Xem mẫu

NHẬP MÔN TIN HỌC
GIỚI THIỆU

TS Đào Nam Anh

Tài liệu
Slides do TS.Đào Nam Anh thực hiện dựa trên
tài liệu [1,2] và các mã nguồn [3]:
1. B. W. Kernighan and D. M. Ritchie The C
Programming Language Prentice Hall 1978,
ISBN 0-13-110163-3.
2. TS.Nguyễn Thị Thu Hà, TS.Nguyễn Hữu
Quỳnh, TS.Nguyễn Thị Thanh Tân,
Giáo trình Nhập môn tin học, Khoa CNTT,
Đại học Điện lực, 2013
3. Programiz.com

2

Nội dung
1.
2.
3.
4.

CNTT

Tổng quan về hệ thống tin học
Máy tính PC và nguyên lý hoạt động
Biểu diễn thông tin trong máy tính
Giới thiệu về mạng máy tính

Nhập môn tin học

3

Biểu diễn thông tin trong máy tính
• Khái niệm thông tin và dữ liệu
• Thực ra không có sự khác biệt nhiều
• Trước mỗi sự vật sự kiện tồn tại khách quan, con người
luôn muốn biết rõ về nó càng nhiều càng tốt. Những
hiểu biết đó gọi là thông tin
• Ví dụ: Bản lý lịch trong hồ sơ xin việc giúp nhà tuyển
dụng biết thông tin về người xin việc
• Muốn đưa thông tin vào máy tính, con người phải tìm
cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận
biết và xử lý được.
• Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính
4

Biểu diễn thông tin trong máy tính
• Đơn vị đo lượng thông tin
• Đơn vị đo lượng thông tin là bit.
• Ví dụ, xét việc tung ngẫu nhiên đồng xu có 2 mặt với khả
năng xuất hiện như nhau. Kí hiệu một mặt là 0 và mặt kia
là 1 thì sự xuất hiện kí hiệu 1 hay 0 khi tung đồng xu cho
ta 1 lượng thông tin là 1 bit
• Trong tin học, thuật ngữ bit dùng để chỉ phần nhỏ nhất
của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu 0,1
• Ví dụ có 8 bóng đèn: 01101001
• Để lưu trữ dãy bit đó ta cần dùng ít nhất 8 bit của bộ nhớ
máy tính.
• Ngoài đơn vị bit nói trên, đơn vị đo thông tin thường
dùng là byte. 1byte = 8bit. Còn có các đơn vị bội của byte
trong bảng sau:
5

nguon tai.lieu . vn