Xem mẫu

  1. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỐI VỚI CÁC MÔN ĐẠI CƯƠNG TIN HỌC TẠI TRƯỜNG DLA  KS. NGÔ VĂN LINH (*) TÓM TẮT Mục đích của bài viết này là đề xuất phương pháp phân tích và lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên hai hệ lý thuyết đo lường trong giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này không chỉ giúp giảng viên cải thiện chất lượng và hiệu quả của việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà còn sử dụng để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Từ khóa: Trắc nghiệ , ngân hàng câu hỏi. SUMMARY The purpose of this article is to propose and objective multiple choice question analytical methods based on two sets of measurement theories in education. The research results showed that these methods not only help lecturers improve the quality and effectiveness of the design of objective multiple choice questions but also uses them to build objective multiple choice question banks. Key words: objective tests, multiple choice questions, question banks. 1. Giới thiệu Hình thức thi trắc nghiệm khách quan được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong các kỳ thi kiểm tra đánh giá kiến thức, hình thức này cho thấy mang lại nhiều hiệu quả, việc áp dụng hình thức này cho phép kiểm tra được nhiều kiến thức hơn. Tăng cường tính chính xác, khách quan, công bằng khi đánh giá kiến thức thí sinh bên cạnh đó tiết kiệm chi phí và thời gian của thí sinh cũng như thời gian tổ chức hoạt động chấm điểm và kiểm tra hậu chấm điểm. Hình thức trắc nghiệm thích hợp với: những kỳ thi mang tính đại trà, có số lượng thí sinh tham gia đông. Ngoài ra, khi có mong muốn sử dụng các bài khảo sát đã cho vào những thời điểm khác nhau, hoặc cải thiện độ tin cậy điểm số trên các bài chấm giảm sự tác động đến kết quả do sự chủ quan và thiếu sót của người chấm bài. Do đó, khi có nhiều câu trắc nghiệm được chọn lựa và sàng lọc kỹ càng qua các lần tổ chức thi ta có thể xây dựng nên các bộ đề thi đạt chuẩn đề ra, giúp việc đánh giá và phân loại thí sinh trở nên xác thực và khách quan hơn. 2. Các loại trắc nghiệm thông dụng Các câu hỏi trắc nghiệm có thể được đặt dưới nhiều hình thức khác nhau. Bất cứ hình thức trắc nghiệm nào cũng có những ưu khuyết điểm của nó và vấn đề quan trọng đối với người soạn thảo là biết công dụng của mỗi loại để lựa chọn hình thức câu trắc nghiệm nào thích hợp nhất cho việc khảo sát khả năng hay kiến thức mà ta định đo lường. + Trắc nghiệm Đúng/Sai: được trình bài dưới dạng một câu phát biểu và thí sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hoặc Sai (S). Ví dụ: Đường truyền trong mạng máy tính là hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây hay không dây dùng để chuyển tín hiệu điện tử từ máy tính này đến máy tính khác? A. Đúng B. Sai Ưu điểm: Dễ dàng soạn thảo câu trắc nghiệm Nhược điểm: Xác suất may rủi cao (thí sinh có cơ may đúng 50% bằng lối đoán mò) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 76
  2. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG Hình 1: Quy trình xây dựng đề thi trắc nghiệm + Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi: được trình bày dưới dạng 2 cột, cột bên trái thể hiện khái niệm, quan điểm… cột bên phải thể hiện cách diễn giải của từng yêu cầu của cột bên trái. Ví dụ: Chọn ô chữ ở cột A nối với ô chữ ở cột B để thành một cụm từ thích hợp? A B ISP Là một hệ thống thông tin toàn cầu Internet Là nhà cung cấp dịch vụ nối mạng Modem Là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML Là công nghệ cung cấp kết nối Internet băng thông rộng ADSL Là một thiết bị điều chế sóng tín hiệu Ưu điểm: Dễ dàng soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, không giới hạn số lượng phương án trả lời Nhược điểm: Mất nhiều thời gian của thí sinh trong việc lựa chọn phương án ghép đôi. + Trắc nghiệm đa lựa chọn: là loại trắc nghiệm được đa số giảng viên hướng đến. Gồm một phát biểu căn bản đi kèm với nhiều phương án trả lời cho sẵn. Ví dụ: Phần mở rộng mặc định của tập tin Microsoft Excel 2007 là gì? A. doc B. docx C. txt D. pdf Ưu điểm: Giảm yếu tố may rủi, đánh giá nhiều loại mục tiêu dạy học ở nhiều trình độ nhận thức khác nhau Nhược điểm: Phải lựa chọn phương án nhiễu sao cho có vẻ hợp lý nhất. 3. Các chỉ số đánh giá một câu hỏi trắc nghiệm theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay các giảng viên đều đã áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong dạy học. Có nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khách TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 77
  3. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG quan nhưng dạng câu hỏi đa lựa chọn (Multiple Choice Question) được sử dụng nhiều hơn cả vì dạng câu hỏi này có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, trong thực tế giảng viên còn gặp một số khó khăn mà chủ yếu vẫn là ở khâu chuẩn bị câu trắc nghiệm. Việc viết câu trắc nghiệm khách quan đòi hỏi người giảng viên không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải nắm được kỹ thuật viết câu trắc nghiệm. Song hiện nay, môn học về kiểm định đánh giá chưa được triển khai đồng bộ ở các cơ sở đào tạo giảng viên, nên phần lớn giảng viên đều xây dựng câu hỏi một cách tự phát, các câu hỏi đưa vào sử dụng chưa được kiểm định. Bên cạnh đó, hiện có rất nhiều sách tham khảo về trắc nghiệm khách quan cho giảng viên và sinh viên, nhưng hầu hết các câu hỏi trong tài liệu này đều ít có điều kiện hoặc thậm chí chưa được kiểm định. Do kỹ năng xây dựng câu hỏi còn hạn chế, mặt khác để tiện lợi, đa số giảng viên đã sử dụng các câu hỏi tham khảo này vào trong dạy học. Như vậy, việc trang bị cho các giảng viên quy trình để tự kiểm định các câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà mình sử dụng là điều hoàn toàn cần thiết. Việc làm này không chỉ có tác dụng nâng cao độ giá trị, độ tin cậy của bài trắc nghiệm mà còn góp phần hoàn thiện các bộ đề kiểm tra hiện có, vì đó cũng là những tài liệu giúp sinh viên tự học, tự kiểm tra kiến thức của mình nên đòi hỏi phải có tính chính xác, tính khoa học và tính sư phạm cao. Trong đo lường giáo dục, hai hệ lý thuyết đánh giá cơ bản dưới đây đang được sử dụng[1][2][3][4]: 3.1. Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển (Classical Test Theory – CTT) - Độ khó (Difficulty Index) Là tỷ số phần trăm thí sinh làm sai câu trắc nghiệm đó trên tổng số thí sinh trả lời câu hỏi Trong đó, P là độ khó của câu trắc nghiệm; k là số lượng thí sinh trả lời sai câu hỏi; N là tổng số thí sinh trả lời câu hỏi. Như vậy, giá trị , giá trị P càng lớn thì độ khó của câu hỏi càng cao và ngược lại. Khi soạn thảo xong một câu trắc nghiệm, người soạn chỉ có thể ước lượng độ khó bằng cảm tính. Như vậy, nếu hai câu hỏi có độ khó giống nhau (P = 0.5 chẳng hạn), ta kết luận hai câu hỏi này có mức độ khó như nhau thì chưa chuẩn xác, ta cần xét đến thuộc tính loại của câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi loại câu hỏi trắc nghiệm (đa lựa chọn, điền khuyết, ghép đôi,…) có độ khó riêng, thí sinh chọn đáp án trả lời cũng có độ may rủi. Như vậy để đưa ra mức độ (khó, trung bình, dễ) của câu hỏi thì cần so sánh độ khó của câu hỏi với độ khó trung bình của loại câu hỏi: Trong đó, Ptb là độ khó trung bình của loại câu hỏi; t là tỷ lệ phần trăm may rủi của loại câu hỏi theo bảng sau: Loại câu hỏi Tỉ lệ (t) Đúng/Sai 50% Câu có 4 lựa chọn 25% Câu có 5 lựa chọn 20% Khi cần khảo sát năng lực của sinh viên ở một cuộc thi cử thông thường, ta nên chọn các câu hỏi có độ khó vừa phải, hoặc có sự phân phối các câu có độ khó khác nhau. - Độ phân cách (Discrimination Index) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 78
  4. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG Độ phân cách của một câu trắc nghiệm là một chỉ số giúp phân biệt được sinh viên giỏi với sinh viên kém. Vì vậy, một bài trắc nghiệm gồm toàn những câu trắc nghiệm có độ phân cách tốt sẽ là một công cụ đo lường có tính tin cậy cao[5]. + Tính độ phân cách theo lối thủ công: Sắp xếp bài thi của thí sinh theo điểm số từ cao xuống thấp. Lấy 27% số bài từ cao nhất trở xuống xếp vào nhóm CAO và 27% số bài từ thấp nhất trở lên xếp vào nhóm THẤP. Trong đó, D là độ phân cách của câu trắc nghiệm; QC= 1 – PC (với PClà độ khó của câu trắc nghiệm đối với nhóm CAO); QT= 1 – PT (với PT là độ khó của câu trắc nghiệm đối với nhóm THẤP) + Tính độ phân cách theo tương quan điểm nhị phân Trong đó, D là độ phân cách của câu trắc nghiệm; N là số thí sinh dự thi; X là điểm số câu trắc nghiệm của mỗi thí sinh (X = 0 hoặc X = 1); Y là tổng điểm bài làm của mỗi thí sinh Như vậy, giá trị , giá trị D càng lớn thì câu trắc nghiệm càng có giá trị. Giá trị D Kết luận Rất tốt Khá tốt Tạm được Kém 3.2. Lý thuyết trắc nghiệm hiện đại (Modern Test Theory – MTT) Mô hình Rasch trong lý thuyết ứng đáp câu hỏi: Nếu một người có năng lực cao hơn người khác thì xác suất để người đó trả lời đúng một câu hỏi bất kỳ phải lớn hơn xác suất tương ứng của người kia; tương tự như vậy, nếu một câu hỏi khó hơn một câu hỏi khác thì xác suất để một người bất kỳ trả lời đúng câu hỏi đó phải nhỏ hơn xác suất để người đó trả lời đúng câu hỏi kia. Dựa trên cơ sở này, Rasch đã mô tả mối liên hệ giữa xác suất trả lời đúng câu hỏi của mỗi thí sinh với năng lực của thí sinh đó thông qua hàm đặc trưng câu hỏi (Item Characteristics Function – ICF). Trong đó, là xác suất để thí sinh có năng lực trả lời đúng câu hỏi có độ khó . Như vậy, giá trị giúp ta xác định những câu hỏi mà thí sinh có khả năng trả lời đúng được hay không, từ đó hỗ trợ cho việc tính toán giá trị P (độ khó câu hỏi theo phương pháp cổ điển) ngày càng chính xác hơn. Giá trị và được xác định theo phương pháp PROX như sau: phương pháp PROX được phát triển dựa trên mô hình RASCH theo ý tưởng mà Wright và Douglas đã đưa ra năm 1975 nhằm định cỡ độ khó các câu hỏi và đo lường khả năng của các thí sinh. Các bước triển khai tính toán theo phương pháp PROX: Bước 1: Nhập dữ liệu TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 79
  5. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG • Nhập L0 là tổng số câu hỏi của đề thi • Nhập N0 là tổng số thí sinh thi • Nhập kết quả bài làm. Đánh số 1 nếu trả lời đúng, 0 nếu sai hoặc không trả lời các câu hỏi • Tính điểm thô của thí sinh và của câu hỏi bằng tổng các câu trả lời đúng Bước 2: Sửa dữ liệu • Loại bỏ các câu hỏi quá dễ (thí sinh nào cũng trả lời đúng) hoặc quá khó (không thí sinh nào trả lời đúng) trong quá trình tính toán tiếp theo. • Tương tự, loại bỏ những thí sinh quá kém (không trả lời đúng câu hỏi nào) và quá giỏi (trả lời đúng hết tất cả các câu hỏi). Ký hiệu số câu hỏi đưa vào phân tích là L, số thí sinh là N Bước 3: Sơ bộ định cỡ câu hỏi • Tính tỉ lệ đúng, sai của từng câu hỏi: xi • Tính trung bình : • Tính phương sai: • Sơ bộ định cỡ câu hỏi t theo công thức: Bước 4: Sơ bộ đo lường khả năng thí sinh • Tính tần số các thí sinh có trong dải điểm và tỉ lệ trả lời đúng • Tính trung bình: • Tính phương sai: • Sơ bộ đo lường khả năng của thí sinh theo công thức: Bước 5: Tính các thừa số mở rộng X, Y • Tính các thừa số mở rộng là hệ số phân tán độ khó của câu hỏi (X) và phân tán khả năng của thí sinh (Y) theo công thức: Bước 6: Chính xác định cỡ của câu hỏi • Tính đưa định cỡ vào trong khoảng [-1, 1] • Tính sai số chuẩn Bước 7: Chính xác hóa đo lường khả năng của thí sinh • Tính đưa đo lường này vào khoảng [-1, 1] • Tính sai số chuẩn: Kết quả thu được trong hai bước 6 và 7 là các định cỡ chính xác của các câu hỏi và đo lường chính xác khả năng của các thí sinh . 4. Vận dụng lý thuyết khảo thí cổ điển vào việc phân tích câu hỏi thi Độ khó của câu hỏi (giá trị P) được sử dụng rộng rãi đối với các câu hỏi đúng/sai, đa lựa chọn. Giá trị P của mỗi câu hỏi chưa nói lên được câu hỏi đó tốt hay không, nhưng nó nói lên độ khó tương đối TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 80
  6. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG của câu hỏi đó đối với số thí sinh tham gia làm bài kiểm tra. Nếu một nhóm thí sinh khác trả lời câu hỏi đó thì giá trị P có thể khác. Giá trị P có ý nghĩa quan trọng đối với những người viết câu hỏi thi - kiểm tra trong quá trình phân tích câu hỏi. Hiểu đúng ý nghĩa của giá trị P và lý giải hợp lý các kết quả thu được, người viết câu hỏi có thể thấy được mức độ phù hợp của các câu hỏi đó đối với nhóm thí sinh. Ngoài ra, giá trị P còn giúp xác định một số lỗi khác của câu hỏi để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi hoặc rút kinh nghiệm cho lần sau. Ví dụ: lỗi do dùng từ, hành văn làm thí sinh không hiểu câu hỏi, hiểu nhầm, bị đánh lừa hay có nhiều cách hiểu khác nhau; lỗi trong phần lựa chọn của câu hỏi trắc nghiệm; không có phương án trả lời đúng hay có nhiều phương án trả lời đúng... Giá trị P của các phương án nên có giá trị từ là phù hợp với năng lực của thí sinh ở mức trung bình. Ví dụ 1: Xét câu hỏi #3 có t lệ trả lời các phương án khảo sát trên mẫu 286 thí sinh như sau: Phương án Số lượng Giá trị P A 28 0.90 B 17 0.94 C* 197 0.31 D 41 0.86 Bỏ sót 3 Tổng 286 Ta thấy, đa số thí sinh trả lời được câu hỏi này và đã chọn phương án C (phương án đúng). Giá trị P = 0.31 cho thấy câu hỏi này không quá dễ và không quá khó. Không có phương án nào có giá trị P = 1 hoặc P = 0 (nghĩa là không một phương án nào bị thí sinh loại trừ). Câu hỏi trắc nghiệm này có chất lượng, tuy nhiên, phương án B có giá trị P = 0.94 là rất cao chứng tỏ phương án này chỉ thu hút được một số ít thí sinh có năng lực thấp. Như vậy, phương án B cần được nghiên cứu thêm để giảm khả năng loại trừ của thí sinh. Ví dụ 2: Xét câu hỏi #5 có t lệ trả lời các phương án khảo sát trên mẫu 286 thí sinh như sau: Phương án Số lượng Giá trị P A* 77 0.73 B 0 1.00 C 130 0.54 D 63 0.78 Bỏ sót 16 Tổng 286 Trong ví dụ này, phương án A (phương án đúng) thu hút ít thí sinh hơn phương án C, phương án B không thu hút được một thí sinh nào, chứng tỏ phương án này sai quá lộ liễu nên bị loại trừ. Hơn nữa, khoảng 6% thí sinh không trả lời câu hỏi này cũng là dấu hiệu về sự sai sót của câu hỏi. Những điều trên chỉ ra rằng, câu hỏi này sai rất nghiêm trọng không chấp nhận được. Một thuộc tính bổ ích khác của giá trị P là giúp xác định những câu hỏi bị nhầm đáp án. Rất tiếc, nhầm đáp án là một hiện tượng khá phổ biến trong quá trình viết câu hỏi trắc nghiệm. Trong nhiều trường hợp, những nhầm lẫn này có thể hiểu được. Nhiều khi, sự đơn điệu và buồn tẻ trong việc viết TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 81
  7. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG câu hỏi thi - kiểm tra làm các chuyên gia thiếu tập trung, dẫn đến nhầm đáp án. Những lúc khác, sự mơ hồ, thiếu rõ ràng trong việc hành văn, diễn đạt câu hỏi đã gây khó khăn cho việc xác định phương án trả lời đúng. Khi viết những câu hỏi để đánh giá những kỹ năng của quá trình nhận thức phức tạp, sự phức tạp về nội dung hoặc thuật ngữ có thể dẫn đến xác định sai đáp án. Những câu hỏi thi - kiểm tra bị nhầm đáp án thường bị phát hiện khi người soạn câu hỏi xem bảng giá trị P và thấy có sự khác biệt lớn giữa dự định và thực tế trả lời của thí sinh Ví dụ 3: Xét câu hỏi #15 có t lệ trả lời các phương án khảo sát trên mẫu 286 thí sinh như sau: Phương án Số lượng Giá trị P A 202 0.29 B* 31 0.89 C 28 0.90 D 25 0.91 Bỏ sót 0 Tổng 286 Ta thấy phương án B là đáp án của câu hỏi nhưng thực tế đa số thí sinh đều chọn phương án A. Tuy đây là câu hỏi tốt vì các phương án B, C và D có giá trị P tương đối gần nhau và cùng khác biệt với giá trị P của phương án A, nhưng đây lại là một câu hỏi nhầm đáp án. Người soạn câu hỏi cần nghiên cứu lại vì thông tin thống kê cho thấy phương án A mới là đáp án. Bên cạnh đó, việc phân tích câu hỏi dựa vào độ phân cách cũng mang lại kết quả đáng tin cậy. Ví dụ 4: Xét câu hỏi #25 có t lệ trả lời các phương án khảo sát trên mẫu 50 thí sinh như sau: Phương án Nhóm cao Nhóm thấp A 7 2 B 2 6 C 0 3 D* 8 5 E 1 2 Chỉ số độ khó P của câu trắc nghiệm là 0.64 và chỉ số phân cách là D là 0.06. Như vậy, câu này thuộc loại câu khá khó và độ phân biệt thấp. Về lựa chọn đúng D, số thí sinh trong nhóm cao trả lời đúng nhiều hơn ở nhóm thấp, như thế có tương quan thuận như mong đợi, nhưng khác biệt còn khá thấp. Về các mồi nhử B, C, và E có tương quan nghịch như mong đợi. Đáng chú ý là mồi như A, ở đó số thí sinh nhóm cao làm sai nhiều hơn nhóm thấp trái với điều ta mong đợi. Sự khác biệt ở mồi nhử này còn lớn hơn ở câu lựa chọn đúng D. Như vậy, ta cần xem xét lại câu lựa chọn A và D. Hẳn câu lựa chọn D có nhiều điểm đúng, vì thế nhiều thí sinh trong nhóm cao đã lựa chọn. Các dữ kiện ở câu D cho phép ta tin rằng câu lựa chọn này không phải là sai. Nhưng các dữ kiện ở mồi nhử A cũng có thể khiến ta nghi ngờ rằng câu này cũng có phần nào đúng nếu giải thích về một phương diện nào đó. Mặc dù những cách lý giải ở trên mới chỉ dựa trên lý thuyết đánh giá cổ điển, chưa hoàn toàn phù hợp với lý thuyết đánh giá hiện đại, nhưng những thông tin do giá trị P đưa đến cũng rất bổ ích để suy xét chất lượng của câu hỏi thi - kiểm tra. Viết câu hỏi thi - kiểm tra mới chỉ là việc làm bước đầu, nó đòi hỏi phải được thử nghiệm trước khi sử dụng và sau mỗi lần tổ chức thi kiểm tra cần được phân tích kỹ lưỡng để rút kinh nghiệm và đồng thời để lý giải được kết quả làm bài của thí sinh. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 82
  8. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG Như vậy, để có được một câu hỏi trắc nghiệm có chất lượng, ta cần quan tâm các điều kiện sau đây: • Độ khó của câu trắc nghiệm, các phương án trả lời trong câu trắc nghiệm phải có giá trị từ . • ng câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có độ phân cách âm hoặc quá thấp là những câu kém cần phải xem lại để loại đi hay sửa chữa cho tốt hơn. • Với đáp án trong câu trắc nghiệm số người nhóm cao chọn phải nhiều hơn số người nhóm thấp • Với mồi nhử, số người nhóm cao chọn phải ít hơn số người trong nhóm thấp. 5. Kết quả vận dụng các phương pháp đánh giá câu hỏi trắc nghiệm tại DLA Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/06/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định tổ chức thi và cấp Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã thành lập ban giảng viên chuyên trách soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm thuộc 06 mô đun kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và 09 mô đun kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao đáp ứng yêu cầu của Thông tư liên tịch với số lượng câu hỏi theo từng mô đun như sau: Số lượng Stt Mô đun kỹ năng câu hỏi 1 IU01: Hiểu biết về CNTT cơ bản 130 2 IU02: Sử dụng máy tính cơ bản 130 3 IU03: Xử lý văn bản cơ bản 130 4 IU04: Sử dụng bảng tính cơ bản 190 5 IU05: Sử dụng trình chiếu cơ bản 130 6 IU06: Sử dụng Internet cơ bản 140 Tổng cộng 850 Một số câu hỏi minh họa: IU01: Em hãy chọn ra câu trả lời đúng nhất về thiết bị Phần cứng máy tính? A. Màn hình, Chuột, Bàn phím B. Windows, RAM, Vi xử lý C. Nguồn điện, Ổ cứng, Tập tin D. Chuột, Bàn phím, Microsoft Office IU03: Văn bản đang mở sẵn, muốn xuống dòng mà vẫn còn ở trong cùng một đoạn văn thì ta dùng tổ hợp phím tắt nào sau đây? A. Shift + Enter B. Ctrl + Enter C. Alt + Enter D. Tab + Enter Số lượng Stt Mô đun kỹ năng câu hỏi 1 IU07: Xử lý văn bản nâng cao 150 2 IU08: Sử dụng bảng tính nâng cao 160 3 IU09: Sử dụng trình chiếu nâng 150 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 83
  9. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG cao 4 IU10: Sử dụng hệ quản trị CSDL 150 5 IU11: Thiết kế đồ họa hai chiều 280 6 IU12: Biên tập ảnh 150 7 IU13: Biên tập trang thông tin 150 điện tử 8 IU14: An toàn, bảo mật thông tin 150 9 IU15: Sử dụng phần mềm kế 160 hoạch dự án Tổng cộng 1.500 Một số câu hỏi minh họa: IU07: Khi gõ văn bản, muốn thêm ảnh chìm để đóng dấu văn bản (nền mờ) thì vào lệnh nào sau đây trong thẻ Page Layout? A. Page Borders B. Page Color C. Watermark D. Platform IU08: Trong Excel 2007, để thiết lập vùng ô bị khóa, ta chọn Lock tại thẻ lệnh nào sau đây? A. Format Cells / Protection B. Format Cells / Fill C. Format Cells / Border D. Format / Protect Các câu hỏi trắc nghiệm được lưu trữ trên máy chủ Server, mỗi câu hỏi được quản lý bởi nhiều đặc trưng riêng như mức độ, chủ đề, phân loại kiến thức,… và được cập nhật liên tục. Hệ thống tổ chức thi trắc nghiệm của trường được triển khai tại địa chỉ: http://elearning.daihoclongan.edu.vn Việc đánh giá chất lượng câu hỏi trong ngân hàng đề thi được hệ thống tính toán căn cứ vào các tiêu chí được đề cập theo lý thuyết đo lường cổ điển và hiện đại. Cứ sau mỗi kỳ thi, kiểm tra là dịp để lựa chọn và bổ sung các câu hỏi trắc nghiệm tốt lưu vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đồng thời loại bỏ hoặc sửa lại các câu hỏi chưa đạt yêu cầu làm cho ngân hàng câu hỏi ngày càng phong phú và chất lượng hơn. 6. Kết luận Sử dụng trắc nghiệm khách quan làm công cụ đo lường và đánh giá thành quả học tập của người học là công việc đã được nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành. Qua việc nghiên cứu các phương pháp đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tiến hành thực nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An với sinh viên ở các khoa (Kế toán, Tài chính, Quản trị, Tiếng Anh). Kết quả thực nghiệm cho thấy độ tin cậy của hệ thống trắc nghiệm khách quan, tính khả thi của chương trình trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên. [1]. (2005), . TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 84
  10. KHOA HỌC - ỨNG DỤNG [2]. Ngô Văn Linh (2017), . [3]. (2008), 12 ban KHTN - . [4]. Poulomi Mukherjee and Saibendu Kumar Lahiri (2012), Analysis of multiple choice questions (MCQs): Item and Test statistics from an assessment in a medical college of Kolkata West Bengal. [5]. Shafizan Sabri (2013), Item analysis of student comprehensive test for research in teaching beginner string ensemble using model based teaching among music students in public universities. : 26/8/2017 : 27/10/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 85
nguon tai.lieu . vn