Xem mẫu

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI BỘ MÔN: KHOA HỌC MÁ Y TÍ NH KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI GIẢNG TIN HỌC ĐẠI CƢƠNG TÊN HỌC PHẦN: TIN HỌC ĐẠI CƢƠNG MÃ HỌC PHẦN: 17202 TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY DÙNG CHO SV NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HẢI PHÒNG - 2008
  2. MỤC LỤC Chƣơng 1. Đại cƣơng về tin học .............................................................................................. 1 1.1. Thông tin và xử lý thông tin, đơn vị đo thông tin .................................................. 1 1.2. Xử lý thông tin ....................................................................................................... 2 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin ............................................................................... 3 Chƣơng 2. Nguyên lý biểu diễn và xử lý thông tin ................................................................ 4 2.1. Kiến trúc chung của máy tính điện tử .................................................................... 4 2.2. Nguyên lý Von Neumann....................................................................................... 4 2.3. Các thiết bị của máy tính........................................................................................ 5 2.4. Biểu diễn thông tin trong máy tính ........................................................................ 5 Chƣơng 3. Hệ điều hành .......................................................................................................... 6 3.1. Chức năng của hệ điều hành .................................................................................. 6 3.2. Sự phát triển các hệ điều hành ............................................................................... 6 3.3. Hệ điều hành MS DOS........................................................................................... 6 3.4. Hệ điều hành MS WINDOWS ............................................................................. 12 3.5. Giới thiệu hệ điều hành Unix và Linux ................................................................ 14 Chƣơng 4. Mạng máy tính, Internet và tội phạm tin học ................................................... 14 4.1. Mạng máy tính ..................................................................................................... 15 4.2. Internet ................................................................................................................. 15 4.3. Tội phạm tin học .................................................................................................. 16 Chƣơng 5. Phần mềm soạn thảo văn bản MS Word ........................................................... 17 5.1. Khởi động màn hình làm việc - các thao tác cơ bản ............................................ 17 5.2. Định dạng văn bản ............................................................................................... 19 5.3. Các lệnh về khối ................................................................................................... 22 5.4. Các chế độ hiển thị văn bản. ................................................................................ 24 5.5. Các thao tác tạo bảng biểu trong văn bản ............................................................ 35 5.6. Sắp xếp dữ liệu trong bảng và tính toán ............................................................... 41 5.7. Chèn thêm đối tượng vào văn bản ....................................................................... 45 5.8. Tạo số trang - tiêu đề, hạ mục .............................................................................. 46 Chƣơng 6. Phần mềm Bảng tính Excel ................................................................................. 46 6.1. Khởi động Excel - Giới thiệu bảng tính ............................................................... 47 6.2. Cách tạo lập bảng tính .......................................................................................... 47 6.3. Định dạng dữ liệu trong bảng tính ....................................................................... 48 6.4. Thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu. .................................................................. 53 6.5. Làm việc với các vùng - làm việc với các tệp bảng tính, in ấn ............................ 56 i
  3. 6.6. Đồ thị trong Excel - chèn các đồ hoạ vào trong bảng tính ................................... 57 6.7. Cơ sở dữ liệu trong Excel..................................................................................... 64 6.8. Liên kết dữ liệu .................................................................................................... 65 6.9. Tạo Macro ............................................................................................................ 65 Chƣơng 7. Phần mềm trình chiếu Power Point ................................................................... 66 7.1. Giới thiệu chương trình Power Point ................................................................... 66 7.2. Soạn thảo nội dung trình chiếu ............................................................................ 66 7.3. Định dạng hiệu ứng và hoàn thiện trình chiếu ..................................................... 67 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 73 ii
  4. Tên học phần: Tin học đại cương (dành cho SV khoa CNTT) Loại học phần: 2 Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học máy tính Khoa phụ trách: CNTT Mã học phần: 17202 Tổng số TC: 4 TS tiết Lý thuyết Thực hành/Xemina Tự học Bài tập lớn Đồ án môn học 75 30 45 0 0 0 Điều kiện tiên quyết: Môn học cần được bố trí tại kỳ học đầu tiên Mục tiêu của học phần: Giúp cho sinh viên nắm bắt được kiến thức cơ bản về tin học, về hệ điều hành Windows. Cung cấp các kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản hành chính với MS Word Phân tích và thiết kế bảng tính để áp dụng trong công tác văn phòng với MS Excel Thiết kế tài liệu trình chiếu với MS PowerPoint Khai thác thông tin trên Internet Một số phương pháp phát hiện và phòng tránh virus Tin học Nội dung chủ yếu Gồm 2 phần: Phần các kiến thức cơ sở: cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về thông tin, máy tính, phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin. Phần sử dụng máy tính: cho sinh viên làm quen với máy tính, thực hành các lệnh và các phần mềm xử lý thông tin thông dụng và Internet, virus, sử dụng các chương trình soạn thảo văn bản, bảng tính, tạo slide trình chiếu Nội dung chi tiết của học phần: PHÂN PHỐI SỐ TIẾT TÊN CHƢƠNG MỤC TS LT TH/Xemina BT KT Chƣơng 1. Đại cƣơng về tin học 4 4 0 0 0 1.1. Thông tin và xử lý thông tin, đơn vị đo 1 thông tin 1.1.1. Tổng quan về thông tin 1.1.2. Độ đo thông tin 1.1.3. Mã hóa thông tin 1.2. Xử lý thông tin 1 1.2.1. Xử lý thông tin 1.2.2. Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử 1.2.3. Tin học và công nghệ thông tin 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin 2 1.3.1. Các bài toán khoa học kỹ thuật iii
  5. PHÂN PHỐI SỐ TIẾT TÊN CHƢƠNG MỤC TS LT TH/Xemina BT KT 1.3.2. Các bài toán quản lý 1.3.3. Tự động hoá 1.3.4. Công nghệ thông tin trong hoạt động văn phòng 1.3.5. Công nghệ thông tin và giáo dục 1.3.6. Thương mại điện tử 1.3.7. Công nghệ thông tin và ứng dụng hàng ngày Chƣơng 2. Nguyên lý biểu diễn và xử lý 5 3 1 0 1 thông tin 2.1. Kiến trúc chung của máy tính điện tử 0.5 2.2. Nguyên lý Vol Neumann 0.5 2.3. Các thiết bị của máy tính 1 2.4. Biểu diễn thông tin trong máy tính 1 1 2.4.1. Các hệ đếm thường dùng trong tin học 2.4.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính 1 2.4.3. Lưu trữ thông tin trên máy tính Chƣơng 3. Hệ điều hành 15 7 7 0 1 3.1. Chức năng của hệ điều hành 0.5 3.2. Sự phát triển các hệ điều hành 0.5 3.3. Hệ điều hành MS DOS 3 3 1 3.3.1. Mô tả họ máy tính PC 3.3.2. Tổ chức thông tin trên đĩa 3.3.3. Khái niệm tệp tin (file), đường dẫn, thư mục 3.3.4. Lệnh nội trú và ngoại trú 3.3.5. Thực hiện một chương trình trên MS DOS 3.3.6. Các lệnh thao tác với file và thư mục 3.4. Hệ điều hành MS WINDOWS 2 4 3.4.1. Giới thiệu WINDOWS 3.4.2. Các tác vụ cơ bản trong WINDOWS 3.4.3. Một số ứng dụng chuẩn trong WINDOWS 3.4.4. Các tùy biến hệ thống 3.4.5. Cách cài đặt và gỡ bỏ chương trình 3.5. Giới thiệu hệ điều hành Unix và Linux 1 Chƣơng 4. Mạng máy tính, Internet và tội 5 2 3 0 0 phạm tin học 4.1. Mạng máy tính 0.5 4.1.1. Các mô hình xử lý cộng tác 4.1.2. Mạng máy tính 4.2. Internet 1 2 iv
  6. PHÂN PHỐI SỐ TIẾT TÊN CHƢƠNG MỤC TS LT TH/Xemina BT KT 4.2.1. Khái niệm về Internet 4.2.2. Các tài nguyên trên Internet 4.2.3. Các dịch vụ trên Internet 4.2.4. Công nghệ Internet 4.3. Tôi phạm tin học 0.5 1 4.3.1. Tin tặc, tội phạm kỹ thuật 4.3.2. Khái niệm, phân loại và cách phòng chống virus 4.3.3. Vấn đề bản quyền và đạo đức nghề nghiệp Chƣơng 5. Phần mềm soạn thảo văn bản 19 7 12 0 0 MS Word 5.1. Khởi động màn hình làm việc - các thao 1 1 tác cơ bản 5.1.1. Khởi động, thoát chương trình 5.1.2. Mở và lưu giữ tài liệu 5.1.3. Các thao tác nhập, xoá, di chuyển văn bản 5.2. Định dạng văn bản 1 2 5.2.1 Định dạng ký tự 5.2.2 Định dạng đoạn văn bản (Paragraph) 5.2.3. Môi trường tiếng Việt 5.3. Các lệnh về khối: Sao chép; di chuyển; sử 0.5 2 dụng Autotext; tìm kiếm và thay thế 5.4. Các chế độ hiển thị văn bản. Định dạng 1 2 trang văn bản, in ấn. 5.4.1. Các chế độ hiển thị văn bản trong cửa sổ soạn thảo 5.4.2. Định dạng văn bản dạng cột báo 5.4.3. Định dạng trang văn bản (đặt lề, cỡ giấy, hướng in, in ấn) 5.4.4. In trộn (mail merge) 5.5. Các thao tác tạo bảng biểu trong văn bản 1 1 5.5.1. Thao tác tạo bảng 5.5.2. Định dạng bảng 5.6. Sắp xếp dữ liệu trong bảng và tính toán 1 2 5.7. Chèn thêm đối tượng vào văn bản: ký hiệu, khung hình, ảnh, chữ nghệ thuật, công 0.5 1 thức, biểu đồ, … 5.8. Tạo số trang - tiêu đề, hạ mục - Tạo và sử 1 1 dụng Macro, dùng các kiểu trình bày Style Chƣơng 6. Phần mềm Bảng tính Excel 19 5 14 0 0 6.1. Khởi động Excel - Giới thiệu bảng tính 0.5 v
  7. PHÂN PHỐI SỐ TIẾT TÊN CHƢƠNG MỤC TS LT TH/Xemina BT KT 6.2. Cách tạo lập bảng tính 0.5 1 6.3. Định dạng dữ liệu trong bảng tính 0.5 2 6.3.1 Định dạng bảng tính 6.3.2 Sao chép, hủy bỏ định dạng 6.3.3 Sử dụng Style 6.4. Thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu. Chèn xoá ô, cột, hàng trong bảng tính, áp dụng toán 1 2 học trong bảng tính. 6.4.1. Sao chép và di chuyển dữ liệu 6.4.2. Chèn xoá ô cột, hàng 6.4.3. Áp dụng toán học trong bảng tính (địa chỉ tương đối, tuyệt đối). Cách sử dụng các hàm 6.4.4. Một số hàm thường dùng (Sum, If, Average, Max, Min, Rank, Int, Mod, Round, Left, Right, Upper, Lower, Len, Rept...) 6.5. Làm việc với các vùng - làm việc với các 0.5 2 tệp bảng tính, in ấn 6.6. Đồ thị trong Excel - chèn các đồ hoạ vào 0.5 2 trong bảng tính 6.7. Cơ sở dữ liệu trong Excel 0.5 2 6.7.1 Tạo cơ sở dữ liệu 6.7.2 Tìm kiếm, sắp xếp trong một CSDL, đặt lọc dữ liệu 6.8. Liên kết dữ liệu 0.5 1 6.8.1. Liên kết giữa các bảng tính (sheets) trong cùng 1 tệp tin bảng tính 6.8.2. Liên kết giữa các tệp tin bảng tính (Workbooks) 6.8.3. Liên kết giữa Excel và những ứng dụng khác trong Windows 6.9. Tạo Macro 0.5 2 Chƣơng 7. Phần mềm trình chiếu Power 8 2 6 0 0 Point 7.1. Giới thiệu chương trình Power Point 0.5 1 7.2. Soạn thảo nội dung trình chiếu 0.5 2 7.3. Định dạng hiệu ứng và hoàn thiện trình 1 3 chiếu Nhiệm vụ của sinh viên : Tham dự các buổi thuyết trình của giáo viên, tự học, tự làm bài tập do giáo viên giao, tham dự các buổi thực hành, các bài kiểm tra định kỳ và cuối kỳ. Tài liệu học tập : vi
  8. Bùi Thế Tâm, Giáo trình Tin học Đại cương: Lý thuyết, bài tập và lời giải, NXB Giao thông vận tải, 2007 Hồ Sĩ Đàm, Đào Kiến Quốc, Hồ Đắc Phương, Giáo trình tin học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm, 2004. Hình thức và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Hình thức thi cuối kỳ : Thi vấn đáp. Sinh viên phải đảm bảo các điều kiện theo Quy chế của Nhà trường và của Bộ Thang điểm: Thang điểm chữ A, B, C, D, F Điểm đánh giá học phần: Z = 0,3X + 0,7Y. Bài giảng này là tài liệu chính thức và thống nhất của Bộ môn Khoa học máy tính, Khoa Công nghệ thông tin và được dùng để giảng dạy cho sinh viên. Ngày phê duyệt: / /20 Trƣởng Bộ môn: ThS. Nguyễn Hữu Tuân (ký và ghi rõ họ tên) vii
  9. Chƣơng 1. Đại cƣơng về tin học 1.1. Thông tin và xử lý thông tin, đơn vị đo thông tin 1.1.1. Tổng quan về thông tin Thông tin : là tập hợp các dữ liệu sau khi được xử lí cho ta những hiểu biết về một vấn đề nào đó. Máy tính : là công cụ lưu trữ và xử lí dữ liệu một cách tự động, thực hiện các phép tính số học và lí luận theo những quy trình định trước, cung cấp những thông tin theo yêu cầu. Theo nghĩa rộng, dữ liệu thô là các số, ký tự, hình ảnh hay các kết quả khác của các thiết bị chuyển đổi các lượng vật lý thành các ký hiện. Các dữ liệu thuộc loại này thường được xử lý tiếp bởi người hoặc đưa vào máy tính. Trong máy tính, dữ liệu được lưu trữ và xử lý tại đó hoặc được chuyển (output) cho một người hoặc một máy tính khác. Dữ liệu thô là một thuật ngữ tương đối; việc xử lý dữ liệu thường được thực hiện theo từng bước, và "dữ liệu đã được xử lý" tại bước này có thể được coi là "dữ liệu thô" cho bước tiếp theo. CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant) Ở Việt Nam:khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Máy tính : là công cụ lưu trữ và xử lí dữ liệu một cách tự động, thực hiện các phép tính số học và lí luận theo những quy trình định trước, cung cấp những thông tin theo yêu cầu. Lợi ích của máy tính : Tố c đô ̣ cao: Máy tính có thể thực hiện các tác vụ thường xuyên với tốc độ nhanh hơn con người. Chúng có thể làm các phép tính phức tạp trong vài giây . Ví dụ, giáo viên có thể dùng máy tính để lập nhanh chóng danh sách điểm học sinh thay vì lập bằng tay . Độ chính xác : Khi mô ̣t viê ̣c đươ ̣c thực hiê ̣n thủ công thì luôn có khả năng c on người làm lỗi. Máy tính có thể được dùng để thực hiện công việc theo cách đảm bảo độ chính xác khi dữ liê ̣u đưa vào là chính xác. Lưu trữ : Máy tính có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn . Sau khi thông tin đươ ̣c lưu , nó có thể được lấy ra khi cần . Ví dụ, bạn có thể dùng máy tính để lưu chi tiết toàn bộ hoạt đô ̣ng bán lẻ của ba ̣n . Sau đó ba ̣n có thể dùng thông tin đó để tiế n hành các loa ̣i phân tić h khác nhau. Ví dụ, bạn có thể muốn t heo dõi mố i tương quan giữa mô ̣t loa ̣i hàng mới đưa vào và sự gia tăng hàng bán ra. Tự đô ̣ng hóa : Có thể ra lệnh cho máy tính để nó tự động thực hiện những nhiệm vụ phức ta ̣p. Ví dụ, nế u ba ̣n muố n lâ ̣p mô ̣t báo cáo và biể u đổ mô tả kế t quả đầ u tư cá nhân trung biǹ h hàng tháng của ba ̣n , máy tính sẽ giúp bạn thực hiện nó một cách hiệu quả . Tự đô ̣ng hóa có thể làm tăng hiê ̣u quả cá nhân của ba ̣n. Tính thống nhất : Máy tính có thể thực hiệ n cùng mô ̣t nhiê ̣m vu ̣ nhiề u lầ n và có đô ̣ chính xác như nhau mà không hề mệt mỏi . Ví dụ, bạn có thể dùng máy tính để in giấy mời 1
  10. cho các buổ i tiê ̣c lễ hoă ̣c ho ̣p mă ̣t cô ̣ng đồ ng . Máy tính sẽ in từng giấy mời với cùng chấ t lươ ̣ng cùng lúc. Tính đa dụng: Máy tính có thể thực hiện cả những nhiệm vụ đơn giản lẫn phức tạp . Ví dụ, bạn có thể dùng chúng để viết thư, nghe nha ̣c, vẽ tranh hoặc thiết kế ô tô. Tiế t kiê ̣m chi phí : Máy tính làm giả m khố i lươ ̣ng công viê ̣c giấ y tờ và nhân công , do đó làm giảm chi phí . Ví dụ, bạn có thể tạo và chỉnh sửa báo cáo một cách dễ dàng khi dùng máy tính. Bạn có thể gửi báo cáo điện tử cho người quản lý hoặc giáo viên bằ ng e-mail. 1.1.2. Độ đo thông tin Ðơn vị dùng để đo thông tin gọi là bit. Một bit tương ứng với một chỉ thị hoặc một thông báo nào đó về 1 sự kiện có trong 2 trạng thái có số đo khả năng xuất hiện động thời là Tắt(Off) / Mở(On) hay Ðúng(True) / Sai(False). Ví dụ: Một mạch đèn có 2 trạng thái là: - Tắt (Off) khi mạch điện qua công tắc là hở - Mở (On) khi mạch điện qua công tắc là đóng Bit là chữ viết tắt của BInary digiT. Trong tin học, người ta thường sử dụng các đơn vị đo thông tin lớn hơn sau: 1 B (byte) = 8 bit 1 KB (Kilo byte) = 1024 B (= 210) 1MB (Mega Byte) = 1024 KB 1GB (Giga byte) = 1024 MB 1TB (Têra Byte) = 1024 GB 1PB (Pêta byte) = 1024 TB 1.1.3. Mã hóa thông tin Khi đưa thông tin vào máy tính chúng ta phải tìm một cách biểu diễn riêng máy mới hiểu được, cách biểu diễn đó gọi là mã hóa thông tin. Thông tin muốn xử lí được trong máy tính cần được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là mã hoá thông tin. Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta dùng bộ mã ASCII sử dụng 8 bit để mã hóa. Các kí tự được đánh số từ 0-255 và các số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự. Bộ mã ASCII mã hóa được 28=256 kí tự. Bộ mã Unicode sử dụng 16 bít để mã hoá, có thể mã hoá được 216= 65536 kí tự. 1.2. Xử lý thông tin 1.2.1. Xử lý thông tin Xử lý thông tin (process information): biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu... những thông tin ban đầu để có được những thông tin mong muốn. 1.2.2. Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử 2
  11. Máy tính là công cụ xử lý thông tin. Về cơ bản, quá trình xử lý thông tin trên máy tính - cũng như quá trình xử lý thông tin của con người - có 4 giai đoạn chính : Nhận thông tin (Receive input): thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài vào máy tính. Thực chất đây là quá trình chuyển đổi các thông tin ở thế giới thực sang dạng biểu diễn thông tin trong máy tính thông qua các thiết bị đầu vào. Xử lý thông tin (process information): biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu... những thông tin ban đầu để có được những thông tin mong muốn. Xuất thông tin (produce output) : đưa các thông tin kết quả (đã qua xử lý) ra trở lại thế giới bên ngoài. Ðây là quá trình ngược lại với quá trình ban đầu, máy tính sẽ chuyển đổi các thông tin trong máy tính sang dạng thông tin ở thế giới thực thông qua các thiết bị đầu ra. Lưu trữ thông tin (store information): ghi nhớ lại các thông tin đã được ghi nhận để có thể đem ra sử dụng trong những lần xử lý về sau. 1.2.3. Tin học và công nghệ thông tin CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin Tin học là ngành nghiên cứu về việc tự động hóa xử lý thông tin bởi một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc xử lý thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng. 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin Tin học hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề khác nhau của xã hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất đến khoa học xã hội, nghệ thuật,... + Các bài toán khoa học kỹ thuật + Các bài toán quản lý + Tự động hoá + Công nghệ thông tin trong hoạt động văn phòng + Công nghệ thông tin và giáo dục + Thƣơng mại điện tử + Công nghệ thông tin và ứng dụng hàng ngày Bài tập: 1. Tìm hiểu cách thức chuyển đổi một số bất kỳ từ cơ số 10 sang cơ số 2 và ngược lại 2. Tìm hiểu cách thức chuyển đổi một số bất kỳ từ cơ số 10 sang cơ số 8 và ngược lại 3. Tìm hiểu cách thức chuyển đổi một số bất kỳ từ cơ số 10 sang cơ số 16 và ngược lại 3
  12. 4. Tìm hiểu cách thức chuyển đổi một số bất kỳ từ cơ số x sang cơ số y và ngược lại Chƣơng 2. Nguyên lý biểu diễn và xử lý thông tin 2.1. Kiến trúc chung của máy tính điện tử Máy tính bao gồm các bộ phận sau: o Bộ xử lý trung tâm o Bộ nhớ trong o Bộ nhớ ngoài o Thiết bị vào o Thiết bị ra Máy tính là thiết bị dùng để tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Có nhiều loại máy tính khác nhau nhưng chúng đều có chung một sơ đồ cấu trúc như sau: Bộ nhớ ngoài CPU Bộ điều Bộ số học/ khiển Logic Bộ nhớ trong Thiết bị vào Thiết bị ra 2.2. Nguyên lý Von Neumann Năm 1946, nhà toán học Mỹ John Von Neumann (1903 - 1957) đã đề ra một nguyên lý máy tính hoạt động theo một chương trình được lưu trữ và truy nhập theo địa chỉ. Nguyên lý này được trình bày ở một bài báo nổi tiếng nhan đề: Thảo luận sơ bộ về thiết kế logic của máy tính điện tử . Nội dung nguyên lý Von Neumann gồm : - Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ. Theo Von Neumann, chúng ta có thể tập hợp các lệnh cho máy thi hành theo một chương trình được thiết kế và coi đó như một tập dữ liệu. Dữ liệu này được cài vào trong máy và được truyền bằng xung điện. Ðây là một cuộc cách mạng mới cho máy tính nhằm tăng tốc độ tính toán vào thời đó vì trước kia máy chỉ có thể nhận được các lệnh từ băng giấy hoặc bìa đục lỗ và nạp vào bằng tay. Nếu gặp bài toán lặp lại nhiều lần thì cũng tiếp tục bằng cách nạp lại một cách thủ công như vậy gây hạn chế trong tính toán sử dụng. - Bộ nhớ được địa chỉ hóa Mỗi dữ liệu đều có một địa chỉ của vùng nhớ chứa số liệu đó. Như vậy để truy nhập 4
  13. dữ liệu ta chỉ cần xác định địa chỉ của nó trên bộ nhớ. - Bộ đếm của chương trình Nếu mỗi câu lệnh phải dùng một vùng nhớ để chứa địa chỉ của câu lệnh tiếp theo thì không gian bộ nhớ sẽ bị thu hẹp. Ðể khắc phục hạn chế này, máy được gắn một thanh ghi để chỉ ra vị trí của lệnh tiếp theo cần được thực hiện và nội dung của nó tự động được tăng lên mỗi lần lệnh được truy cập. Muốn đổi thứ tự lệnh ta chỉ cần thay đổi nội dung thanh ghi bằng một địa chỉ của lệnh cần được thực hiện tiếp. 2.3. Các thiết bị của máy tính Mỗi loại máy tính có thể có các hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng nhưng, một cách tổng quát, máy tính điện tử là một hệ xử lý thông tin tự động gồm 3 phần chính: * Ðơn vị xử lý trung ương (CPU - Central Processing Unit) * Khối bộ nhớ (Memory): để chứa chương trình và dữ liệu * Khối vào ra (Input/Output): bao gồm màn hình, máy in, bàn phím,... 2.4. Biểu diễn thông tin trong máy tính 2.4.1. Các hệ đếm thƣờng dùng trong tin học Hệ đếm: Là tập hợp các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. Hệ thập phân (hệ cơ số 10) là hệ sử dụng tập kí hiệu gồm 10 chữ số: 0, 1,..., 9 để biểu diễn. Hệ nhị phân (hệ cơ số 2) là hệ chỉ sử dụng 2 kí hiệu là 0 và 1 để biểu diễn Hệ hexa (hệ cơ số 16) là hệ sử dụng tập kí hiệu gồm các kí hiệu 0, 1,..., 8, 9, A, B, C, D, E, F; trong đó A, B, C, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân. Hệ octa (hệ cơ số 8) là hệ sử dụng tập kí hiệu gồm các kí hiệu 0, 1,..., 7 để biểu diễn. 2.4.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính Để máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. Đối với các máy tính thông dụng như hiện nay, dạng biểu diễn ấy là dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn các số, các chữ cái, các hình ảnh,…tức là để biểu diễn thông tin nói chung. Hai kí hiệu 0 và 1 có thể cho tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện. Với vai trò như là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình sau: Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit. Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, âm thanh và hình ảnh. 5
  14. Ví dụ: Để biểu diễn một xâu k tự, máy tính có thể dùng một dãy byte, mỗi byte biểu diễn một kí tự từ trái sang phải. Ví dụ: Dãy ba byte 01010100 01001001 01001110 biểu diễn xâu ký tự “TIN”. 2.4.3. Lƣu trữ thông tin trên máy tính Bài tập: 1. Hãy trình bày chi tiết các thiết bị vào của máy tính mà em biết 2. Trình bày chi tiết các loại bộ nhơ trong máy tính 3. Trình bày chi tiết các loại thiết bị ra của máy tính 4. Trình bày về một số loại chip trong máy tính Chƣơng 3. Hệ điều hành 3.1. Chức năng của hệ điều hành Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng. Hệ điều hành có chức năng sau:  Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như bo mạch chủ, bo mạch đồ họa và bo mạch âm thanh,...  Thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như các thao tác đọc, viết tập tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu.  Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là thông qua một hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới.  Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh hệ thống (system command).  Ngoài ra hệ điều hành, trong vài trường hợp, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt Web, chương trình soạn thảo văn bản.... 3.2. Sự phát triển các hệ điều hành Có nhiều hệ điều hành như: MS DOS, WINDOWS, LINUX,…Mổi hệ điều hành còn có nhiều phiên bản ngày càng được nâng cấp, cải tiến. Có các loại chính: - Đơn nhiệm một người sử dụng: Các chương trình phải được thực hiện lần lượt và mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống. - Đa nhiệm một người sử dụng: Có một người được đăng kí vào hệ thống, nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình. - Đa nhiệm nhiều người sử dụng: Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống, người sử dụng có thể cho người sử dụng thực hiện đồng thời nhiều chương trình. 3.3. Hệ điều hành MS DOS 6
  15. Hệ điều hành MS-DOS (MicroSoft - Disk Operating System) là phần mềm khai thác đĩa từ (đĩa cứng hoặc đĩa mềm) rất thông dụng. MS-DOS là sản phẩm nổi tiếng của hãng Microsoft được cài đặt hầu hết trên các máy IBM PC và các máy tương thích. Phiên bản cuối cùng của DOS hiện nay là version 7.0. Tuy nhiên, hệ điều hành MS-DOS version 6.0 - 6.22 vẫn còn được nhiều người tiếp tục sử dụng. DOS là hệ điều hành đơn nhiệm, tương thích với hầu hết các máy tính cá nhân có từ trước tới nay. 3.3.1. Mô tả họ máy tính PC Thông thường, thuật ngữ "Personal Computer" quen được dùng cho máy tính chạy hệ điều hành Microsoft Windows trên nền tảng các máy tính của IBM và Intel, nhưng nó không đúng. Ví dụ như, một máy Macintosh chạy Mac OS và một máy tính tương thích IBM PC có thể chạy Linux đều là máy tính cá nhân. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ thực tế thuật ngữ "PC" thường được dùng như chữ viết tắt của "máy tương thích IBM PC" và trước đây Mac OS chạy trên máy có phần cứng không tương thích IBM như kiến trúc PowerPC. Như vậy, máy tính cá nhân dùng để chỉ một trong những định nghĩa sau: Loạt máy tính cá nhân của IBM.  Một trong những máy tính bắt nguồn từ những đặc điểm kỹ thuật gốc của  IBM, cũng được gọi là máy tính tương thích với IBM PC. Các thành phần cơ bản của PC gồm: 1: màn hình, 2: bo mạch chủ, 3: CPU, 4: chân cắm ATA, 5: RAM, 6: các thẻ cắm mở rộng chức năng cho máy, 7: nguồn máy tính, 8: ổ CD/DVD, 9: ổ cứng, 10: bàn phím, 11: chuột, …. 3.3.2. Tổ chức thông tin trên đĩa Dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ ngoài của máy tính dưới dạng các tập tin (files). Để dễ dàng cho việc tìm kiếm, các file được nhóm với nhau thành các nhóm, mỗi nhóm được gọi là một thư mục (Directory), trong một thư mục có thể chia thành nhiều thư mục nhỏ hơn. Thư mục gốc là thư mục lớn nhất (cả một ổ đĩa..). Do các thư mục phân cấp dưới dạng cây, nên tập các thư mục trong máy tính được gọi là cây thư mục (Tree). 3.3.3. Khái niệm tệp tin (file), đƣờng dẫn, thƣ mục Tệp còn gọi là tập tin, là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lý. Mỗi tệp có một tên để truy cập. - Tên tệp: Tên tệp gồm hai phần: . Ví dụ: baitap.pas, vanban.doc. - Quy tắc đặt tên tệp của Hệ điều hành Windows: - Phần tên: dài không quá 255 kí tự. - Phần mở rộng: Không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng để phân loại tệp. - Không được dùng các kí tự sau: / \ | : * ? " < > Ví dụ: Trong các tên tệp sau thì tên tệp nào đúng, tên tệp nào sai theo quy định đặt tên của hệ điều hành Windows? 7
  16. Bt20/11.pas Tho.doc Tin hoc.txt Lythuyet.doc.com Truongpvd.xls - Để quản lý các tệp được dễ dàng, Hệ điều hành tổ chức lưu trữ tệp trong các thư mục. - Thư mục là một hình thức sắp xếp trên đĩa để lưu trữ từng nhóm các tệp có liên quan với nhau. - Mỗi đĩa có một thư mục được tạo tự động gọi là thư mục gốc. Vd: A:, C:, D: - Trong mỗi thư mục, ta cso thể tạo những thư mục khác gọi là thư mục con. - Mỗi thư mục có thể chứa các tệp và thư mục con. - Thư mục chứa thư mục con được gọi là thư mục mẹ. - Trong một thư mục không chứa các tệp cùng tên và các thư mục con cùng tên. - Tên thư mục được đặt theo quy cách đặt phần tên của tệp. C: Hdan.doc Word Games Ví dụ: Covua.exe Lythuyet Baitap B1.doc B2.doc Đường dẫn (Path ) là địa chỉ đầy đủ (tên các thư mục) của một file hay một thư mục trên đĩa. 3.3.4. Lệnh nội trú và ngoại trú Lệnh nội trú là những lệnh nằm thường trực trong bộ nhớ máy khi đã được khởi động và sẵn sàng thực hiện lệnh khi ta gọi đến. Lệnh nội trú nằm trong phần khởi động của MS- DOS chứa trong các file COMMAND.COM, IO.SYS và MSDOS.SYS. Tập tin COMMAND.COM là tập tin quan trọng nhất, có nhiệm vụ thông dịch lệnh và xử lý các lệnh nội trú. Khi khởi động máy, COMMAND.COM được nạp vào bộ nhớ RAM. Khi nhận được lệnh từ bàn phím, tập tin này sẽ nhận diện và điều khiển việc thi hành các lệnh từ người sử dụng. Hai tập tin IO.SYS và MSDOS.SYS là hai tập tin ẩn, nó cũng được nạp vào RAM khi khởi động máy. Chúng có nhiệm vụ quản lý và điều khiển các thiết bị ngoại vi và các tập tin trên đĩa. 8
  17. Tập lệnh nội trú gồm các lệnh chính thường dùng như: · Các lệnh liên quan đến thư mục: DIR, CD, MD, RD, PATH, TREE, ... · Các lệnh liên quan đến file: TYPE, DEL, COPY, REN, ... · Các lệnh thời gian: TIME, DATE · Các lệnh khác: PROMPT, CLS, VER, VOL,... Lệnh ngoại trú cũng là những lệnh chứa các chức năng nào đó của điều hành nhưng ít được sử dụng hơn lệnh nội trú nên được để trên đĩa hay thư mục riêng để đỡ tốn bộ nhớ. Các lệnh ngoại trú phải được nạp từ đĩa vào trong bộ nhớ mới chạy được. Khi thực hiện xong câu lệnh, vùng bộ nhớ có chứa câu lệnh ngoại trú đó sẽ bị thu hồi. Các tập lệnh ngoại trú có phần mở rộng là EXE hay COM hoặc BAT. Khi gọi lệnh mà máy không tìm thấy trên màn hình hình sẽ xuất hiện câu báo lỗi Bad command or file name (Sai lệnh hoặc không có tên tập tin). Các lệnh ngoại trú như: · Các lệnh liên quan đến ổ đĩa: FORMAT, LABEL, CHKDSK, DISKCOPY, ... · Các lệnh liên quan đến tổ chức hệ thống: SYS, TREE, DELTREE, ... · Các lệnh liên quan đến tập tin: UNDELETE, ATTRIB, FIND, ... · Các lệnh khác: PRINT, GRAPHICS, SORT, ... 3.3.5. Thực hiện một chƣơng trình trên MS DOS Sau khi khởi động trên màn hình tồn tại dấu nhắc A:\> hoặc C:\>, … Để thực hiện một chương trình trong DOS tại dấu nhắc hệ thống ta gõ lệnh theo cú pháp sau: [drive:][\directory][\sub-dir ...] Ví dụ: C:\tc\bin\tc.exe 3.3.6. Các lệnh thao tác với file và thƣ mục * Liệt kê thư mục (DIR) Hiển thị danh sách các tập tin và các thư mục con có trong thư mục. Cú pháp: DIR [drive :] [path][/P][/W][/A : attribs][/O : sortorder]  Ghi chú: /P: hiển thị từng trang màn hình (Page) /W: hiển thị theo hàng ngang (Wide), lượt bỏ bớt số liệu về kích thước byte, ngày, giờ. /A : hiển thị thuộc tính (Attribut) của file 9
  18. /Option: các ý định hiển thị trật tự sắp xếp: N : theo alphabetic tên file; E : theo alphabetic tên phần mở rộng S : theo kích thước bytes (từ nhỏ đến lớn) D : theo ngày tháng và giờ (từ trước đến nay) G : theo nhóm thư mục trước * Tạo thư mục mới (Make Directory - MD) Tạo một thư mục mới trong ổ đĩa hoặc thư mục hiện hành. Cú pháp: MD [drive :][path]  * Ðổi thư mục (Change Directory - CD) Cú pháp: CD [drive :] {path}  Ví dụ 4.5 C:\>CD PASCAL  sẽ có C:\PASCAL>_ Ghi chú: - Từ thư mục con, muốn trở về thư mục cha, ta gõ: CD..  - Nếu muốn về thẳng thư mục gốc, ta gõ: CD\  - Ðể hiển thị đường dẫn hiện hành, ta gõ: CD  * Xem nội dung tập tin trên màn hình (TYPE) Cú pháp: TYPE [drive:][path]  Ghi chú: - Lệnh TYPE dùng hiển thị một tập tin văn bản chứa mã ASCIIï mới đọc được. - Các file chứa mã nhị phân của chương trình như các file *.EXE, *.COM, *.BIN,... thì khi gõ lệnh TYPE sẽ không đọc bình thường được. * Xóa thư mục (Remove Directory - RD) Xoá bỏ một thư mục con rỗng (không chứa các tập tin và thư mục con). Cú pháp: RD [drive :]  * Sao chép tập tin (COPY) 10
  19. Cú pháp 1: sao chép tập tin sang một vị trí khác. COPY [drive1 :][path1] [drive2:][path2][]  Ghi chú: - Muốn copy một nhóm tập tin, ta có thể dùng các ký tự đại diện của tập tin là dấu * hoặc ? trong - Nếu không viết thì máy sẽ hiểu là sao chép mà không đổi tên tập tin. Khi đó ổ đĩa [drive1:] phải khác [drive2:] hoặc đường dẫn khác - Khi không chỉ rõ Ổ đĩa và đường dẫn thì máy sẽ hiểu đang thực hiện trên ổ đĩa và thư mục hiện hành. Cú pháp 2: cho phép nối các tập tin có sẵn thành một tập tin mới chung. COPY + [+ ... + ] []  Ghi chú: - Nếu không đặt tên tập tin mới thì tất cả các tập tin sẽ ghép chung vào - Nếu đã có thì nội dung cũ sẽ được thay bằng nội dung mới. - Tên không được trùng với tên các tập tin cần ghép. Cú pháp 3: sao chép tập tin ra máy in. COPY PRN  Cú pháp 4: dùng lệnh COPY để tạo ra một tập tin văn bản đơn giản. COPY CON  Ghi chú: - Sau khi gõ Enter, ta có thể đánh vào một vài đoạn văn trên bàn phím tùy ý. Muốn kết thúc, đánh tổ hợp phím Ctrl+Z hay F6 và Enter để lưu trữ. - Khi gõ Enter để xuống dòng, ta không di chuyển con trỏ trở lên dòng trên được. - Lỗi văn bản sai không thể sửa nội dung trực tiếp khi đã lưu, ngoại trừ phải dùng các trình soạn thảo văn bản khác. * Xoá tập tin (Delete - DEL) Cú pháp: DEL [drive:][path][/P]  Ghi chú: 11
  20. - Có thể xoá một loạt nếu dùng các ký tự * và ? - [/P] tạo nhắc để xác định từng tập tin muốn xóa - Xóa tất cả các tập tin thì dùng lệnh DEL *.* khi đó máy sẽ hỏi lại : All files in directory will be deleted ! (Tất cả các tập tin sẽ bị xóa ! Are you sure (y/n) ? _ Bạn có chắc không (y/n) ?) Gõ y (yes) nếu muốn xóa tất cả và n (no) khi không muốn dùng lệnh xóa tất cả. - Lệnh DEL không xóa các tập tin ẩn (hiden) và tập tin chỉ đọc (read only). Muốn xoá các tập tin này ta phải dùng lệnh ATTRIB ngoại trú để thay đổi thuộc tính của nó. - Nếu DEL một thư mục thì xóa hết các tập tin trong thư mục đó. * Ðổi tên tập tin (Rename - REN) Cú pháp: REN [drive:][path]  Ghi chú: - : tên tập tin cũ cần đổi : tên tập tin mới - Trường hợp tập tin mới đã có tên rồi hoặc không có tập tin cũ, máy sẽ báo: Duplicate file name or file not found 3.4. Hệ điều hành MS WINDOWS 3.4.1. Giới thiệu WINDOWS Microsoft Windows là tên của các dòng phần mềm hệ điều hành đa nhiệm, độc quyền của hãng MicroSoft. Lần đầu tiên Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành mang tên Windows (Cửa sổ) là vào tháng 11 năm 1985 với những tín năng thêm vào Hệ điều hành đĩa từ Microsoft giao diện dụng hộ đồ hoạ (Graphical User Interfaces, gọi tắt là GUI). Kể từ khi ra đời đến nay Windows đã có rất nhiều phiên bản (xem danh sách sau).  1985, Tháng 11 - Windows 1.0  1987, 9 tháng 12 - Windows 2.0  1990, 22 tháng 5 - Windows 3.0  1992, Tháng 8 - Windows 3.1  1992, Tháng 10 - Windows for Workgroups 3.1  1993, Tháng 11 - Windows for Workgroups 3.11  1995, 24 tháng 8 - Windows 95 (Số hiệu phiên bản: 4.00.950)  1998, 25 tháng 6 - Windows 98 (Số hiệu phiên bản: 4.1.1998)  1999, 5 tháng 5 - Windows 98 Second Edition (Số hiệu phiên bản: 4.1.2222)  2000, 19 tháng 6 - Windows Me (Số hiệu phiên bản; 4.9.3000)  Dựa vào hạt nhân NT 12
nguon tai.lieu . vn