ liệu và thông tin đầu vào, chuyển lên hệ thống quyết định, đồng thời nhận chỉ thị từ đó và chuyển kết quá ở đầu ra (0,25đ) +Hệ thống quyết định xử lý dữ liệu và thông tin do hệ thống tác nghiệp chuyển lên, có nhiệm vụ ra quyết định rồi chuyển về cho hệ thống tác nghiệp (0,25đ) +Hệ thống thông tin thực hiện sự liên hệ giữa hai hệ thống trên, bảo đảm cho hệ thống hoạt động đúng quy trình (0,25đ) 3. Các loại hệ thống thông tin có thể chia làm 2 loại: + Hệ thống thông tin tác nghiệp (OIS – Operation Information System) (0,25đ) + Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information System) (0,25đ) 4. Vẽ sơ đồ minh họa Câu 16: Hệ thống thông tin dựa trên máy tính (Computer- Based Information System- CBIS) là gì? Hãy trình bày và giải thích các thành phần của CBIS? Liên hệ với Hệ thống thông tin thư viện (Library Informaiton System- LIS) 1. CBIS là gì:
  20. - CBIS: là 1 tập đơn nhất các phần tử/ thành phần: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, viễn thông- mạng internet, con người, các thủ tục procedures (0,25đ) (chiến lược: strategics, chính sách: polities, phương pháp: methods, quy tắc: rules) được cấu hình để thu thập, chế biến, lưu trữ và xử lí dữ liệu thành thông tin. (0,25đ) 2. Các thành phần CBIS: - Hạ tầng công nghệ (kể cả cho kinh doanh): Mọi thành phần phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, viễn thông- mạng internet, con người, thủ tục để thu thập, chế biến, lưu trữ và xử lí dữ liệu thành thông tin. (0,25đ) - Phần cứng: Thiết bị máy tính để thi hành các hành động của bộ vào, xử lí và bộ ra. Tiến bộ nhanh theo định luật Moore. (0,25đ) - Phần mềm: Các chương trình máy tính điều phối vận hành của máy tính, cho phép xử lí bảng lương, gửi hóa đơn tới khách hàng, cung cấp cho nhà quản lí các thông tin để tăng lợi nhuận, giảm chi phí, cung cấp dịch vụ tốt nhất tới khách hàng… (0,25đ) + Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng (0,25đ) - Cơ sử dữ liệu: là 1 tập hợp có tổ chức gồm dữ liệu và thông tin. Thường bao gồm nhiều tệp dữ liệu liên quan (0,25đ) + CSDL một tổ chức: chứa sự kiện và thông tin về khách hàng, nhân viên, hàng tồn kho, bán hàng của đối thủ, mua hàng trực tuyến…(0,25đ) + Hầu hết nhà quản lí hệ thống thông tin là một trong các thành phần giá trị nhất (0,25đ) - Mạng: + Truyền thông (telecommunication): Truyền tải điện tử các tín hiệu truyền thông, cho phép các tổ chức thực hiện các quy trình và nhiệm vụ của tổ chức 1 cách hiệu quả thông qua mạng + Mạng: Các máy tính và các thiết bị được kết nối trong tòa nhà, khắp đất nước, khắp thế giới cho phép truyền thông tin điện tử + Internet: mạng lớn nhất thế giới - Con người: Thành phần quan trọng nhất ở hầu hết các CBIS, tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại của hầu hết các tổ chức. Gồm người quản lý, chạy chương trình, lập chương trình và duy trì hệ thống thông tin 3. Liên hệ với hệ thống thông tin thư viện: - Hệ thống thông tin thư viện là điển hình đầy đủ 1 CBIS - Người dùng gồm giám đốc thư viện, cán bộ thư viện, người dùng tin, công ty sách thiết bị, nhà xuất bản .. cũng thuộc thành phần con người
nguon tai.lieu . vn