Xem mẫu

LỜI NÓI ĐẦU
Sự thành công kinh tế của hầu hết các doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng
xác định nhu cầu khách hàng của họ và khả năng nhanh chóng tạo ra sản phẩm đáp
ứng những nhu cầu này với chi phí sản xuất thấp. Để đạt được những mục tiêu này
không chỉ là một vấn đề marketing, cũng không phải chỉ là vấn đề thiết kế hay vấn đề
sản xuất, mà nó là một vấn đề phát triển sản phẩm liên quan đến tất cả các bộ phận
chức năng này trong doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là những nhiệm vụ quan trọng
của các nhà sản xuất kinh doanh trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trong
quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải thường
xuyên duy trì sức sống của sản phẩm đang có và không ngừng làm mới, đưa ra thi
trường các sản phẩm mới, độc đáo để đáp ứng những nhu cầu ngày một đa dạng,
phức tạp của khách hàng. Sự thành công và tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc vào
sản phẩm của họ có được khách hàng chấp nhận hay không.
Với phương châm giáo dục và đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp
của nhà trường. Để các kỹ sư trước khi ra trường có thể nhanh chóng tham gia vào
lực lượng sản xuất trong xã hội, họ cần có những hiểu biết, kỹ năng về tổ chức, thực
thi các dự án phát triển sản phẩm của doanh nghiệp…
Ngoài ra cuốn tài liệu này có thể được dùng cho các kỹ sư, cán bộ nghiên cứu,
cán bộ thiết kế phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp tham khảo.
Do biên soạn lần đầu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả hoan
nghênh bạn đọc góp ý kiến để lần tái bản sau cuốn tài liệu được hoàn thiện hơn. Tác
giả xin chân thành cảm ơn.
Các ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Tự động hóa Thiết kế công nghệ Cơ
khí, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Tác giả

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP

2015

Chương 1: DẪN NHẬP
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Sản phẩm
Một sản phẩm là một thứ gì đó được bán bởi một doanh nghiệp cho khách hàng
(Karl. Ulrich). Sản phẩm có thể là những hiện vật như là ô tô, xe máy, phần mềm máy
tính hoặc cũng có thể là những giá trị văn hóa, tinh thần, các dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm được chia thành hai loại là: sản phẩm rời rạc và
sản phẩm liên tục áp dụng cho công nghệ hóa chất, dược, chất lỏng, chất khí….
Sự thành công kinh tế của hầu hết các công ty phụ thuộc vào khả năng xác định
nhu cầu khách hàng của họ và nhanh chóng tạo ra sản phẩm đáp ứng những nhu cầu
này với chi phí sản xuất thấp. Để đạt được những mục tiêu này không chỉ là một vấn
đề tiếp thị, cũng không phải chỉ là vấn đề thiết kế hay vấn đề sản xuất, mà nó là một
vấn đề phát triển sản phẩm liên quan đến tất cả các chức năng này.

Hình 1-1: Ví dụ về một số sản phẩm vật lý rời rạc..
1.1.2. Sản phẩm mới (New Product)
Các sản phẩm mới có nhiều chủng loại khác nhau tùy thuộc vào mức độ mới
của sản phẩm so với thế giới hay với thị trường tiêu thụ. Sản phẩm mới có một số dạng
khác nhau như sau:
 Sản phẩm mới thực sự trên thế giới (New-to-the-world) khoảng 10%.
Các sáng chế tạo ra một thị trường hoàn toàn mới; hay một sản phẩm lần đầu
tiên xuất hiện trên thế giới mà chưa có sản phẩm cùng loại hoặc tương đương.
 Sản phẩm mới của công ty (New-to-the-firm products) khoảng 20%.
Loại sản phẩm này là mới của công ty hay hãng sản xuất. Đây là một nỗ lực
mới về thị trường hay công nghệ sản xuất để đưa ra đáp ứng nhu cầu của thị trường.
LÝ NGỌC QUYẾT – THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Page 1

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP

2015

 Sản phẩm mới bổ sung vào dòng sản phẩm hiện có (Additions to existing product
lines) khoảng 26%.
Mở rộng dòng sản phẩm để bảo vệ sườn trong thị trường hiện nay (các cận biên
của phân khúc thị trường) trước các đối thủ cạnh tranh.
 Sản phẩm mới được cải tiến, bổ sung từ sản phẩm hiện có (Improvements and
revisions to existing products) khoảng 26%.
Cải tiến, sửa đổi và nâng cấp sản phẩm để có sản phẩm tốt hơn
 Sản phẩm tái định vị (Repositionings) khoảng 7%.
Sản phẩm được sử dụng để xác định lại mục tiêu hoặc ứng dụng mới của dòng
sản phẩm hiện hành hoặc đã lỗi thời.
 Sản phẩm giảm giá (Cost reductions) khoảng 11%.
Giảm chi phí: Các sản phẩm mới cung cấp cho khách hàng hiệu quả tương tự
với sản phẩm trên thị trường nhưng với chi phí thấp hơn. Có thể là một thay đổi mới
về thiết kế hoặc sản xuất "sản phẩm mới".
 Dịch vụ mới / Kinh doanh toàn cầu
Các sản phẩm được thay đổi hay thay dịch vụ đổi để tiến tới sản phẩm toàn cầu
trên cơ sở các dịch vụ mới, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường kinh doanh trên toàn cầu
hóa; hay sản phẩm của toàn cầu trên cơ sở quốc tế hóa sản phẩm mang tính đa quốc
gia, đa sắc tộc vùng miền không bị giới hạn về vị trí địa lý.
Các dự án sản phẩm mới (New product) thường có tỷ lệ thất bại cao hơn
nhiều so với những báo cáo trên thị trường. Có nhiều dự án thất bại mà không
được công bố vì lý do kinh tế hay vì lý do cạnh trạnh khác.
Các số liệu về tỷ lệ % các loại sản phẩm mới trên đây chỉ mang tính chất tham
khảo. (Nguồn: http://www.mslab.boun.edu.tr/docs/ETM551Lecture01.pdf)
1.1.3. Thiết kế (sản phẩm)
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam; Thiết kế được định nghĩa như sau:
Thiết kế là việc tạo ra một kế hoạch hoặc quy ước cho việc xây dựng một đối
tượng hoặc một hệ thống (như trong bản thiết kế kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật, quy trình
kinh doanh, sơ đồ mạch và các mẫu may…).
Một định nghĩa khác về thiết kế là một lộ trình hoặc một cách tiếp cận chiến
lược cho một người/nhóm người nào đó để đạt được một kết quả duy nhất. Thiết kế
bao gồm việc định nghĩa các thông số kỹ thuật, thông số chi phí, hoạch định kế hoạch,
quy trình hoạt động và cách thức phải làm gì trong những ràng buộc pháp lý, chính trị,
xã hội, môi trường, an toàn và kinh tế trong việc đạt được mục tiêu đó.
1.1.3.1. Ví dụ về các sản phẩm được thiết kế trong một số lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ 1: Dưới đây là một đoạn chương trình máy tính, được thiết kế để giải quyết một
bài toán tìm số chia nhỏ nhất của một số nguyên theo ngôn ngữ AutoLISP.

LÝ NGỌC QUYẾT – THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Page 2

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP

2015

Hình 1-2. Một chương trình máy tính để tìm số chia nhỏ nhất của một số nguyên N,
viết trong Đề án, một phương ngữ của các ngôn ngữ lập trình AutoLISP. (Nguồn:
Abelson và Sussman, năm 1996).
Ví dụ 2: Logo của Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Đây là logo để nhận
diện thương hiệu của trường.

Hình 1.3. Logo của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ví dụ 3: Một thiết kế máy phay CNC 5 trục của hãng DMG (đã được tháo bỏ vỏ máy).

Hình 1.4. Máy phay CNC-DMU 50 eVolution - Một trung tâm gia công phay 5 trục.
Sản phẩm của hãng DMG Cộng hòa liên bang Đức.
LÝ NGỌC QUYẾT – THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Page 3

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP

2015

Ví dụ 4: Một tuyệt tác từ gạo Việt Nam; Bánh cuốn Gia An tại nhà hàng 61 Huỳnh
Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội

Hình 1.5 Bánh cuốn Gia An – 61 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội (Nguồn
http://www.baomoi.com/)
Ví dụ 5: Nhà hát lớn Hà Nội là một kiệt tác kiến trúc, nghệ thuật; Biểu tượng kiến
trúc, văn hóa, lịch sử của Hà Nội đã tồn tại hàng trăm năm.

Nhà hát lớn tại Hà Nội Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm tồn tại và phát triển

LÝ NGỌC QUYẾT – THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Page 4

nguon tai.lieu . vn